Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Mục tiêu: Học xong chương này, người học có khả năng:

- Nhận biết được bản chất của hoạt động giao tiếp;

- Mô tả được quá trình giao tiếp;

- Phân biệt được các loại hình giao tiếp;

- Giải thích được các học thuyết về giao tiếp.

Nội dung chính:

1. Bản chất của giao tiếp:

1.1 Giao tiếp là gì?

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và

phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động

ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Người La

Tinh nói rằng “ Ai có thể sống một mình thì người đó hoặc là thánh nhân, hoặc là

quỷ sứ”.

Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn

tại nhiều mối quan hệ. Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống như cha mẹ - con

cái, ông bà – cháu chắt, anh em, họ hàng; quan hệ hành chính – công việc như: thủ

trưởng – nhân viên, nhân viên – nhân viên; quan hệ tâm lý như: bạn bè, thiện cảm,

ác cảm. Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít là có sẵn ngay từ khi chúng ta

cất tiếng chào đời (chẳng hạn, quan hệ huyết thống, họ hàng), còn đa số các quan

hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng ta sống và

hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên

lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.

Vậy, giao tiếp là gì?

Giao tiếp là hoạt động sáng lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người

với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Ví dụ: Giám đốc gặp gỡ đối tác, trưởng phòng trò chuyện với nhân viên, bạn

bè thư từ cho nhau.

Một số định nghĩa khác :

Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông

tin giữa người này với người kia, giữa cá nhân với số đông hoặc ngược lại và trong

chính bản thân của mỗi người. Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao tiếp sẽ có

chung một quan điểm, một nội dung, trên cơ sở các thông tin đề cập, nhằm đạt

được mục đích giao tiếp. Bản chất của giao tiếp là truyền tải và tiếp nhận thông tin.2

