Giáo trình Teamwork

Khái niệm về nhóm.

Từ “team” đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 9 nhằm để ám chỉ các gia súc

đƣợc cột lại với nhau phục vụ cho việc cày bừa; vào thế kỷ 16, ý nghĩa cùa nó đã phát triển

nhằm diễn tả nhóm ngƣời làm việc với nhau vì một mục tiêu chung. Trong thế kỷ 19, từ team

sử dụng chủ yếu trong các môn thể thao. Vào giữa thế kỷ 20, ý nghĩa của “teamwork” trong

nhóm làm việc chung càng trở nên phổ biến.

Chúng ta sẽ xem xét các khái niệm về nhóm đƣợc nhiều học giả chấp nhận:

 Cùng theo đuổi 1 triết lý, các tư tưởng và giá trị;

 Cùng cam kết giải quyết vấn đề đang gặp;

 Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ nhau nhằm đạt được nhiệm vụ chung;

 Giao tiếp một cách cởi mở và trung thực;

Tóm lại, teamwork là nhóm ngƣời cùng làm việc với nhau để theo đuổi 1 mục đích cụ

thể nhằm đạt đƣợc nhiều thành công. Tất cả chúng ta đều tham gia hoặc là thành viên của ít

nhất một nhóm. Ví dụ, một gia đình hoạt động nhƣ là 1 nhóm. Nếu muốn thành công trong

công việc, bạn cần thiết phải biết làm việc nhƣ một thành viên của nhóm. “All for one and

one for all” 3 Musketeers.

Teamwork đƣợc thiết lập nhƣ là 1 trong những chuẩn mực quan trọng trong chiến

lƣợc kinh doanh. Vấn đề làm sao khuyến khích các thành viên đóng góp những ý tƣởng mới

và triển khai những ý tƣởng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm phục vụ cho chiến lƣợc

kinh doanh của doanh nghiệp. “Chúng tôi tất cả làm việc cùng với nhau; đó là bí quyết -

We’re all working together; that’s the secret” Sam Walton.

Các thành viên trong nhóm đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của

nhóm. Do đó các doanh nghiệp chi tiêu hàng triệu Mỹ kim để đào tạo nhân viên làm việc theo

nhóm một cách hiệu quả.

Giáo trình Teamwork trang 1

Trang 1

Giáo trình Teamwork trang 2

Trang 2

Giáo trình Teamwork trang 3

Trang 3

Giáo trình Teamwork trang 4

Trang 4

Giáo trình Teamwork trang 5

Trang 5

Giáo trình Teamwork trang 6

Trang 6

Giáo trình Teamwork trang 7

Trang 7

Giáo trình Teamwork trang 8

Trang 8

Giáo trình Teamwork trang 9

Trang 9

Giáo trình Teamwork trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang duykhanh 11280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Teamwork", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Teamwork

