Giáo trình Kỹ năng bán hàng - Kế toán doanh nghiệp
Quy trình bán hàng tổng quát
Để bán hàng hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, khách hàng
có vô số sự lựa chọn nhà cung cấp vừa ý, đối với người bán hàng nhiều kinh
nghiệm trong nghề thì không cần nắm rõ quy trình bán hàng vì họ đã hiểu quá rõ
trong thời gian mới bắt đầu công việc, mới vào nghề bán hàng, giống như biết
đường đi đến đích nhưng hỏi rằng họ đi qua những con đường nào, tên con đường
đó ở đâu họ sẽ không biết.
Ngày nay khi thị trường ngày càng mở rộng, tăng cường sức cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp thì việc ứng dụng một cách chuẩn mực và sáng tạo các quy trình bánTrang 2 Lê Thị Kim Phượng
hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về quy trình bán
hàng chuẩn, dưới đây là các bước cơ bản của kinh nghiệm bán hàng:
Bước 1: Chuẩn bị kĩ kế hoạch và chỉ tiêu
Đầu tiên nên chuẩn bị kĩ càng kế hoạch kinh doanh để xác định rõ xem chỉ
tiêu và khách hàng cần hướng đến là những đối tượng nào. Từ đó tiếp tục lập một
kế hoạch nhỏ để thực hiện những mục tiêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên chú trọng
tới các vấn đề như thông tin sản phẩm và nhận hàng hóa, dịch vụ card visit, trang
phục đến cả tâm lý bán hàng.
Bước 2: Tìm kiếm và sàng lọc khách hàng
Bước đầu tiên trong quá trình bán hàng là phát hiện ra các khách hàng triển
vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những
khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Bước này giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời
gian, công sức, tiền bạc, hình thành phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Nhân
viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho các khách hàng triển vọng
trước khi quyết định gặp gỡ.
Bước 3: Tiếp cận sơ bộ hướng tới thiết lập cuộc hẹn
Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng,
đề ra mục tiêu của cuộc viếng thăm. Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi
người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện
bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện. Bước này thành
công thi kỹ năng bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn bạn đã thuyết phục được
50 % khách hàng mua hàng của bạn vì khách hàng chịu lắng nghe bạn nói, quan
tâm đến sản phẩm, dịch vụ bạn bán.
Bước 4: Giới thiệu và trình bày
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với
người mua để hướng họ theo trình tự (chú ý đến sản phẩm, quan tâm, mong muốn
và cuối cùng là hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng
những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo
được những lợi ích đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng bán hàng - Kế toán doanh nghiệp
từ chối, bạn cần: - Có kỹ năng bán hàng tốt - Có kiến thức tốt về sản phẩm/dịch vụ của mình và của cả đối thủ - Có hiểu biết về khách hàng & business của họ - Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng - Có sự nhạy bén, sáng tạo Trang 59 Lê Thị Kim Phượng - Có thái độ phục vụ chuyên nghiệp - Ý muốn giúp đỡ khách hàng chân thành - Sự kiên nhẫn Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày được nguyên tắc xử lý sự từ chối của khách hàng 2. Liệt kê được các loại từ chối. 3. Xử lý được sự từ chối trong thực tế. Trang 60 Lê Thị Kim Phượng CHƯƠNG 7: KẾT THÚC GIAO DỊCH VÀ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG Mã chương: 7 Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong hơn nửa thập kỉ trở lại