Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng

Môi chất lạnh và dầu bôi trơn.

Trong tủ lạnh gia đình thường dùng khí freôn 12 (R12) có công thức hoá

học CCl2F2, là sản phẩm tổng hợp từ dầu mỏ. R12 là khí không màu, có mùi thơm

rất nhẹ, không độc ở nồng độ thấp. R12 chỉ độc khi nồng độ trong không khí lớn

hơn 20% thể tích. Ở áp suất khí quyển 1 at, R12 sôi ở nhiệt độ -29,80C và đông

thànhđáở-1550C.

R12 trơ về hoá học, hầu như không tác dụng với bất kì một kim loại nào,

không dẫn điện, khả năng rò rỉ qua các lỗ nhỏ trong kim loại cao hơn không khí

nhiều. R12 có khả năng hoà tan các hợp chất hữu cơ và nhiều loại sơn, do đó dây

quấn động cơ điện phải dùng loại sơn cách điện đặc biệt, không hoà tan trong R12.

R12 không hoà tan trong nước, lượng nước cho phép trong tủ lạnh gia đình

không quá 0,0006% theo khối lượng.

Ở điều kiện bình thường, R12 không độc, không ảnh hưởng gì tới chất lượng

thực phẩm, nhưng ở nhiệt độ cao hơn 4000C, R12 tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa sẽ

bị phân huỷ thành hydrôclorua và hydrôflorua rất độc. Giữa áp suất và nhiệt độ sôi

của R12 có quan hệ chặt chẽ với nhau. R12 hoá lỏng và dầu bôi trơn hoà tan vào

nhau không có giới hạn, nhưng hơi R12 và dầu bôi trơn hoà tan vào nhau có giới

hạn. Khi R12 hoà tan trong dầu bôi trơn, độ nhớt của dầu giảm xuống. Khi áp suất

và nhiệt độ giảm thì độ hoà tan của hơi R12 trong dầu tăng.

Dầu bôi trơn trong máy nén và động cơ của tủ lạnh gia đình không thể thay

thế, bổ xung định kì được, hơn nữa dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện R12 hoà

tan nên dầu bôi trơn phải thoả mãn các yêu cầu đặc biệt: độ ổn định và độ nhớt

cao, độ ẩm thấp, nhiệt độ đông đặc độ làm đục thấp. Độ ổn định cao của dầu bôi

trơn là khả năng chống ôxy hoá của dầu cao, đó là yêu cầu đặc biệt quan trọng.

- Dầu bôi trơn khô hút ẩm mạnh và dễ dàng hấp thụ nước trong không khí, do

đó khi bảo quản, vận chuyển dầu phải chứa trong thùng kín. Trước khi cho dầu

vào tủ lạnh cần phải sấy dầu và kiểm tra kỹ đúng loại dầu sử dụng.

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang duykhanh 4260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng

Giáo trình Mô đun 35: Thiết bị lạnh gia dụng - Điện dân dụng
máy điều hoà nhiệt độ tốt, phải chú ý đến mấy điểm sau: 
- Mỗi máy điều hoà có một khả năng làm lạnh tương ứng, nghĩa là mỗi máy chỉ có 
khả năng điều hoà nhiệt độ cho một phòng thích hợp. 
- Khả năng điều hoà nhiệt độ của máy (khả năng làm lạnh) được xác định bằng 
năng suất làm lạnh của nó, tức là lượng nhiệt (kcal) mà máy làm lạnh hút được 
trong một đơn vị thời gian. 
- Máy có trị số năng suất làm lạnh càng lớn thì có khả năng làm lạnh nhiều hơn. 
Công suất điện càng lớn thì khả năng làm lạnh cũng lớn (chú ý công suất điện chỉ 
mức tiêu thụ điện của máy chứ không phải năng suất làm lạnh). Trên máy thường có 
ghi rõ công suất điện tiêu thụ. Do đó khi không có trị số chính xác năng suất làm 
lạnh của máy thì có thể căn cứ vào công suất điện để phỏng đoán. Thông thường các 
máy điều hoà nhiệt độ cỡ nhỏ năng suất lạnh khoáng 75% công suất điện của máy. 
Máy điều hoà không khí duy trì nhiệt đó trong phòng phù hợp với yêu cầu của 
phòng đó nên mục đích chính của máy là để phục vụ người, có thể duy trì nhiệt 
độ trong phòng khoảng 20 đến 250C (vào mùa hè). Tương ứng với nhiệt độ đó, kết 
hợp với độ ẩm thích hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu nhất. 
- Máy điều hoà không khí dành cho việc bảo trì máy móc thì nhiệt độ chủ yếu phải 
đảm bảo chế độ không khí thích hợp cho loại máy móc hoặc thiết bị đó, và nhiệt độ 
được duy trì cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu này. 
- Để duy trì độ lạnh hoặc mát trong phòng, máy điều hoà phải đủ khả năng khử sức 
nóng ở trong căn phòng. Sức nóng này có hai loại: sức nóng sinh ra ngay trong 
phòng như do người do bóng đèn, do máy móc v.v... và sức nóng xâm nhập từ ngoài 
vào, do nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng. 
a. Sức nóng phát sinh từ trong phòng: Thân thể người ta luôn luôn toả ra sức nóng 
xung quanh mình. Lượng sức nóng tỏa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào ưcường độ lao 
động của người đó cường độ lao động càng cao thì lượng nhiệt toả ra càng lớn. 
Ví dụ: trong phòng có 10 người công nhân cơ khí làm việc, đương nhiên lượng 
nhiệt toả ra phải nhiều gấp đôi nhiệt của 10 người làm việc văn phòng. 
Ngoài lượng nhiệt toả ra từ cơ thể con người, máy móc cũng toả ra một lượng 
105 
nhiệt đáng kể. Ví dụ: trong phòng làm việc của công nhân cơ khí (thợ hàn, thợ tiện, 
thợ nguội v.v...) thường bố trí các loại máy móc tương ứng với công việc làm của họ, 
hoặc trong phòng làm việc văn phòng, các loại động cơ điện như quạt, bóng đèn, 
các loại máy như máy vi tính, máy in, máy fax cũng đều toả ra một lượng nhiệt 
tương ứng. 
b. Sức nóng từ bên ngoài vào: Một phòng có gắn máy điều hoà không khí, đương 
nhiên nhiệt độ trong phòng bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do đó khi có 
sự chênh lệch về nhiệt độ như vậy thì có sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong 
phòng. Lượng nhiệt truyền vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa 
hai môi trường Ví dụ: nhiệt độ bên ngoài là 350C, bên trong phòng là 150C thì lượng 
nhiệt bên ngoài sẽ truyền vào nhiều hơn, ngược lại nếu vách tường phòng càng dày 
hoặc tường có lớp cách nhiệt tốt thì nhiệt lượng truyền vào càng ít đi. Ví dụ: 
 Truyền qua cửa sổ. Nếu cửa quay về hướng mặt trời thì lượng nhiệt truyền qua sẽ 
lớn hơn là cửa không quay về hướng mặt trời. 
 Truyền qua vách tường: Nếu ttường càng dày và có lớp cách nhiệt thì lượng 
nhiệt truyền qua sẽ càng ít đi. Nhiệt còn có thể truyền qua cửa ra vào hoặc sàn 
nhà. 
Như vậy, khi muốn tính toán lượng nhiệt truyền vào phòng, bạn phải tính được 
diện tích cửa (ra vào, cửa sổ), diện tích vách tường ngăn, diện tích sàn nhà và nên tính 
theo hướng, bề dày của vách... và từ đó suy ra số lượng nhiệt có thể truyền vào 
