Giáo trình mô đun Tham vấn

Mục tiêu:

- Về kiến thức:

 + Trình bày được những kiến thức chung về tham vấn: khái niệm, ý nghĩa, các loại hình tham vấn

 + Các nguyên tắc đạo đức nghề tham vấn

 - Về kỹ năng: Vận dụng đúng và linh hoạt các lý thuyết, nguyên tắc đạo đức và kỹ năng trong các ca tham vấn

 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, thấu cảm và tôn trọng tính riêng tư, cá biệt của đối tượng trợ giúp; Tích cực học tập và rèn luyện nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Nội dung chính:

 1. Khái niệm chung về tham vấn

 1.1 Khái niệm tham vấn

Trong cuộc đời mỗi con người đều có thể gặp phải những khó khăn về sức khỏe, công việc, tài chính, quan hệ xã hội.Trong những tình huống đó một số người rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý khiến họ có những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không hợp lý và sự hòa nhập xã hội của họ gặp nhiều trở ngại. Trong bối cảnh như vậy họ đã không tự giải quyết được vấn đề của mình mà cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Hoạt động trợ giúp lúc đầu mang tính tự phát sau đó trở nên khoa học hơn với tên gọi là tham vấn.

Tham vấn trong tiếng Anh là Counseling.

Một số định nghĩa về tham vấn như sau:

Rogers Jenny (1990): Tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ. Hoạt động tham vấn sẽ giúp họ nâng cao khả năng tự tìm giải pháp đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống.

P.K. Odhner (1998): Tham vấn là quá trình trợ giúp chuyên nghiệp có mục đích rõ ràng đòi hỏi nhà tham vấn sử dụng thời gian, thuần thục trong kỹ năng để giúp đỡ đối tượng tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai giải pháp trong điều kiện cho phép.

J. Mielke (1999): lại coi tham vấn là một quá trình, một mối quan hệ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của thân chủ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ

Nguyễn Thị Giồng cũng nhận định tham vấn là tiến trình liên hệ tương hỗ giữa nhà tham vấn- là người được huấn luyện và thân chủ- là người cần được giúp đỡ vì người đó không thể tự mình giải quyết được.

Như vậy qua nghiên cứu một số khái niệm trên về tham vấn, chúng ta có thể nhận thấy một số nét chung nhất được các tác giả đề cập tới, đó là:

Hoạt động tham vấn là hoạt động trợ giúp con người tự giúp chính bản thân họ. Là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.

 

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Tham vấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 125 trang xuanhieu 3180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tham vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Tham vấn

