Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ

1.1.KHÁI NIỆM VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

1.1.1. Khái niệm

Ở Việt Nam Phạm Văn Điển (2001) đã đưa ra quan niệm về LSNG. Sau khi điểm lại

các thuật ngữ đang được sử dụng để gọi tên các lâm sản khác gỗ như: lâm sản phụ, lâm sản

khác, lâm sản khác có giá trị kinh tế, đặc sản rừng, các lợi ích phi gỗ của rừng, tài sản phi gỗ

và các dịch vụ, lâm sản phi gỗ, lâm sản ngoài gỗ,. tác giả đã đề nghị nên sử dụng lâm sản

ngoài gỗ để chỉ các lâm sản khác gỗ. Theo tác giả, thuật ngữ LSNG có tính khoa học cao

bởi phạm vi, độ chính xác và tính ổn định của nó. Thuật ngữ này có triển vọng được sử

dụng thống nhất và phù hợp với các yếu tố có thể lượng hóa.

1.1.2. Định nghĩa

Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụng

hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp, tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO)

thông qua năm 1999 như sau:

“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được

khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”.

1.1.3. Tính cần thiết nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ

Ở Việt Nam, khi nói về LSNG người ta cũng mới chỉ chú ý tới mây, tre và một số

nguyên liệu, dược liệu có giá trị kinh tế là chính. Môn học liên quan đến Lâm sản ngoài gỗ

rất ít được giảng dạy trong chương trình đào tạo cán bộ ngành Lâm nghiệp. Rõ ràng không

thể quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, nâng cao đời sống của

cộng đồng phụ thuộc vào rừng mà lại bỏ qua những hiểu biết về các loại lâm sản này. Dưới

đây khái quát về tính cần thiết nghiên cứu về Lâm sản ngoài gỗ:

- Lâm sản ngoài gỗ có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Chúng có giá

trị cao và có thể tạo ra nhiều việc làm cho không chỉ cộng đồng tại chỗ.

- Lâm sản ngoài gỗ có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng

góp vào đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo tồn phục

vụ trồng rừng công nghiệp.

- Lâm sản ngoài gỗ hiện đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh

hưởng của sự quản lý, của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc

không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái làm chất đốt.

1.2. TỔNG QUAN VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, nơi có một phần năm diện tích

rừng nhiệt đới của thế giới, Lâm sản ngoài gỗ ở đây rất phong phú và luôn là nguồn cung

cấp những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân vùng nông thôn. Sự

giàu có của hệ sinh thái đã ban cho vùng này nguồn tài nguyên vô giá. Có đến 25000 loài

cây và cũng không ít hơn các loài con. Ở các nước này cũng xuất hiện buôn bán trao đổi

quốc tế sớm nhất từ nhiều thế kỷ trước.

Buôn bán các Lâm sản ngoài gỗ từ các đảo phía Tây Indonesia tới Trung Hoa được

ghi nhận từ đầu thế kỷ thứ V. Chủ yếu thời gian này trao đổi các chất dầu nhựa làm hương

liệu và làm thuốc. Brunei thì cống nạp cho các Hoàng đế Trung Hoa: long não, đồi mồi, gỗ

hương và ngà voi. Trung Đông buôn bán với bán đảo Malaysia từ năm 850 còn Châu Âu bắt

đầu nhập khẩu từ thế kỷ 15. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 lượng Lâm sản ngoài gỗ nhập4

khẩu sang Châu Âu tăng lên. Ví dụ năm 1938 khối lượng Lâm sản ngoài gỗ từ Ấn Độ xuất

sang gấp 2 lần khối lượng gỗ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu về gỗ và xuất khẩu

gỗ tăng, nhưng tầm quan trọng của Lâm sản ngoài gỗ vẫn giữ nguyên mặc dầu khối lượng

xuất khẩu có giảm đi.

Ở Thái Lan, năm 1987 đã xuất khẩu LSNG thô với giá trị bằng 80% xuất khẩu gỗ

tròn và gỗ xẻ. Riêng với song mây, Thái Lan không xuất khẩu thô từ năm 1978 mà chỉ xuất

khẩu sản phẩm mây để nâng cao giá trị của mặt hàng này. Họ tăng nhập khẩu mây thô và

tăng xuất khẩu sản phẩm đã tinh chế. Nước này có tới 200 nhà sản xuất đồ mây. Sản phẩm

tre cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật đạt

giá trị xuất khẩu năm 1979 là 17 triệu USD và dùng trong nước còn hơn con số này. Thái

Lan hy vọng sẽ tăng cường thay thế thuốc nhập bằng thuốc sản xuất trong nước.