phòng. 
Sau hết tổng cộng tất cả lượng nhiệt toả ra trong phòng lẫn lượng nhiệt từ bên 
ngoài truyền vào phòng. Đó là cơ sở để bạn chọn một máy điều hòa nhiệt độ thích 
hợp cho căn phòng của mình. 
Chọn mua điều hòa có công suất hợp lý 
Hiện nay trên thị trường, máy điều hoà có 3 loại: 9.000 BTU, 12.000 BTU và 
18.000 BTU. Trung bình, nên sử dụng điều hoà 9.000 BTU cho phòng 10 - 
15m2, 
12.000 BTU cho phòng 18 - 25m2 và 18.000 BTU cho phòng hơn 25 - 30m2. 
Hoặc tính cho các phòng ( Theo kinh nghiệm ) chiều cao không quá 3.5m - Phòng ngủ 
: 500 BTU/m2 
- Phòng khách : 600 BTU /m2 
Để mua được máy điều hoà có công suất hợp lý và tiết kiệm điện năng, ngoài diện 
tích căn phòng, bạn nên tính đến các yếu tố như: 
- Thể tích căn phòng, số cửa sổ, cửa ra vào trong phòng: Phòng của bạn có thể 
không rộng, nhưng trần nhà cao và nhiều cửa, do đó cũng nên chọn loại điều hoà có 
công suất lớn hơn mức trung bình. 
- Nhiệt độ bên trong căn phòng do nhiệt độ ngoài trời tác động vào phòng qua 
tường, trần, cửa sổ, cửa ra vào: Tường và trần căn phòng có dày không, có được 
che phủ bởi cây xanh và các căn nhà kế bên không? Cửa sổ và cửa ra vào có 
quay về hướng nắng không? Lưu ý: Cửa kính là một trong những vật liệu hấp thụ 
106 
nhiệt năng mạnh nhất. 
- Nhiệt năng từ cơ thể người hoặc do các thiết bị trong phòng toả ra (đèn, tvi, các 
máy móc khác): Phòng thường xuyên sử dụng các thiết bị toả nhiều nhiệt năng và 
có nhiều người tát nhiên cũng toả nhiều nhiệt hơn. 
3. Một số hư hỏng và cách khắc phục 
a) Máy điều hoà và quạt không chạy sau khi đã bấm nút làm việc . 
Nguyên nhân: 
- Do mất nguồn điện, đứt cầu chì, đứt dây dẫn hoặc chỗ tiếp xúc bị hư hỏng; - Nút điều 
chỉnh thermostat ở vị trí 0. 
Xử lí: 
Kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không, nguồn điện có vào được đến máy hay 
không; vặn núm điều chỉnh thermostat đến vị trí lạnh nhất. 
Nếu vặn núm quạt “FAN” hoặc “CIR” mà thấy quạt quay, quay tiếp núm sang phía 
LOWCOOL hoặc HICOOL mà máy nén vẫn không chạy thì phải đo thử điện áp 
nguồn xem có đảm bảo không. Bình thường điện áp nguồn không được vượt 
quá 10% điện áp định mức. Nếu điện áp thấp quá động cơ máy nén không khởi 
động được, nếu điện áp cao quá, các cuộn làm việc và khởi động của động cơ bị quá 
tải và rơle bảo vệ tác động liên tục, máy chạy rồi lại dừng nhiều lần, động cơ dễ bị 
cháy. Khi thấy điện thế phù hợp thì các nguyên nhân khác có thể là: tụ điện bị hỏng, 
rơle điện thế bị hỏng, các cuộn dây bị đứt hoặc động cơ đã bị cháy. Khi đó phải 
kiểm tra từng phần theo thứ tự. Nếu thấy tất cả đều bình thường, tụ vẫn tốt, rơle điện 
áp vẫn tốt, các cuộn dây vẫn thông, điện trở các cuộn dây vẫn đúng như đã cho, cách 
điện giữa vỏ và các cuộn dây vẫn đạt ≥ 5 M, nhưng máy nén vẫn không chạy thì có 
thể máy nén bị kẹt cơ. Hiện tượng bị kẹt cơ là khi cấp điện, máy nén kêu ù ù, nếu sờ 
vào máy thấy hơi rung tay, sau một vài giây rơle bảo vệ ngắt. 
b) Máy điều hoà và quạt đều chạy nhưng không lạnh hoặc kém lạnh 
+ Nguyên nhân: 
- Dàn nóng bị bám bụi quá nhiều; 
- Không khí làm mát dàn nóng bị thiếu; 
- Tấm lọc không khí phía trong nhà bị bịt kín. 
Nói chung, các dàn bị bẩn, không khí lưu thông qua dàn không tốt đều gây nên 
hiện tượng kém lạnh. 
- Kém lạnh và mất lạnh hoàn toàn cũng có thể do thiếu gas (môi chất lạnh R22) 
hoặc mất gas hoàn toàn. Khi đó ta phải tìm chõ rò gỉ để khắc phục và nạp gas lại. 
- Gẫy ống đẩy phía trong máy nén, hỏng clapê hút, clapê đẩy, khi đó dàn nóng 
không nóng, dàn lạnh không lạnh, hệ thống bị mất gas vì bị lồng hơi ngay trong 
máy nén. 
- Với các hệ thống lạnh đã sử dụng hoặc đã sửa chữa rất dễ bị tắc phin lọc, tắc ống 
107 
mao vì bẩn. Quan sát ống mao và phin lọc, nếu thấy đổ mồ hôi thì chắc chắn phin lọc 
