Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ

Cấu trúc và nội dung chính của ấn phẩm

Ấn phẩm gồm 5 phần chính và các phụ lục kèm theo. Phần 1 không đưa ra các yêu cầu mà chỉ

nêu quan điểm, các nguyên tắc an toàn để thiết lập ra các yêu cầu được nêu trong các phần còn

ại và các phụ lục. Phần 2 đặt ra các yêu cầu áp dụng chung cho tất cả các tình huống chiếu xạ và

các loại hình chiếu xạ (chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế). Các yêu cầu

này bao gồm xác định trách nhiệm của chính phủ, cơ quan quản lý và các bên liên quan trong

việc thực hiện chương trình bảo vệ chống bức xạ, thiết lập và duy trì hệ thống quản lý, thúc đẩy

văn hóa an toàn và quan tâm tới yếu tố con người. Phần 3 đặt ra các yêu cầu riêng cho tình

huống chiếu xạ có kế hoạch, trong đó có các yêu cầu áp dụng chung cho cả ba loại hình chiếu xạ,

các yêu cầu về an toàn nguồn phóng xạ và các nhóm yêu cầu riêng cho chiếu xạ nghề nghiệp,

chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế. Phần 4 đặt ra các yêu cầu áp dụng cho tình huống chiếu xạ

sự cố, trong đó có cả các yêu cầu đối với hoạt động đưa tình huống chiếu xạ sự cố về tình huống

chiếu xạ hiện có (existing exposure situation). Phần 5 đặt ra các yêu cầu đối với tình huống chiếu

xạ hiện có, bao gồm yêu cầu đối với chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp trong các tình

huống chiếu xạ hiện có. Phần này cũng đưa ra các yêu cầu đối với việc phục hồi các khu vực có

chất phóng xạ tồn dư, nơi có khí radon trong nhà, nhân phóng xạ trong hàng hóa, và bảo vệ phi

hành đoàn trên máy bay, tàu vũ trụ khỏi tác hại của bức xạ.

Các phụ lục từ I đến IV đưa ra các giá trị về mức miễn trừ, thanh lý, phân nhóm các nguồn

phóng xạ kín, giới hạn liều đối với các tình huống chiếu xạ có kế hoạch và tiêu chí được sử dụng

trong ứng phó sự cố bức xạ. Bên cạnh đó, ấn phẩm còn có một phụ lục giải thích các thuật ngữ

được sử dụng trong ấn phẩm.

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ trang 1

Trang 1

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ trang 2

Trang 2

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ trang 3

Trang 3

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ trang 4

Trang 4

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 23940
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ

Giới thiệu ấn phẩm GSR phần 3 của IAEA: Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ
PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
GIỚI THIỆU ẤN PHẨM GSR PHẦN 3 CỦA IAEA: CÁC TIÊU CHUẨN 
AN TOÀN CƠ BẢN QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ BỨC XẠ VÀ AN TOÀN 
NGUỒN PHÓNG XẠ 
Nguyễn Thị Hồng Nhung 
Phòng Tiêu chuẩn, Cục ATBXHN 
Năm 2014, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã chính thức xuất bản ấn phẩm có 
số hiệu GSR Phần 3, Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc 
tế về bảo vệ bức xạ và an toàn các nguồn phóng xạ (GSR 
Part 3, Radiation Protection and Safety of Radiation 
Sources: International Basic Safety Standards) với mục 
tiêu là là đưa ra các yêu cầu bảo vệ con người và môi 
trường khỏi các tác động có hại của bức xạ ion hóa và các 
yêu cầu về an toàn các nguồn phóng xạ. Tài liệu này được 
biên soạn và xuất bản với sự đồng tài trợ củatám tổ chức 
quốc tế là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Ủy 
ban Châu Âu, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, Tổ 
chức Lao động Quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử 
của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, Tổ chức Y tế 
Liên châu Mỹ, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc và 
Tổ chức Y tế thế giới. Đây là bản ấn phẩm mới thay thế 
cho bản ấn phẩm tạm thời được xuất bản tháng 11/2011 và 
bản ấn phẩm Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo 
vệ chống bức xạ ion hóa và an toàn các nguồn phóng xạ 
(Safety Series No. 115) xuất bản năm 1996. Ấn phẩm mới 
được xây dựng dựa trên việc soát xét, sửa đổi những nội 
dung đã có trong các ấn phẩm cũ và bổ sung những nội 
dung mới có tính đến những kết quả nghiên cứu mới nhất của Ủy ban Khoa học Liên hiệp quốc 
về tác động của bức xạ nguyên tử và khuyến nghị mới nhất của Ủy ban Bảo vệ Bức xạ Quốc tế. 
Các tiêu chuẩn trong ấn phẩm đưa ra các yêu cầu về bảo vệ chống bức xạ ion hóa cần được thực 
hiện bởi tất cả các cơ sở và hoạt động tạo ra rủi ro về bức xạ ion hóa. Hoạt động bảo vệ chống 
tác hại của bức xạ không ion hóa, các tình huống chiếu xạ hoàn toàn không thể kiểm soát bởi con 
người như chiếu xạ từ vũ trụ và các các yêu cầu về an ninh các nguồn phóng xạ nằm ngoài phạm 
vi của các tiêu chuẩn này. 
Đối tượng chính sử dụng các tiêu chuẩn được dự liệu là các chính phủ và cơ quan quản lý. Bên 
cạnh đó, các yêu cầu đặt ra trong ấn phẩm có thể được áp dụng bởi các bên liên quan như tổ 
chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, cơ quan quản lý về y tế, tổ chức nghề nghiệp và tổ 
chức cung cấp dịch vụ như tổ chức hỗ trợ kỹ thuật. 
Cấu trúc và nội dung chính của ấn phẩm 
Ấn phẩm gồm 5 phần chính và các phụ lục kèm theo. Phần 1 không đưa ra các yêu cầu mà chỉ 
nêu quan điểm, các nguyên tắc an toàn để thiết lập ra các yêu cầu được nêu trong các phần còn 
PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
lại và các phụ lục. Phần 2 đặt ra các yêu cầu áp dụng chung cho tất cả các tình huống chiếu xạ và 
các loại hình chiếu xạ (chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế). Các yêu cầu 
này bao gồm xác định trách nhiệm của chính phủ, cơ quan quản lý và các bên liên quan trong 
việc thực hiện chương trình bảo vệ chống bức xạ, thiết lập và duy trì hệ thống quản lý, thúc đẩy 
văn hóa an toàn và quan tâm tới yếu tố con người. Phần 3 đặt ra các yêu cầu riêng cho tình 
huống chiếu xạ có kế hoạch, trong đó có các yêu cầu áp dụng chung cho cả ba loại hình chiếu xạ, 
các yêu cầu về an toàn nguồn phóng xạ và các nhóm yêu cầu riêng cho chiếu xạ nghề nghiệp, 
chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế. Phần 4 đặt ra các yêu cầu áp dụng cho tình huống chiếu xạ 
sự cố, trong đó có cả các yêu cầu đối với hoạt động đưa tình huống chiếu xạ sự cố về tình huống 