Giáo trình mô đun Tham vấn
 Vì thế, khi người trưởng nhóm chú ý tới người đang nói chuyện, anh ta cũng cần phải lướt qua những người khác trong nhóm để có thể bắt được cảm xúc của họ.
- Kỹ năng phản ảnh
Kỹ năng phản ảnh để chứng minh cho nhóm thấy rằng người tham vấn có hiểu những gì họ đang nói hay không. Những phản ảnh sai sẽ làm cho các thành viên cảm thấy bối rối và không còn thích thú. Nếu các thành viên nói những câu không rõ nghĩa, khó hiểu hay là dang dở thì cần phải hỏi lại để xác định chắc chắn xem họ đang nói về cái gì. Đặt câu hỏi cũng là cách để làm tăng sự tương tác. Những câu hỏi mở và có tính thăm dò giúp các thành viên phản ánh và mở rộng suy nghĩ của họ.
- Kỹ năng tóm tắt
Khi một thành viên nói một đoạn dài, cần phải tóm lược lại những gì người đó vừa nói để tập trung dự liệu và để đẩy cho câu chuyện tiếp diễn, phụ thuộc vào nhu cầu của các thành viên. Việc tóm tắt còn rất cần thiết mỗi khi chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, cũng như là ở thời gian kết thúc một cuộc tham vấn.
- Khuyến khích và ủng hộ
Với những thành viên cảm thấy lo lắng và sợ sệt nhóm, nhà tham vấn cần phải biết cách khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc và làm cho họ thấy rằng những cảm giác đó cũng chỉ là bình thường thôi. Sự ủng hộ còn thể hiện ở giọng điệu, thái độ đối mặt và cởi mở. Người tham vấn cần phải cẩn thận không làm tăng cường thêm những hành vi chống đối cũng như không khuyến khích nói quá nhiều hay là ngắt lời.
- Thiết lập không khí
Thiết lập không khí đề cập tới việc nhà tham vấn thiết lập trạng thái cho nhóm, thông qua những hành vi, lời nói của ông ta và những gì ông ta sắp đặt cho xảy ra. Nhà tham vấn cần phải quyết định bầu không khí trong buổi tham vấn, ví dụ như: nghiêm trọng hay là xa giao, nghiêm túc hay là không nghiêm túc, căng thẳng hay là thoải mái
- Làm mẫu và tự bộc lộ bản thân
Làm mẫu và tự bộc lộ bản thân rất quan trọng trong việc thiết lập bầu không khí trong nhóm. Phong cách nói chuyện của nhà tham vấn cũng như thái độ, sở thích và sự nhiệt tình của ông ta cũng là một kiểu mẫu để các thành viên trong nhóm theo. Sự tiên phong này của trưởng nhóm cũng thể hiện mong muốn chia sẻ của ông ta và cũng sẽ có thể khuyến khích người khác làm theo. Việc người trưởng nhóm chọn bộc lộ cái gì ở mình và bộc lộ như thế nào là rất quan trọng, sao cho có lợi nhất cho cả nhóm, và không được để dồn sự tập trung chú ý vào ông ta.
- Điều khiển cuộc tham vấn
Bởi vì giá trị của tham vấn nhóm nằm ở việc giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, việc khuyến khích để mọi người học cách trò chuyện chia sẻ với nhau là rất quan trọng, chứ không phải chỉ nói chuyện với người trưởng nhóm. Vì thế, cứ mỗi khi có thành viên nào có xu hướng nói chuyện riêng với trưởng nhóm, người trưởng nhóm cần phải biết cách hướng sự chú ý đó sang các thành viên còn lại. Người trưởng nhóm cần phải nhắc nhở thành viên đó quay mặt về phía các thành viên viên còn lại để anh ta không chỉ quá chú tâm vào nhà tham vấn.
- Kỹ năng thu hút sự tham gia hay hạn chế sự lấn át của các thành viên trong nhóm.
Khi điều khiển nhóm, nhà tham vấn nên bắt đầu bằng việc nói rằng ông ta muốn nghe ý kiến từ tất cả mọi người. Nếu nhà tham vấn muốn thu hút những thành viên ít nói, chúng ta có thể nói: " Tôi để ý thấy một vài người rất yên lặng, và tôi rất muốn biết anh/ chị đang nghĩ gì". Nhà tham vấn thậm chí có thể hỏi trực tiếp xem anh ta hay cô ta nghĩ gì.
Cũng tương tự như vậy, đối với những thành viên nói nhiều, nhà tham vấn có thể ngắt lời một cách tế nhị: "Bạn hãy dừng lại một chút và để cơ hội cho những người khác cùng chia sẻ ý kiến".
