Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp

Giới thiệu:

Thống kê đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc xác định thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, nhà ở, trang bị cơ sở vật chất trường học, y tế của một quốc gia. Thống kê luôn giữ một vị trí trung tâm trong hầu hết mọi lĩnh vực như Công nghiệp, Thương mại, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Toán học, Sinh học, Tâm lý học, Văn học, . phạm vi áp dụng các số liệu thống kê là rất rộng.

Trong kinh doanh, thống kê cũng có một vị thế to lớn, quyết định vì nó cung cấp cơ sở định lượng đi đến quyết định trong tất cả các vấn đề kết nối với các hoạt động kinh doanh. Thống kê được xem như là một công cụ quản lý để đánh giá hiệu suất của máy móc và nhân viên. Nó cũng cho phép các doanh nhân để đánh giá hiệu quả của các phương thức sản xuất mới bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và phương thức sản xuất.

Mục tiêu:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp;

- Phân tích được vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp;

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tự nghiên cứu;

Nội dung:

1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp

1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học

Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ đại (hàng nghìn năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp.

Tính thống kê ở thời chiếm hữu nô lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ

Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số, tài sản, bắt đi lính) nhưng còn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập.

Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số ) đã được đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy:

+ Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.

+ Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học.

+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ “Thống kê”.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của môn Lý thuyết xác suất và Thống kê toán.

Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và trở thành công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội: nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.

 

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 133 trang xuanhieu 10500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp

Giáo trình mô đun Thống kê doanh nghiệp
ện vật:
	Là dùng đơn vị đo lường phù hợp với tính chất vật lý tự nhiên để thống kê khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra trong kỳ. 
	Khối lượng sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật biểu hiện rõ ràng sản lượng mà DN hoặc từng ngành đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nào đó. Nó là cơ sở để tính chỉ tiêu sản lượng bằng tiền, là nguồn số liệu để lập bảng cân đối sản phẩm vật chất của nền kinh tế.
	Nhược điểm: không tổng hợp được kết quả chung của DN, của các ngành sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau về quy cách và quy trình công nghệ. Không phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ của DN vì phương pháp này chỉ mới tính được sản phẩm hoàn thành mà chưa tính được sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dịch vụ phi sản xuất.
b. Chỉ tiêu sản lượng hiện vật quy ước:
	Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản phẩm quy đổi từ các sản phẩm cùng tên gọi cùng công dụng kinh tế, nhưng khác nhau về công suất, quy cách về cùng một loại được chọn làm sản phẩm chuẩn thông qua hệ số tính đổi. 
	Công thức:
	Trong đó:
Qqư: Lượng sản phẩm quy ước
qi: Lượng sản phẩm hiện vật loại i
hi: Hệ số tính đổi ()
Hệ số tính đổi được xác định theo công thức:
Hệ số tính đổi (hi)
=
Đặc tính sản phẩm cần quy đổi
Đặc tính của sản phẩm được chọn làm đơn vị tiêu chuẩn
Nhận xét: 
Tuy đã phản ánh chính xác hơn về kết quả sản xuất của doanh nghiệp, mở rộng được phạm vi tính toán và so sánh nhưng phương pháp tính sản lượng bằng đơn vị hiện vật quy ước vẫn chưa khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính sản lượng bằng hiện vật.
Phương pháp tính sản lượng bằng hiện vật quy ước còn có nhược điểm là mang tính chất trừu tượng (kết quả không có thực)
2.2. Giá trị sản xuất (GO - Gross Output)
	Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp đó làm ra trong một thời kỳ nhất định, có thể là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm. Kết quả được thể hiện dưới dạng thành phẩm, sản phẩm sản xuất dở dang, sản phẩm chính, sản phẩm phụ
	Giá trị sản xuất bao gồm giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, ngành xây dựng cơ bản, ngành nông nghiệp, ngành giao thông vận tải, ngành thương mại
2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
a. Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp
- 	Nguyên tắc 1: giá trị sản xuất công nghiệp chỉ bao gồm giá trị của những sản phẩm công nghiệp và công việc có tính chất công nghiệp do doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
- 	Nguyên tắc 2: giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- 	Nguyên tắc 3: Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của thời kỳ đó, không đem kết quả sản xuất của thời kỳ này tính cho thời kỳ khác và ngược lại.
b. Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp
Tính theo giá cố định: có 2 cách xác định
* Cách 1: 	GO = SPq 
Trong đó:
P: đơn giá cố định của từng loại sản phẩm
q: khối lượng sản phẩm sản xuất
Ví dụ 1: Có số liệu về tình hình sản xuất của Công ty Phương Nam trong 2 kỳ báo cáo như sau:
Sản phẩm
Số lượng sản phẩm sản xuất
Đơn giá cố định
(ngàn đ/sp)
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
A:
- Loại I
- Loại II
- Loại III
2.000
1.000
600
400
3.200
1.800
800
600
200
150
100
B:
- Loại I
- Loại II
10.000
7.000
3.000
9.000
6.000
3.000
120
90
Yêu cầu: Tính giá trị sản xuất trong từng kỳ
Giải: Áp dụng công thức ta tính được giá trị sản xuất: 
- 	Kỳ gốc (GO0) 
 GO0 = 200 x 1.000 + 150 x 600 + 100 x 400 + 120 x 7.000 + 90 x 3.000
 = 1.440.000 (1.000 đồng) 
- 	Kỳ báo cáo (GO1) 
 GO1 = 200 x1.800 + 150 x 800 + 100 x 600 + 120 x 6.000 + 90 x 3.000
 = 1.530.000 (1.000 đồng)
* Cách 2: 	GO = YT1 + YT2 + YT3 + YT4 + YT5
Trong đó:
YT1: Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
YT2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài.
YT3: Giá trị phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất.
YT4: Giá trị của hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
YT5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang.
Ví dụ 2: Có số liệu về tình hình sản xuất của xí nghiệp cơ khí X trong tháng 7 và tháng 8 năm 2014 như sau: 	Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tháng 7
Tháng 8
1.Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của xí nghiệp 
Trong đó: Bán ra ngoài
1.000
850
1.250
1.070
2.Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của khách hàng
Trong đó: Giá trị nguyên vật liệu khách hàng đem đến
280
210
400
300
3. Giá trị bán thành phẩm đã sản xuất
Trong đó: - Bán ra ngoài
 - Dùng để chế biến thành phẩm của xí nghiệp
 - Phục vụ cho bộ phận ngoài sản xuất công nghiệp
500
100
360
40
450
50
380
20
4. Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong tháng
130
90
5. Giá trị sản phẩm hỏng bán dưới dạng phế liệu
30
45
6. Giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp
Trong đó: 
 - Sửa chữa MMTB cho bộ phận SX công nghiệp