chiếu xạ hiện có (existing exposure situation). Phần 5 đặt ra các yêu cầu đối với tình huống chiếu 
xạ hiện có, bao gồm yêu cầu đối với chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp trong các tình 
huống chiếu xạ hiện có. Phần này cũng đưa ra các yêu cầu đối với việc phục hồi các khu vực có 
chất phóng xạ tồn dư, nơi có khí radon trong nhà, nhân phóng xạ trong hàng hóa, và bảo vệ phi 
hành đoàn trên máy bay, tàu vũ trụ khỏi tác hại của bức xạ. 
Các phụ lục từ I đến IV đưa ra các giá trị về mức miễn trừ, thanh lý, phân nhóm các nguồn 
phóng xạ kín, giới hạn liều đối với các tình huống chiếu xạ có kế hoạch và tiêu chí được sử dụng 
trong ứng phó sự cố bức xạ. Bên cạnh đó, ấn phẩm còn có một phụ lục giải thích các thuật ngữ 
được sử dụng trong ấn phẩm. 
Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại Việt Nam so với các tiêu chuẩn 
trong GSR Phần 3 
Mười nguyên tắc an toàn cơ bản về bảo vệ bức xạ và an toàn nguồn phóng xạ 
1. Trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn thuộc về cá nhân hoặc tổ chức chịu 
trách nhiệm đối với các cơ sở và hoạt động tạo ra rủi ro về bức xạ. 
2. Vai trò của Chính phủ là thiết lập và duy trì một hệ thống pháp luật và quản lý hiệu quả 
về an toàn, trong đó có cơ quan quản lý độc lập. 
3. Trong các tổ chức, cơ sở có các hoạt động tạo ra nguy cơ về bức xạ, cần thiết lập hệ 
thống lãnh đạo và quản lý hiệu quả. 
4. Các cơ sở và hoạt động có nguy cơ bức xạ phải tạo ra lợi ích về tổng thể. 
5. Bảo vệ chống bức xạ phải được tối ưu để đem lại mức an toàn cao nhất có thể đạt được 
một cách hợp lý. 
6. Các biện pháp kiểm soát rủi ro bức xạ phải bảo đảm rủi ro về bức xạ lên cá nhân phải 
được hạn chế. 
7. Thế hệ hiện tại và tương lai phải được bảo vệ khỏi rủi ro bức xạ. 
8. Sự cố bức xạ hoặc hạt nhân phải được ngăn ngừa và giảm thiểu bằng các biện pháp 
thực tiễn. 
9. Cần có các biện pháp để chuẩn bị ứng phó với sự cố bức xạ hoặc hạt nhân. 
10. Cần có luận chứng và tối ưu hóa cho các hành động bảo vệ giảm thiểu các rủi ro bức 
xạ hiện có hoặc nằm ngoài sự kiểm soát. 
PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về an toàn bức xạ của Việt Nam được xây dựng và 
hoàn thiện chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn, khuyến nghị của IAEA và kinh nghiệm của một số 
nước có hệ thống quản lý nhà nước tốt đối với ứng dụng năng lượng nguyên tử. Các phiên bản 
trước của GSR Phần 3 là Ấn phẩm Các tiêu chuẩn an toàn cơ bản quốc tế về bảo vệ chống bức 
xạ ion hóa và an toàn các nguồn phóng xạ xuất bản năm 1996 và Phiên bản tạm thời GSR Phần 
3 xuất bản năm 2011 đã được các cơ quan quản lý của Việt Nam tham khảo trong quá trình soạn 
thảo Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và các văn bản hướng dẫn Luật như Thông tư số 
19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề 
nghiệp và chiếu xạ công chúng, Quy chuẩn kỹ thuật 05:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn 
trừ khai báo, cấp giấy phép, Quy chuẩn kỹ thuật 06: 2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Phân 
nhóm và phân loại nguồn phóng xạ. Nhìn chung, các quy định pháp luật của Việt Nam khá 
tương đồng với các yêu cầu trong các ấn phẩm này của IAEA, bao gồm cả GSR Phần 3. 
Vì hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ căn bản tuân theo các quy định pháp luật và 
các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này nên có thể nhận xét chung rằng phần lớn các yêu cầu trong 
GSR Phần 3 đang được thực hiện tại Việt Nam. Tuy vậy, cũng không phải tất cả các nội dung 
trong GSR Phần 3 đã được thể hiện đầy đủ, chính xác trong các văn bản quy phạm pháp luật hay 
đã được thực hiện tốt tại Việt Nam và phần viết dưới đây sẽ trình bày một số nội dung như vậy: 
- Yêu cầu về thông báo và cấp phép 
Theo yêu cầu trong GSR Phần 3, tổ chức, cá nhân dự kiến tiến hành bất kỳ hoạt động có khả 
