Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật

Giới thiệu: Giới thiệu các kiến thức chung về tàn tật, người khuyết tật, các khái niệm, phân dạng và đặc điểm tâm lý.

Mục tiêu:

- Về kiến thức: Trình bày được khái niệm, phân dạng tàn tật, nguyên nhân và hậu quả của tàn tật

- Về kỹ năng: Truyền thông vận động cộng đồng phòng ngừa tàn tật

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của người khuyết tật trong hòa nhập cộng đồng.

Nội dung chính:

1. Khái niệm, phân dạng tàn tật

Vấn đề đưa ra khái niệm như thế nào là người khuyết tật nó quyết định đến số lượng, đặc điểm và các giải pháp đề ra. Tuy nhiên ở nước ta tại thời điểm hiện nay do cách tiếp cận khác nhau nên cũng nhiều khái niệm khác nhau.

* Bộ Y tế: Người khuyết tật là người có khuyết tật thể hiện những dối loạn tâm sinh lý hoặc một chức năng nào đó của con người như nghe, nhìn, vận động, thần kinh

 * Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Người khuyết tật là người có khuyết tật, không có khả năng tự nuôi sống bản thân phải dựa vào cộng đồng, người thân và trợ giúp của Nhà nước.

 * Pháp lệnh Người tàn tật: Người khuyết tật là ngươì không phân biệt nguồn gốc sinh ra khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể hay chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

* Tàn tật: là sự mất mát, thiệt thòi phải chịu đựng do khuyết tật hay do mất khả năng khiến họ không thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc như người bình thường (có xét tới tuổi tác, giới tính, các yếu tố văn hoá và hoàn cảnh xã hội).

 * Thông qua các khái niệm trên rút ra đặc điểm chung:

 - Người khuyết tật là người thiếu, hỏng hoặc không bình thường về thể lực, trí lực, hoặc thẩm mỹ cơ thể.

- Người khuyết tật là người giảm hoặc mất khả năng thực hiện những chức năng bình thường của cơ thể trong cuộc sống, trong lao động, trong học tập hoặc do những mặc cảm tâm lý gây ra.

Sự khuyết tật có thể được phân loại theo các loại hình sau:

- Vật lý

- Các giác quan ( nghe/nhìn)

- Trí tuệ

- Tâm lý

* Có nhiều cấp độ của khuyết tật

 - Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực hiện một hành vi cụ thể nào đó.

 - Trung bình: Người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi thông thường.

- Cao: Cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường nhật.

 Đại đa số người trong xã hội thường cảm thấy không có thái độ hợp tác với người khuyết tật đặc biệt là trong lĩnh vực tạo việc làm vì họ cho rằng người khuyết tật không thể làm việc bình thường và hiệu quả như những người bình thường khác. Vì vậy việc giúp đỡ người khuyết tật còn gặp nhiều rào cản, khó khăn, cần tìm ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả để giúp người khuyết tật tìm được việc làm, cảm thấy có ích cho gia đình, xã hội và tìm được niềm vui trong cuộc sống, tạo cho họ một việc làm phù hợp với khả năng để họ có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.

 

