Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng

BÀI 1:

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

XÂY DỰNG

Giới thiệu:

Để thực hiện tốt công tác kế toán ở một đơn vị nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản lý đơn vị và những người sử dụng thông tin bên ngoài đơn vị thì việc tổ chức công tác kế toán trước khi ghi sổ là một điều cần thiết tất yếu.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng.

- Trình bày được nhiệm vụ của kế toán xây dựng.

- Trình bày được hệ thống Kế toán và các Tài khoản kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.

- Xác định được hệ thống Kế toán và các Tài khoản kế toán mà doanh nghiệp xây dựng sử dụng.

- Tích cực, chủ động trong quá trình làm việc tổ chức công tác kế toán.

- Trung thực, cẩn thận và chính xác trong quá trình tổ chức công tác kế toán.

Nội dung:

1. Những vấn đề tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.

1.1. Đặc điểm của hoạt động xây dựng

 Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng thuộc lĩnh vực công nghiệp nhằm tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội. Thông thường công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị nhận thầu tiến hành.

 Đứng trên góc độ kế toán tài chính thì hoạt động của doanh nghiệp xây dựng cơ bản có những đặc điểm cơ bản sau:

 Sản phẩm xây dựng là các công trình, các vật kiến trúc đáp ung nhu cầu sử dụng toàn xã hội trong các lĩnh vực dân dụng, cầu đường hoặc thủy lợi. Ngoài ra sản phẩm xây dựng cơ bản còn có thể là các tư liệu lao động để tiếp tục quá trình sản xuất chẳng hạn các nhà xưỏng, xí nghiệp. Nhưng sản phẩm này có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài nhưng nếu xét từng sản phẩm thì ta lại bắt gặp tính đơn chiếc. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công.

 Sản phẩm xây dựng cơ bản cố định tại nơi sản xuất, đời hỏi đặt trên một khu vực địa lý nhất định thường được khách hàng chọn trước, để thực hiện được quá trình sản xuất thì các nguồn nhân lực, vật lực (máy móc thiét bị, công cụ lao động, nguyên vật liệu.) phải di chuyển thường xuyên theo địa điểm thi công. Chính vì đặc thù của sản phẩm xây dựng như vậy đã làm ảnh hưỏng đến cơ cấu của các doanh nghiệp xây dựng, bao gồm nhiều đơn vị nhận thầu rải rác khắp nơi, tách rời với bộ phận kế toán của đơn vị chủ quản.

 Bản chất của sản phẩm xây dựng cùng với cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng đã dẫn đến tình trạng mọi hợp đồng xây dựng thường chiếm gần hết thời lượng trong năm kế toán của doanh nghiệp.

 Giá tiêu thụ của sản phẩm xây dựng cơ bản dựa theo giá dự toán trên cơ sở đã điều chỉnh thêm phần thực tế phát sinh ngoài dự toán được duyệt hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước; do vậy tính hàng hóa của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ ràng.

 Phần lớn công việc theo hợp đồng xây dựng cần phải thực hiện lắp ráp nhiều loại vật liệu nhiều bộ phận chi tiết thuộc những nguồn lực khan hiếm quan trọng, do vậy phải có kế hoạch tổ chức thi công cụ thể để tránh tối đa sự gián đoạn trong thi công công trình. Sự gián đoạn của công trình ảnh hướng rất lớn đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp.

Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay, phần lớn đều theo phương thức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến các đội, các xí nghiệp xây dựng trong nội bộ doanh nghiệp theo từng hợp đồng xây dựng đấu thầu được. Trong giá khoán gọn bao gồm cả tiền nhân công, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thi công và các chi phí chung của bộ phận nhận khoán.