năng làm tăng nguy cơ chiếu xạ lên con người thì phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước 
về dự kiến đó và đối với các hoạt động có nguy cơ chiếu xạ lên con người đáng kể thì phải được 
sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành hoạt động. Các hoạt động này khá đa 
dạng, trong đó có cả hoạt động cho mượn, tiếp nhận, mua bán nguồn bức xạ. 
Trong khi đó, theo quy định pháp luật của Việt Nam thì các hoạt động chuyển giao, tiếp nhận 
nguồn bức xạ không phải chịu các quy định về khai báo, cấp phép theo yêu cầu trong ấn phẩm 
GSR Phần 3. Thứ nhất, hoạt động chuyển giao, tiếp nhận nguồn bức xạ không phải là công việc 
bức xạ theo cách xác định tại Điều18 Luật Năng lượng nguyên tử nên tổ chức, cá nhân chuyển 
giao, tiếp nhận nguồn bức xạ không phải xin giấy phép trước khi tiến hành các hoạt động này. 
Thứ hai, Luật Năng lượng nguyên tử và Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và 
Công nghệ Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng 
chỉ nhân viên bức xạ cũng chỉ quy định tổ chức, cá nhân có nguồn bức xạ phải khai báo trong 
vòng bảy ngày làm việc kể từ khi có nguồn bức xạ. Theo đó, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống 
cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được hoạt động bảo đảm an toàn cho một nguồn bức 
xạ cho tới khi tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn thực hiện việc khai báo nguồn đó. 
Như vậy, để đảm bảo mọi hoạt động có thể tạo ra nguy cơ chiếu xạ lên con người đều được kiểm 
soát bởi cơ quan quản lý nhà nước thì cách xác định các hoạt động bức xạ cần kiểm soát cũng 
như yêu cầu về khai báo, cấp phép trong ấn phẩm GSR Phần 3 của IAEA cần được xem xét để 
áp dụng tại Việt Nam. Có thể có hai hướng sửa đổi các quy định trong Luật Năng lượng nguyên 
tử và các văn bản hướng dẫn Luật. Thứ nhất, cách xác định công việc bức xạ tại điều 18 Luật 
Năng lượng nên được sửa đổi theo hướng bao quát tất cả các hoạt động có thể gây ra rủi ro chiếu 
xạ lên con người, bao gồm cả hoạt động chuyển giao, tiếp nhận nguồn bức xạ. Thứ hai, có thể áp 
dụng phương pháp phân lớp (grade approach) của IAEA trong việc phân loại các công việc bức 
xạ thành nhóm công việc có yêu cầu quản lý cao hơn và nhóm công việc có yêu cầu quản lý thấp 
hơn. Đối với nhóm có yêu cầu quản lý cao hơn thì tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành công 
PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
việc bức xạ sau khi cơ quan quản lý nhà nước đã thẩm định an toàn và cấp giấy phép cho phép 
thực hiện. Đối với nhóm có yêu cầu quản lý thấp hơn (ví dụ như chuyển giao, mua bán nguồn 
bức xạ) thì tổ chức, cá nhân có thể chỉ cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dự kiến 
tiến hành công việc bức xạ mà không cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhưng vẫn đủ 
để cơ quan quản lý nhà nước có sự giám sát thích hợp. 
- Đo kiểm soát bức xạ 
Theo yêu cầu số 14 trong ấn phẩm GSR Phần 3, người được cấp phép phải tiến hành việc đo 
kiểm soát bức xạ (bao gồm đo liều, suất liều hoặc hoạt độ bức xạ) nhằm đảm bảo sự tuân thủ các 
yêu cầu về bảo vệ bức xạ và cơ quan quản lý có trách nhiệm thẩm định, thông qua chương trình 
đo kiểm soát bức xạ này. Như vậy, để thực hiện yêu cầu này thì cơ quan quản lý cần yêu cầu 
người xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải lập ra chương trình đo kiểm soát bức xạ 
và nộp lên cơ quan quản lý để xem xét trước khi tiến hành công việc bức xạ. 
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, chỉ có Điều 14 Thông tư 
số 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề 
nghiệp và chiếu xạ công chúng quy định tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết 
lập chương trình quan trắc và nộp chương trình quan trắc này kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy 