Giáo trình Teamwork
đánh giá quá trình thực hiện. Những câu hỏi cần quan tâm 
giải quyết: 
1> Thế mạnh của nhóm là gì? 
2> Nhóm đang tiến triển tốt không? 
3> Những hoạt động nào cần ngƣng lại bởi vì làm giảm hiệu quả chung? 
4> Các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động? 
5> Các hoạt động nào cần tiếp tục? 
 22 
 9> Khái niệm tính cách cá nhân 
 Các tính cách là các phạm trù mà con có tính tƣơng đồng nhƣng không nhất thiết có 
cùng đặc điểm. Một ngƣời có thể bộc lộ một tính cách này ở một tình huống này và một tính 
cách khác ở tình huống khác, nhƣng ngƣời đó sẽ có tính cách vƣợt trội ở mọi tình huống. 
 Mỗi ngƣời có khả năng bộc lộ tất cả các tính cách. Nhƣng rất khó có sự nhầm lẫn giữa 
các tính cách cá nhân. Nhìn chung tính cách cá nhân có thể thay đổi do tác động bởi yếu tố 
bên ngoài. 
 Tính cách thành viên thƣờng đƣợc phân làm bốn loại chủ yếu: 
  Ngƣời đóng góp - theo hƣớng nhiệm vụ cung cấp kỹ năng về kỹ thuật, data và thúc 
 đẩy hoạt động theo chuẩn mực. 
  Ngƣời hợp tác - hoạt động theo mục tiêu xác định, có tầm nhìn chiến lƣợc. 
  Ngƣời giao tiếp - làm việc theo hƣớng xử lý tình huống, biết lắng nghe, động viên và 
 giải quyết xung đột. 
  Ngƣời thách thức - tham gia phản biện, và mở đƣờng cho những sáng tạo mới. 
 10> Kỹ năng làm việc nhóm 
 23 
 10> Sự quan tâm của nhóm 
 Ba khía cạnh quan trọng mà các nhóm cần duy trì và quan tâm: 
1> Nhiệm vụ-chính là công việc nhóm phải hoàn thành. Nhóm sẽ thất bại nếu nhƣ nhiệm vụ 
không đạt đƣợc. 
2> Nhóm-các mối quan hệ giữa các thành viên cần đƣợc vun đắp và duy trì khi thực thi 
nhiệm vụ. 
3> Tính cách cá nhân-các lý do để mọi ngƣời tham gia vào công việc khác nhau. Nhƣng khi 
trở thành thành viên, cả nhóm sẽ có mức độ thỏa mãn nhất định để thực thi nhiệm vụ. Một số 
thành viên muốn đi đầu, số khác cần sự giúp đỡ. 
12. Phát triển mối quan hệ của nhóm 
13. Chia sẻ trách nhiệm 
 Ngƣời lãnh đạo tài giỏi là nhân tố quan trọng giúp nhóm thành công, nhƣng sự 
 thành công của các nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào mức độ cống hiến hết mình của 
 nhân viên. (Grint, 2005). 
 Có một cơ hội chia sẻ trách nhiệm là một trong những khái niệm thƣờng gặp khi 
 nghiên cứu hoạt động của nhóm.Tuy nhiên, các trách nhiệm cần phải đƣợc xem 
 xét và đánh giá mức độ quan trọng khác nhau. 
 24 
 Với sự hỗ trợ và tôn trọng trong nhóm, các thành viên có thể cống hiến đầy tự tin, 
 dấn thân vào việc nan giải, phát triển tính cách cá nhân, chuyên nghiệp và hoàn 
 toàn chịu trách nhiệm việc mình làm 
 Chấp nhận văn hóa của nhóm bằng cách làm việc trung thực và bình đẳng cho 
 nhóm thay vì lợi ích bản thân. Phát triển năng lực làm việc cùng nhau và sẵn sàng 
 học hỏi lẫn nhau. Làm việc theo hƣớng quyết định đã đƣợc đồng thuận. 
 Có quan điểm cởi mở về nhiệm vụ và trở ngại, bao gồm đƣơng đầu với sự thay 
 đổi và thử nghiệm phƣơng pháp & ý tƣởng mới. Hành động có trách nhiệm với 
 nhau. 
 25 
 Chương 4: Vai Trò Lãnh Đạo 
 Để hiểu rõ vai trò lãnh đạo trong nhóm, chúng ta sẽ xem xét các định nghĩ về lãnh đạo 