đây đã tạo ra những thay đổi căn bản trong nền sản xuất và thương mại quốc tế. Hàng hóa được sản xuất ra nhanh hơn, với số lượng lớn và đa dạng về mẫu mã, hình thức. Đối với bất cứ dòng sản phẩm nào, lợi nhuận biên có xu hướng nhỏ đi do cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đổ không ít tiền của vào các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai các chương trình khuyến mại quy mô, mong thu hút được sự chú ý của “thượng đế”. Tuy nhiên, dường như nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được rằng, giữ được khách hàng quan trọng không kém bán được hàng. Để phát triển bền vững trong môi trường khắc nghiệt đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn đến dịch vụ hậu mãi, coi đó như một hướng phát triển chiến lược. Mục tiêu: - Trình bày được các kỹ thuật kết thúc giao dịch. - Thực hiện kết thúc giao dịch và duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Nội dung chính: 1. Những khái niệm chung Chốt sale là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng, nó quyết định giao dịch bán hàng của bạn có thành công hay không? Nhưng trên thực tế người bán hàng thường gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình này, có thể từ phía khách hàng hoặc đôi khi cản trở xuất phát từ chính bản thân người bán hàng. Do vậy, quá trình chốt bán hàng cần đến những kỹ năng và nghệ thuật chốt bán hàng hiệu quả. 2. Các kỹ thuật kết thúc giao dịch 2.1. Lựa chọn đúng thời điểm. Thời điểm để kết thúc giao dịch vô cùng quan trọng. Một giao dịch có thể kết thúc sớm trong vài phút nhưng cũng có những giao dịch sau nhiều lần đàm phán thương lượng mới có thể chốt sale. Bạn cần tinh tế để nhận ra thời điểm chín muồi, có thể là khi khách hàng đã được giải đáp tất cả khúc mắc. Bạn không nên quá vội vàng khi chưa đúng thời cơ như vậy có thể khách hàng “sợ” mà bỏ chạy; nhưng đôi khi cơ hội xuất hiện mà bạn không nắm lấy cũng đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua một đơn hàng. Trang 61 Lê Thị Kim Phượng 2.2. Kỹ thuật tóm tắt Làm cho khách hàng đồng ý sau mỗi ý trong cuộc trao đổi. Nên để ý rằng sự lôi cuốn của mỗi ý trong cuộc trao đổi phải bằng nhau, bạn chỉ nhấn mạnh những điểm tạo nên nhu cầu hay mong muốn thực sự bằng cử chỉ, dáng bộ, lời nói & tránh việc kể lể tràn lan dẫn đến không có chủ đích. Ví dụ như biến đổi tầm quan trọng những tính năng nổi bật của sản phẩm theo mức độ quan tâm của khách hàng bằng những biểu hiện không lời của họ trong lúc bạn đang trình bày. 2.3. Giả sử làm như giao dịch đã hoàn tất Cách dứt điểm này tỏ ra hiệu quả nhất cho nhân viên bán hàng có cá tính mạnh. Luôn luôn xây dựng lòng tin và quan hệ thân mật giữa người mua và người bán hàng trước khi cố gắng kết thúc quá trình giao dịch. Đến khi bạn nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng thì cứ đến và nói “Được đó anh Hải, chúng ta có thể bắt đầu dự án này vào thứ hai nhé.” 2.4. Mua ngay kẻo hết Cách này làm cho khách hàng của bạn sợ “bị mất”. Nếu như anh ta hay chị ta không thực hiện theo đề xuất của bạn thì thời gian của bạn sẽ được dùng để làm chuyện khác, bạn sẽ cứ để cho họ tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn, hay bạn sẽ nâng giá lên. Chiêu này tỏ ra hiệu quả đối với những khách hàng muốn trì hoãn. Hãy chắc chắn rằng lý do hành động của bạn là đáng tin và thực sự có căn cứ, mặt khác cách xử lý này cũng có thể dẫn đến chuyện gậy ông đập lưng ông. 2.5. Đặt những câu hỏi mà bạn tin rằng khách hàng thích nghe nó. Đây