 

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 112 trang xuanhieu 15760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng

Giáo trình mô đun Kế toán xây dựng
ộp từ HĐKD
=
+
-
-
-
	Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính như sau:
	2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
	Tài khoản này dùng để xác định kết quả sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp xây dựng trong một kỳ hạch toán. Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng bao gồm kết quả sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả của hoạt động khác.
Kết quả sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm xây dựng, thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ, lao vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính.
Kết quả của các hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911
Bên Nợ: 
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
3. Phương pháp kế toán:
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 811 - Chi phí khác.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển TK 8212
- Nếu số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. 
- Nếu số phát sinh nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
	Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
- Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Kết chuyển lỗ, ghi: 
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 12.1:
	Công ty A là 1 doanh nghiệp xây dựng, liên quan đến kết quả kinh doanh trong quý l năm 2015 được tổng hợp như sau:
Doanh thu bán hàng thuần trong kỳ tiêu thụ sản phẩm xây dựng và tiêu thụ thành phẩm: 4.500.000.000 đ, trong đó doanh thu nội bộ: 450.000.000 đ
Giá vốn bán hàng phát sinh trong kỳ là: 3.650.000.000 đ
Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ là: 120.000.000 đ, trong đó sô phân bổ vào kết quả kinh doanh kỳ này là: 100.000.000 đ
Chi phí quản lý phát sinh trong kỳ là: 300.000.000 đ, trong đó số phân bổ vào kết quả kinh doanh kỳ này là: 240.000.000 đ
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý của các kỳ trước kết chuyển vào kết quả kinh doanh kỳ này là: 220.000.000 đ, trong đó chi phí bán hàng là: 70.000.000 đ và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ là: 150.000.000 đ
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ: 450.000.000đ
Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ: 80.000.000đ
Thu nhập khác phát sinh trong kỳ là: 120.000.000 đ
Chi phí khác đã phát sinh trong kỳ: 100.000.000 đ
Tính và kết chuyển lợi nhuận sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ, biết kết quả kinh doanh kỳ trước đã phân phối hết.
Yêu cầu:
Kết chuyển các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vào TK 911, xác định kết quả kinh doanh .
Lập phần báo cáo lãi lỗ của báo cáo kết quả kinh doanh quí I năm 2015, biết thuế TNDN đầu ra phải nộp trong kỳ là: 450.000.000 đ
Câu 12.2: 
Lấy dữ liệu bài tập 2 của Bài 8 – “Tính giá thành sản phẩm” + Bổ sung thêm
Trong tháng doanh nghiệp đã thi công hoàn thành bàn giao hạng mục A1 thuộc công trình A cho đơn vị giao thầu công ty Z, giá trị dự toán hạng mục công trình A1 theo hợp đồng 1.260.000.000, thuế GTGT 10%. Công ty Z chuyển khoản thanh toán ngay cho doanh nghiệp 50% sau khi trừ đi khoản đã ứng trước 100.000.000 theo điều khoản ngay sau khi ký hợp đồng. Giá trị khối lượng xây dựng dở dang của hạng mục A2 cuối tháng xác định được 52.670.000.
Cuối tháng công ty Z đã chuyển khoản thanh toán hết phần còn lại cho doanh nghiệp. Đồng thời thưởng cho doanh nghiệp do thi công vượt tiến độ là 2% giá trị dự toán hạng mục công trình A1. Doanh nghiệp đã nhận giấy báo Có TK của ngân hàng và ghi nhận tiền thưởng. 
Yêu cầu: Xác định kết quả kinh doanh.
Câu 12.3:
Lấy dữ liệu bài tập 3 của Bài 8 – “Tính giá thành sản phẩm” + Bổ sung thêm
Cuối kỳ, nhà thầu tự xác định doanh thu thực hiện tương ứng với phần khối lượng xây dựng hoàn thành trên, đối với công trình A: 1.100.000.000, đối với công trình B: 1.700.000.000
Yêu cầu: Xác định kết quả kinh doanh.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Các đối tượng, khoản mục nào được liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh. Xác định các Tài khoản liên quan?
Các bước để xác định kết quả kinh doanh?
Tính toán được kết quả kinh doanh của DN?
Hình thức đánh giá: Tự luận (viết)
BÀI 13: 
KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Giới thiệu:
Cùng với việc xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc phân phối sử dụng đúng đắn, hợp ký kết quả kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, đảm bảo cho yêu cầu quản lý vốn, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động. 
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tượng “lãi giả lỗ thật” hoặc “lỗ giả lãi thật”, việc sử dụng các quỹ vốn còn nhiều tuỳ tiện chưa theo đúng mục đích của chúng. Do đó, để khắc phục những mặt tồn tại nêu trên yêu cầu kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế phải không ngừng hoàn thiện.