sau: 
  Lãnh đạo là nghệ thuật thúc đẩy một nhóm ngƣời hành động hƣớng tới mục tiêu 
 chung. Mahatma Gandhi. 
  Lãnh đạo là khả năng dẫn dắt con ngƣời sẵn sàng vƣợt qua những thời điểm khó khăn. 
  Lãnh đạo là ở hành động, không phải ở vị trí. Donald H. McGannon 
 Vai trò ngƣời lãnh đạo nhóm thể hiện cụ thể: 
  Gia tăng việc sử dụng chức năng đan xen của nhóm 
  Vƣợt qua thách thức về văn hóa, hạn chế về kinh nghiệm làm việc của thành viên. 
  Tận dụng tối đa việc hỗ trợ kỹ thuật trong điều hành công việc. 
  Giải quyết tốt các xung đột lợi ích trong nhóm. 
  Có khả năng chịu đựng trong môi trƣờng làm việc áp lực cao. 
  Có tầm nhìn bao quát, phán đoán và điều chỉnh kịp thời hoạt động của nhóm một cách 
 hiệu quả. 
  Tạo đƣợc sự tín nhiệm trong nhóm, ngoài nhóm và các đối tác. 
 1. Xây dựng chiến lược 
 Nhanh chóng hiểu biết về các cá nhân trong nhóm. 
 Xác định mục đích của nhóm. 
 Làm rõ vai trò và trách nhiệm. 
 Thiết lập những chuẩn mực. 
 Phát thảo kế hoạch: Sứ mệnh, mục tiêu, xây dựng các chiến lƣợc ngắn và dài hạn. 
 Khuyến khích thảo luận và đặt câu hỏi. 
 Chia sẻ và đánh giá cao những thành quả. 
 Tham gia hoạt động nhóm. 
 Đánh giá hiệu quả hoạt động và những tồn tại. 
 26 
2. Giải quyết mâu thuẫn (mô hình DISC) 
 Mâu thuẫn thƣờng xuất phát từ va chạm giữa các cá nhân có tính cách riêng. 
 I-type vs. C-type theo mô hình DISC. 
 Nhiệm vụ chúng ta phải hiểu đƣợc đặc điểm cơ bản của tính cách riêng để giải quyết 
 mâu thuẫn. 
 Giải quyết xung đột trên cơ sở hiểu rõ hành vi và tính cách cá nhân sẽ mang lại hiệu 
 quả hoạt động cao. 
 Việc can thiệp kịp thời và đúng đắn sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động của nhóm và 
 đáp ứng đƣợc sự mong đợi và nhu cầu của các thành viên. 
3. Giải quyết các vấn đề trong nhóm 
 3.1.Làm thấm nhuần tinh thần đồng đội 
 Hãy cho các thành viên tự hào về phần việc của họ. Đƣa ra những mục tiêu đặc biệt 
 có tính thử thách sức mạnh toàn nhóm. Khuyến khích toàn nhóm thông tin rõ cho 
 nhau biết các vấn đề và luôn khen họ (nếu đáng). Dành thời gian trả lời chi tiết các 
 báo cáo và thông tin của nhóm. 
 3.2 Nhận ra các vấn đề 
 27 
 Toàn nhóm đang gặp khó khăn âm ỉ. Bạn muốn mọi ngƣời hợp lòng với nhau nhƣng 
xem chừng họ đang có những bất hoà với nhau hoặc bất hòa trong toàn nhóm. Hãy đặt vấn đề 
xem những rắc rối này nằm ở đâu hoặc dấu hiệu không thoả lòng chung 
 3.3 Chuyện trò với từng người 
 Cần giải quyết các vấn đề cá nhân giữa các thành viên với tinh thần xây dựng. Đừng 
 vội phản ứng với những sự việc cho đến khi bạn nắm rõ nguyên nhân. Nhóm nào 
 cũng có những khó khăn cần vƣợt qua. Cần ngăn chặn kiểu “đổ lỗi” cho ngƣời khác – 
 nếu không nó sẽ làm mất tinh thần đồng đội. Lãnh đạo nhóm bằng tính tiên phong. 
 Liên tục nâng cao tầm nhìn của toàn nhóm. 
 Nhận ra và tán dƣơng nhóm hay cá nhân có thành tích xuất sắc. Dùng mọi tài khéo léo 
 để lôi cuốn mọi ngƣời hợp lực. 
 3.4.Cư xử với người gây ra vấn đề 