là một trong những phương pháp dễ thành công nhất và được thực hành rộng rãi nhất. Bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi có chủ đích đã được chuẩn bị trước nhằm đưa khách hàng của bạn vào thế” phải trả lời “Yes,” từ đó câu trả lời “Yes” chung cuộc sẽ đến một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể hỏi “Chị thích cách chọn màu này không?” sau đó hỏi “Liệu có đủ thời gian để làm rồi giao hàng theo deadline của chị không?”, rồi cuối cùng là “Tôi có thể thảo hợp đồng để ta có thể tiến hành ngay chứ?” 2.6. Cung cấp thêm giá trị gia tăng cho khách hàng Khi bối cảnh đang đi gần đến khả năng ký kết, nhưng họ (khách hàng) vẫn yêu cầu giảm giá, hãy lôi ra một phần thưởng hoặc một dịch vụ tương đối kèm theo. Chẳng hạn như tặng một phần mềm nào đó khi khách hàng mua máy vi tính, hoặc tăng thêm thời gian bảo hành, hay tăng thêm điều khoản ưu đãi trong hợp đồng sẽ làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ của bạn. Trang 62 Lê Thị Kim Phượng 2.7. Luôn mỉm cười Đây không chỉ là về thái độ của bạn, nhưng cũng là biểu hiện bên ngoài của bạn, có thể nói là nghệ thuật kết thúc bán hàng. Hãy thường xuyên luyện tập thói quen này cho đến khi bạn có thể tranh luận với một nụ cười, không đồng ý với một nụ cười, thương lượng, vượt qua sự phản đối và kết thúc giao dịch với một nụ cười. Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng những người rất thành công đều mỉm cười suốt? Họ không cười vì họ thành công, họ thành công vì họ đã mỉm cười. Lời kết Những kỹ thuật tưởng chừng đơn giản này là một phần kỹ năng, phẩm chất ưu việt của một sale chuyên nghiệp. Bán hàng ngày nay không còn là chào mời đơn thuần mà là chạm tới trái tim khách hàng bằng những tuyệt chiêu và kỹ năng chuyên nghiệp nhất. 3. Tầm quan trọng của các dịch vụ và hoạt động sau mua Dịch vụ hậu mãi [post-sales services] đơn giản là các hoạt động sau bán hàng để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm, qua đó đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong việc tiêu dùng sản phẩm. Các dịch vụ hậu mãi tương đối đa dạng, bao gồm hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, kiểm tra miễn phí, bảo hành, bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa sản phẩm trong các trường hợp trục trặc, hỏng hóc. Trong nhiều trường hợp, hậu mãi bao gồm việc nhận lại hàng hóa khi khách hàng cho rằng sản phẩm đó không phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu nhìn một cách giản đơn, dịch vụ hậu mãi tồn tại tách biệt với sản phẩm. Tuy nhiên, đối nhiều nhà quản lý chiến lược, dịch vụ hậu mãi là một thành tố thiết yếu của bất kì sản phẩm nào. Thành tố này tồn tại vô hình, nhưng có thể tạo ra phần giá trị cơ bản, cốt lõi của sản phẩm. Theo Hollensen (2003), trong thập niên cuối của thế kỉ 20, khu vực phát triển mạnh nhất của nền kinh tế Mỹ không phải sản xuất mà là dịch vụ. Sử dụng dịch vụ đã tăng mức 50 xu cho 01 đô la tiêu dùng. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ thương mại chiếm 18% trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu năm 2000, và 19.4% trong năm 2001, Xuất khẩu dịch vụ thương mại lên tới 1.46 tỉ USD trong năm 2001.Có thể thấy, phần lớn trong các dịch vụ thương mại này là dịch vụ hậu mãi đi kèm với các sản phẩm cụ thể. Khi tốc độ tăng trưởng bán hàng đối với các sản phẩm mới ngày càng giảm, lợi nhuận biên cũng giảm dần. Thay vào đó, lĩnh vực dịch vụ với lợi nhuận cao trở thành một công cụ hiệu quả để tạo ra sức cạnh