Giao tiếp là một quá trình trong đó con người chia sẽ với nhau những ý

tưởng thông tin và cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người

với người trong đời sống xã hội vì mục đích khác nhau

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang xuanhieu 17940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp
tới tết dương lịch. Mùa phục sinh vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4 dương 
lịch. Trong mùa lễ này có 2 ngày phải ăn kiêng thịt là thứ tư lễ Tro và thứ 6 tuần 
thành vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch. 
- Riêng ở Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ, truớc mùa phục sinh có một 
lễ hội rất náo nhiệt đó là lễ hội Carnavan. 
2. Tập quán giao tiếp theo vùng lãnh thổ 
2.1 Tập quán giao tiếp của người châu Á 
- Người châu Á rất coi trọng các lễ nghi giao tiếp. Đặc biệt lễ nghi chào hỏi 
- Thích xưng hô thân mật theo kiểu quan hệ gia đình. 
- Luôn chú trọng thứ bậc trong giao tiếp. 
- Luôn coi trọng tín nghĩa trong giao tiếp. 
- Người châu Á luôn kín đáo, dè dặt. 
- Luôn ứng xử mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp xã hội để hướng tới giữ 
được hòa khí trong cộng đồng. 
- Các phản ứng trong giao tiếp thường thiên về cái nên và không nên. 
- Để thể hiện sự quan tâm và thân thiện, người châu Á thường hay mời nhau 
dùng cơm hoặc về nhà chơi. Hay quan tâm đến những vấn đề riêng tư của người 
đối thoại. 
Người Trung Quốc 
- Dân tộc Trung Quốc là một dân tộc giàu lòng thương người, sâu sắc trong 
quan hệ, hào hiệp và cao thượng trong cư xử. 
- Thông minh, cần cù và kiên nhẫn. Có ý chí cao, luôn quyết tâm theo đuổi 
mục đích đến cùng. 
- Trong quan hệ rất kín đáo và thâm thúy 
63 
- Người Trung Quốc quan niệm đông con, nhiều cháu và anh em họ hàng 
sum vầy là đại phúc, do đó người Trung Quốc sống theo quan hệ “đại gia đình” 
- Luôn thích bầu không khí thân mật, cởi mở như trong gia đình. 
- Hay nói to, nói nhiều. Người Trung Quốc thường ít nói tiếng nước ngoài, 
ngay cả khi giao dịch với các đối tác nuớc ngòai, họ cũng thích sử dụng tiếng bản 
địa. 
- Trong xưng hô, đối xử luôn chú trọng sự tôn ti trật tự. 
- Thường gây ồn ào, khi đi hay kéo lê dép. 
- Trong cuộc sống hàng ngày thường không thích dùng máy điều hòa 
- Luôn coi trọng lời mời trực tiếp. 
- Phụ nữ Trung Quốc thường nghiêm trang khi giao tiếp, đặc biệt đối với 
khách nước ngòai. 
Người Hàn Quốc 
- Luôn đề cao truyền thống: Hiếu nghĩa với cha mẹ; thủy chung trong quan 
hệ vợ chồng; trung thành với ban bè; luôn kính trọng thầy; đối với lãnh đạo phải 
phục tùng. 
- Thanh niên Hàn Quốc có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước. 
- Người Hàn Quốc rất hâm mộ thể thao, thích leo núi, đi bộ, chơi tennis. 
- Người Hàn Quốc hay nói to, nói nhiều, thích tranh cãi và dễ nổi nóng. 
- Người Hàn Quốc thường hay gọi điện hỏi thăm nhau hơn là đến nhà thăm 
nhau. 
- Người Hàn Quốc thích uống rượu,bia với bạn bè. 
Một số tập quán cần lưu ý: 
+ Sau bữa ăn, nếu ợ to có nghĩa là khen bữa ăn ngon và tài nấu ăn của người 
nấu. 
+ Khi ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn, điều đó là lời chúc bạn giàu 
có. 
+ Khi chào người Hàn Quốc thường cúi đầu và đưa mắt nhìn xuống. 
Người Nhật Bản 
- Người Nhật Bản thông minh, khôn ngoan, yêu lao động và thiên nhiên. 
- Người Nhật luôn trung thành với truyền thống dân tộc, luôn thể hiện là một 
dân tộc có tính kỷ luật cao, ham học hỏi. 
- Điềm tĩnh, ôn hòa và tự chủ là nguyên tắc sống của người Nhật 
Người Nhật rất coi trọng nụ cười. 
64 
- Rất thích hoa anh đào và hoa cúc. 
- Người Nhật Bản coi trọng kiến thức, sự nhã nhặn và tính lịch sự. 
- Khi chào, người Nhật thường cúi gập người xuống. Khi gặp nhau lần đầu 
hoặc trong giao tiếp quốc tế, họ thường dừng lại ở khỏang cách 1,5m đối với người 
đối diện để thực hiện nghi thức cúi chào. 
- Người Nhật thường cảm thất khó chịu khi bị nhìn thằng vào mắt quá nhiều, 