  Sau khi đã nói chuyện với ngƣời gây ra vấn đề, có thể cần có hành động xa hơn. Hãy 
 tích cực tìm cách hàn gắn mọi mối quan hệ. Những điều lƣu ý: 
  Hãy nói thật những gì bạn thấy đƣợc. 
  Hãy nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm. 
  Hãy lợi dụng vấn đề làm đòn bẩy chuyển đổi. 
  Luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề. 
  Cần là giải quyết vấn đề hơn là làm đình trệ công việc của bạn. Không nên cố chấp 
 với ngƣời quá quắt. Chớ nóng nảy với bất kỳ ai trong nhóm. Đừng sao lãng mục tiêu 
 của toàn nhóm. Đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài. Đừng phớt lờ trƣớc những 
 căng thẳng khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn 
 3.5 Giải quyết mâu thuẫn 
 Sự mâu thuẫn cá nhân với nhau có thể mau chóng trở thành vấn đề cho toàn nhóm. 
Hãy tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với bạn để có hƣớng xoa dịu tình hình. 
Trƣờng hợp do lỗi điều hành của bạn, lúc ấy cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hƣớng 
khắc phục. Vấn đề ở đây là cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc 
phê phán. 
 3.6 Sử dụng cách giải thích vấn đề 
 Coi những vấn đề liên quan đến công việc nhƣ những cơ hội để cả nhóm học hỏi và 
cải thiện. Hãy diễn giải vấn đề để cả nhóm nhận ra chúng và học hỏi. Có thể cử một ngƣời 
giải quyết vấn đề và báo cáo lại diễn biến quá trình giải quyết và kết quả giải quyết ra sao. 
 28 
 Chương 5: PHÁT TRIỂN NHÓM 
 Các thành viên và nhƣng nhà quản trị phải làm việc cực lực để xây dựng và phát triển 
nhóm làm việc. Việc xây dựng và phát triển nhóm là thực thi một chuỗi công việc đã đƣợc 
hoạch định rỏ ràng bao gồm 5 bƣớc cơ bản: 
 i. Xác định vấn đề đang thách thức và các cơ hội. 
 ii. Thu thập và đánh giá dữ liệu 
 iii. Hoạch định cho nhóm các giải pháp hoàn thiện 
 iv. Hành động để hoàn thiện chức năng nhóm 
 v. Đánh giá các kết quả và định hướng cho chu kỳ tiếp theo. 
 1> Vai trò lãnh đạo đối với sự phát triển nhóm 
 Ngƣời lãnh đạo nhóm giỏi cần hiểu rõ rằng sự thành đạt của nhóm tùy thuộc hoàn 
toàn vào việc phát triển của các thành viên ra sao. Hãy quan tâm đến việc bồi dƣỡng và đào 
tạo các thành viên của nhóm. Hãy giúp họ thăng tiến tay nghề bằng cách phát triển các tài 
năng tự nhiên và tăng cƣờng việc đào tạo, đƣa ra những thử thách, cùng những mục tiêu thiết 
thực. Để hoàn thành vai trò lãnh đạo, ngƣời lãnh đạo cần đƣợc đào tạo chuyên nghiệp. 
 2> Tạo cơ hội cho cá nhân phát triển 
 Nhóm càng lớn và càng dễ hoán chuyển, các thành viên càng có nhiều cơ hội phát 
triển nghề nghiệp do việc thay đổi các vai trò và đƣợc tăng tiến. Mặc dù sự tăng tiến thƣờng 
theo chiều thẳng, nhƣng tay nghề trong nhóm lại thƣờng tăng tiến theo chiều ngang, nghĩa là 
học hỏi lẫn nhau. Hãy để các thành viên đựơc quyền tìm hƣớng phát triển chứ đừng cản trở 
họ. 
 3>Xây dựng sự nghiệp 
 Dù bạn hay các đồng nghiệp đƣợc việc đến đâu nhƣng vấn đề là mọi thành viên phải 
biết là họ có trách nhiệm hoàn toàn đối với sự nghiệp của họ. Hãy khuyến khích các thành 