Indonesia đã tăng xuất khẩu LSNG từ những năm 1960 cả về số lượng và giá trị.

Trong khi số lượng LSNG xuất khẩu năm 1979 tăng 2 lần so với năm 1969 thì giá trị của nó

tăng 20 lần. Giá trị LSNG xuất khẩu của họ đạt con số 238 triệu USD vào năm 1987. Năm

1979 ghi nhận có 150.000 chỗ làm việc do ngành khai thác và chế biến LSNG tạo ra.

Với Philippines, việc khai thác sử dụng LSNG rất rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích

cho các hộ gia đình cũng như nhà nước. Thấy được tầm quan trọng, các khóa học về LSNG

luôn được mở định kỳ. Các sản phẩm LSNG chủ yếu của Philippines bao gồm song mây, tre

nứa, các chất dầu nhựa, cây làm thuốc, cây cảnh, thú cảnh, động vật hoang dã.

Ấn Độ cũng là điển hình của việc sử dụng hiệu quả LSNG. Người ta ước tính rằng

LSNG đóng góp hơn 50% giá trị Lâm sản chung và 70% giá trị xuất khẩu Lâm sản. LSNG

tạo ra 1600 triệu ngày công lao động hàng năm qua việc thu hái quy mô gia đình hoặc ở

rừng công cộng bởi phụ nữ và các dân tộc địa phương.

Các nước gần Việt Nam như Lào, Campuchia chưa chú ý tới quan lý nguồn LSNG

mặc dầu đóng góp của nó vào kinh tế và xã hội không phải là nhỏ. Theo một nghiên cứu của

Sounthone Ketphanh (Lào), người dân nông thôn dùng LSNG để ăn (măng tre nứa, lá một

số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây tre, cây quanh vườn, lá

lợp), công cụ săn bắn và canh tác. Với 90% dân cư sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu

nhập của các hộ dân nông thôn là từ LSNG. Quyền khai thác LSNG chưa xác định cũng trở

thành những mâu thuẫn giữa các công đồng. Một khu rừng có thể có nhiều nhóm, nhiều bản

cùng cạnh tranh nhau khai thác (vùng bảo tồn quốc gia ở tỉnh Salavan). Tuy nhiên LSNG

vẫn chưa là đối tượng quản lý của các nhà quản lý và làm chính sách ở các cấp.

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 1

Trang 1

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 2

Trang 2

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 3

Trang 3

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 4

Trang 4

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 5

Trang 5

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 6

Trang 6

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 7

Trang 7

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 8

Trang 8

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 9

Trang 9

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang xuanhieu 9961
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ

Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ
A sẽ cùng người dân thảo luận những thông tin và kiến thức cần thu thập 
về LSNG. 
- Các bộ PRA hướng dẫn người dân dựng biểu đồ theo mẫu sau: 
75 
Bảng 5.1. Thống kê các loài LSNG 
Cán bộ PRA sẽ trợ giúp người dân bắt đầu để thu thập thông tin về LSNG sao cho 
thông tin được thu thập một cách hệ thống và hiệu quả, các loài LSNG được liệt kê theo 
từng nhóm theo giá trị sử dụng. Ví dụ: nhóm làm thức ăn, nhóm cây lấy dầu nhựa, nhóm 
cây thuốc 
Lưu ý: Cán bộ PRA đóng vai là người hỗ trợ, thúc đẩy người dân cung cấp thông tin 
theo mục tiêu đề ra và thường sử dụng các câu hỏi để kiểm tra và gợi ý khả năng cung cấp 
thông tin của người dân. 
Công cụ 5. Đánh giá LSNG 
Mục đích: xác định LSNG quan trọng nhất và nguồn thu nhập liên quan trong thôn, 
xác định kỹ thuật có triển vọng, đề ra các giải pháp khắc phục. 
Cách làm: 
- Đánh giá hiện trạng: tạo ra một ma trận để so sánh các loại LSNG khác nhau, thống 
nhất đưa loại cây nào vào và tiêu chí sử dụng. 
- Xác định tiềm năng, kỹ thuật có triển vọng, những vấn đề quan trọng và nguyên 
nhân của chúng. 
- Tìm ra các giải pháp cho vấn đề 
- Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có 
triển vọng. 
Công cụ 6: Xếp hạng ưu tiên 
Mục đích: Đánh giá mức độ quan trọng của các vấn đề do người dân yêu cầu và các 
hoạt động nhằm giải quyết vấn đề. Làm cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động. 
Cách làm: Chọn một số vấn đề cần xếp thứ tự ưu tiên. Sau đó đánh giá các vấn đề đã 
nêu bằng cách cho điểm theo các tiêu chí do người dân đặt ra. 
Ví dụ: Xếp thứ tự ưu tiên theo điểm số 
Bảng 5.2. Xếp hạng ưu tiên cho các loài đặc sản ngoài gỗ 
Các nhân tố 
Người dân cho điểm Tổng số 
điểm 
Xếp hạng 
ưu tiên A B C D E G 
Bảo vệ cây đặc sản ngoài gỗ 5 5 2 5 4 5 27 a 
Phát triển trồng cây đặc sản 4 3 5 4 5 4 25 b 
Sử dụng hợp lý cây đặc sản 3 4 5 1 3 3 18 c 
Phát triển thị trường cây đặc sản 2 1 2 2 2 2 11 d 
Khai thác tận dụng cây đặc sản 1 2 1 3 1 1 9 e 
5 = Rất quan trọng; 1 = Ít quan trọng 
TT 
Loài cây Bộ 
phận 
sử 
dụng 
Mục 
đích 
sử dụng 
Nơi phân 
bố 
Tiềm 
năng thị 
trường 
Khả năng 
phát 
triển 
Tên địa 
phương 
Tên phổ 
thông 
1 
2 
76 
Công cụ 7: Sơ đồ kênh thị trường LSNG 
Mục đích: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển LSNG 
bao gồm thuận lợi và khó khăn. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp có tính khoa học, 
thực tiễn trong quá trình lập kế hoạch. 
Cách làm: 
- Xác định hệ thống chợ trong khu vực mà người dân địa phương thường trao đổi 
buôn bán hàng hóa. 
- Xác định khoảng cách từ thôn tới các chợ trong khu vực. 
- Xác định thông tin các sản phẩm LSNG thường được buôn bán, nơi thu hái, giá cả, 
phương tiện vận chuyển, người mua 
- Cùng người dân trao đổi và bổ sung các thông tin vào sơ đồ. 
Từ những kết quả thu được cán bộ PRA hướng dẫn, trợ giúp người dân xây dựng sơ 
đồ thị trường LSNG tại địa phương mình. 
Ví dụ: Sơ đồ kênh thị trường cho sản phẩm Thảo quả 
 Tại thôn 
Hộ nông dân Chợ xã Chợ tỉnh Xuất khẩu 
 Chợ huyện 
Sơ đồ 5.1. Kênh thị trường Thảo quả tại Lào Cai 
5.2. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LSNG CÓ SỰ THAM GIA 
Quá trình lập kế hoạch quản lý lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia được chia thành 3 
bước sau: 
Bước 1. Chuẩn bi 
- Thành lập nhóm lập kế hoạch rồi thảo luận và thống nhất nhiệm vụ của các thành viên. 
- Chuẩn bị nhận lực, tài chính, kế hoạch thời gian và các văn phòng phẩm, vật tư cần thiết. 
- Đi điểm để khảo sát sơ bộ, thông báo và thống nhất lịch làm việc với lãnh đạo địa phương. 
- Thông báo cho các bên lên quan (nếu có) để thống nhất kế hoạch. 
- Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. 
Bước 2. Tổ chức họp thôn bản lập kế hoạch 
- Trình bày mục đích hoạt động với người dân trong thôn 
- Giới thiệu các thành viên trong nhóm với bà con thôn bản. 
- Tổ chức phỏng vấn cá nhân, nhóm nòng cốt, v.v. để thu thập thông tin. 
- Thu thập số liệu liên quan tại các cơ quan địa phương. 
- Đi lát cắt cùng với một số người dân có kinh nghiệm 
- Họp nhóm nông dân nòng cốt hoặc toàn thôn bản để xác định và phân tích các vấn 
đề liên quan đến quản lý LSNG. 
- Họp nhóm người dân để phân tích mục đích, mục tiêu và giải pháp chiến lược. 
- Tổ chức họp toàn thôn hoặc các nhóm quan tâm khác nhau để xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp. 
77 
- Họp nhóm quan tâm để lập kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm. 
Bước 3. Hoàn thiện kế hoạch quản lý lâm sản ngoài gỗ tại thôn bản 
Sau khi họp nhóm quan tâm đã thống nhất kết quả, nhóm lập kế hoạch hoàn thiện 
bản kế hoạch quản lý lâm sản ngoài gỗ rồi triển khai thực hiện. Trong qúa trình thực hiện 
cần tiến hành công việc giám sát và đánh giá. Đánh giá giữa và cuối kỳ thực hiện kế hoạch 
và điều chỉnh kế hoạch sau đánh giá nếu cần thiết./. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu tác dụng của việc đánh giá thực trạng LSNG? Việc đánh giá sử dụng phương 
pháp nào? Tại sao sử dụng phương pháp đó? 
2. Nêu khái niệm PRA? Thông qua quá trình thực hiện PRA chủ đề LSNG ở địa 
phương có tác dụng gì? 
