Giáo trình mô đun Tổ chức hội họp khuyến nông
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.1. Mục đích, mục tiêu
1.1.1. Xác định mục đích
Cuộc họp là nơi để Khuyến nông lâm truyền đạt cho nông dân các chính sách của
nhà nước về phát triển nông thôn, những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật mới
. Đồng thời, nông dân cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đưa ra
những đề xuất mới, những quyết định mới.
1.1.2. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cuộc họp
Một cuộc họp có thể được tổ chức với một hoặc một vài mục tiêu nhất định. Để
xác định được cụ thể mục tiêu của hoạt động cuộc họp, cần trả lời câu hỏi: Cuộc họp
được tổ chức nhằm giải quyết những vấn đề gì? Mức độ cần thiết giải quyết và ý nghĩa
của việc giải quyết những vấn đề đó cụ thể ra sao?
Mục tiêu họp cần xác định rõ ràng và cần được diễn đạt chính xác, ngắn gọn trong
một câu. Xác định mục tiêu cuộc họp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhà quản lý cần tìm
hiểu mức độ chịu trách nhiệm của bản thân với những vấn đề sẽ đem ra họp.
Khi xác định mục tiêu cuộc họp, cần xác định những nội dung cần kết luận thống
nhất ý chí của những người dự họp, thậm chí cần nghiên cứu phương án, xây dựng dự
thảo, định hướng trước kết luận của cuộc họp.
Các vấn đề, lý do triệu tập cuộc họp:
- Xác định lý do triệu tập cuộc họp là việc xem xét mức độ cần thiết phải tổ chức
cuộc họp; trên cơ sở so sánh, cân nhắc, lựa chọn phương thức xử lý vấn đề thông qua
cuộc họp trong mối quan hệ với những phương thức khác về tính mục đích, điều kiện
triển khai và kết quả hướng tới.
Để xác định lý do tổ chức cuộc họp, cần trả lời hai câu hỏi cơ bản sau:
+ Có nhất thiết phải triệu tập cuộc họp hay không?
+ Còn có cách nào khác hiệu quả hơn để xử lý được vấn đề đó?
Mời nông dân đến họp là một trong những phương pháp khuyến nông theo nhóm
phổ biến nhất hiện nay. Có những loại họp như sau:
* Họp thông báo: là cuộc họp phổ biến cho họ một chỉ thị hoặc một thông tin mới
nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với vấn đề thông báo.
* Họp lập kế hoạch: là cuộc họp thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó để đưa ra
các giải pháp và quyết định những công việc cần làm tiếp theo.
* Họp nhóm có chung lợi ích/ nhóm sở thích: là cuộc họp của những nhóm có
chung lợi ích (nhóm làm vườn, làm cà phê, làm ruộng, nhóm thả cá .) để truyền đạt và
thảo luận những chủ đề riêng của nhóm.
* Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp toàn thể cộng đồng để nghe phổ biến và thảo
luận những vấn đề chung. Thỉnh thoảng, khuyến nông cần tổ chức những cuộc họp như
vậy để các nhóm lợi ích khác không cảm thấy hoạt động của họ tách biệt với cộng đồng.
