Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo

1. KHÁI NIỆM TƯ DUY SÁNG TẠO

1.1. Khái niệm tư duy

1.1.1. Các định nghĩa tư duy

Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần

kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và

kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng

cho hành vi phù hợp với môi trường sống.

Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức

bậc cao ở con người. Tư duy là một quá trình tâm lý phản ảnh những thuộc tính bản chất,

những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính chất qui luật của sự vật, hiện tượng trong

hiện thực khách quan.6

Tư duy không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà còn có thể

giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai. Tư duy tiếp nhận thông tin và cải tạo sắp

xếp thông tin, làm cho những thông tin này có ý nghĩa hơn trong hoạt động của con

người.

Cơ sở sinh lý của tư duy là hoạt động của võ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa

với hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận,

phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. [24]

1.1.2. Phân loại tư duy

Có nhiều cách phân loại tư duy, sau đây là một số cách phân loại phổ biến:

Theo GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn, GS.TS Nguyễn Văn Lê và nhà giáo Châu An, tư

duy được chia ra làm các loại sau:

- Các loại tư duy cơ bản, phổ biến: tư duy logic (dựa trên luật bài trung và tam

đoạn luận), tư duy biện chứng và tư duy hình tượng.

- Xét về mức độ độc lập, tư duy được chia thành 4 bậc: tư duy lệ thuộc, tư duy độc

lập, tư duy phê phán (phản biện), tư duy sáng tạo.

- Xét đặc điểm của đối tượng để tư duy, tư duy được chia ra làm 2 loại: tư duy trừu

tượng và tư duy cụ thể.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn và nhiều tác giả nghiên cứu về tâm lý học đại

cương, tư duy được phân loại như sau:

- Xét về mức độ phát triển của tư duy có thể chia tư duy làm 3 loại: Tư duy trực

quan – hành động (con người giải quyết nhiệm vụ bằng những hành động cụ thể, thực tế);

Tư duy trực quan – hình ảnh (tư duy phụ thuộc vào hình ảnh của đối tượng đang tri giác);

Tư duy trừu tượng (giải quyết nhiệm vụ dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu

logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ).

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 157 trang duykhanh 13501
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo

Giáo trình Kỹ năng tư duy sáng tạo
t một cuốn sách. Thay vào đó, ông xử lý những cuốn sách của mình như một người 
viết kịch bản truyền hình thực hiện mùa mới của chương trình "The West Wing" - ông 
làm việc với hơn 20 đồng tác giả. 
Theo ông, phương pháp phối hợp đang được thực hiện ở mọi nơi. 
Ông chia sẻ với trang Business Insider: "Kịch bản truyền hình dài 60 trang có tới 2 
người viết. Kịch bản phim có 4 người viết. Điều này thịnh hành hơn rất nhiều so với mọi 
người nghĩ”. 
8. Thay vì tìm kiếm câu trả lời đúng, họ cố tìm ra câu hỏi đúng 
 Steven Levitt, đồng tác giả của "Freakonomics." 
Steven Levitt- đồng tác giả của cuốn "Freakonomics" đang tư vấn cho một công ty công 
nghệ về một vấn đề khó khăn. 
Levitt nhớ lại: "Câu hỏi mà họ đặt ra là: Làm thế nào chúng ta có thể giảm doanh thu để 
giữ người đăng ký lâu hơn?”. Ông gợi ý họ nên xem dữ liệu. 
Đào sâu dữ liệu, Levitt phát hiện ra rằng có những khách hàng sử dụng sản phẩm 
thường xuyên, nhưng khi thử gia hạn thì họ lại không dùng được thẻ tín dụng. 
Ông cho hay: "Không ai hiểu vì sao. Dữ liệu cho thấy như vậy, nhưng không ai nghĩ ra 
 148 
cách chính xác để giải quyết vấn đề”. 
Công ty đã có sự can thiệp và tỷ lệ người dùng ở lại đã tăng vọt. 
Levitt giải thích: "Không phải là họ không có dữ liệu để đi đến kết luận. Chỉ là rất hiếm 
người có đủ kiên nhẫn xem xét số liệu trước khi cố gắng giải quyết vấn đề thay vì phản 
ứng với vấn đề mà họ hiểu”. 
 (Nguồn: www.kienthuckinhte.com) 
Câu hỏi: 
Hãy thảo luận về những khác biệt trong tư duy tạo nên thành công của các nhân vật trong 
bài viết so với cách tư duy thông thường? 
7. Hãy đọc bài viết dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới: 
 9 TƯ DUY KHÁC BIỆT BIẾN NHÂN VIÊN THÀNH ÔNG CHỦ 
Những tình huống và hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi tư duy khác nhau. Nếu bạn muốn từ bỏ 
công việc làm thuê để tự mở công ty riêng, bạn phải ý thức được điều này. Nếu không 
thay đổi tư duy, bạn sẽ không thể có được thành công trong kinh doanh. 
Và nếu bạn mong muốn thay đổi vị trí hiện tại thì cần đầu tư cho giáo dục, thay đổi 
những lối mòn trong suy nghĩ, lập trình lại thói quen để vượt phá trong mọi lĩnh vực của 
đời sống như Adam Khoo đã khẳng định: “Người khác làm được thì bạn cũng làm được”. 
Tư duy có lẽ là nhân tố quyết định đối với thành công trong hầu hết mọi lĩnh vực của 
cuộc sống. Nói cách khác, thói quen suy nghĩ của bạn sẽ chi phối rất lớn các kết quả bạn 
có thể đạt được.Vậy làm thế nào để một người từng là nhân viên có thể nghĩ khác đi để 
 149 
thành công? 
1. Bạn chịu trách nhiệm với tất cả các quyết định – dù tốt hay xấu. Các doanh nhân có 
cơ hội tuyệt vời để tạo ra tất cả từ con số 0, theo cách có thể không hiệu quả với người 
khác. Nhưng điều này có nghĩa là bạn phải đưa ra quyết định xung quanh những việc cần 
làm. Bạn không thể chờ mọi việc xảy hoặc chờ ai đó bảo bạn phải làm gì, bạn phải hành 
động. Các doanh nhân thành công cũng hiểu rằng cơ hội không tồn tại lâu và vì vậy tạo 
ra sự bức thiết sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu. 
2. Bạn cần giữ cả tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn. Làm việc cho những người khác thì 
bạn chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những việc nào cần làm bây giờ sẽ được 
hoàn thành. Là một doanh nhân, bạn phải lên kế hoạch, nghĩ trước về những cạm bẫy và 
cơ hội còn ẩn đâu đó và đưa ra quyết định dựa trên những điều không chắc chắn. Điều 
này đòi hỏi bạn phải quen với thực tế rằng những việc bạn làm hay không làm hôm nay sẽ 
có tác động đến công ty bạn trong ba tháng hoặc thậm chí là 5 năm sau này. 
 Giữ tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn 
3. Cảm giác không thoải mái là “vùng thoải mái” mới của bạn. Là nhân viên, bạn quen 
với việc nghĩ “trong hộp” hơn là ngoài hộp. Là doanh nhân thì chẳng có chiếc hộp nào 
cả. Bạn thấy những điều những người khác không thấy, thực hiện các ý tưởng mới, nắm 
giữ thị trường mới, đón nhận rủi ro. Điều này đòi hỏi sự dũng cảm và khả năng tiếp tục 
tiến lên bất chấp sự từ chối và hoài nghi. 
4. Học tập là một hành trình liên tục. Là nhân viên, bạn có một bản mô tả công việc, yêu 
cầu phải có một chuỗi kỹ năng nhất định. Là doanh nhân đòi hỏi bạn phải học nhiều kỹ 
năng mới trừ khi bạn có vốn để thuê người khác làm những việc bạn không giỏi hoặc 
 150 
không muốn làm. Đó có thể là học cách sắp xếp một bảng tính, tìm kiếm các nhà đầu tư, 
tiếp thị ý tưởng của bạn, vẽ ra cách bán hàng hoàn hảo hoặc sử dụng một công nghệ xa 
lạ với bạn. Những gì cần làm thì phải làm – không có lý do để bao biện. 
5. Con số không biết nói dối. Về các con số, hầu hết nhân viên chỉ cần biết những gì sắp 
xảy ra và những gì đã trải qua là đủ. Là doanh nhân, bạn nên học cách yêu các con số 
thật nhanh vì dòng tiền chính là thứ quyết định bạn sẽ đi hay ở lại với công việc kinh 