3. Hãy kể tên bộ công cụ PRA được sử dụng trong lập kế hoạch chủ đề về lâm sản 
ngoài gỗ? Trình bày mục đích và cánh thực hiện của từng thanh công cụ đó? 
4. Trình bày các bước lập kế hoạch quản lý LSNG có sự tham gia? 
78 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và 
các đối tác (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương Lâm sản ngoài gỗ. 
2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Đại học Lâm nghiệp, 
NXB Nông nghiệp. 
3. Dự án LSNG pha 2 (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. 
4. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (2000), Gây trồng và phát triển song mây, NXB Văn hóa 
dân tộc. 
5. Phạm Văn Điển (2001), Kinh doanh các LSNG, Bài giảng cho sinh viên chuyên môn 
hóa Kỹ thuật lâm sinh và Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
6. Ngô Quang Đê (2004), Gây trồng tre trúc, NXB Nông nghiệp. 
7. Trần Ngọc Hải và các cộng sự (2009) Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Trường Đại học Lâm 
nghiệp, NXB Nông nghiệp. 
8. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà (2007), Kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG có giá 
trị kinh tế, NXB Nông nghiệp. 
9. Nguyễn Viết Khoa, Nguyễn Bá Ngãi và nhóm tác giả (2006), Sổ tay đánh giá nông thôn 
có sự tham gia (PRA) đối với các hoạt động phát triển và bảo tồn LSNG cấp thôn bản, NXB 
Nông nghiệp. 
10. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, 2004. 
11. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Dự án LSNG giai 
đoạn 2. 
79 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................................... 1 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... 2 
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ ......................................................... 3 
1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ ................................................................................ 3 
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 3 
1.1.2. Định nghĩa .......................................................................................................................... 3 
1.1.3. Tính cần thiết nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ .................................................................. 3 
1.2. TỔNG QUAN VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN THẾ GIỚI ................................................ 3 
1.3. TỔNG QUAN VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VIỆT NAM ..................................................... 4 
1.4. GIÁ TRỊ CỦA LÂM SẢN NGOÀI GỖ ................................................................................... 6 
1.4.1. Giá trị kinh tế ...................................................................................................................... 6 
1.4.2. Giá trị về xã hội .................................................................................................................. 6 
1.4.3. Giá trị về môi trường .......................................................................................................... 7 
1.5. HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ ........................................... 7 
l.5.l. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................... 7 
1.5.2. Vấn đề sử dụng ................................................................................................................... 7 
Chương 2. PHÂN LOẠI LÂM SẢN NGOÀI GỖ ............................................................................... 9 
2.1. CƠ SỞ ĐỂ PHÂN LOẠI LÂM SẢN NGOÀI GỖ ................................................................... 9 
2.1.1. Phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh ............................................ 9 
2.1.2. Phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng .............................. 10 
2.1.3. Phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo tầng thứ................................................... 10 
2.2. PHÂN LOẠI LÂM SẢN NGOÀI GỖ THEO NHÓM GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ......................... 10 
2.2.1. Nhóm cây cho sợi ............................................................................................................. 11 
2.2.2. Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm ............................................................................. 19 
2.2.3. Nhóm cây làm thuốc ........................................................................................................ 23 
2.2.4. Nhóm cho dầu, nhựa làm nguyên liệu .............................................................................. 25 
2.2.5. Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm ................................................................................... 34 
2.2.6. Nhóm cây cho bóng mát, cây cảnh .................................................................................. 37 
2.2.7. Nhóm tài nguyên động vật ............................................................................................... 39 