viên coi việc làm việc trong nhóm là một phần của việc thăng tiến, ở đó lúc nào cũng mở ra 
các cơ hội mới để học hỏi, giúp họ tiến tới trên đƣờng sự nghiệp – dù họ có thuyên chuyển đi 
đâu chăng nữa. Việc xây dựng sự nghiệp luôn hiệu quả hơn nếu nó là đích nhắm của ngƣời có 
óc cầu tiến để họ vững vàng bƣớc tới thành công. 
 4> Làm thế nào để nhóm có thể làm việc tốt 
  Làm việc với nhiều thông tin hơn 
  Xây dựng nhiều lựa chọn thay thế để làm phong phú thêm cuộc tranh luận 
 29 
  Thiết lập các mục tiêu chung 
  Đƣa hài hƣớc vào nơi làm việc 
  Duy trì cân bằng quyền lực 
  Giải quyết các vấn đề mà không bắt buộc có sự nhất trí 
 5> Những phương pháp tiếp cận thông tin 
 Có nhiều cách để nhóm thông tin với nhau, dù là tình cờ hay có hẹn trƣớc. Ví dụ nhƣ: 
Những trao đổi bất chợt giữa các đồng nghiệp. Những phƣơng tiện truyền thống nhƣ sổ ghi 
nhớ, báo cáo, yết thị, fax, điện thoại. Các phƣơng tiện điện tử nhƣ internet, mạng cộng đồng 
nhƣ facebook, twitter, blogge.Phim ảnh hội nghị và nhiều kênh thông tin khác. 
 Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số việc chọn phƣơng pháp trao đổi thông tin hiệu 
quả là vô cùng quan trọng. Thƣ điện tử là một phƣơng tiện truyền thông giữa các thành viên 
trong nhóm, có điều độ tin cậy không chắc chắn. Các phần mềm có thể đáp ứng vịêc thông tin 
giữa các chuyên viên và nhóm. 
 Việc truyền tải thông tin bằng phim ảnh hội nghị cũng hữu dụng, giúp các thành viên 
đánh giá các điệu bộ và trạng thái của ngƣời khác. Ngoài ra, Hệ thống điện thoại tốt giúp 
thông báo tin tức hội họp hay hội ý giữa các thành viên nằm ở các vị trí khác nhau. 
 6> Vấn đề thông ti từ nội bộ 
 Khuynh hƣớng tự nhiên của nhóm thƣờng chỉ lƣu tâm sự vững mạnh tự tại – sự toàn 
tâm toàn ý của nhóm – khiến nhóm có thể bị yếu đi: họ trở thành cục bộ, chỉ biết mình. Muốn 
tránh điều này, họ cần dựa vào những bộ phận khác ngay trong nội bộ cơ quan, chẳng hạn khi 
cần dữ liệu, họ phải nhờ đến bộ phận máy tính. 
 7> Duy trì sự giao tiếp 
 Cần giữ liên lạc với những nhân vật chủ chốt ở các phòng ban khác và bên ngoài cơ 
quan, biết chắc ai là những ngƣời nắm các thông tin đặc biệt. Dùng mọi phƣơng tiện hiện đại 
để cập nhật hoá và soạn lại danh sách này thƣờng xuyên để khi cần bạn có thể liên hệ nhờ 
giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình hoạt động. 
 8> Tránh sự trùng lắp 
 Sự trùng lắp các vai trò là vấn đề tệ hại ở những cơ quan lớn. Tránh sự lãng phí này, 
hãy cho lƣu hành bảng liệt kê ngắn về chức năng của đôi nhóm cho nnhững ngƣời có liên 
quan, nhờ đó có thể phát hiện sự trùng lắp ngay. 
 9> Thông tin như thác đổ 
 Việc tiếp cận quá nhiều thông tin khiến nhiều khi bị nhiễu, bóp méo,  từ đó làm xáo 
trộn các mục tiêu và hiệu quả của nhóm. Để tránh điều này, cần gặp gỡ mở rộng hơn là thu 
hẹp, và rồi, nếu cần thiết, thẩm tra ngƣợc lên. 
 30 
 10> Sự cẩn thận 
 Đúng ra một nhóm chẳng có điều gì bí mật giữa các thành viên của nhóm, mà nếu có 
chẳng qua cũng chỉ để gây sự ngạc nhiên thú vị về đề án. Trƣớc khi quyết định điều gì cần 
