Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm (Bản đầy đủ)
Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng từ nhóm một cách thông dụng để chỉ
một tập hợp người. Trong lớp học, 40 học sinh được chia thành các tổ khác
nhau. Tổ, hay còn gọi là nhóm sẽ có nhiệm vụ thi đua với nhau về các hoạt
động học tập tại lớp học, như khi tham gia thuyết trình, giải một bài toán
nhanh, hay các phong trào thể dục thể thao Trong một công ty, mỗi
phòng ban có thể được xem là một nhóm phụ trách từng vấn đề chuyên
môn khác nhau. Trong một phòng Kế toán của công ty A., lại được chia
thành từng tổ chuyên trách nghiệp vụ khác nhau, phù hợp với đặc điểm
chung. Như vậy, trong bất kỳ một môi trường làm việc nào, chúng ta cũng
đều trở thành thành viên của một nhóm.
Nhóm là tập hợp nhiều người, từ hai người trở lên. Tuy nhiên, đặc
điểm này mới chỉ là điều kiện cần. Giả sử, tại lớp học hiện có 5 thành viên,
nhưng mỗi người đang làm công việc riêng của mình, không giao tiếp,
không thực hiện một mục đích chung nào; hay nói cách khác, giữa họ6
không xảy ra bất kỳ một sự tương tác nào thì tại thời điểm đó chưa phải là
nhóm. Điều này cũng đúng với trường hợp nhóm có 3 thành viên, nhưng
thực tế các thành viên chưa bao giờ hoạt động chung hay tương tác với
nhau để đạt được mục đích (mặc dù cũng có thể là có mục đích chung do
người quản lý đưa ra). Khi đó, nhóm này chỉ mang tính chất hình thức,
chưa thật sự là nhóm. Vậy, để được gọi là nhóm thì yêu cầu tất yếu cần
phải có đó là giữa các thành viên có sự tương tác, quan hệ qua lại lẫn nhau
nhằm đảm bảo đạt đến một mục tiêu chung được đề ra. Hội những người
thích du lịch “phượt” của công ty X. bao gồm 14 thành viên. Họ là một
nhóm vì cùng chung mục đích tìm kiếm những địa điểm du lịch lý thú,
cách di chuyển sao cho an toàn và hợp lý. Để đạt được điều đó, họ tổ chức
nhóm rất chặt chẽ và thường xuyên tương tác, trao đổi lẫn nhau. Nhóm học
tập chỉ có 2 người nhưng tính tương tác của họ rất cao nhằm mục đích cải
thiện kết quả học tập và đó chính là nhóm thật sự.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm (Bản đầy đủ)
cho những vấn đề nhạy cảm hơn • Sử dụng “giao tiếp gián tiếp” (chẳng hạn qua thư báo) cho những vẫn đề có tính chất thủ tục, hành chánh. (Nguồn: Alfred F. Tallia, MD, MPH, Holly J. Lanham, MBA, Reuben R. McDaniel, Jr., EdD, and Benjamin F. Crabtree, PhD. Copyright © 2006. “Seven Characteristics of Sucessful Work Relationships.” Tallia AF, Lanham HJ, McDaniel RR Jr., Crabtree BF. Family Practice Management. January-2006:47-50; 139 TÓM TẮT Mối quan hệ “khỏe mạnh” là một tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. Để xây dựng được điều này phải là trách nhiệm của cả một tập thể, từng cá nhân, người lãnh đạo của nhóm. Mọi kỹ năng để làm việc nhóm hiệu quả ngoài mục tiêu nhóm đạt được những thành công, còn là để mỗi cá nhân ý thức được tự mình phải trang bị các kiến thức, kỹ năng để hợp tác một cách tích cực với bất kỳ nhóm nào. 140 Giới thiệu: TRẮC NGHIỆM KHUYNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN (Thomas-Kilmann Conflict Mode Instrument) Kenneth W. Thomas và Ralph H. Kilmann Hướng dẫn Dưới đây là 30 cặp mệnh đề mô tả lựa chọn của con người trong những tình huống mâu thuẫn. Vui lòng đọc kỹ và lựa chọn “A” hoặc “B” cho từng cặp mệnh đề mà anh/ chị thấy thích hợp/ đúng nhất với bản thân.Sẽ không có một lựa chọn nào là tối ưu, theo nghĩa tốt nhất còn lựa chọn kia là xấu nhất. Đơn giản là qua những cặp mệnh đề này, bạn có thể khám phá ra được khuynh hướng thông thường bạn hay dùng để giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Năm khuynh hướng bao gồm: 1) Tránh né (1/1); 2) Xoa dịu (1/9); 3) Thỏa hiệp (5/5); 4) Cạnh tranh (9/1); 5) Hợp tác (9/9) 141 (A) There are times when I let others take responsibility for solving the problem. 1. (B) Rather than negotiate the things on which we disagree, I try to stress the things upon which we both agree. (A) I try to find a compromise situation. 2. (B) I attempt to deal with all of his and my concerns. (A) I am usually firm in pursuing my goals. 