Trong mọi trường hợp, chỉ nên mời họp khi nhận thấy cuộc họp thật sự cần thiết và có tác
dụng. Nếu làm cho nông dân cảm thấy bị mất thời gian cho một cuộc họp vô nghĩa, họ sẽ
từ chối đến dự những cuộc họp tiếp theo và điều đó sẽ gây khó khăn cho công việc
khuyến nông. Khi đã quyết định mời họp phải chuẩn bị một cách chu đáo về mục đích,
nội dung, chương trình làm việc để đảm bảo cho cuộc họp thành công. Nếu cần, phải xin
ý kiến lãnh đạo địa phương hoặc trưởng nhóm sở thích để nhất trí về mục đích và nội
dung cuộc họp. Có thể viết trước mục đích và những nội dung chính của cuộc họp lên
một tờ giấy khổ lớn, sau đó xác định những nội dung nào là quan trọng nhất, cuộc họp
phải giải quyết những vấn đề gì . để căn cứ vào đó mà điều hành cuộc họp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Tổ chức hội họp khuyến nông
n đề cử nhóm đánh giá và tập huấn nhóm đánh giá. - Xây dựng tiêu chí, nội dung, phương pháp đánh giá. - Tập huấn cho nhóm đánh giá. Bước 2: Thực hiện kế hoạch đánh giá - Thông báo rõ mục đích, ý nghĩa việc đánh giá, kết quả làm việc của nhóm đánh giá. 37 - Thống nhất về mặt nhận thức, lấy những kinh nghiệm của người dân trong việc đánh giá. Thống nhất kế hoạch làm việc và thảo luận các vấn đề có liên quan đến việc đánh giá. - Xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện cho việc đánh giá - Phân chia nhóm đánh giá phù hợp (mỗi nhóm ít nhất có từ 2-3 người). - Thiết kế mẫu biểu, thu thập các số liệu, tổng hợp các kết quả thực hiện. - Đánh giá tại hiện trường (quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghi hình). Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá Tổng hợp và phân tích các số liệu, sổ ghi chép, nhật ký, kế hoạch, tiến độ thực hiện nhóm tham gia đánh giá Viết báo cáo sơ bộ đánh giá mô hình trình diễn (Chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại trong việc thực hiện mô hình, những bài học kinh nghiệm). Báo cáo kết quả đánh giá trước cộng đồng. Thảo luận các vấn đề được đánh giá mà người dân quan tâm, tiếp nhận những ý kiến tham gia của người dân trong cuộc họp Hoàn thiện báo cáo đánh giá gửi cấp có thẩm quyền. Đối với trình diễn kết quả cần thực hiện tốt một số việc chính như sau: - Kiểm tra lại công việc chuẩn bị của các hộ tham gia trình diễn. - Tập huấn kỹ thuật cho các hộ để đảm bảo cho các hộ đã hiểu rõ những vấn đề liên quan đến công việc trình diễn. - Chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết. - Hướng dẫn và cùng tham gia với nông dân ngay từ giai đoạn bắt đầu thực hiện trình diễn, đây là việc hết sức quan trọng để trình diễn thành công. - Định kỳ kiểm tra tiến độ công việc của nông hộ. - Hướng dẫn họ tự theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến trình diễn như: Tình hình sinh trưởng của cây, tăng trọng của con gia súc, tình hình sâu bệnh, năng suất. - Hỗ trợ nông dân tự báo cáo kết quả trình diễn khi cần thiết. Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: Thực hiện trình diễn kết quả mô hình trồng ngô trên đất dốc 1/B4/MĐ Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 38 1 Xây dựng kế hoạch trình diễn - Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. - Nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội học hỏi cho mọi người Tại phòng học, bút dạ, giấy A0 2 Chuẩn bị trình diễn Lựa chọn hộ dân tham gia trình diễn Thông báo đến các hộ dân tham gia Kiểm tra hiện trườn trước khi thực hiện Hiện trường 3 Thực hiện mô hình - Thao tác trình diễn phải chuẩn xác, đúng kỹ thuật, bao quát được toàn bộ nhóm. - Vừa làm vừa giải thích và người tham gia được nhìn rõ từng thao động tác - Người tham gia phải được thực hành tại hiện trường. Uốn nắn từng động tác của người tham gia, luôn khuyến khích người tham gia đưa ra những