doanh. Sau cùng, chính doanh số bán hàng, các chi phí, lợi nhuận và sự thua lỗ sẽ cho 
bạn những đêm mất ngủ hay một lối sống đáng thèm muốn. Không có ngọn đèn dẫn 
đường – chính là những con số, doanh nghiệp của bạn sẽ liên tục gặp khó khăn. 
 Bắt đầu từ ngay hôm nay để đạt được thành công 
6. Yêu công ty bạn nhưng phải khách quan. Là nhân viên, bạn có thể tiếp tục làm những 
việc bạn không thích chỉ để nhận lương. Là doanh nhân, bạn sẽ cần phải yêu doanh 
nghiệp của bạn vì công sức và thời gian đã bỏ ra vì nó. Nhưng bạn không nên sa vào 
chiếc bẫy suy nghĩ và hành động như một nhân viên trong chính công ty của bạn, làm 
việc “trong” thay vì tác động tới công ty, một người làm chuyên môn thay vì người chèo 
lái nó tiến lên phía trước. 
7. Yêu thích việc phá luật. Là nhân viên, phá luật bạn có thể bị sa thải. Là doanh nhân 
thì khác, bạn không thích giữ nguyên hiện trạng – bạn luôn tìm ra cách làm mọi thứ khác 
đi. Điều đó có nghĩa là tiếp nhận quan điểm toàn cục, luôn nhìn lên chân trời hay chí ít 
cũng về phía đó, nơi điều to lớn tiếp theo đang chờ đợi bạn. 
8. Thời gian không dài. Là nhân viên, bạn có thời gian biểu để tuân theo. Là doanh 
nhân, mặc dù bạn không phải ngồi tại bàn làm việc hoặc trước máy tính 24/7, nhưng bạn 
sẽ luôn phải nghĩ về công ty bạn, những việc đang làm hiệu quả và những việc có thể làm 
 151 
tốt hơn. Sẽ không có thời gian nghỉ ngơi – bạn sẽ phải sống và hít thở nó. 
9. Bắt đầu từ bây giờ. Hầu hết mọi người đều đánh giá thấp thời gian cần thiết để chuyển 
sang làm doanh nhân, vì thế dễ nhất là bạn bắt đầu chuyển cách suy nghĩ của bạn khi bạn 
vẫn còn là nhân viên, có thể là mở một công ty song song với công việc hiện tại. Điều này 
có thể tạo cơ hội phát triển những kỹ năng và xây dựng kinh nghiệm trong khi vẫn tận 
hưởng sự an toàn của khoản lương tháng, điều mà tại thời điểm nào đó bạn sẽ cần từ bỏ 
nếu muốn tạo dựng doanh nghiệp riêng. 
 Maite Baron – đồng sáng lập Thecorporateescape.com 
 (Nguồn: adamkhooeducation.com.vn) 
Câu hỏi: 
Từ bài viết trên đây và liên hệ với chương 1 (phần “Suy nghĩ khác biệt”), hãy thảo luận về 
tầm quan trọng và các trở ngại (nếu có) của những suy nghĩ khác biệt đối với sự thành 
công trong công việc và học tập của cá nhân? 
 152 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Xuân Bảo, Hãy vượt qua tính ì tâm lý, NXB GD, 2006 
2. Dương Xuân Bảo, Những mẩu chuyện về phương pháp luận sáng tạo, NXB Giáo dục, 
 2006 
3. Dennis Berg, Kỹ năng tư duy phê phán, Trung tâm SEAMEO – Việt Nam 
4. Phan Dũng, Phương pháp luận tư duy sáng tạo, NXB TP HCM, 1998 
5. Nguyễn Đức Dân, “Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa”, trang web: 
 www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 
6. Daniel Pink, A Whole New Mind, Bản dịch tiếng Việt: Một tư duy hoàn toàn mới, 
 NXB Lao động - Xã hội, 2012 
7. Daniel Pink, Motivation 3.0. Bản dịch tiếng Việt: Động lực 3.0, NXB Thời đại, 2013 
8. Jack Foster, Bí quyết sáng tạo, Nguyễn Minh Hoàng (biên dịch), NXB Trẻ, 2005 
9. Jack Trout, Steve Rivkin, Khác biệt hay là chết, NXB Trẻ, 2013 
10. Trần Kiều (chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB CTQG, 2005 
11. Đỗ Trung Kiên, “Về vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho việc giảng 
 dạy ở Việt Nam”, Tạp chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012 
12. Lê Nguyên Long, Hãy trở thành người thông minh tài trí, NXB GD, 2006 (tái bản) 
13. Michael Michalko, Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài sáng tạo, NXB 
 Tri thức, 2006 
14. Phạm Thành Nghị, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 
 2012 
15. Nhóm Eureka, Bốn mươi thủ thuật sáng tạo, NXB Trẻ, 2007 
16. Huỳnh Văn Sơn và nhiều tác giả, Phương pháp tổ chức giáo dục - Tư duy sáng tạo, 
 Trường Đoàn Lý Tự Trọng, 2004 
17. Huỳnh Văn Sơn, Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo, 2004 
18. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB GD, 2009 
19. Huỳnh Văn Sơn - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo, 
 NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2010 
20. Nguyễn Huy Tú, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Viện KHGD, 2000 
 153 
21. Nguyễn Huy Tú, Tài năng - quan niệm, nhận dạng và đào tạo, NXB GD, 2004 
22. Nguyễn Hữu Thụ, Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo, NXB ĐHQGHN, 2006 
23. Trần Trọng Thủy, Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB GD, 1992 
24. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An, Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXB 
 GD, 2005 
25. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP HN, 1999 
26. Đức Uy, Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, 1999 
27. Cẩm nang kinh doanh, Quản lý tính sáng tạo và đổi mới, Tạp chí BHR, NXB Tổng 
 hợp Hồ Chí Minh 
28. Những bài giảng của Võ Quang Nhân và Trần Thế Vỹ, Các phương pháp suy luận và 
 sáng tạo 
