Giáo trình Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Hiểu được khái niệm thông tin và hệ thống thông tin;
Hiểu được các cách phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức;
Mô tả được các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp;
Có khả năng thu thập phân loại thông tin phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết
định;
Thực hiện tốt các bài tập tình huống;
Nghiêm túc khi nghiên cứu.
1.1. Thông tin và hệ thống thông tin
Thông tin là quá trình trao đổi giữa người gửi và người nhận. Chúng ta thường
nghĩ về thông tin như quá trình trao đổi các thông điệp bằng lời nói hoặc chữ viết giữa
hai người. Tuy nhiên, để hiểu thông tin trong tổ chức khái niệm trên cần được mở
rộng. Chữ viết và lời nói không chỉ là những kênh cho thông tin và bộ phận phát và
nhận không phải bao giờ cũng là người. Trong nhiều tổ chức hiện đại, rất nhiều thông
điệp được chuyển bằng những hệ thống thông tin quản lý phức tạp nơi mà dữ liệu
được nhập từ rất nhiều nguồn và được xử lý bằng computer, và sau đó được chuyển
cho người nhận dưới dạng thông tin điện tử.
Thông tin được xem là máu của tổ chức; nó là mạch gắn những bộ phận phụ
thuộc của tổ chức lại với nhau. Tổ chức là một hệ thống ổn định của các hoạt động nơi
con người cùng làm việc với nhau để đạt tới những mục tiêu chung thông qua thứ bậc
của các vai trò và việc phân công lao động.
1.1.1. Định nghĩa và các bộ phận cấu thành (Lịch sử phát triển)
a. Định nghĩa
- Dữ liệu (Data)
Dữ liệu là những tin tức ở dạng thô, chưa được xử lý.
Dữ liệu là nguồn gốc của thông tin, là vật liệu thô chứa đựng thông tin nên là vật
liệu để sản xuất thông tin. Dữ liệu sau khi được thu thập và sử lý sẽ cho ta thông tin.
Trên thực tế, dữ liệu tồn tại dưới dưới nhiều dạng:
+ Tín hiệu vật lý (Phisical Signal): tín hiệu âm thanh, ánh sáng, tín hiệu điện,
nhiệt độ, độ ẩm, áp suất ;
+ Số liệu (Number): số liệu trong các bảng, biểu thống kê về nhân khẩu, đất đai,
tài sản, tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thu chi ngân sách, doanh thu
- Thông tin (Information)
Thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và sử lý.
Như vậy, để trở thành thông tin, người thu nhận phải đáp ứng được hai yêu cầu:
+ Hiểu và giải thích được nôi dung của tin tức.
+ Phải đánh giá được tầm quan trọng của tin tức đó đối với việc giải quyết từng
nhiệm vụ đặt ra.
+ Thông tin còn được hiểu là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và
được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định giải quyết hoặc giải quyết một nhiêm vụ
nào đó.
- Cơ sở dữ liệu (Database)
Cơ sở dữ liệu thường được hiểu là tập hợp những bảng ghi (Records) hay các tệp
(Files) có liên quan với nhau, được tổ chức và lưu trữ các thiết bị hiện đại của tin học,
đặt dưới sự quản lý của một chương trình máy tính nhằm cung cấp thông tin cho nhiều
người sử dụng khác nhau theo các mục đích khác nhau.
- Công nghệ thông tin ( IT: Information Technology)- 2 -
Công nghệ thông tin là phần cứng, phần mềm, các thiết bị truyền thông, quản lý
dữ liệu và những cồng nghệ xử lý những thông tin khác được dùng trong những hệ
thống thông tin sử dụng máy tính điện tử.
- Hệ thống thông tin ( IS: Information System)
Hệ thống thông tin là giải pháp tổ chức và kỹ thuật trong thực tiễn được thiết lập
để sử dụng nội dung thông tin mà chúng ta xử lý.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức quản lý doanh nghiệp
nghiệp, ăn uống: Doanh thu là tiền bán hàng. + Đối với hoạt động đại lý, uỷ thác: Doanh thu là tiền hoa hồng. - 84 - + Đối với ngành kinh doanh dịch vụ: Doanh thu là tiền bán dịch vụ. + Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ: Doanh thu là tiền lãi. + Đối với hoạt động bảo hiểm: Doanh thu là phí bảo hiểm. + Đối với hoạt động cho thuê: Doanh thu là tiền thuê. + Đối với hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, TD -TT: Doanh thu là tiền bán vé. 6.3.2. Khái niệm lợi nhuận và phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp a. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp (thu nhập của doanh nghiệp) - Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trướcthuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. + Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. + Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh. + Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. + Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường. + Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động là tổng lợi nhuận trước thuế của DN. + Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. + Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN + Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập DN Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn để thực hiện tái sản xuất xã hội. Tuy vậy, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan. Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản v.v... b. Phương pháp xác định lợi nhuận * Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh; cung ứng dịch vụ Đây là lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, thu được từ hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ, được xác định bằng công thức sau: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – [Trị giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp] Hoặc Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Trong đó: - 85 - - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp - Trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với doanh nghiệp sản xuất và là giá trị mua vào của hàng hoá bán ra đối với doanh nghiệp thương nghiệp - Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu tiêu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác như chi phí quảng cáo, bảo hành - Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí khác như đồ dùng văn phòng * Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính với thuế gián thu nếu có và chi phí hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – thuế (nếu có) – Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: - Thu nhập hoạt động tài chính là thu nhập có được từ các hoạt động liên quan đến vốn của doanh nghiệp như tham giá góp vốn liên doanh, đầu tư mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn, cho thuê tài sản. Các hoạt động đầu tư khác như chênh lệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn, - Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động về vốn của doanh nghiệp như chi phí các hoạt động tài chính nói trên. * Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và khoản thuế gián thu nếu có Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Thuế (nếu có) – Chi phí khác Trong đó: - Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay lại thu lại được - Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định: Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ - 86 - BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2013 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Mã CHỈ TIÊU Số năm 2013 số 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 10.393.621.805 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 10.393.621.805 dịch vụ (10 = 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 9.137.285.227 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20 1.256.336.578 dịch vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.378.104 7. Chi phí tài chính 22 237.565.278 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 237.565.278 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 967.070.156 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 57.079.248 (30=20+21-22-24) 10. Thu nhập khác 31 - 11. Chi phí khác 32 1.000.000 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (1.000.000) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 56.079.248 (50 = 30 + 40) 14. Chi phí thuế TNDN 51 9.988.868 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 46.090.380 (60 = 50 – 51 - 52) Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) - Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận + Nhân tố chủ quan: Cơ cấu vốn; Hiệu quả đầu tư; Tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức sản xuất; Chất lượng nguồn nhân lực Phân phối lợi nhuận. + Nhân tố khách quan: Chính sách của Nhà nước; Khách hàng; Nhà cung cấp; Thị trường lao động; Đối thủ cạnh tranh; Khoa học công nghệ. - Mục đích quản trị lợi nhuận Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách phân phối lợi nhuận đúng đắn sẽ là đòn bẩy quan trọng có tác động khuyến khích người lao động và thu hút nhà đầu tư. 6.3.3. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng - 87 - cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng một phần để chia lãi cổ phần, phần còn lại là lợi nhuận không chia. Tỷ lệ phần lợi nhuận chia lãi và lợi nhuận không chia tuỳ thuộc vào chính sách của Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước) hay chính sách cổ tức cổ phần của đại hội cổ đông (đối với các doanh nghiệp khác) ở mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, lợi nhuận sau thuế, sau khi nộp phạt và các khoản khác nếu có, được trích lập các quỹ của doanh nghiệp: - Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng vào các mục đích sau: + Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh. + Đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. + Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. + Bổ sung vốn lưu động. + Tham gia liên doanh, mua cổ phíếu. + Trích nộp cấp trên (nếu có). - Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, những rủi ro trong kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm. Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chínhcủa Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm và được sử dụng để hỗ trợ các tổn thất, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên theo cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty. - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. Mức trợ cấp cho thời gian mất việc làm do Giám đốc và Chủ tịch công đoàn doanh nghiệp xét cụ thể theo pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp phải trích nộp để hình thành Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Tổng Công ty (nếu là thành viên Tổng Công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định. - Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận; chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp; đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội công cộng); trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã về hưu, mất sức hay lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa và chi cho công tác từ thiện xã hội. Chủ tịch Hội đồng quản trị, - 88 - Giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định sử dụng sau khi có ý kiến thoả thuận của Công đoàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi tập trung củaTổng công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định và đượcsử dụng cho các mục tiêu theo quy chế tài chínhTổng công ty. - Quỹ khen thưởng dùng để thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, mức thưởng do Hội đồng quản trị, Giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi có ı kiến tham gia của Công đoàn doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh doanh, mức thưởngdo Hội đồng quản trị, giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định. Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, mang lại lợi ích chi doanh nghiệp. Mức thưởng do Hội đồng quản trị hay Giám đốc quyết định. Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung của Tổng Công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định và sử dụng để khen thưởng cho các đối tượng theo quy chế tài chính Tổng Công ty. Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm Doanh thu, chi phí lợi nhuận trong doanh nghiệp? 2. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp? 3. Hãy tính giá thành đơn vị sản phẩm theo các phương pháp sau: 1/ Phương pháp giản đơn (trực tiếp): Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ : 800.000đ Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ: 2.900.000đ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ : 600.000đ Phế liệu thu hồi có trị giá: 100.000đ Số lượng thành phẩm nhập kho: 300 sản phẩm. 2/ Phương pháp hệ số: Doanh nghiệp sản xuất 1 loại sp có 3 cấp: A1, A2, A3. Tổng giá thành sx: 2.000.000đ, SP hoàn thành A1:20, A2:15, A3: 10 cái. Hệ số so sánh chi phí A1:1, A2: 1,2, A3:2. 3/ Phương pháp tỉ lệ: Doanh nghiệp sản xuất 3 loại SP: A, B, C chi phí định mức được xây dựng như sau: SPA: 2.000đ/cái, SPB: 2.200đ/cái, SP C: 3.000đ/cái Số lượng sản phẩm hoàn thành A: 100 cái, SPB: 80 cái, SPC : 50 cái. Tổng giá thành thực tế SX 3 loại SP: 550.000đ 4/ Phương pháp loại trừ SP phụ: Doanh nghiệp SX có tổng giá thành thực tế là 11.000.000đ, SP nhập kho gồm 100SP chính và 05SP phụ, doanh nghiệp xây dựng giá thành kế hoạch SP phụ 50.000đ/sp Ôn tập hết môn 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLDN theo mô hình.? 2. Định mức lao động? Ví dụ minh hoạ về.? 3. Hao mòn, các cách tính khấu hao? 4. Chi phí, Kết quả trong doanh nghiệp? Ví dụ minh hoạ về.? - 89 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà nội, Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005; Trương Đoàn Thể - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà nội, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007; Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà nội, Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2007; Thông tin trên các tạp chí chuyên ngành như: Thời báo kinh tế, Diễn đàn doanh nghiệp; Thông tin trên mạng Internet.
File đính kèm:
- giao_trinh_to_chuc_quan_ly_doanh_nghiep.pdf