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 44 trang xuanhieu 6200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người khuyết tật
uả cao. 
Công tác đào tạo nguồn lực cho giáo dục khuyết tật ngày càng được quan tâm đến nay các trường đại học, cao đẳng sư phạm đã có các khoa đào tạo, giáo dục đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ liên quan đã ban hành mã ngành đào tạo giáo dục trẻ em khuyết tật, giáo dục đặc biệt. Có 264 cán bộ quản lý giáo dục của 63 tỉnh, thành phố và giảng viên của các trường đại học và cao đẳng sư phạm trong cả nước đã được bồi dưỡng về giáo dục trẻ khuyết tật, gần 700 giáo viên trung học được đào tạo trình độ chuyên môn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại 07 trường cao đẳng sư phạm, hơn 10.000 giáo viên mầm non và trung học được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dạy học trẻ khuyết tật, mạng lưới giáo viên cốt cán của các huyện được hình thành để đáp ứng nhu cầu đi học của gần 230.000 trẻ khuyết tật. 
Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn trẻ em khuyết tật chưa tiếp cận được với dịch vụ giáo dục, nhất là ở nông thôn. Theo kết quả đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 36,8% người khuyết tật đã từng đi học tại các trường tiểu học hoặc phổ thông. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức của gia đình và cộng đồng, cơ sở vật chất giáo dục chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận...
* Học nghề của người khuyết tật
Kể từ khi có Pháp lệnh đến nay, số lượng người khuyết tật được học nghề ngày càng tăng: giai đoạn 1999 - 2004 có gần 19.000 người; giai đoạn 2005-2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người, gấp 2 lần so với giai đoạn trước (riêng năm 2008 có 8.712 người khuyết tật được học nghề). Hiện tại trong cả nước có 260 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố, trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật. Trong những năm qua nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật (2005: 11,5 tỷ; 2006: 20tỷ; 2007: 156 tỷ; 2008: 165 tỷ và 2009: 183 tỷ (bao gồm 2 đối tượng nông dân và người khuyết tật). 
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương đã được kiện toàn một bước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề cũng đã quy định: các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi xuất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận người khuyết tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Người khuyết tật học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động. 
Đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 cho thấy tỷ lệ người khuyết tật được học nghề còn thấp chiếm 12,1%.
* Việc làm của người khuyết tật
Theo khảo sát năm 2008, có trên 50% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp (trên 70%). Thực hiện các chính sách giải pháp tạo việc làm người khuyết tật, cả nước có hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh và người khuyết tật, tạo việc làm ổn định cho 15.000 lao động là người khuyết tật, khoảng 65% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: miễn giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất... Tuy nhiên, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
Pháp luật lao động quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn tật vào làm việc tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động là người tàn tật theo quy định phải đóng một khoản tiền vào Quỹ việc làm cho người tàn tật. Hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện được quy định này. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác bản thân người khuyết tật chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với sức khoẻ, đặc điểm của người khuyết tật, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù như luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải... 
6. Cung cấp các chương trình vui chơi giải trí cho người khuyết tật
Thực hiện quy định pháp luật, trong những năm qua các Bộ, ngành địa phương đã có cố gắng trong việc bảo đảm điều kiện tiếp cận công trình công cộng, vui chơi giải trí đối với người khuyết tật, như: ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình công cộng bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận; cải tạo, sửa chữa các công trình công cộng chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận... Tuy nhiên, số lượng các công trình hạ tầng cơ sở bảo đảm điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật còn rất ít. Nhất là việc tiếp cận các công trình giao thông, cơ quan hành chính nhà nước, bệnh viện, trường học... Nguyên nhân chính là do nhận thức và quan tâm của xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế, do thiếu nguồn lực để đầu tư, cải tạo sửa chữa các công trình, thiếu chế tài xử phạt và sự giám sát của các cơ quan thực thi pháp luật. 