phép tiến hành công việc bức xạ. Tuy nhiên, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn về 
việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ lại 
không quy định chương trình quan trắc kiểm xạ là một nội dung của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép 
nên về cơ bản, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép không thấy được trách nhiệm phải chuẩn bị 
chương trình quan trắc như là một thành phần của hồ sơ đề nghị cấp phép. Do đó, để chương 
trình quan trắc kiểm xạ có được sự thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước trước khi được thực 
hiện tại cơ sở thì quy định tại Điều 14 Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN cần được thể hiện trực 
tiếp trong Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN vì Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN là văn bản 
hướng dẫn tập trung nhất về thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. 
- Chiếu xạ công chúng do radon trong nhà 
Yêu cầu số 50 trong ấn phẩm GSR Phần 3 viết rằng chính phủ phải cung cấp thông tin về mức 
radon trong nhà, các rủi ro liên quan và trong trường hợp cần thiết thì phải thực hiện kế hoạch 
hành động để kiểm soát chiếu xạ công chúng do radon trong nhà. 
Hiện nay, Việt Nam đã có một số quy định pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề kiểm 
soát và hạn chế tại động có hại từ radon trong nhà. Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử quy định 
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xác định địa 
điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ 
quan có thẩm quyền; tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng gây hại; thông báo cho Ủy ban nhân 
dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm 
thiểu đến mức thấp nhất tác hại đối với con người. Bên cạnh đó, năm 2008, Bộ Xây dựng đã tổ 
chức biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 
7889 : 2008 Nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà - Mức quy định và yêu cầu chung về phương 
pháp nhằm đặt ra các mức tiêu chuẩn về nồng độ radon trong nhà và mức nồng độ radon cần có 
hành động can thiệp. 
Các quy định pháp luật và các mức tiêu chuẩn về nồng độ radon đã có nhưng các hoạt động điều 
tra xác định nồng độ radon và các hoạt động kiểm soát, can thiệp trên thực tế mới diễn ra nhỏ, 
hẹp ở một số nơi và chưa tương xứng với quy định pháp luật Việt Nam cũng như yêu cầu số 50 
PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
trong ấn phẩm GSR Phần 3 của IAEA. Ngoài ra, các thông tin về tiêu chuẩn nồng độ radon trong 
nhà, các tác hại liên quan cũng như các biện pháp làm hạn chế nồng độ radon chưa được thể hiện 
theo cách mà công chúng có thể dễ dàng tiếp cận. Do đó, trong tương lai, các cơ quan quản lý về 
an toàn bức xạ cần có thêm hành động cụ thể để thực hiện các biện pháp kiểm soát chiếu xạ công 
chúng từ radon trong nhà, trong đó lưu ý về vấn đề thông tin công chúng. 
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn an toàn nói chung và ấn phẩm GSR Phần 3 nói riêng của IAEA 
được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm tốt và phổ biến nhất trên thế giới về quản lý an toàn 
bức xạ và đã được nhiều quốc gia tham khảo áp dụng. Chính vì thế, cơ quan quản lý về an toàn 
bức xạ cần xác định những điểm chưa phù hợp giữa hệ thống quản lý của mình với các tiêu 
chuẩn an toàn của IAEA và từ đó có biện pháp phù hợp hoàn thiện cơ sở hạ tầng về quản lý an 
toàn bức xạ của quốc gia. Những nội dung trong GSR Phần 3 mà Việt Nam chưa đáp ứng như đã 
trình bày ở trên hoàn toàn có thể là những gợi ý cho hoạt động sửa đổi bổ sung Luật Năng lượng 
nguyên tử, các văn bản hướng dẫn Luật cũng như tăng cường một số khía cạnh trong quản lý an 
toàn bức xạ tại Việt Nam./. 

File đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_an_pham_gsr_phan_3_cua_iaea_cac_tieu_chuan_an_toa.pdf