 - Sửa chữa MMTB cho đội vận tải của xí nghiệp
 - Sửa chữa MMTB cho bên ngoài
260
160
50
50
180
100
30
50
7. Doanh thu cho thuê tài sản cố định
100
75
8. Giá trị điện sản xuất trong tháng
Trong đó: 
- Phục vụ cho bên ngoài
 - Phục vụ cho bộ phận sản xuất công nghiệp
80
20
60
100
20
80
9. Giá trị sản phẩm dở dang:
 - Đầu tháng
 - Cuối tháng
50
40
40
80
Yêu cầu: 
(1). Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp trong từng tháng. 
(2). Đánh giá tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 so với tháng 7. Biết rằng: Giá trị bán thành phẩm đầu tháng 7 bằng 0.
Giải:
(1). Giá trị sản xuất công nghiệp trong từng tháng :
 - Tháng 7: 
 YT1 = 1.000 +70 +100 +40 + 130 +20 = 1.360 
 YT2 = 50 + 50 = 100 
 YT3 = 30 
 YT4 = 100 
 YT5 = (40 - 50) = - 10 
 GO0 = 1.580 (triệu đồng) 
 - Tháng 8: (tính tương tự tháng 07), ta có kết quả GO1 = 1.770 (triệu đồng) 
(2). Đánh giá tình hình tăng (giảm) giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 so với tháng 7: 
Ta sử dụng phương pháp chỉ số: 
- 	Số tương đối: 
 IGO = GO1 / GO0 = 1.770/1.580 = 1,12 hay 112 % ( tăng 12% ) 
- 	Chênh lệch tuyệt đối:
 ΔGO = GO1 - GO0 = 1.770 - 1.580 = 190 triệu đồng 
Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 so với tháng 7 tăng 12% hay tăng 190 triệu đồng. 
Tính theo giá hiện hành: GO = S Pq
Trong đó:
P: giá thực tế của từng loại sản phẩm tại thời điểm xác định.
q: khối lượng sản phẩm sản xuất.
2.2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
GO
=
Giá trị hoạt động trồng trọt
+
Giá trị hoạt động chăn nuôi
+
Giá trị hoạt động dịch vụ NN
2.2.3. Giá trị sản xuất xây dựng
	GO = ST + C + TL + VAT
Trong đó:
- 	T: Chi phí trực tiếp = VL + NC + M + TT
VL: chi phí vật liệu
NC: chi phí nhân công
M: chi phí máy
TT: Trực tiếp phí khác = 1,5% (VL + NC + M)
- 	C: chi phí chung = (6%* T)
- 	TL: thu nhập chịu thuế tính trước = 5,5% ( T + C)
- 	G: giá trị dự toán xây dựng trước thuế = T+C+TL
- 	VAT: thuế GTGT = G*10%
- 	GXDCPT: giá trị dự toán xây dựng sau thuế = G + VAT
- 	GLT: chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường = G x 1% x 1,1.
Ví dụ 3: Có số liệu sau đây của một doanh nghiệp xây dựng nhận thầu A, về kết quả xây dựng mới một nhà dân dụng trong tháng 3 năm 2014 như sau:
Đổ bê tông dầm đá 1x2 cm, vữa xi măng mác 200, khối lượng: 150m3, đơn giá dự toán: 650.000 đồng/m3 . 
Xây tường gạch ống: 10x10x20 cm, vữa xi măng mác 50, cao ≤ 4 cm, tường dày ≤ 30 cm, khối lượng: 500 m3, đơn giá dự toán: 340.000 đồng/m3 . 
Hoàn thành sơn nước tường trong nhà 1 nước trắng, 2 nước màu, khối lượng: 7.000 m2, đơn giá dự toán: 7.500 đồng/m2 . 
Lát nền gạch 40x40 cm, khối lượng: 420 m2, Đơn giá dự toán: 88.750 đồng/m2. 
	Cho biết tỷ lệ chi phí chung: 6%, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5%, thuế giá trị gia tăng đầu ra: 10%. 
 Yêu cầu: Giá trị sản xuất xây dựng trong tháng 3/2014.
Giải:
Ta áp dụng công thức: ΣT + C+ TL + GTGT 
 - ΣT = Σpq = (650.000 x 150 + 340.000 x 500+ 7.500 x 7.000 + 88.750 x 420 ) 
 = 357.275.000 đồng 
 - C = 6% x T 
 = 6% x 357.275.000 = 21.436.500 đồng 
 - TL = 5,5% (ΣT + C) 
 = 5,5% x 378.711.500 = 20.829.132,5 đồng 
 - G = (ΣT + C +TL) 
 = (357.275.000 + 21.436.500 + 20.829.132,5 = 399.540.632,5 đồng 
 - VAT = 10% x T 
 = 399.540.632,5 x10% = 39.954.063 đồng 
GO = 439.494.695,5 đồng.
2.3. Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost)
 	Là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiện liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Chi phí trung gian của từng loại hoạt động của doanh nghiệp bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ.
a) Chi phí vật chất:
- 	Nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài phục vụ cho sản xuất;
- 	Nhiên liệu, chất đốt;
- 	Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ,
- 	Những hao hụt mất mát về nguyên, nhiên, vật liệu, tài sản lưu động do biến cố thông thường hoặc rủi ro bất thường.
- 	Chi phí văn phòng phẩm;
- 	Chi phí vật chất khác như: dụng cụ cho phòng cháy chữa cháy, dụng cụ bảo vệ, bảo hộ lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh
b) Chi phí dịch vụ:
- 	Công tác phí;
- 	Tiền thuê nhà, máy móc thiết bị, sửa chữa
- 	Trả tiền dịch vụ pháp lý;
- 	Trả tiền công đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên;
- 	Tiền thuê quảng cáo;
- 	Tiền vệ sinh, phòng cháy, bảo vệ an ninh
2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA – Value Added)
	Là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những lao động trong doanh nghiệp sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của doanh nghiệp mới làm ra, được xác định theo hai phương pháp:
- 	Phương pháp sản xuất: 	VA = GO – IC
- 	Phương pháp phân phối: 	VA = C1 + V + M
Trong đó:
IC: chi phí trung gian
C1: chi phí khấu hao tài sản cố định 
V: Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền công, bảo hiểm, phụ cấp)
M: Thu nhập của DN (thuế, lãi vay, lợi nhuận để lại, trả lợi tức, nộp cấp trên).
2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (NVA – Net Value Added)
	Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (không kể phần giá trị khấu hao tài sản cố định) của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp). NVA được xác định theo 2 phương pháp:
- 	Phương pháp sản xuất: 	NVA = GO – IC – khấu hao TSCĐ
 hay 	NVA = VA - khấu hao TSCĐ
- 	Phương pháp phân phối: 	
NVA = Thu nhập lần đầu của NLĐ + Thu nhập lần đầu của DN = V + M.
2.6. Doanh thu bán hàng
	Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế có thể thu được trong kỳ nhờ bán sản phầm hàng hóa và dịch vụ của mình.
Doanh thu bán hàng = Đơn giá bán SP x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
2.7. Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
=
Tổng doanh thu bán hàng
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Thuế xuất khẩu
-
Các khoản giảm trừ (Chiết khấu TM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)
2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp 
	Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh.
	Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - Chi phí kinh doanh.
Tổ chức hạch toán doanh nghiệp tính 3 chỉ tiêu lãi từ kết quả sản xuất kinh doanh:
Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lãi thuần trước thuế = Lãi gộp – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN)
Lãi thuần sau thuế = Lãi thuần trước thuế - Thuế TNDN
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 7.1: 
Có số liệu của một DN sản xuất máy kéo nông nghiệp như trong bản dưới đây:
Loại máy kéo
Sản lượng hiện vật
Kế hoạch
Thực hiện
1
2
3
Máy kéo 5 tấn
15
20
Máy kéo 7 tấn
20
20
Máy kéo 12 tấn
15
10
Yêu cầu: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất máy kéo nông nghiệp của doanh nghiệp theo hai phương pháp.
Hiện vật.
Hiện vật quy ước.
Câu 7.2: 
Có tài liệu thống kê tại 1 Công ty trong năm báo cáo như sau: 
 ĐVT: triệu đồng
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
GTSX(GO)
IC
C1
Công nghiệp
1.000
500
100
Nông nghiệp
300
100
50
Xây dựng cơ bản
500
300
50
Giao thông vận tải
300
100
50
Thương mại
200
70
20
Các hoạt động SX vật chất khác
400
100
70
Các hoạt động không SXvật chất
300
100
80
Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu thống kê sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo: Giá trị sản xuất (GO), Giá trị gia tăng (VA), Giá trị gia tăng thuần (NVA)?
Câu 7.3: 
Tại nông trường A trong kỳ báo cáo có số liệu sau đây:
- Sản lượng thóc thu hoạch là 100 tấn
- Sản lượng ngô thu hoạch là 25 tấn
- Sản lượng khoai lang tươi thu hoạch là 90 tấn
- Sản lượng sắn tươi thu hoạch là 120 tấn
- Sản lượng dong riềng tươi thu hoạch là 100 tấn.
Biết rằng người ta lấy thóc là sản phẩm quy ước để tính đổi cho tất cả các sản phẩm lương thực về một dạng cụ thể như thóc theo tỷ lệ sau:
1 kg thóc = 1 kg ngô = 3 kg khoai lang = 3 kg sắn tươi = 5 kg dong giềng.
Yêu cầu: Xác định tổng sản lượng lương thực quy thóc của nông trường trên.
Câu 7.4:
Có tài liệu thống kê của một đơn vị như sau:
TT
Chỉ tiêu
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
1
GO (tỉ đồng)
400
500
2
Cấu thành của GO (%) trong đó:
- IC
- Khấu hao TSCĐ
- Quỹ phân phối cho lao động
- Thu nhập lần đầu của Chính phủ
100
50
5
10
20
100
50
5
10
19
Yêu cầu: Hãy tính VA, NVA của đơn vị.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Trình bày được các chỉ tiêu thống kê sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, Chỉ tiêu giá trị gia tăng, Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp.
Nắm được các công thức tính các chỉ tiêu thống kê.
Xác định và tính toán được các chỉ tiêu thống kê của DN.
Hình thức đánh giá: Tự luận (viết).
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
	CNV	:	Công nhân viên
C1	: 	Chi phí khấu hao tài sản cố định 
DN	:	Doanh nghiệp 
GO	:	Giá trị sản xuất
IC	:	Chi phí trung gian
KH	:	Kế hoạch
LVTT 	: 	Làm việc thực tế 
M	:	 Thu nhập của DN
m	: 	Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm.
NLĐ	:	Người lao động
NVA	:	Giá trị gia tăng thuần
NVL	:	Nguyên vật liệu
SX	:	Sản xuất
SXKD	:	Sản xuất kinh doanh
TNDN	:	Thu nhập doanh nghiệp
TT	:	Thực tế
TSCĐ	:	Tài sản cố định
V	:	 Thu nhập của người lao động 
VA	:	Chỉ tiêu giá trị gia tăng
s	: 	Đơn giá từng loại NVL 
 	q	: 	Khối lượng sản phẩm sản xuất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Chu Văn Tuấn, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội, 2010.
ThS. Đồng Thị Vân Hồng, Giáo trình thống kê doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội, 2009.
PGS, TS. Trần Ngọc Phác và TS. Trần Thị Kim Thu, Giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Thống kê, 2006.
PGS.TS. Trịnh Thị Kim Vân và TS. Chu Văn Tuấn, Giáo trình Lý thuyết thống kê và phân tích dự báo, NXB Tài chính, Hà Nội, 2013.
NGƯT.GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS. Nguyễn Công Nhự, Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
Luật Thống kê, NXB thống kê, 2005
Website của Tổng cục thống kê: 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_thong_ke_doanh_nghiep.doc