Chương 3. HIỆN TRẠNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VIỆT NAM .................................................. 44 
3.1. TIỀM NĂNG CỦA LÂM SẢN NGOÀI GỖ .......................................................................... 44 
3.1.1. Tiềm năng tài nguyên đa dạng sinh học cao .................................................................... 44 
3.1.2. Tiềm năng LSNG trên quan điểm kinh tế ........................................................................ 45 
3.2. CHẾ BIẾN LÂM SẢN NGOÀI GỖ ....................................................................................... 50 
3.3. THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ ................................................................................. 51 
3.3.1. Thị trường trong nước ...................................................................................................... 51 
3.3.2. Thị trường ngoài nước...................................................................................................... 52 
3.3.3. Dự báo thị trường lâm sản ngoài gỗ ................................................................................ 53 
3.4. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ LÂM SẢN NGOÀI GỖ .............. 53 
3.4.1. Tổ chức quản lý lâm sản ngoài gỗ ................................................................................... 53 
3.4.2. Những bài học về quản lý lâm sản ngoài gỗ .................................................................... 55 
3.5. CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LÂM SẢN NGOÀI GỖ ................................................. 56 
3.5.1. Chính sách đất đai ............................................................................................................ 56 
3.5.2. Chính sách đầu tư ............................................................................................................. 57 
80 
3.5.3. Chính sách tín dụng .......................................................................................................... 57 
3.5.4. Chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâm .............................................................. 58 
3.5.6. Chính sách lưu thông và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ......................................................... 59 
3.5.7. Các chính sách thuế liên quan đến lâm sản ngoài gỗ ...................................................... 59 
Chương 4. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖỞ CỘNG ĐỒNG ...................... 61 
4.1. BẢO TỒN LSNG TRONG HỆ THỐNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG .......................... 61 
4.2. BẢO TỒN NGUỒN GEN LÂM SẢN NGOÀI GỖ ............................................................... 62 
4.3. KHAI THÁC KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG BẢO TỒN LSNG ...................................... 63 
4.4. TRỒNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ .................................................................................. 63 
4.4.1. Trồng LSNG trong khu vực kinh tế Nhà nước ................................................................ 64 
4.4.2. Trồng cây LSNG trong nhân dân ..................................................................................... 64 
4.4.3. Thuần hóa lâm sản ngoài gỗ ............................................................................................ 66 
4.4.4. Xuất nhập khẩu và dẫn giống lâm sản ngoài gỗ .............................................................. 66 
4.5. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ ...................................................................................................... 67 
4.5.1. Hiện trạng và tình hình quản lý động vật hoang dã ......................................................... 67 
4.5.2. Triển vọng nhân nuôi động vật hoang dã trong kinh doanh LSNG ................................. 68 
4.5.3. Giá trị bảo tồn động vật hoang dã .................................................................................... 69 
4.5.4. Gây nuôi, thuần hoá động vật hoang dã .......................................................................... 69 
4.5.5. Một số vấn đề về phát triển động vật hoang dã ............................................................... 70 
Chương 5. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ SỰ THAM GIA ................. 71 
5.1. ĐÁNH GIÁ LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ SỰ THAM GIA .................................................... 71 
5.1.1. Đánh giá nông thôn có người dân tham gia chủ đề về lâm sản ngoài gỗ ......................... 71 
5.1.2. Bộ công cụ PRA sử dụng trong lập kế hoạch chủ đề về lâm sản ngoài gỗ ...................... 71 
5.2. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LSNG CÓ SỰ THAM GIA .................................................... 76 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 78 
MỤC LỤC .......................................................................................................................................... 79 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lam_san_ngoai_go.pdf