Bài 5: Các tổ chức của người khuyết tật
Mã bài: MĐ29_B05
Giới thiệu: Các tổ chức của người khuyết tật: Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội người mù...
Mục tiêu:
- Về kiến thức: Trình bày được các nội dung và biện pháp tổ chức các hoạt động hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được kỹ năng giao tiếp phù hợp với người khuyết tật;
+ Xây dựng được các chương trình giáo dục người khuyết tật tại cộng đồng;
+ Phối hợp được với gia đình, cộng đồng chăm sóc người khuyết tật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực tuyên truyền xóa bỏ kỳ thị với người khuyết tật;
+ Tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Nội dung chính:
1. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi là một tổ chức xã hội có tính chất đặc thù tập hợp tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam, người nước ngoài đoàn kết cùng hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp  của người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Mục đích của Hội: Hoạt động nhằm đẩy mạnh trợ giúp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, trẻ mồ côi, tích cực vận động thu hút mọi năng lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật, giúp họ hòa nhập cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ của Hội:
1. Tuyên truyền đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến người tàn tật, trẻ mồ côi. Tổ chức các hoạt động và vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần;
2. Tham gia với các sở, ban, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội. Tham gia chương trình, dự án, tư vấn, phản biện và giám định xã hội do cơ quan Nhà nước yêu cầu và theo quy định của Pháp luật;
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện vì lợi ích của người tàn tật và trẻ mồ côi trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội người mù Việt Nam
Hội Người mù Việt Nam là tổ chức xã hội đặc thù, được thành lập để góp phần cùng toàn dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước đồng thời tập hợp, động viên người mù chăm lo, giúp đỡ nhau về xã hội, văn hoá và nghề nghiệp, tạo môi trường để người mù phấn đấu vươn lên, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tháng 4/1969, Hội Người mù Việt Nam được thành lập, trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, Hội đã xây dựng cơ sở hội rộng khắp với trên 400 Hội ở quận, huyện và 2.500 chi Hội ở xã, phường, thị trấn với 65.000 hội viên, đã trở thành mái nhà chung, là chỗ dựa tinh thần cho nhiều hội viên.
Theo thống kê, hiện cả nước có trên một triệu người khuyết tật (NKT) về mắt, hầu hết trong số họ sống dựa vào sự cưu mang của gia đình, một số ít làm các nghề như bói toán, tẩm quất, hát xẩm hoặc hành khất để kiếm sống qua ngày.
Các công tác phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề và tổ chức sản xuất luôn được Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, các cấp Hội đang quản lý 334 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động là người mù. Bên cạnh đó, Hội đã xóa mù chữ cho 25.000 hội viên, tuyên truyền vận động trên 7.000 trẻ em mù học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục của Nhà nước. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã có một số nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ si ưu tú và hàng trăm người qua đào tạo các học viên âm nhạc, trường nghệ thuật, trở thành các nghệ sĩ đang phục vụ nhân dân. Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, các vận động viên khiếm thị tham gia thi đấu tại Paralympic, Games, Asean Para Games đã đem về cho đất nước hàng trăm huy chương các loại, được Nhà nước tặng thưởng huân chương.
Đất nước đổi mới, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề xã hội và người khuyết tật ngày càng được quan tâm. Việc ra đời Luật Người khuyết tật năm 2011 và các nghị định, quyết định của Chính phủ cùng hệ thống các thông tư, văn bản dưới luật đã và sắp được ban hành, các chương trình, đề án trợ giúp NKT đã tạo điều kiện cho đối tượng ngày càng bình đẳng và những cơ hội để phấn đấu vươn lên, trở thành những công dân đóng góp xây dựng đất nước.
Xuất phát từ bản chất là một tổ chức xã hội đặc thù của NKT về mắt, công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức được Hội hết sức chú trọng và trở thành phương pháp công tác trọng tâm của các cấp Hội. Mục đích là nhằm xóa bỏ tâm lý tự ti mặc cảm, nỗ lực học tập rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và năng lực để hòa nhập với cộng đồng xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân hiểu đúng về tật mù, tin tưởng vào khả năng học tập, làm việc của người mù, tiến đến chung tay góp phần cùng Hội chăm lo đời sống, việc làm, văn hóa cho các anh chị em hội viên. Trên thực tế, những năm qua, cấp hội nào làm tốt công tá tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức thì những hội viên ở nơi đó có đời sống vật chất và tinh thần, việc làm ngày càng phát triển.