đối với họ đó là một hành vi khiếm nhã nên khi giao tiếp với người Nhật, không 
nên nhìn nhiều vào họ và thỉnh thỏang đưa mắt nhìn xuống thì được coi là biểu 
hiện của sự khiêm nhường. 
- Người Nhật có thói quen sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới. 
- Trong giao tiếp xã hội, người Nhật rất xem trọng các mối quan hệ cá nhân, 
luôn đánh giá cao sự lễ phép, ân cần, trong giao tiếp. 
- Trong đối thoại, họ thường ít nói, không ngắt lời người khác. Người Nhật ít 
khi từ chối thẳng thừng và gay gắt, mà họ thường nói vòng vo, bóng gió hoặc dùng 
câu có hai nghĩa. 
Một số tập quán trong giao tiếpcủa người Nhật: 
+ Trong trò chuyện, những cái nhịp gật đầu nhanh với ý nghĩa: “ tôi đang 
lắng nghe” 
+ Có thói quen tặng quà và nhận quà 
+ Kiêng kỵ số 4 và số 9 
+ Thích được tặng hoa cúc và hoa anh đào. 
+ Không thích nhìn thấy tiền mặt trên mặt bàn trong bữa ăn. Khi thanh tóan 
tiền được cho vào phong bì, thanh tóan vào cuối buổi và tiền thừa trả lại cũng phải 
cho vào phong bì. 
Người Nhật rất thích rượu Scotch Whiskey. 
2.2 Tập quán giao tiếp của người châu Âu 
- Người châu Âu rất chú trọng đến các nghi thức trong giao tiếp. 
- Thường thẳng thắn và thể hiện rõ ràng quan điểm 
- Luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân và coi trọng tự do cá nhân. Trong giao tiếp 
không thích đề cập đến các vấn đề riêng tư 
- Trang phục là điều luôn được chú trọng trong giao tiếp xã hội 
- Trong giao tiếp thường có thói quen tặng quà, tặng hoa, bắt tay, ôm hôn. 
- Thường hay tiếp khách tại các nhà hàng – khách sạn 
Người Pháp 
65 
- Người Pháp luôn chú trọng giữ gìn truyền thống dân tộc, gia đình. 
- Thông minh, lịch sự, nhã nhặn, thích kiểu cách và trọng hình thức. Luôn 
nhẹ nhàng, tinh tế, cởi mỡ và hào hiệp trong giao tiếp. 
- Khi trò chuyện, người Pháp rất hài hước, hay châm biếm dí dỏm nhưng sâu 
cay trước những cái gì họ cho là thái quá. 
- Thích vui chơi, giải trí. 
- Luôn tôn trọng tình bạn 
- Người Pháp kỵ hoa cúc và hoa cẩm chướng. Không thích số 13. 
- Người Pháp cư xử nhẹ nhàng, khéo léo nhưng nghiêm túc. 
- Rất dễ mích lòng với những sơ sót nhỏ của người nước ngòai, 
- Không thích đề cập đến chuyện riêng tư, gia đình và bí mật buôn bán. 
- Rất ít mời bạn về nhà, phần lớn mời ra nhà hàng. 
- Trong bữa tiệc, tiếp thêm rượu khi nhận thấy ly rượu đã bị vơi một nữa. 
Nhưng khi không muốn uống thêm nên uống cạn ly để chứng tỏ đã uống hết rồi. 
Không nên hút thuốc trong các bữa ăn. 
- Người Pháp không thích ngồi chung bàn vời người không quen biết 
Người Đức 
- Người Đức sống thẳng thắn, yêu lao động, nghiêm túc, tôn trọng pháp luật 
và có tính tiết kiệm. 
- Ưa thích sự rõ ràng và luôn sòng phẳng. 
- Kể cả và trịch thượng như rất tình cảm. Chặt chẽ và thận trọng. 
- Rất tôn trọng học vị, thích được gọi là “doctor” 
Giao tiếp rành mạch, dứt khoát và sòng phẳng. 
- Hay thể hiện một gương mặt mệt mỏi và ít khi cười. 
- Khi muốn biểu thị sự hoan nghênh hay khi tạm biệt, họ thường gõ tay vào 
mặt bàn. 
- Coi trọng giờ giấc. 
- Là dân tộc bắt tay nhiều nhất trên thế giới. Trong giao tiếp, không chú 
trọng đến các nghi thức xã giao mà thường đi thẳng vào công việc. 
- Khi giao tiếp với người Đức, không được gọi tên riêng khi chưa được 
phép, không nên bày tỏ thái độ quá tự nhiên khi gặp gỡ 
Người Anh 
- Người Anh lạnh lùng, trầm lặng và giữ kẽ. 
66 
- Thích thực tiễn, luôn bận rộn và không ưa sự dài dòng. 
- Nổi tiếng là lịch lãm. Có văn hóa, không thích đùa cợt, ghét ba hoa, phù 
phiếm. 
Kiêng kỵ ba thứ: 
- Gọi họ là người Anh 
- Lấy chuyện Hòang gia ra chế giễu, làm trò đùa để khoe khoang kiến thức 
của mình 
- Thắt cravat kẻ sọc.Khi tiếp xúc với người Anh, không được hỏi về đời 
sống riêng tư của họ, đặc biệt là phụ nữ. 
- Trong nói chuyện thường giữ thái độ nghiêm nghị, luôn giữ khoảng cách 
với người nói chuyện một cánh tay. 
- Người Anh rất ít bắt tay 
- Khi ngón trỏ gõ lên cánh mũi có nghĩa là” giữ bí mật” 