29. Business Edge, Để trở nên hiệu quả hơn, NXB Trẻ, 2006 
30. Roger Von Oech, Cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo, Alphabooks, 2009 
31. Tony Buzan, Sức mạnh của trí tuệ sáng tạo, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2013. 
32. Tony Buzan, 10 cách đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ điển Bách khoa, 2007. 
33. Tony Buzan, Hướng dẫn sử dụng Bản đồ tư duy, NXB Từ điển Bách khoa, 2007 
34. Edward De Bono, Tư duy là tồn tại (6 sắc thái tư duy – 6 chiếc mũ tư duy), NXB Văn 
 hóa thông tin, 2005. 
35. Edward De Bono, Sáu chiếc nón tư duy, NXB Trẻ, 2008. 
36. Thomas Armstrong, 7 loại hình thông minh, NXB Lao động, 2007. 
37. Shozo Hibino, G. Nadler, Tư duy đột phá, NXB Trẻ, 2013. 
38. Sylvan Barnet, Hugo Bedau, Critical Thinking, Reading and Writing: A Brief Guide to 
 Argument, Bedford/St. Martin, 2007. 
 Các trang web: 
 ü www.agilecriticalthinking.com 
 ü www.pinterest.com 
 ü ProCon.org - Critical thinking video series 
 ü tusach.thuvienkhoahoc.com 
 ü skills.hieuhhoc.com - Phương pháp “Tư duy 6 chiếc mũ” 
 ü chuongtrinhchuyende.com 
 154 
 MỤC LỤC 
 LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 0 
 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO ......................................................... 3 
 A. MỤC TIÊU ................................................................................................................. 3 
 B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 3 
 1. KHÁI NIỆM TƯ DUY SÁNG TẠO ......................................................................... 5 
 2. CƠ SỞ SINH LÝ THẦN KINH CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO ............................... 14 
 3. CÁC RÀO CẢN CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO ....................................................... 19 
 4. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG NGƯỜI SÁNG TẠO ................................................. 23 
 5. SÁNG TẠO VÀ TRÍ THÔNG MINH ................................................................... 31 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 56 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ........... 57 
 PHẦN 2: CÁC CÔNG CỤ SÁNG TẠO ......................................................................... 72 
 CHƯƠNG 1: CÔNG NÃO ............................................................................................. 72 
 A. MỤC TIÊU ............................................................................................................. 72 
 B. NỘI DUNG ............................................................................................................... 72 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 77 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ............ 77 
 CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ TƯ DUY ..................................................................................... 79 
 A. MỤC TIÊU ............................................................................................................. 79 
 B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 79 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN .......... 89 
 CHƯƠNG 3: SCAMPER .............................................................................................. 91 
 A. MỤC TIÊU ............................................................................................................. 91 
 B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 91 
 155 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ........ 100 
 CHƯƠNG 4: SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY .................................................................. 102 
 A. MỤC TIÊU ........................................................................................................... 102 
 B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 102 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN .......... 111 
PHẦN 3: SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC VÀ HỌC TẬP ...................................... 115 
 A. MỤC TIÊU ........................................................................................................... 115 
 B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 115 
 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC VÀ HỌC TẬP
 ................................................................................................................................... 115 
 2. NHỮNG CÁCH THỨC GIÚP CÁ NHÂN SÁNG TẠO HƠN ............................ 120 
 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 139 
 D. CÂU HỎI ÔN TẬP; BÀI TẬP, CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN .......... 139 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 153 
 156 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_tu_duy_sang_tao.pdf