câu hỏi cùng tham gia thảo luận. 39 3 Tổng kết đánh giá nhân rộng Báo cáo tỏng kết phải đánh giá rõ kết quả mô hình Đủ thành phần tham gia Xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình CÔNG VIỆC: Thực hiện trình diễn phương pháp 2/B4/MĐ Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Xây dựng kế hoạch trình diễn - Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. - Nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội học hỏi cho mọi người Tại phòng học, bút dạ, giấy A0 2 Chuẩn bị Chuản bị đầy đủ đài, loa, bảng dán, ghim kẹp, tranh ảnh, tờ lật, bảng biểu, hiện trường 3 Thực hiện trình diễn Người dân được thực hiện Được trao đổi, thảo luận Hiện trường 40 4 Tổng kết Nhận xét nội dung, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng vào thực tế Giấy A0, thẻ màu, phiếu đánh giá CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Thế nào là trình diễn phương pháp, ưu, nhược điểm của trình diễn phương pháp? 2. Trình bày nội dung lập kế hoạch trình diễn phương pháp? 3. Thế nào là trình diễn kết quả, ưu, nhược điểm của trình diễn kết quả? 4. Những nguyên tắc cơ bản của trình diễn kết quả? 5. Các bước thực hiện trình diễn kết quả? 6. Tại sai phải giám sát trình diễn? 41 BÀI 5. TỔ CHỨC HỘI THI Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 5.1. Khái niệm và mục đích hội thi 5.1.1. Khái niệm Phương pháp hội thi trong khuyến nông là phương pháp truyền bá thông in của khuyến nông qua các hội thi phương pháp này khuyến khích nông dân tham gia tìm hiểu một chủ đề nhất định của khuyến nông nhằm tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng của nông dân trong áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật trong đời sống của họ. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Hình 5.1. Hội thi khuyến nông Nhiều hình thức, nội dung hội thi như: Hội thi nông dân sản xuất giỏi, Hội thi nông dân ñua tài, Hội thi làng văn hoá mới, cùng vui chơi cùng ca hát v.v. Hội thi là phương pháp giúp nông dân học tập thoải mái, dễ hiểu. 5.1.2. Mục đích Phổ biến kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, kỹ năng kỹ sảo sản xuất - Giới thiệu sản phẩm truyền thống, “một làng một sản phẩm” - Giới thiệu những điển hình tiền tiến sản suất giỏi Ngoài mục đích trên ñể thu hút nguồn kinh phí hỗ trợ thường có quảng bá danh tính cơ quan tài trợ. 5.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hội thi a. Ưu điểm Giúp nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng khi áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật vào đời sống của họ. Trước khi hội thi diễn ra nông dân chuẩ bị ôn luyện, trao đổi trong nhóm của họ rất kỹ càng. Quá trình này tạo cơ hội cho nông dân học hỏi lãn nhau. Trong khi hội thi diễn ra, sự trả lời và ứng xử của nông dân sẽ gây sự chú ý của đông đảo nông dân khác. Do đó hội thi tạo điều kiện để hàng trăm, hàng triệu nông dân nắm vững hơn các thông tin mà khuyến nông cần khuyến cáo. 42 Giúp nông dân tăng cường kỹ năng hợp tác và ứng xử trước tình huống đặt ra trong cuộc sống cảu họ. Khi tiến hành trả lời các câu hỏi hay tình huống, thì có thể các nông dân phải làm việc theo nhóm thông qua bàn bạc, thảo luận để đưa ra phương án trả lời phù hợp. Giúp quảng bá kỹ thuật và công nghẹ cho nhiều nông dân. Khuyến khích sự tham gia của nông dân, tôn vinh nông dân giỏi, nhà nông giỏi, tôn vinh cộng đồng qua các giải thưởng đạt được. b. Nhược điểm Đòi hỏi phải có sự đàu tư công sức và trí tuệ đối với đơn vị tổ chức, ban giám khảo, nông dân Đòi hỏi khuyến nông viên phải có trình độ chuyên nghiệp cao mới có thể chuẩn bị tốt các phương án thi, câu hỏi, câu trả lời. 5.3. Trường hợp áp dụng phương pháp hội thi Kỹ thuật, công nghệ chuyển giao được khẳng định là đúng đắn tại địa phương, co quan khuyến nông muốn quảng bá và nhân rộng kỹ thuật và công nghệ tiến bộ đó. Cơ quan khuyến nông có các khuyến nông viên có kỹ năng tổ chức hội thi, nhất là xây dựng được kịch bản của tổ chức hội thi, các câu hỏi và phương án trả lời. Có sự đồng thuận cao giũa nông dân và cơ quan khuyến nông khi tổ chức hội thi. 5.4. Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hội thi 5.4.1. Lập kế hoạch hội thi - Kế hoạch tổ chức hội thi cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: + Mục đích, yêu cầu: Nêu rõ mục đích cơ bản và yêu cầu của hội thi đó là thu hút đông đảo người nông dân tham gia vào các hoạt động tập thể; tạo môi trường cho người nông dân phát huy khả năng của cá nhân đồng thời góp phần phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. + Thời gian, địa điểm: Chọn thời gian tổ chức cho phù hợp, gắn với ngày lễ, ngày kỷ niệm gắn với các hoạt động chung của địa phương và của đất nước. + Nội dung của cuộc thi: Những nội dung và tên của hội thi thường được chọn theo chủ đề, liên quan đến thời điểm tổ chức. Hội thi có thể tiến hành từ cấp thôn, cấp xã, cấp huyện... theo hình thức thi trong hội trường hoặc ngoài trời, có thể thi theo các hình thức khác nhau. + Hình thức thi: vấn đáp, ứng xử, người dự thi có thể là cá nhân hay nhóm + Kinh phí thực hiện: Nêu rõ nguồn kinh phí từ đâu. Chi phí cho những nội dung gì. + Phân công thực hiện: Ai thực hienj nội dung nào, khi nào hoàn thành - Thể lệ hội thi: Thông thường thể hiện theo Điều, Khoản, Điểm nhằm quy định và cụ thể hoá các nội dung trong kế hoạch hội thi nhằm đưa ra những hướng dẫn và quy 43 định cụ thể và mang tính bắt buộc về nội dung, chủ đề, thể loại trong hội thi. Trong thể lệ nhất thiết phải nêu được một số vấn đề như: Đối tượng tham gia, quy mô tổ chức, chủ đề cuộc thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm diễn ra, giải thưởng, những quy định về khiếu nại (nếu có) . . . - Ban giám khảo: Nên là người có chuyên môn, am hiểu nội dung và phương án trả lời. Ban giám khảo có thể bao gồm những nông dân giỏi của địa phương, các đại diện của địa phương tổ chức hội thi để tăng sự ủng hội của họ với hội thi. 5.4.2. Triển khai kế hoạch đến các đơn vị có liên quan Có hai hình thức triển khai chính: - Trực tiếp: Triệu tập thành phần liên quan họp triển khai kế hoạch. - Gián tiếp: Triển khai bằng văn bản gửi xuống các thôn, xã, huyện... 5.5. Chuẩn bị 5.5.1. Chuẩn bị nhân sự - Thành lập Ban Tổ chức hội thi, gồm có Trưởng ban Tổ chức, Phó Trưởng ban và các thành viên đại điện các phòng ban trong thôn, xã, huyện (lưu ý tính đại diện). - Thành lập Hội đồng Giám khảo, Hội đồng Cố vấn: Giúp Ban Tổ chức về mặt chuyên môn, chấm và chọn ra đội xuất sắc. Hội đồng Giám khảo bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và thành viên hội đồng. - Thành lập các tiểu ban giúp việc cho hội thi: Các tiểu ban do Trưởng ban Tổ chức phân công, có nhiệm vụ giúp việc cho Ban tổ chức hội thi về một số nội dung cụ thể (ví dụ: Tiểu ban Hậu cần, Tiểu ban Lễ tân, Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Tuyên truyền...). 5.5.2. Chuẩn bị nội dung Đây là khâu quan trọng, Tiểu ban Nội dung hoặc các thành viên được phân công phụ trách mảng nội dung phải tham mưu chuẩn bị nội dung hội thi gồm các câu hỏi, đáp án, gợi ý trả lời, tài liệu tham khảo hoặc giới hạn những nội dung chủ đề trong phạm vi đảm bảo được một số yêu cầu: - Phù hợp với trình độ, khả năng của người nông dân. - Phát huy được khả năng sáng tạo của người nông dân. - Mang tính tuyên truyền giáo dục cao. - Thu hút đông đảo người nông dân các nơi khác hưởng ứng tham gia. 5.5.3. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất Tiểu ban Hậu cần hoặc các thành viên được phân công phụ trách phải tham mưu chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho hội thi, lập dự trù kinh phí chi tiết cho toàn bộ hội thi (kinh phí có thể từ nguồn ngân sách hoặc vận động tài trợ), lên phương án chuẩn bị đảm bảo về địa điểm, chỗ ăn nghỉ cho Ban Tổ chức (nếu cần), trang trí, âm thanh, ánh sáng, hoa, nước uống, giải thưởng . . . 44 5.6. Tổ chức hội thi 5.6.1. Khai mạc Chương trình khai mạc: Thông thường bao gồm một số nội dung: - Văn nghệ chào mừng. - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Phát biểu khai mạc. Phát biểu chào mừng (nếu có). - Tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia. - Phần thi. - Tổng kết, trao thưởng (nếu thi 01 buổi). 5.6.2. Tổ chức và thực hiện - Tổ chức hội thi phải đảm bảo lịch sự, trang trọng để vừa đảm bảo vui nhộn của “lễ hội” lại vừa bảo đảm không khí của buổi thi. Nếu tổ chức ở địa phương thì địa điểm và thời gian thuận lợi để nông dân đến dự xem càng nhiều càng tốt. Nếu tổ chức ở đài truyền hình và phát thanh, cần tổ chức và phát vào thời điểm mà đông đảo người dân có thể xem truyền hình hoặc nghe đài. - Tổ chức Hội thi cần xác định được nội dung cuộc thi. Nội dung đáp ứng nhu cầu học tập của nông dân và có tính đại diện cho địa phương, đại diện cho vùng. - Người tham gia là những nông dân điển hình của địa phương. - Tổ chức Hội thi cần phối hợp tốt với cơ quan tuyên truyền như đài phát thanh, đài truyền hình để tăng cường quảng bá rộng khắp cho nhiều người, ở nhiều nơi khác biết. - Người dẫn chương trình có thể là cán bộ khuyến nông, cũng có thể là người của địa phương hay cớ quan đài truyền thanh, truyenf hình. Người dẫn chương trình phải tuân thủ kịch bản để đảm bảo cho cuộc thi đạt được mục tieu đề ra. Người dẫn chương trình phải thể hiện thái độ tôn trọng, khích lệ nôn dân tham gia, không phán xét một cách nặng nề, dù kết quả thi có thể là chưa đúng. 5.6.2. Bế mạc Chương trình bế mạc: (Nếu thi từ hai buổi trở lên): - Văn nghệ đầu giờ - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Phát biểu đánh giá chất lượng chuyên môn của Hội đồng Nghệ thuật. - Phát biểu đánh giá tổng kết của Trưởng ban Tổ chức hội thi. - Khen thưởng. - Kết thúc Hình 5.2: Trao giải cho cán bộ khuyến nông tham gia hội thi 45 Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VIỆC: Xây dựng kế hoạch hội thi khuyến nông giỏi 1/B5/MĐ Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú 1 Xây dựng mục đích, yêu cầu của hội thi - Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. - Nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội học hỏi cho mọi người - Kiểm tra kết quả tính toán, số lượng và đơn giá so sánh với thực tế Tại lớp hoặc tại hiện trường một mô hình cụ thể, giấy Ao, bút màu, thước kẻ, ..... 2 Xây dựng kế hoạch nội dung thi 3 Dự toán kinh phí rõ ràng, chi tiết, chính xác CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Trình bày khái niệm và mục đích của hội thi? 2.Một kế hoạch hội thi cần thể hiện được những nội dung nào? 3. Để thực hiện hội thi cần chuẩn bị những gì? 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Long và cộng sự. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Giáo trình khuyến nông. NXB Nông nghiệp năm 2005. 2. Hà Thị Minh Thu, 2010, Bài giảng khuyến nông, Trường Cao đẳng nghề công nghệ nông lâm Đông bắc 3. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia (Tài liệu tham khảo dùng để đào tạo khuyến nông viên huyện, xã). 4. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông. NXB Nông nghiệp. Hà Nội năm 2007. 5. Trung tâm khuyến nông Quốc gia - 2007 - Lập kế hoạch khuyến nông cơ sở và xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia 6. Bộ NN và PTNT, 2006, Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_to_chuc_hoi_hop_khuyen_nong.pdf