Giáo trình mô đun Kế toán kho

Giới thiệu:

Bài học này giúp sinh viên hiểu rõ thế nào là hàng tồn kho, ý nghĩa và nhiệm

vụ của kế toán kho, để ứng dụng trong công việc khi làm thủ kho và kế toán kho

trong tương lai.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm Hàng tồn kho;

- Trình bày được ý nghĩa của dự trữ hàng tồn kho

- Hiểu được nhiệm vụ của kế toán kho;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học.

1. Khái niệm Hàng tồn kho

Theo “chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02”

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản

xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: hàng mua đang đi trên đường, hàng hoá tồn kho,

hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa

làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho,

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ;

- Chi phí dịch vụ dở dang

2. Đặc điểm của hàng tồn kho

Từ khái niệm Hàng tồn kho đã được đưa ra ở trên, ta có thể thấy đặc điểm

của Hàng tồn kho chính là những đặc điểm riêng của nguyên, vật liệu, công cụ,3

dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hóa. Với mỗi loại, chúng có

những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất: Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động đã được

thể hiện đưới dạng vật hóa như: Sợi trong doanh nghiệ dệt, da trong doanh

nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc.

Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định

và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu

hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất

của sản phẩm.

Thứ hai: Công cụ, dụng cụ (CC,DC) là những tư liệu lao động không đủ

tiêu chuẩn quy định để xếp vào tài sản cố định.

CC,DC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất-kinh doanh, trong quá trình

sủ dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.

Về mặt giá trị CCDC cũng bị hao màn dần trong quá trình sử dụng, bởi

vậy khi phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất- kinh doanh, kế toán phải

sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản trong công tác kế

toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy

được.

Thứ ba: Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế

biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm

đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Sản phẩm của các doanh nghiệp

công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có bán thành

phẩm. Những sản phẩm hàng hóa xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hay chấp

nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hóa thực hiện.

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Kế toán kho trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 105 trang xuanhieu 17760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Kế toán kho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Kế toán kho