3. (B) I might try to soothe the other’s feelings and preserve our relationship. (A) I try to find a compromise solution. 4. (B) I sometimes sacrifice my own wishes for the wishes of the other person. (A) I consistently seek the other’s help in working out a solution. 5. (B) I try to do what is necessary to avoid useless tensions. (A) I try to avoid creating unpleasantness for myself. 6. (B) I try to win my position. (A) I try to postpone the issue until I have had some time to think it over. 7. (B) I give up some points in exchange for others. (A) I am usually firm in pursuing my goals. 8. (B) I attempt to get all concerns and issues immediately out in the open. (A) I feel that differences are not always worth worrying about. 9. (B) I make some effort to get my way. 142 (A) I am firm in pursuing my goals. 10. (B) I try to find a compromise solution. (A) I attempt to get all concerns and issues immediately out in the open. 11. (B) I might try to soothe the other’s feelings and preserve our relationship. (A) I sometimes avoid taking positions which would create controversy. 12. (B) I will let him have some of his positions if he lets me have some of mine. (A) I propose a middle ground. 13. (B) I press to get my points made. (A) I tell him my ideas and ask him for his. 14. (B) I try to show him the logic and benefits of my position. (A) I might try to soothe the other’s feelings and preserve our relationship. 15. (B) I try to do what is necessary to avoid tensions. (A) I try not to hurt the other’s feelings. 16. (B) I try to convince the other person of the merits of my position. (A) I am usually firm in pursuing my goals. 17. (B) I will let him have some of his positions if he lets me have some of mine. (A) If it makes the other person happy, I might let him maintain his views. 18. (B) I will let him have some of his positions if he lets me have some of mine. 143 (A) I attempt to get all concerns and issues immediately out in the open. 19. (B) I try to postpone the issue until I have had some time to think it over. (A) I attempt to immediately work through our differences. 20. (B) I try to find a fair combination of gains and losses for (A) In approaching negotiations, I try to be considerate of the other person’s wishes. 21. (B) I always lean toward a direct discussion of the problem. (A) I try to find a position that is intermediate between his and mine. 22. (B) I assert my wishes. (A) I am very often concerned with satisfying all our wishes. 23. (B) There are times when I let others take responsibility for solving the problem. (A) If the other’s position seems very important to him, I would try to meet his wishes. 24. (B) I try to get him to settle for a compromise. (A) I try to show him the logic and benefits of my position. 25. (B) In approaching negotiations, I try to be considerate of the other person’s wishes. (A) I propose a middle ground. 26. (B) I am nearly always concerned with satisfying all our wishes. 144 (A) I sometimes avoid taking positions that would create controversy. 27. (B) If it makes the other person happy, I might let him maintain his views. (A) I am usually firm in pursuing my goals. 28. (B) I usually seek the other’s help in working out a solution. (A) I propose a middle ground. 29. (B) I feel that differences are not always worth worrying about. (A) I try not to hurt the other’s feelings. 30. (B) I always share the problem with the other person so that we can work it out. 145 MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GỢI Ý &&& 1. Để thỏa thuận quy tắc hoạt động chung cho nhóm, các thành viên phải: a. Tìm hiểu về tính cách của các thành viên trong nhóm b. Tìm hiểu về những điểm mạnh – yếu trong năng lực của các thành viên trong nhóm c. Cả a và b 2. Người ta mong chờ ở người lãnh đạo nhóm: a. Khi công việc không thuận lợi, người lãnh đạo phải gánh lấy trách nhiệm b. Khi công việc thành công, các thành viên phải được khen thưởng c. Cả a và b 3. Trách nhiệm của người lãnh đạo nhóm bao gồm: a. Trách nhiệm với công việc b. Trách nhiệm với từng cá nhân và cả nhóm c. Cả a và b 146 4. Nhiệm vụ của người điều phối là lôi kéo mọi người làm việc