Mục tiêu: 
Trình bày được nội dung, nguyên tắc và tài khoản sử dụng phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp xây dựng 
Thực hiện được các bút toán xác định lợi nhuận trong DN xây dựng.
Vận dụng kiến thức xác định được lợi nhuận từ kết quả kinh doanh.
Vận dụng ghi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.
Nội dung:
1. Nội dung:
Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính là sổ thu nhập lốn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động như: cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoản, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn gốc và quỹ, lãi vốn góp kinh doanh...
+ Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được huy bỏ, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản...
2. Nguyên tắc:
	Theo chế độ hiện hành đối với các doanh nghiệp nhà nước, lợi nhuận được phân phối theo thứ tự như sau:
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.	
Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
Trả tiền phạt như tiền phạt vi phạm kỷ luật thu ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí thực tế đã cho nhưng không được tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phần lợi nhuận còn lại trích lập các quy định của doanh nghiệp như sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển: trích từ tỷ lệ quy định trở lên không hạn chế mức tối da.
+ Quỹ dự trữ.
+ Số còn lại sau khi trích các quỹ trên được trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Trường hợp trích 1 quỹ này không đủ 2 tháng lương thực hiện thì doanh nghiệp được giảm trích bổ sung vốn kinh doanh lên trên để đảm bảo mức trích 2 quỹ này bằng 2 tháng lương thực hiện; Mức giảm tối đa bằng mức trích bổ sung vốn.
3. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu;
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
	- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
4. Phương pháp kế toán:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:
	- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212).
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212)
	Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
	Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
	Có các TK 111, 112,... (số tiền thực trả).
Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
	Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
	Có TK 4112 - (số chênh lêch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá) 
Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
	Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 
	Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.
	Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
	Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531, 3532, 3534).
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
	Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
	Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 13.1:
Xác định lợi nhuận sau thuế của Bài tập 2 – BÀI 13: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
Câu 13.2:
Xác định lợi nhuận sau thuế của Bài tập 3 – BÀI 13: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Lợi nhuận sau thuế là Khoản mục như thế nào? Các bước để xác định lợi nhuận sau thuế?
Tính toán được Lợi nhuận sau thuế của DN xây dựng?
Hình thức đánh giá: Tự luận (viết – kết hợp bài 13)
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
TK	:	Tài khoản
	NVL	:	Nguyên vật liệu
CP	:	Chi phí
	TK	:	Tài khoản
	DN	:	Doanh nghiệp
	CNV	:	Công nhân viên
	NLĐ	:	Người lao động
BHXH 	: 	Bảo hiểm xã hội 
BHYT 	:	Bảo hiểm y tế
BHTN 	:	Bảo hiểm thất nghiệp 
KPCĐ 	:	Kinh phí công đoàn 
TSCĐ	:	Tài sản cố định
GTGT	:	Giá trị gia tăng
SXKD	:	Sản xuất kinh doanh
XDCB	:	Xây dựng cơ bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành Kế toán doanh nghiệp xây dựng & Kế toán đơn vị chủ đầu tư, năm 2001.
Nhiều Tác Giả, Kế Toán Tài Chính, Tái Bản Lần Thứ 5, NXB Tài chính, Tháng 12/2006.
Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp - Quyển 2: Báo Cáo Tài Chính, Chứng Từ Và Sổ Kế Toán, Sơ Đồ Kế Toán, Tháng 09/2007.
Thông tư 210/2009/TT - BTC ngày 06/11/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. 
Thông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Vũ Việt - ThS. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình Kế toán doanh nghiệp xây dựng, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, 2010.
TS. Nguyễn Phương Liên, Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây dựng (đã cập nhật TT 244/2009/ TT – BTC ngày 31/12/2009 và có hiệu lực từ ngày 15/02/2010), Bộ Tài Chính, NXB Tài chính.
Thông tư 200/TT – BTC ngày 24/12/2104: Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
Thông tư 151/TT – BTC ngày 10/10/2014: hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ – CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_xay_dung.doc