và ống mao bị tắc, chỗ tắc nằm ngay chỗ bắt đầu đổ mồ hôi. Tấm lọc có nhiệt độ cao 
hơn không khí bên ngoài 3 - 40C, có thể sờ tay thấy mát (tuy chưa đổ mồ hôi) cũng có 
thể phin đã bị tắc một phần. 
Có thể dùng đèn khò hơ nóng chỗ bị tắc sau đó lấy tuôcnơvit gõ nhẹ vài lần có thể 
hết. Nếu không được phải cắt phin ra thay mới và nạp gas lại. 
- Các máy điều hoà cũ, có thời gian sử dụng nhiều, có thể do máy nén bị “dão”, 
pittông, xecmăng bị mòn, chốt tay biên, tay biên, trục khuỷu bị mòn nên năng suất hút 
giảm dẫn đến năng suất lạnh giảm. Tốt nhất thay lốc mới phù hợp. 
c) Dàn bay hơi có tuyết bám 
Bình thường môi chất sôi ở nhiệt độ 5 đến 100C nên dàn bay hơi có tuyết bám là 
dấu hiệu làm việc không bình thường. 
Dàn bay hơi bám tuyết có thể do những nguyên nhân sau: - Nhiệt độ không khí bên 
ngoài quá lạnh; 
- Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh; 
- Điều chỉnh thermostat ở vị trí quá lạnh; 
- Tấm lọc không khí bị bẩn, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ; 
 - Quạt dàn bay hơi quá yếu; 
- Hệ thống lạnh thiếu mô chất. 
Cần kiểm tra, điều chỉnh lại các chế độ vận hành, kiểm tra quạt, tấm lọc không khí, vệ 
sinh tấm lọc. 
d) Máy làm việc bình thường nhưng quá ồn 
- Cân bằng động của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch 
trục, cánh quạt có thể quẹt vào hộp gió. Kiểm tra quạt trước tiên. 
- Khi làm việc, máy bị rung do quạt và máy nén bị rung, các ống nối hoặc ống dẫn có 
thể bị chạm vào vỏ. Có thể uốn đoạn ống đó dịch ra hoặc dùng xốp, cao su ép chặt 
vào vỏ hoặc thành máy. 
- Tiếng ồn cũng có thể do một vài tấm ốp bị lỏng vít, tháo vỏ ra cho chạy, dùng tay giữ 
từng chi tiết để phát hiện và khắc phục. 
- Động cơ quạt bị mòn bạc thì phải thay bạc mới hoặc động cơ mới. 
- Động cơ máy nén bị “dão” hoặc trục trặc cũng gây ồn. Trường hợp này phải thay 
máy nén mới. 
108 
4. Sơ đồ mạch điện máy điều hoà 
Hình 9.1 sơ đồ tổng hợp máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ. 
Sự làm việc của sơ đồ như sau: 
Khi cắm phích điện vào nguồn điện, máy điều hoà chưa làm việc. 
Nếu ấn nút “FAN”, tiếp điểm 1-2 đóng lại, quạt sẽ làm việc ở tốc độ cao. 
Nếu ấn nút “HI-COOL”, tiếp điểm 3-4 và 5-6 đóng lại, động cơ quạt được nối với 
nguồn và làm việc ở tốc độ cao, động cơ điện máy nén khởi động, quá trình làm 
lạnh bắt đầu. Khi nhiệt độ trong phòng giảm xuống dưới nhiệt độ chỉnh định, tiếp 
điểm của thermostat mở ra, động cơ máy nén ngừng làm việc. Do quạt làm việc ở tốc 
109 
độ cao nên sự luân chuyển không khí qua dàn bay hơi (dàn lạnh) ở mức tối đa, quá 
trình làm lạnh căn phòng xảy ra nhanh. 
Nếu ấn nút “LO-COOL”, tiếp điểm 3-4 và 5-6 tự động mở ra, tiếp điểm 7-8 và 9- 
10 đóng lại, động cơ máy nén làm việc như khi ấn nút “HI-COOL”, nhưng lúc 
này động cơ quạt được nối tiếp với cuộn dây phụ nên quạt làm việc ở tốc độ 
thấp, lưu lượng không khí luân chuyển qua dàn bay hơi kém đi, quá trình làm lạnh 
không khí trong phòng xảy ra chậm. 
Chú ý, quạt điện có hai cánh quạt ở hai đầu động cơ, một bộ cánh quạt dùng để 
thổi cho dàn bay hơi, một bộ cánh dùng để thổi cho dàn ngưng (dàn nóng). 
5.Thực hành bảo dưỡng máy điều hòa không khí một khối và 2 khối. 
5.1. Trang thiết bị cần thiết. 
Để rèn luyện kỹ năng kiểm tra và bảo dưỡng máy điều hòa ta cần chuẩn bị 
một số dụng cụ và vật tư thiết bị sau: 
a). Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Tô vít 2 cạnh và 4 cạnh 01 
2 Đồng hồ số, đồng hồ vạn năng 01 
3 Máy bơm áp lực 01 
4 Túi bảo dưỡng 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Mô hình máy điều hòa dàn trải 01 
2 Điều hòa đang hoạt động thực tế 01 
3 Khăn sạch, cồn lau rửa, dầu bôi 
trơn và thiết bị phụ trợ khác 
01 
5.2. Quy trình bảo dưỡng máy điều hòa hai khối. 
5.2.1. Kiểm tra các thông số của máy trước khi bảo dưỡng theo bảng sau. 
Dàn Lạnh Dàn Nóng 