Sử dụng đối thoại qua việc mắt nhìn thẳng hay không nhìn thẳng vào đối tượng để thu hút hay ngắt lời một thành viên nói nhiều sẽ là rất hiệu quả. Nhìn thẳng vào mắt người ít nói có thể truyền thêm sức mạnh thúc đẩy họ nói ra. Mặt khác việc nhà tham vấn không nhìn thẳng vào người nói nhiều ngụ ý rằng ông ta đang muốn nghe ý kiến của một người khác nữa.
- Kỹ năng kiểm soát xung đột
Xung đột cần phải được giải quyết một cách cởi mở và tế nhị, và không nên bỏ qua chỉ bởi vì sự khó chịu. Khi xuất hiện một xung đột nào đó, nhà tham vấn cần phải nhanh chóng nhận ra nó và đưa ra thảo luận một cách cởi mở. Sau khi khuyến khích mọi người bày tỏ ý nghĩ của mình, nhà tham vấn cần phải chuyển sự tập trung ra khỏi những cá nhân bị tấn công và chuyển hướng để giải quyết vấn đề.
Nếu giữa hai thành viên sẵn có sự xung đột và nhà tham vấn cần phải tập trung vào vấn đề này trước buổi tham vấn, chúng ta cần phải gặp gỡ riêng từng người, giải thích lý do tại sao ta lại muốn giải quyết xung đột trong nhóm. Bằng cách này không những nhà tham vấn đã xây dựng được mối quan hệ với 2 thành viên mà còn thiết lập nên một cam kết để giải quyết xung đột giữa các thành viên và người trưởng nhóm. Tại thời điểm bắt đầu buổi tham vấn, người trưởng nhóm cần phải chuẩn bị cho các thành viên khác trong nhóm về những nội dung nói chuyện và có ý nói mởi mọi người đóng góp tích cực cho buổi nói chuyện.
- Giải quyết với sự cố thủ
Khi các thành viên tỏ ra không sẵn lòng hợp tác, có thể đó là bởi vì anh ta ngay từ đầu đã không muốn tham gia vào nhóm. Cũng rất bình thường nếu nhà tham vấn thấy rằng vị trí trưởng nhóm của anh ta đang bị đe doạ, thiếu sự công tác và đồng cảm, không đủ tư cách làm trưởng nhóm và thậm chí còn không được mọi người thích. Nhà tham vấn cần phải nhận biết và giải quyết trước tiên những cảm xúc của ông ta và những phản ứng tích cực về tình huống, và chia sẻ một cách cởi mở và chân thật. Bằng cách làm này nhà tham vấn cũng làm mẫu cho việc giải quyết vấn đề như thế nào. Đôi khi sự cố thủ ở một thành viên nào đó là hậu quả củaviệc anh ta sợ hay lo lắng. Bằng cách thể hiện thiện chí khám phá và thấu hiểu thái độ cố thủ của thành viên, thành viên đó dường như sẽ cùng hợp tác trong vấn đề.
- Mở đầu và kết thúc cuộc tham vấn
Nhà tham vấn mở đầu cuộc tham vấn như thế nào sẽ thiết lập nên bầu không khí tham vấn như thế đó, và cũng để dẫn dắt sự tham gia của các thành viên. Một vào động tác "khởi động" cũng cần để giúp nhóm có thể dễ dàng tham gia vào buổi nói chuyện. Trưởng nhóm có thể cho các thành viên cơ hội để chia sẻ xem những buổi nói chuyện trước ảnh hưởng tới anh ta như thế nào, phản ánh bằng những suy nghĩ của anh ta sau đó và cũng để kiểm tra xem liệu họ có thích tiếp tục làm việc tham vấn nữa hay không. Một vài câu hỏi mở có thể là: "Mọi người cảm thấy như thế nào khi tới lại đây?" "Bạn có cảm nghĩ gì sau buổi nói chuyện hôm trước?" "Điều nào trọng buổi nói chuyện trước làm bạn thích nhất?"
Giúp mọi người bộc lộ cảm xúc của họ về mỗi cuộc tham vấn cũng quan trọng như khi mở đầu cuộc tham vấn vậy. Cần phải dành thời gian để tóm lược, nhấn mạnh những ý thảo luận chính, tăng cường thêm hiệu quả cuộc nói chuyện bằng cách liên hệ với cuộc sống hàng ngày của thành viên và kiểm tra xem còn có những vấn đề nào chưa được giải quyết, những vấn đề nào mới nảy sinh trong quá trình tham vấn. Nhà tham vấn có thể kết thúc buổi nói chuyện bằng cách hỏi rằng: "Bạn cảm thấy buổi nói chuyện hôm nay như thế nào?" "Có ai còn có điều muốn nói với thành viên khác hay tới cả nhóm hay không?" hoặc là: "Bạn có thể tóm lược buổi trò chuyện ngày hôm nay được không?"
6.2 Một số kỹ năng xử lý hành vi lệch chuẩn và những tình huống có vấn đề trong nhóm
Nhà tham vấn cần chuẩn bị đối mặt với các hành vi lệch chuẩn và những tình huống có vấn đề trong nhóm, vì những điều này sẽ cản trở hiệu quả của tiến trình tham vấn nhóm. Do đó, việc nhận ra những hành vi lệch chuẩn và những tình huống có vấn đề sẽ hữu ích, để có được những kỹ năng và những kỹ thuật nhằm giải quyết chúng. 