Giáo trình mô đun Kế toán kho
 157 (300 SP.B) : 14.670.000 đ (Gửi hàng cho đại lý Y, giá bán chưa có 
thuế GTGT là 17.970.000 đ) 
Trong tháng đã phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến thành phẩm như sau 
1/ PXSX của DN đã SX xong nhập kho được 1.500 SP.A và 2.000 SP.B, giá 
thành SX đã tính được của 1 SP.A là 40.000 đ/SP và 1 SP.B là 50.000 đ/SP 
2/ Xuất kho 800 SP.A (theo giá bình quân) cho Công ty X, giá bán 1 SP.A là 
55.000 đ (giá chưa có thuế GTGT). Đã thu tiền mặt 800 SP.A. Số chiết khấu 
thanh toán chấp nhận cho Công ty X được hưởng bằng 2% trên giá bán 
3/ Xuất kho 500 SP.B (theo giá bình quân) cho đại lý bán hàng Y. Giá bán 
60.000 đ/SP.B (giá chưa có thuế GTGT). 
4/ Thu tiền trả góp của 1 khách hàng 2.500.000 đ bằng TM của số SP.A trong 
đó phần lãi do bán hàng trả góp được xác định là 125.000 đ. 
5/ Xuất kho 1.000 SP.B (theo giá bình quân) cho Công ty Z theo phương thức 
bán trả góp. Giá bán trả góp là 62.000 đ/SP.B (giá chưa có thuế), giá bán 1 lần 
chưa có thuế GTGT là 60.000 đ/SP.B. Công ty Z đã trả tiền hàng tháng này bằng 
tiền mặt là 6.000.000 đ. 
6/ Báo cáo bán hàng của đại lý Y : đã tiêu thụ 300 SP.Btháng trước và 350 SP.B 
tháng này, đã nộp tiền mặt cho DN đồng thời đã trừ lại phần hoa hồng được 
hưởng bằng 10% trên số SP đã tiêu thụ 
Y u Cầu : Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 
Yêu cầu đánh giá 
- Trình bày khái niệm và nhiệm vụ của kế toán hàng gửi đi bán 
- Trình bày nguyên tắc kế toán hàng gửi đi bán 
- Hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hàng gửi đi bán 
 87 
BÀI 6 
CHỨNG TỪ SỔ SÁCH SỬ DỤNG 
Giới thiệu: 
Thủ kho và kế toán kho cần phải sử dụng chứng từ để theo dõi chi tiết tình 
hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, 
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá ở từng kho, làm căn cứ đối chiếu số thực tế 
và số trên sổ sách. 
Mục tiêu: 
- Trình bày được quy trình lập và luân chuyển chứng từ về nguyên vật liệu, hàng 
hóa, thành phẩm. 
- Lập được chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm. 
- Lập được báo cáo tồn kho, báo cáo nhập - xuất - tồn. 
- Cần mẫn, có trách nhiệm với công việc. 
- Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, quan tâm đến sự phát triển của đơn vị. 
1. Tổ chức hệ thống chứng từ 
 Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm trong các 
doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết 
định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Hệ thống chứng từ về nguyên vật 
liệu theo chế độ kế toán đã ban hành bao gồm: 
- Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT 
-Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT 
-Biên bản kiểm nghiệm Mẫu số 05-VT 
-Thẻ kho Mẫu số 05-VT 
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Mẫu số 07-VT 
-Biển bản kiểm kê vật tư Mẫu số 08-VT 
-Hoá đơn GTGT (bên bán lập) Mẫu số 01GTKT-3LL 
-Hoá đơn thông thường (bên bán lập) Mấu số 02GTTT-3LL 
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Mẫu số 03PXK-3LL 
 88 
 Trong đó, Biên bản kiểm nghiệm và Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ là các 
chứng từ hướng dẫn còn lại là các chứng từ bắt buộc. Quy trình lập và luân 
chuyển chứng từ về nguyên vật liệu được khái quát qua sơ đồ sau: 
Sơ đồ 1: 
2. Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 
 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động 
nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm 
cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư. Công tác hạch toán 
chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu 
hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân 
chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy, từng bãi. Hiện nay 
các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp: phương pháp thẻ 
song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư 
2.1. Hạch toán theo phương pháp thẻ song song 
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của 
từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được 
chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp 
của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng 
 89 
từ đó. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng 
loại vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tư. 
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến 
động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày 
hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho 
nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào 
sổ chi tiết vật liệu. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho 
từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết 
vật liệu với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế 
toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu. 
Sơ đồ 2: 
Ưu đi m: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, 
dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng 
danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. 
Nhược đi m: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm 
tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian. 
Điều kiện ận dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán 
máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh 
nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn 
chế. 
 90 
2.2. Hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp thẻ song 
song. 
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu theo 
từng kho, cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu 
theo từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập Bảng kê nhập vật liệu, Bảng 
kê xuất vật liệu. Rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối kỳ đối chiếu thẻ kho 
với sổ đối chiếu luân chuyển. 
Sơ đồ 3: 
 Quy trình hạch toán chi tiết VL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển 
Ưu đi m: Tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song song, 
giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng lặp. 
Nhược đi m: Khó kiểm tra, đối chiếu, khó phát hiện sai sót và dồn công việc vào 
cuối kỳ nên hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục, hơn nữa làm ảnh 
hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. 
Điều kiện ận dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có 
 91 
nhiều danh điểm vật tư nhưng số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều, không 
có điều kiện bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình 
hình nhập xuất hàng ngày. 
Bảng kê nhập (xuất) vật liệu 
Mã VT Tên VL ĐVT 
Giá 
HT 
Số lượng 
Chứng từ 
Số lượng 
Số tiền 
Kho... Kho... Cộng 
Sổ đối chiếu luân chuyển 
Năm........ Kho........ 
Mã 
VL 
Tên 
VL 
ĐVT 
Đơn 
giá 
Số dư đầu T1 Luân chuyển tháng 1 Số dư đầu T2 
SL TT 
Nhập Xuất 
SL TT 
SL TT SL TT 
2.3. Hạch toán theo phương pháp sổ số dư 
Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn 
ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho vào Sổ số 
dư. 
Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 đến 10 ngày, kế toán nhận chứng từ do thủ kho 
chuyển đến, có lập phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào đó, kế toán lập Bảng 
luỹ kế nhập xuất tồn. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên Sổ số dư do thủ kho 
chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên sổ số dư 
với Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. 
 92 
Sơ đồ 4: Quy trình hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư 
Ưu đi m: Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công 
việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ. 
Nhược đi m: Sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm 
tra, đối chiếu và phát hiện sai sót. 
Điều kiện ận dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật 
tư và số lần nhập xuất của mỗi loại nhiều, đồng thời nhân viên kế toán và thủ 
kho của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao. 
 93 
Phiếu giao nhận chứng từ 
Từ ngày...... đến ngày...... tháng......năm...... 
Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu Số tiền 
Ngày......tháng......năm...... 
Người nhận Người giao 
( Cột số tiền do kế toán tính toán và điền vào, thủ kho và kế toán chỉ giao nhận 
về lượng và số hiệu chứng từ) 
Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho vật liệu 
Tháng......năm...... Kho...................... 
Mã 
VL 
Tên 
vật 
liệu 
Đơn 
giá 
Tồn 
đầu 
tháng 
Nhập Xuất 
Tồn cuối 
tháng 
Từ ngày.. 
Đến 
ngày.. 
Từ 
ngày.. 
Đến 
ngày.. 
Cộng 
nhập 
Từ ngày.. 
Đến 
ngày.. 
Từ ngày.. 
Đến 
ngày.. 
Cộng 
xuất 
 94 
Sổ số dư 
Năm....... Kho........ 
Mã VL 
Tên vật 
liệu 
ĐVT 
Đơn 
giá 
Số dư đầu 
năm 
Tồn kho cuối 
tháng 1 
Tồn kho cuối 
tháng 2 
..... 
SL TT SL TT SL TT 
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẦM 
Tên thành phẩm:.. 
Đơn ị tính: mét, ngàn đồng 
Chứng từ Nội dung Đơn giá Nhập Xuất Tồn 
Nhập Xuất Số 
lượng 
Số 
tiền 
Số 
lượng 
Số 
tiền 
Số 
lượn
g 
Số 
tiền 
 95 
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ 
(Mẫu số S10-DN) 
 1. Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả 
về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng 
hoá ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. 
 2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ 
Sổ này được mở theo từng tài khoản (Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; 
Thành phẩm; Hàng hoá: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật 
liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá. 
Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng 
cụ, thành phẩm, hàng hoá. 
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ. 
- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng. 
- Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá 
nhập, xuất kho. 
- Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho. 
 96 
- Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, dụng 
cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2). 
- Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, dụng cụ, vật liệu, hàng hoá xuất kho. 
- Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (Cột 5 = cột 1 
x Cột 4). 
- Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho. 
- Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho (Cột 7 = cột 1 
x cột 6). 
Đơn vi:.. 
Địa chỉ:. 
Mẫu số: S11-DN 
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC 
ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) 
 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT 
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA 
Tài khoản: ........ 
Tháng ........ năm ......... 
STT 
Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa 
Số tiền 
Tồn 
đầu kỳ 
Nhập 
trong kỳ 
Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 
A B 1 2 3 4 
 Cộng 
Người lập 
(Ký, họ t n) 
 Ngày ...... th ng ....... năm ..... 
Kế toán trưởng 
(Ký, họ t n) 
 1. Mục đích: Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết 
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, nhằm đối chiếu với 
số liệu Tài khoản 152, 153, 155, 156, 158 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 
 2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ 
 Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá được lập một bảng 
riêng. Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ 
chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá để lập. 
 97 
 - Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. 
 - Cột B: Ghi tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo Sổ 
chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mỗi thứ ghi 1 dòng). 
 - Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật 
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ). 
 - Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ chi tiết 
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ). 
 - Cột 3: Giá trị xuất trong kỳ (Lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ chi tiết 
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ). 
 - Cột 4: Giá trị tồn cuối kỳ (Lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ chi tiết vật 
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ). 
 Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng 
cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc trên Sổ Cái của các 
Tài khoản 152, 153, 155, 156 và 158. 
 + Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ. 
 + Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ. 
 + Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có. 
 + Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ. 
Yêu cầu đánh giá 
- Trình bày quy trình lập và luân chuyển chứng từ về nguyên vật liệu, hàng hóa, 
thành phẩm. 
- Lập được chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm. 
- Lập được báo cáo tồn kho, báo cáo nhập - xuất - tồn. 
 98 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
 NVL : Nguyên vật liệu 
 NL- VL : Nguyên liệu- Vật liệu 
 TK : Tài khoản 
TGNH : Tiền gửi ngân hàng 
 DN : Doanh nghiệp 
 CNV : Công nhân viên 
NLĐ : Người lao động 
BHXH : Bảo hiểm xã hội 
BHYT : Bảo hiểm y tế 
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp 
KPCĐ : Kinh phí công đoàn 
TSCĐ : Tài sản cố định 
GTGT : Giá trị gia tăng 
SXKD : Sản xuất kinh doanh 
 CPNVLTT : Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 
 CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp 
 CPSXC : Chi phí sản xuất chung 
Ký hiệu và chữ viết tắt sử dụng trong giáo trình 
Đường kẻ đơn: Biểu thị bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
Đường kẻ mũi tên: Biểu thị bút toán kết chuyển 
Đường kẻ mũi tên 2 đầu: Biểu thị quan hệ đối chiếu 
Dấu XXX: Biểu thị số tiền 
 99 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]- Nguyên lý kế toán. PGS.TS .Võ Văn Nhị, NXB Tài chính, năm 2011 
[2]- Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1 của Bộ Tài 
chính, NXB Tài chính năm 2006 
[3]- Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2 của Bộ Tài 
chính, NXB Tài chính năm 2006 
[4]- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập, PGS.TS .Nguyễn Văn Công, NXB Đại 
học Kinh tế Quốc dân năm 2006 
[5]- Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, PGS.TS. Nguyễn Văn Công, NXB 
Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2006 
[6]- Giáo trình kế toán tài chính, GS.TS. Ngô Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, NXB 
Tài chính năm 2006 
[7]- Kế toán doanh nghiệp sản xuất - NXB Tài chính 12/2000 - TS. Nguyễn Đình Đỗ - 
CN. Phạm Thị Thoan 
[8]- Kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới, NXB thống kê, TT. Tác giả Học 
viện tài chính, năm 2005 
[9]- Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài 
chính, 2005, TS. Nguyễn Văn Bảo 
[10]- Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong các loại hình 
doanh nghiệp, NXB Thống kê năm 2001 
[11]- Các tài liệu sách, báo về kế toán, kiểm toán, tài chính 
 Chuẩn mực kế toán 
Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. 
  toán thiên ưng 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_kho.pdf