To phòng To sau 
Họng gió 
Tốc độ 
gió ra 
Độ bẩn 
dàn lạnh 
P đường 
hồi 
Ict/Iđm Độ bẩn 
dàn 
Máy nén 
5.2.2. Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh. 
Sau nhiều tháng làm việc, dù đã có tấm lọc bụi nhưng dàn lạnh vẫn bị bám bẩn do 
bề mặt dàn luôn ướt rất dễ bám bẩn. Những chất bẩn này làm cản trở sự lưu thông 
không khí. Chính vì vậy năng suất lạnh giảm, tiêu tốn điện năng. Với dàn nóng 
cũng xảy ra hiện tượng tích tụ bụi bẩn làm cho khả năng trao đổi nhiệt và lưu lượng 
gió giảm. 
110 
- Ngắt aptomat để bảo dưỡng được an toàn, 
Với dàn lạnh dùng túi bảo dưỡng để đựng nước bẩn khi bảo dưỡng. Dùng vòi phun 
áp lực nước xịt rửa dàn lạnh có thể dùng hóa chất tẩy rửa nếu dàn lanh bẩn nhiều. 
Với dàn nóng dùng máy phun nước áp lực lớn phun rửa dàn nóng. 
5.2.3. Vệ sinh tấm lọc dàn lạnh. 
Tháo tấm lọc sau đó vệ sinh bằng nước hoặc dùng máy hút bụi hút sạch bui bẩn. 
nếu rửa bằng nước phải để tấm lọc khô rồi mới lắp lại. 
6.2.4. Vệ sinh mặt nạ. 
- Có thể tháo mặt nạ ra và vệ sinh lau rửa 
- Chỉ nên dùng nước và khăn vải mềm để lau rửa 
- chú ý các lẫy của mặt phải đưa vào vị trí ăn khớp. 
5.2.5. Kiểm tra các thông số của máy sau khi bảo dưỡng theo bảng sau. 
Dàn Lạnh Dàn Nóng 
To phòng To sau 
họng gió 
Tốc độ 
gió ra 
Quạt gió P đường 
hồi 
Ict/Iđm Độ dung 
dàn nóng 
Máy nén 
5.3. Thao tác mẫu 
-Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá trình 
thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp sinh viên nắm chắc được kiến thức và dễ 
dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu một lần các 
bước thực hiện công việc để sinh viên quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết 
trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học viên nắm rõ được các bước 
thực hiện. 
-Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ bước 
nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. 
- Giáo viên thao tác kiểm tra và bảo dưỡng máy. 
5.4. Chia nhóm 
Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ thể 
như sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 sinh viên, chia thành 12 nhóm, mỗi 
nhóm 2 sinh viên. 
Mỗi sinh viên trong nhóm sẽ vào vị trí thuận lợi nhất tiến hành thực hiện các 
kỹ năng ghi các chú ý vào trong vở thực hành. 
5.5. Thực hành 
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành 
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc 
111 
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn 
nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng 
cho các em. 
5.6. Đánh giá kết quả 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực 
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng bảo dưỡng tủ lạnh sinh 
viên cần đạt các yêu cầu sau: 
- Đảm bảo điều hòa sạch sẽ, các thông số hoạt động được đảm bảo. 
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc 
nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 
6.Câu hỏi tổng hợp kiến thức. 
Câu 1:Trình bày Đặc điểm, Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà không khí 1 
khối. 
Câu 2:Trình bày Đặc điểm, Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà không khí 2 
khối. 
Câu 3: Nêu quy trình bảo dưỡng điều hòa không khí hai khối. 
Câu 4: Thực hành đo các thông số của máy điều hòa 2 khối. 
7.Gợi ý trả lời câu hỏi. 
Câu 1: Trình bày ngắn gọn xúc tích được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc 
máy điều hoà không khí 1 khối. 
Câu 2:Trình bày ngắn gọn được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều 
hoà không khí 2 khối. 
Câu 3: Nêu đươc quy trình bảo dưỡng điều hòa không khí hai khối. 
Câu 4: đo các thông số của máy điều hòa 2 khối theo bảng thông số quy định. Đánh 
giá được chất lượng của máy. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_35_thiet_bi_lanh_gia_dung_dien_dan_dung.pdf