- Khi ngón trỏ vuốt mi mắt và kéo dài thấp xuống nghĩa là” bạn đừng bịp tôi 
2.3 Tập quán giao tiếp của người Nam Mỹ và Bắc Mỹ 
- Người châu Mỹ luôn vui tính, cởi mở và thân mật trong giao tiếp. Tình 
cảm luôn được bày tỏ rõ ràng. Hay bắt tay trong giao tiếp. 
- Thường bỏ qua những nghi thức giao tiếp xã giao nhưng lại rất chú trọng 
đến nghi thức đối với phụ nữ. 
- Rất chú trọng đến vấn đề trang phục. 
- Khi trò chuyện thích ngồi sát bên người đối thoại 
Rất hiếu khách, thường mời khách về nhà. 
Người Mỹ 
- Thông minh, thủ đọan, hay phô trương và rất thực dụng 
- Ham mê, thường có ấn tượng mạnh trước tất cả những gì to lớn, đồ sộ. 
- Thích phiêu lưu, liều lĩnh và sáng tạo, tự lập và tự tin 
- Thường bộc lộ tình cảm rõ ràng và thái quá, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, 
tin vào sức mạnh thần bí. 
- Người Mỹ ăn rất nhiều và yêu cầu tuyệt đối sạch sẽ. 
- Người Mỹ quan niệm sang hèn là ở chỗ tài sản nhiều hay ít, mục tiêu lý 
tưởng của họ là tiền bạc và của cải. Họ rất tự hào về đồng dollar. 
- Nụ cười luôn được coi trọng trong giao tiếp. 
67 
- Tránh đề cập đến vấn đề tôn giáo và chủng tộc vì nước Mỹ là nước đa sắc 
tộc. Kiêng con số 13, gương vỡ, gặp mèo đen. Hai chủ đề người Mỹ không thích 
đề cập là tuổi tác và tiền bạc. 
- Đề tài ưa thích của họ là thể thao, gia đình, công việc. 
- Thích được đón tiếp nồng hậu như ngôi sao. 
Một số điều kiêng kỵ: 
+ Hắt hơi, ợ nếu không kìm được sẽ bị coi là thô lỗ 
+ Khạc nhỗ bậy. 
+ Nhai kẹo cao su gây ra tiếng 
+ Nhìn chằm chằm vào người mà mình không cùng nói chuyện 
+ Huýt sáo gọi phụ nữ 
2.4 Tập quán giao tiếp của người châu Úc 
Gặp gỡ và giao thiệp 
- Khi gặp người nào đó lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay bằng tay 
phải của mình. Những người không quen biết nhau thường không hôn hoặc ôm 
nhau khi mới gặp. 
- Nhiều người Úc nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ trò chuyện và coi 
đó như là sự kính trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe. 
- Khi gặp người mới, người Úc thường không cảm thấy thoải mái khi phải 
đặt câu hỏi hoặc bị hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi, tình trạng hôn nhân và tài 
chính. 
- Trừ khi bạn được giới thiệu với ai đó bằng tên gọi thông thường hoặc được 
yêu cầu gọi họ bằng tên gọi thông thường, chúng ta thường phải gọi người mới 
quen biết bằng họ hay bằng danh (ví dụ: Mr. Jones, Mrs. Citizen, Ms. Smith, Dr. 
Richards). Ở chỗ làm việc và đối với bạn bè người Úc thường tỏ ra ít trang trọng 
hơn và gọi bằng tên thông thường. 
Cách ăn mặc 
Úc là xã hội đa chủng tộc. Sự đa dạng trong cách phục trang của những 
người ở đây cũng đã phản ánh phần nào sự đa dạng này. Không có một quy định 
cụ thể nào về cách ăn mặc, mặc dù cũng có một số yêu cầu về cách ăn mặc trong 
một số tình huống. Bao gồm giày an toàn, nón bảo hộ ở công trường hoặc đồng 
phục cho cảnh sát, quân đội hay các tổ chức khác. 
68 
Phần lớn các cơ quan đều có đồng phục chuẩn. Bên ngoài công sở, cách 
trang phục tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Rất nhiều người ăn mặc tùy theo tình huống 
xã hội và thời tiết. Các câu lạc bộ, rạp chiếu phim và một số nơi khác đòi hỏi phải 
ăn mặc gọn gàng, phù hợp. 
Nhiều người Úc sống gần bờ biển. Chính vì vậy mà họ có truyền thống ăn 
mặc thoải mái khi ở bãi biển hoặc các khu vực xung quanh đặc biệt là những ngày 
trời nóng. Điều này không có nghĩa là những người ăn mặc theo kiểu đi biển là 
những gái mại dâm hay lả lơi. Những va chạm không đúng lúc là không thể chấp 
nhận được cho dù ngừơi ta có mặc đồ kiểu gì đi chăng nữa. Mọi người đều được 
pháp luật bảo vệ khỏi sự tấn công thân thể. 
Nhiều người Úc có đến từ nền văn hóa khác nhau nên ăn mặc theo phong 
cách truyền thống có thể theo phong cách tôn giáo hoặc phong tục như áo dành cho 
các thầy tu, khăn đội đầu Vì là một xã hội dung hòa với nhiều người đến từ 
nhiều nền văn hóa khác nhau, quần áo là một phần phản ánh tôn giáo và niềm tin 