Để nâng cao nhận thức, xã hội hóa công tác chăm lo đời sống, việc làm cho những người khiếm tính cần tập trung vào 3 lĩnh vực:
Một là, nâng cao nhận thức cho chính bản thân đối tượng người mù
Do hoàn cảnh của đất nước có chiến tranh xâm lược kéo dài và kinh tế xã hội chậm phát triển nên hầu hết những người khiếm thị không được phục hồi chức năng và đi học đúng độ uổi. Trước khi tham gia Hội, họ đều có tâm trạng bị quan, rụt rè và đầy mặc cảm về thân phận, phần lớn đều có sức khỏe yếu và thiếu các kỹ năng trong cuộc sống. Vì vậy, các cấp Hội sau khi thành lập, hoạt động đầu tiên là tổ chức các lớp phục hồi chức năng, dạy chữ Braille ngay tại cộng đồng dân cư nơi hội viên sinh sống. Bên cạnh đó, từ năm 1994 đến năm 2010, Hội đã phối hợp với Hiệp hội Người tàn tật thị lực Thụy Điển triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở 12 tỉnh, thành cho trên 4.000 người mù. Đặc biệt, năm 1997, được sự tài trợ Na Uy, Hội đã xây dựng Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng tại Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho đối tượng lên một bước tiến mới. Bình quân mỗi năm, Trung tâm mở từ 06-08 khóa học, đến nay đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên dạy phục hồi chức năng và chữ Braille gồm 400 người.
Hội đã quy định Điều lệ hội viên được sinh hoạt ít nhất 6 tháng một lần và các hình thức giáo dục truyền thống là tàn mà không phế, thành lập các câu lạc bộ ở các địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức cho các hội viên. Nhiều tỉnh, thành Hội đã thành lập tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên tại cơ quan hoặc tại cơ sở sản xuất khi có đủ điều kiện nên đã gắn kết hoạt động Hội với các phong trào của địa phương. Với những kết quả này, đã làm thay đổi tâm lý của người mù, không còn tự tin mặc cảm, mạnh dạn tham gia học chữ, học nghề, vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống bản thân.
Hai là, nâng cao nhận thức thông qua truyền thông thông tin đại chúng
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đã chú trọng công tác tuyên truyền, coi đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả tác động đến nhận thức trong xã hội hiểu đúng về tật mù và khả năng của người mù. Năm 1970, Hội đã xuất bản Tạp chí Đời mới, sau 43 năm hoạt động, tạp chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là cơ quan báo chí độc lập nằm trong hệ thống báo chí quốc gia. Đến nay, Tạp chí có 04 loại hình: chữ Braille, tạp chí truyền thanh bằng băng cassette và địa CD, tạp chí chữ đen và cổng thông tin Hội Người mù Việt Nam tại địa chỉ 
Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình "Niềm tin ánh sáng" dành riêng cho người khiếm thị. Đài Phát thành Truyền hình Hải Phòng có chương trình "Vòng tay ánh sáng" đã duy trì hoạt động 10 năm, bình quân mỗi năm đăng tải 1.500 tin, bài, phóng sự phát thanh truyền hình và báo in về người khiếm thị. Qua đó, bằng hình ảnh người thực, việc thực, những tấm gương phấn đấu trong lao động, học tập, trong hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao của người mù hoặc những tấm lòng hảo tâm, hoạt động chung tay góp sức của nhân dân đã giúp cho xã hội hiểu và thông cảm với người khiếm thị, từ đó tích cực chung tay cùng Hội chăm lo đời sống việc làm cho đối tượng.
Ba là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và địa phương
Trong những năm qua, Hội Người mù Việt Nam luôn tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình hoạt động. Năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) ban hành Chỉ thị 51- CT/TW về việc giúp đỡ Hội và người mù và Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 51, Ban Bí thư đã có Kết luận số 73- KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 51. Đây là những định hướng quan trọng của Đảng đối với các cấp, các ngành và địa phương về công tác chăm lo cho người mù và hoạt động của Hội. Cùng với đó, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chỉ thị và văn bản khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động.
Có thể nói, trải qua 45 năm hoạt động, Hội Người mù Việt Nam đã chứng tỏ bản chất ưu việt của chế độ xã hội nước ta, góp những kinh nghiệm thực tiễn vào việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật về NKT, đem lại nhiều đổi thay cho cuộc sống của người khiếm thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xã hội học chuyên biệt, NXB Lao động -Xã hội
2. Báo lao động việc làm 
3. Tài liệu: Thống kê lao động -xã hội, NXB Lao động-ã hội, 2000
4. Giáo trình Pháp luật về vấn đề xã hội, NXB Lao động-Xã hội
5. Giáo trình nhập môn an sinh xã hội Trường đại học lao động –xã hội
6. Một số Website:

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat.docx