chung với nhau theo phương án liên kết a. Đúng b. Sai 5. Người tham gia ý kiến là người luôn có những ý kiến lạc quan, sinh động, thú vị. a. Đúng b. Sai 6. Hãy chọn một đáp án đúng để điền vào những chỗ trống trong mệnh đề sau: “Văn hóa nhóm là hệ thống các chuẩn mực đã được thực thi một cách . và chuyển thành những quy tắc . của các thành viên trong nhóm”. a. “nhuần nhuyễn”, “tự nhiên” b. “nhuần nhuyễn”, “cứng nhắc” c. “khó khăn”, “cứng nhắc” 7. Soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể là bước thứ 7 trong xây dựng mô hình văn hóa nhóm của Julie Heifetz & Richard Hagberg a. Đúng b. Sai 147 8. Mâu thuẫn là sự bất đồng hay tranh chấp xảy ra giữa hai bên (cá nhân với nhau, cá nhân trong một nhóm, các nhóm trong một tổ chức hay cơ quan). a. Đúng b. Sai 9. Quản lý mâu thuẫn tốt sẽ dẫn đến: a. Các thành viên cam kết hành động vì mục đích chung b. Tăng khả năng giải quyết vấn đề của nhóm c. Cả a và b đều đúng 10. Các ứng phó với mâu thuẫn kiểu xoa dịu được biểu trưng bằng hình: a. Con gấu bông b. Con rùa c. Con thỏ 11. Để hoạt độ ng tốt, các thành viên phải đề cao mục đích chung của nhóm. a. Đúng b. Sai 148 12. Giai đoạn kết thúc là giai đoạn mục đích chung không được hoàn thành. a. Đúng b. Sai 13. Không khí nhóm dễ trở nên nặng nề nếu người lãnh đạo có phong cách: a. Độc đoán b. Tự do c. Dân chủ. 14. Phong cách nào thuận lợi nhất cho việc xây dựng tinh thần đồng đội a. Phong cách độc đoán b. Phong cách dân chủ c. Phong cách tự do 15. Có mấy giai đoạn trong việc hình thành và phát triển của nhóm a. Năm giai đoạn b. Ba giai đoạn c. Sáu giai đoạn 149 16. Thứ tự lần lượt của các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm là: a. Hình thành – Ổn định-Bão tố – Trưởng thành – Kết thúc b. Hình thành –Ổn định – Trưởng thành –Bão tố - Kết thúc c. Hình thành – Bão tố - Ổn định – Trưởng thành – Kết thúc 17. Nhóm đặc nhiệm là nhóm được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, chẳng hạn như để điều tra một vụ án mạng a. Đúng b. Sai 18. Nhóm hoạt động hiệu quả là một nhóm: a. Không cần phải có quy tắc nào cả b. Không ai cần phải quan tâm đến chuyện của người khác c. Có những quy tắc, chuẩn mực chung trong nhóm 19. Yếu tố quan trọng để các thành viên trong nhóm tương tác và liên kết với nhau là: a. Có các thành viên đẹp và dễ chịu b. Mục đích chung của nhóm c. Được hưởng quyền lợi chung với nhau 150 20. Mục đích chung của nhóm càng rõ thì các thành viên trong nhóm sẽ: a. Càng liên kết mạnh mẽ với nhau b. Càng góp sức để cùng hành động cho nhóm c. Cả a và b đều đúng 21. Những người cùng ký tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam là: a. Một nhóm nhân đạo b. Không phải là một nhóm c. Nhóm tự phát 22. Ở giai đoạn ổn định, kế hoạch chung của nhóm: a. được bàn bạc với sự tham gia của mọi người trong nhóm b. được quyết định do trưởng nhóm c. thường không có sự nhất trí với nhau giữa các thành viên 23. Trong giai đoạn ổn định, lãnh đạo nhóm cần “độc đoán” và “áp đặt” thì công việc của nhóm mới đạt được hiệu quả cao nhất. a. Đúng b. Sai 151 24. Giai đoạn trưởng thành và hoạt động được đánh dấu bằng sự ổn định về tổ chức, nhóm bắt đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện kế hoạch đã đề ra. a. Đúng b. Sai 25. Các giai đoạn phát triển của nhóm không được phân chia rạch ròi mà tiến triển theo khả năng riêng của từng nhóm. a. Đúng b. Sai 26. Mục đích và nhiệm vụ của nhóm sẽ quy định số nhóm viên của mỗi nhóm. Hay nói cách khác, mục đích và nhiệm vụ của nhóm quy định quy mô của nhóm đó. a. Đúng b. Sai 27. Phong cách lãnh đạo độc đoán là: a. Phong cách lãnh đạo vô chính phủ b. Theo kiểu tự do chủ nghĩa c. Dung túng, làm ngơ, lãnh đạo hình thức d. Cả 3 câu trên đều sai 152 28. Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách chuyên quyền, theo kiểu hành chính xử phạt, theo chỉ thị, áp đặt. a. Đúng b. Sai 29. Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo tập thể, phong cách lãnh đạo bạn bè thân mật. a. Đúng b. Sai 30. Phong cách lãnh đạo “độc đoán” và phong cách lãnh đạo tự do thường làm cho các thành viên trong nhóm thiếu sự đoàn kết, thiếu tinh thần đồng đội. a. Đúng b. Sai 31. Phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo có lợi nhất cho việc xây dựng tinh thần đồng đội cho tập thể. a. Đúng b. Sai 32. Nhiệm vụ của người điều phối là lôi kéo mọi người làm việc chung với nhau theo phương án liên kết a. Đúng b. Sai 153 33. Chuẩn mực nhóm được là những mẫu hình tiêu chuẩn của niềm tin, thái độ, giao tiếp và hành vi trong nhóm. a. Đúng b. Sai 34. Văn hóa nhóm là hệ thống các chuẩn mực đã được thực thi một cách nhuần nhuyễn và chuyển thành những quy tắc tự nhiên của các thành viên trong nhóm. a. Đúng b. Sai 35. Quản lý mâu thuẫn tốt sẽ: a. khiến cho mọi thành viên cam kết hành động vì mục đích chung b. làm tăng khả năng giải quyết vấn đề của nhóm c. cả a và b 36. Có năm cách ứng phó với mâu thuẫn là: Rút lui, Áp đảo, Xoa dịu, Thỏa hiệp và Đối đầu a. Đúng b. Sai 37. Các ứng phó với mâu thuẫn kiểu rút lui được biểu trưng bằng hình con Rùa a. Đúng b. Sai 154 38. Cách ứng phó với mâu thuẫn kiểu áp đảo được biểu trưng bằng hình con Cá mập. a. Đúng b. Sai 39. Cách ứng phó với mâu thuẫn kiểu xoa dịu được biểu trưng bằng hình con Gấu bông. a. Đúng b. Sai 40. Cách ứng phó với mâu thuẫn kiểu thỏa hiệp được biểu trưng bằng hình con Chồn. a. Đúng b. Sai 41. Muốn phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong nhóm một cách thấu đáo, người lãnh đạo phải: a. có thái độ khách quan, công bằng và vì lợi ích chung b. hết sức nhẹ nhàng với các đối tượng liên quan c. cả a và b 155 42. Muốn xây dựng được những nhóm nhỏ thật sự năng động, dân chủ và tự lực, người lãnh đạo nhóm phải là một “xúc tác viên”-nghĩa là sự điều khiển một cách kín đáo, khéo léo của người này có khả năng khơi gợi, vận động, liên kết các thành viên khác trong nhóm. a. Đúng b. Sai 43. Phong cách lãnh đạo độc đoán là người lãnh đạo quyết tất cả. a. Đúng b. Sai 44. Phong cách lãnh đạo độc đoán là là người lãnh đạo tham khảo ý của nhóm viên trước khi quyết định. a. Đúng b. Sai 45. Người lãnh đạo có phong cách độc đoán chủ yếu tập trung vào công việc, không quan tâm đến các nhu cầu của thành viên trong nhóm. a. Đúng b. Sai 46. Nếu duy trì lâu dài phong cách lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo nhóm sẽ rất khó phát huy năng lực của các thành viên khác và dần dần sẽ trở thành bảo thủ. a. Đúng b. Sai 156 47. Phong cách lãnh đạo dân chủ là người lãnh đạo tham khảo ý của nhóm viên trước khi quyết định. a. Đúng b. Sai 48. Phong cách lãnh đạo dân chủ là người lãnh đạo quyết tất cả. a. Đúng b. Sai 49. Các bước để giúp lãnh đạo nhóm quản trị nhóm hiệu quả gồm: Tập hợp những cá nhân xuất sắc; Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ; Đảm bảo sự cân bằng; Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời; Gây dựng lòng tin; Chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người; Nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện. a. Đúng b. Sai 50. Để nhóm hoạt động tích cực, vai trò xây dựng của lãnh đạo nhóm là vô cùng quan trọng. a. Đúng b. Sai 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO &&& Tiếng Việt 1. Lawrence Holpp (1999), Quản lý nhóm (bản dịch tiếng Việt của nhóm BKD47, 2008). Alphabooks. NXB Lao động – Xã hội 2. Brian Cole Miller (2007), Xây dựng nhóm hiệu quả (bản dịch tiếng Việt của Hải Ninh, 2011), Alphabooks- NXB Lao động – Xã hội. 3. Lại Thế Luyện (2012), Kỹ năng làm việc đồng đội, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM. 4. Nguyễn Thị Oanh (2008); Làm việc theo nhóm, Nhà xuất bản trẻ. 5. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (VIM) (2007), Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính. 6. Vĩnh Thắng (2012); Top 10 kỹ năng mềm cho bạn trẻ, Nhà xuất bản trẻ Tiếng Anh 7. Bendersky, C. and Hays, N. (2012). Status conflict in groups. Organization Science, 23(2): 323-340 8. David Pardey (2007), Coaching and Training Your Work Team, Institute of Leadership & Management 9. Nancy Frey (2007), Productive Group Work, Institute of Leadership & Management 10. Thomas, W. K., & Kilmann, H. R. (2010). Thomas-Kilmann Conflict Mode Instrument. CPP, Inc 158
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_lam_viec_nhom_ban_day_du.pdf