và nó đáng được khuyến khích. Nhiều người đến lập nghiệp ở đây không hẳn phải 
mặc đồ truyền thống. 
Phép Lịch Sự 
“Làm ơn” và “cám ơn” là những từ rất hữu ích khi giao thiệp với ai đó hay 
mua bán và làm dịch vụ. Khi được hỏi bạn thích gì? Như trà hay càfe, cách lịch sự 
để trả lời “Yes, please.” nếu bạn thích và “No, thanks.” nếu bạn không thích. Khi 
nhận gì đó hay được giúp đỡ thì bạn nên nói “Cám ơn”. 
Người Úc thường có xu hướng nghĩ rằng những người không nói “làm ơn” 
hay “ cám ơn” là những người thiếu lịch sự. Sử dụng những từ này giúp xây dựng 
mối quan hệ được tốt hơn. 
Đôi khi cuộc trò chuyện làm nảy sinh những vấn đề tế nhị, nếu bạn né tránh 
thì có vẻ hơi kém nhã nhặn. Cách lịch sự nhất là nên nói “Xin lỗi, vấn đề này hơi 
khó giải thích” hơn là làm ngơ. 
Người Úc thường nói “excuse me” để thu hút sự chú ý của ai đó và nói 
"sorry" khi vô tình đụng vào ai đó. Người Úc cũng thường nói "excuse me" hay 
"pardon me" khi chúng ta ợ ở nơi công cộng hay ở nhà người khác. 
Bạn nên đúng giờ trong các cuộc họp hay các buổi hẹn. Trong trường hợp 
đến trễ bạn nên liên lạc cho người ta biết trước. Điều này rất quan trọng trong các 
cuộc hẹn gặp chuyên nghiệp bởi bạn có thể bị phạt tiền nếu trễ hẹn hoặc bỏ buổi 
hẹn mà không thông báo trứơc. Người luôn trễ hẹn thường được coi là ngừơi 
không đáng tin. 
69 
Phần lớn người Úc hỉ mũi vào trong khăn tay hoặc khăn giấy chứ không hỉ 
bậy ở vỉa hè và khạc nhổ cũng vậy. Nhiều người sẽ nói “bless you” – “cầu trời phù 
hộ cho bạn” khi bạn hắt hơi, câu này hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo. 
Một điều cũng khá quan trọng là bạn nên biết những hành vi nào là mất lịch 
sự và thậm chí là không đúng pháp luật. Ví dụ như chửi thề nơi công cộng, xô đẩy 
chen lấn khi đang xếp hàng và tiểu tiện hay đại tiện nơi công cộng trừ khi ở toa lét 
công cộng hay tư nhân 
2.5 Tập quán giao tiếp của người châu Phi 
- Người dân sống theo đại gia đình. Rất hiếu khách và lễ phép 
- Người châu Phi thường gọi tất cả những người đàn ông là”ba” và những 
người phụ nữ là”má”. 
- Tiếp khách chủ yếu là đàn ông, trong trò chuyện không được hỏi và nhìn 
nữ chủ nhà. 
- Người châu Phi có sự phân công rõ rệt chức năng của hai tay: Tay phải tiếp 
xúc với những thứ sẽ đưa vào miệng, tay trái tiếp xúc với những vật uế tạp, do đó 
không được dùng lẩn hai tay. 
Kiêng: 
+ Khi hỏi tuổi trẻ em không bao giờ được để bàn tay úp xuống, 
+ Đại đa số dân châu Phi theo đạo Hồi: không ăn thịt lơn, không uống rượu. 
Luôn tránh những từ ngữ tương tự chữ“lợn” trong giao tiếp. 
+ Dân theo đạo Hồi mỗi ngày cầu kinh năm lần, khi đang cầu nguyện không 
giao tiếp với bất cứ lý do gì. 
70 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV 
 Câu 1: Hãy nêu những đặc trưng giao tiếp tiêu biểu theo Phật giáo, hồi 
giáo? 
 Câu 2: Hãy nêu những đặc trưng giao tiếp tiêu biểu của người châu Á? 
 Câu 3: Người châu Âu khi giao tiếp thường có những đặc điểm nào? Cho 
Ví dụ? 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
 Bạn hãy gặp một người nước ngoài trên đường, trò chuyện và hỏi xem họ 
từ đâu tới? Từ đó nhận thấy những đặc điểm giao tiếp của họ khác biệt với người 
Việt Nam như thế nào? 
71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Văn hóa ứng xử & nghệ thuật giao tiếp nơi công sở, NXB lao động, 2013. 
 [2] Duyên Hải, 79 quy tắc hay trong giao tiếp, NXB Lao động, 2015 
 [3] Nguyễn Văn Đính, Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh 
doanh du lịch, NXB Thống kê, 1996. 
 [4] Dương Thị Liễu, Kỹ năng thuyết trình, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc 
Dân, 2015 
 [5] Trung Nghĩa, Nói là gieo, nghe là gặt, NXB Văn hóa – Thông tin, 2015 
 [6] Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Từ điển Việt Nam văn hóa tín 
ngưỡng phong tục, NXB Văn hóa – Thông tin, 2009 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_trong_kinh_doanh_nghe_ke_toan_d.pdf