giữ kín, hãy hỏi, “có ai khác cần biết vấn đề này?”, mà “nếu để hở ra liệu có tai hại gì không 
?”. Nếu đây là vấn đề mà mọi ngƣời có thể biết thì cứ việc thông tin thoải mái. Thế nhƣng, 
nếu có điều gì cần giữ kín, lúc đó phải đƣợc giữ tuyệt đối. 
 11> Cần tránh những hành vi làm tổn thương nhóm 
  Nói chuyện tầm phào 
  Ghen tị 
  Vội phê phán 
  Phê phán lòng can đảm 
  Ích kỹ 
  Chây lƣời làm việc 
  Ƣơng ngạnh 
  Chủ nghĩa tiêu cực 
  Đổ thừa và lừa dối 
 31 
 Chương 6: Vài điều lưu ý khi làm việc nhóm trong 
 thực tế 
Những điều cần lƣu ý khi làm việc nhóm: 
  Đi làm đúng giờ (or sớm hơn). 
  Dự trù nhiều thời gian hơn định mức. 
  Học từ đồng nghiệp và đối tác. 
  Hoàn thiện những kỹ năng cần thiết. 
  Hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ. 
  Ăn mặc và tác phong chuyên nghiệp. 
  Tham gia vào sự thành công của nhóm. 
  Hành xử một cách có trách nhiệm và có lập trƣờng. Tạo đƣợc sự tín nhiệm của ngƣời 
 khác. 
Mỗi thành viên cần quan tâm đến vấn đề trang phục và hình dáng bên ngoài khi đến công sở. 
  Nên mặc: 
1> Đơn giản thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp. 
2> Quần áo vừa vặn với vóng dáng và màu sắc hài hòa tạo đƣợc tính cách chuyên nghiệp. 
3> Đầu tóc gọn gàng. 
  Không nên mặc: 
1> Áo thun với hình ảnh quảng cáo. 
2> Quá rộng or quá bó 
3> Đội nón, mang dép, giầy thể thao or sandals 
Những điều không ai bảo nhưng bạn cần phải biết: 
  Bất cứ khó khăn gì cũng không đƣợc phép đầu hàng. 
  Không đƣợc nói sau lƣng sếp. 
  Bạn học leo dây trƣớc khi đề nghị thay đổi. 
  Không ai thành công bằng cách nhìn đồng hồ. 
 32 
  Dự trù thời gian từ nhà đến sở. Không có gì tệ bằng phải nói xin lỗi vì đến trễ. 
  Ý tƣởng mới chƣa chắc là cần thiết và tốt hơn. 
  Không tán gẫu về bạn, bạn cũ cũng nhƣ sếp cũ. 
  Không ăn mặc kỳ dị. 
  Đồng đội không nhất thiết là bạn thân. 
  Nên mô tả công việc theo những nét chính. 
Tóm lại vài kỹ năng làm việc nhóm quan trọng 
  Những gì bạn kỳ vọng từ công việc mới có thể khác trong thực tế. 
  Công việc của bạn nên chuyển từ tập trung bản thân sang tập trung mang tính 
 đồng đội. 
  Sếp kỳ vọng ở bạn cả hai tính cách cá nhân và tính hòa đồng. 
  Học cách hòa nhập văn hóa và phong tục của nhóm và công ty. 
  Học những qui luật không thành văn bằng cách quan sát và lắng nghe đồng 
 nghiệp. 
  Cố gắng thích nghi trong năm đầu tiên tiếp cận công việc. 
  Nếu bạn không thể sống hài hòa với các thành viên của nhóm để hoàn thành trách 
 nhiệm của mình thì tốt hơn hết bạn nên ra đi khỏi nhóm. 
Chúc các bạn thành công. 
Tài liệu tham khảo: 
Corporate Author. (2009). Teamwork Skills (Career Skills Library). Ferguson Pub, 3 Edition. 
Parker, G. M. (2008). Team Players and Teamwork New Strategies for Developing Successful 
Collaboration. John Wiley & Sons, Inc. Second Edition. 
Stacey, M. (2009). Teamwork and Collaboration in Early Years Settings. Learning Matters 
Ltd. 
 33 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_teamwork.pdf