- Im lặng và không tham gia
Sự im lặng có thể sảy ra hoặc không sảy ra trong nhóm. Nó có thể chỉ ra rằng các thành viên trong nhóm đang suy nghĩ hoặc là đang phản hồi, hoặc họ chán nản, không tham gia vào tiến trình của nhóm. Những người đứng đầu nhóm cần phải nhận ra đó là loại im lặng gì. Họ có thể phá vỡ sự im lặng đó bằng một câu hỏi, một hoạt động cụ thể hoặc là một hoạt động nào đó mà liên quan đến nhóm. 
Một vài thành viên thì thường xuyên im lặng, nếu họ im lặng trong hầu hết các buổi họp nhóm, đây là một tín hiệu cho thấy rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tham gia vào tiến trình làm việc nhóm. Không tham gia cũng làm giảm đi sự học hỏi và đóng góp của họ cho nhóm. Những người đứng đầu nhóm có thể kiểm tra xem loại im lặng của những thành viên trong nhóm đó có nghĩa là gì, và mời họ tham gia phát biểu một cách cởi mở, thoải mái. 
- Hành vi nói lấn át người khác
Những thành viên có thể độc chiếm một buổi họp nhóm, khi họ nói quá nhiều. Vấn đề này có thể làm cho các thành viên khác trong nhóm đôi khi cảm thấy bực mình. Nó cản trở các thành viên khác chia sẻ quan điểm của họ với nhóm. Một thành viên trong nhóm mà nói quá nhiều có thể là vì: Sự lo lắng của anh ta và nói nhiều sẽ giúp cho anh ta cảm thấy giảm bớt đi sự lo lắng đó; Cảm giác không an toàn, vì vậy anh ta thấy cần phải gây ấn tượng với những người khác, tính ba hoa làm anh ta không nhận ra được những người khác đã cảm thấy thế nào về những gì mình nói. Người đứng đầu nhóm cần sử dụng kỹ năng cắt lời người khác để dừng những hành vi như vậy.
- Hành vi tiêu cực khác
Hành vi tiêu cực khác bao gồm những sự phàn nàn, sự không đồng ý, cũng như là luôn nói về những thứ mà họ không hài lòng. Những hành vi như vậy sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí của nhóm, làm lan toả tâm lý tiêu cực đến các thành viên khác. Người trưởng nhóm có thể góp ý riêng với họ về những biểu hiện tiêu cực và tìm ra nguyên nhân của những hành vi tiêu cực đó, sau đó yêu cầu họ hợp tác một cách tức cực để giúp đỡ nhóm. Cũng rất hữu ích khi nhận ra những thành viên tích cực của nhóm, đưa ra những cầu hỏi, những yêu cầu trực tiếp với họ và sau đó sự đáp lại của họ có thể thiết lập nên một tiếng chuông tích cực cho nhóm. Đối đầu trực tiếp với một thành viên tiêu cực của nhóm là một lỗi lớn nhất mà có thể dẫn đến sự cãi cọ và mâu thuẫn. Không nhìn thẳng vào mắt những thành viên tiêu cực trong nhóm có thể sẽ làm giảm khả năng thay đổi hành vi của anh ta. 
- Những hành vi thù địch 
Sự thù địch có thể sảy ra trong cái vỏ của những lời nhận xét mỉa mai, châm biếm, thường xuyên không đồng tình, hoặc cãi cọ. Một cách mà có thể quản lý được những hành vi như vậy là có một sự mô tả của các thành viên trong nhóm rằng họ bị ảnh hưởng như thế nào và họ mong muốn những thành viên có hành vi thù địch trong nhóm thay đổi như thế nào, trong khi đó những thành viên có hành vi thù địch này chỉ ngồi nghe và không phản hồi lại. Liệu sự thù địch này có phải là xuất phát từ một xung đột đặc biệt nào đó hay không và sau đó người đứng đầu nhóm có thể sử dụng kỹ năng quản lý xung đột. Trong những tình huống khi mà có sự mâu thuẫn lớn giữa 2 thành viên, một hoặc cả hai thành viên đó có thể phải chuyển nhóm để cho nhóm được tiếp tục hoạt động có hiệu quả. 
- Sự thách thác thức gây hấn đối với người trưởng nhóm
Một số thành viên nào đó có thể liên tục thách thức người trưởng nhóm bằng sự không đồng tình với những gì họ nói, không tuân theo những chỉ dẫn của họ, đặt ra những câu hỏi thách đố làm cho người trưởng nhóm gặp khó khăn hoặc là trong khi người trưởng nhóm đang nói thì họ quay sang nói chuyện với người khác. Khi những hành vi như vậy ngày một phát sinh nhiều trong nhóm, đầu tiên người trưởng nhóm cần phải đặt câu hỏi với chính mình liệu những hành động và lời nói của mình có gây sự bực bội gì đối với các thành viên trong nhóm không. Nếu có thì ta nên thay đổi những hành động và lời nói của mình cho phù hợp. Tuy vậy, nếu những hành vi như vậy vẫn tiếp tục tiếp diễn thì người trưởng nhóm sẽ phải thay đổi, điều chỉnh bằng cách sau:
- Người trưởng nhóm có thể nói riêng với thành viên này, bày tỏ sự quan tâm của mình, liệu phải chăng có vấn đề giữa họ và mong muốn hiểu được vấn đề là gì. 
- Đôi khi, người trưởng nhóm phải nói chuyện với những thành viên khác trong nhóm để hiểu được vấn đề nếu thành viên này từ chối chia sẻ. 
- Cuối cùng người trưởng nhóm sẽ quyết định thành viên này sẽ rời nhóm, hay ở lại với nhóm thì phương án nào sẽ có lợi cho chính thành viên đó và cho các thành viên khác của nhóm.
- Đưa ra lời khuyên/ hành vi giúp đỡ
Khi một thành viên cố gắng giúp một thành viên khác vượt qua những cảm giác tiêu cực mà anh/ co ta đã mắc phải, đó gọi là hành vi “giúp đỡ” . Những câu nói như “ Đừng lo lắng, mọi thứ sẽ tốt đẹp.” Và “ Đừng tiêu cực, tôi chắc chắn nó không như vậy đâu.” sẽ không hữu ích, vì như vậy sẽ không bày tỏ được sự tôn trọng với thành viên này khi anh ta có những cảm giác như vậy. Một số thành viên khác cũng khuyên anh ta, nhưng liệu thành viên này có thể chia sẻ vấn đề của anh ta/cô ta không, điều này hoàn toàn khác với việc đưa ra lời khuyên hoặc lời gợi ý. Hành vi “Giúp đỡ” và đưa ra lời khuyên sẽ hữu ích như việc họ không chỉ ủng hộ thành viên đó khi khó khăn đã cam kết trong tiến trình giải quyết khó khăn đó.
- Xử lý tình huống khi có thành viên trong nhóm khóc
Khi một thành viên khóc trong cuộc họp của nhóm, điều quan trọng là cần xem xét việc họ có sẵn lòng thảo luận về nguyên nhân của nó hay không. Nếu hiện tại họ không sẵn lòng thảo luận về những cảm giác của họ, người trưởng nhóm cần tôn trọng quyết định của họ và đề nghị sẽ nói riêng về vấn đề này sau buổi họp. Đôi khi, do áp lực về thời gian, truởng nhóm sẽ thừa nhận những phiền muôị của thành viên và tiếp tục đề nghị có một cuộc thảo luận riêng sau cuộc họp. Một vài thành viên khóc trong cuộc họp nhóm và nhận được sự cảm thông. Trong trường hợp như vậy,thành viên khác tốt hơn không nên tập trung vào họ và cũng yêu cầu họ hãy kìm chế chia sẻ việc này lại.
- Xử lý những tình huống các thành viên khác giới có quan hệ tình ái.
Một vài thành viên có thể phát triển các cảm giác với các thành viên khác trong nhóm. Mô hình tương tác sẽ bị ảnh hưởng, khi điều nảy sảy ra các thành viên muốn gây ấn tượng với nhau, cản trở việc chia sẻ với các thành viên khác hoặc trở nên đố kị, bực tức và tức giận với những yêu cầu của người khác. Đôi khi những mối quan hệ này không ảnh hưởng tới tiến trình của nhóm, nhưng mặt khác, sẽ không tốt, đặc biệt khi nếu 2 thành viên hẹn hò hoặc nếu một người quan tâm tới một người những người đó lại không đáp lại. Trưởng nhóm có thể phải nói riêng với 2 người đó, tìm ra cách để giảm thiểu vấn đề. Cách cuối cùng một trong 2 thành viên đó có thể phải rời nhóm, để không cản trở tiến trình của nhóm. trưởng nhóm có thể đặt ra nguyên tắc chung từ lúc ban đầu để các thành viên nhóm không đi vào những mối quan hệ tình ái. và cùng nói về ảnh hưởng của nó tới tiến trình của nhóm. Tuy vậy điều này cũng không ngăn chặn được việc họ phát triển tình cảm với nhau, vì vậy trưởng nhóm cần sẵn sàng khi nó xảy ra. 
	Trong việc đương đầu với những hành vi lệch chuẩn và tình huống có vấn đề, đó có thể là một nguyên nhân yêu cầu một thành viên rời nhóm như trên đã đề cập. điều này làm một cách riêng tư là tốt nhất sau khi họp nhóm. Trưởng nhóm cần thông báo rõ ràng tại sao họ không phù hợp ở lại trong nhóm và đề nghị thành viên đó có sự lựa chọn cách thoả mãn nhu cầu của mình tốt hơn và hợp lý hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_tham_van.docx