tranh. Do đó, dịch vụ hậu mãi dần được coi là một bộ phận cấu thành của sản phẩm, và trở thành một mũi nhọn trong marketing hiện đại. Trong nhiều ngành Trang 63 Lê Thị Kim Phượng công nghiệp, từ sản xuất tháng máy, tủ lạnh đến các hệ thống an ninh, doanh thu từ các dịch vụ hậu mãi chiếm tới 30% tổng doanh thu, và tỉ lệ này ngày càng tăng. Trên thực tế, khách hàng có thể tìm đến một sản phẩm, một công ty nhất định vì nhiều lý do khác nhau: giá, mẫu mã sản phẩm, chất lượng, và các điều kiện hậu mãi. Nếu như giá cả và mẫu mã sản phẩm có thể đem lại sự thỏa mãn tức khắc bởi sự phù hợp với túi tiền, nhu cầu, và thị hiếu của khách hàng thì chất lượng và dịch vụ hậu mãi tạo ra lòng tin, hài lòng trong dài hạn. Dịch vụ mẫu mãi chất lượng với nhân viên nhiệt tình sẽ giúp duy trì lòng tin và sự hài lòng của khách hàng, củng cố thêm quan hệ với họ. Từ đó, bên bán hàng biến “rủi ro” thành “cơ hội”. Chính vì thế, marketing hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của hậu mãi với quan niệm rằng giữ khách hàng cũ cũng quan trọng không kém việc có khách hàng mới. Một lợi ích khác là dịch vụ hậu mãi giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua tạo lập khách hàng mới. Thông thường, người tiêu dùng có xu hướng hành động theo “tâm lý bầy đàn”. Vì vậy. một doanh nghiệp đem đến dịch vụ tốt cho nhóm khách hàng hiện tại, họ chắc chắn sẽ giới thiệu doanh nghiệp đó với những người quen biết của họ. Một cách vô tình, những khách hàng trung thành đã trở thành những nhân viên bán hàng cho sản phẩm của doanh nghiệp họ tin tưởng. Điều này sẽ mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, nơi phương thức quảng bá truyền miệng tương đối phổ biến. Với sự phát triển của internet, sức mạnh của hình thức truyền miệng này càng được tăng cường bởi trước khi mua sản phẩm, cũng với việc hỏi ý kiến bạn bè, người tiêu dùng có xu hướng tra cứu những nhận xét của người đã sử sản phẩm đó trên các diễn đàn mạng. Chỉ cần chăm sóc tốt khách hàng hiện tại, bạn sẽ có thêm khách hàng mới. Đây chính là triết lý thành công cơ bản của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Toyota, Sony, hay nhiều hãng bán lể như Wal-mart, Carrefour, Metro, hay doanh nghiệp bán hàng qua mạng như Amazone, E-bay Một lợi ích khác là hậu mãi còn giúp doanh nghiệp phát hiện được hàng giả, hàng nhái. Trong hệ thống thương mại hiện đại, hàng hóa thường được phân phối qua nhiều khâu trung gian khác nhau. Điều đó tạo ra khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Dịch vụ hậu mãi giúp doanh nghiệp tiếp thu các ý kiến phản hồi về chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội để kiểm tra tính chân thực của sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp nhanh chóng các điểm hạn chế của sản phẩm để tiếp tục phát triển, hoặc nhận biết khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện, từ đó có biện pháp để bảo vệ bản quyền, uy tín của doanh nghiệp. Trang 64 Lê Thị Kim Phượng Như vậy, doanh nghiệp cần nhìn nhận người sử dụng cuối cùng không chỉ đơn thuần là người mua hàng, mà là một đối tác kinh doanh. Ở góc độ đó, các doanh nghiệp sẽ thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, tinh thần cầu thị của mình để tạo dựng lòng tin. Dịch vụ hậu mãi như là một hình thức bảo đảm mang lại mối quan hệ đối tác lâu dài đối với doanh nghiệp. Tất nhiên, về lâu dài, chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định nhất. Nguyên tắc “bán được hàng không phải là sự kết thúc hoàn toàn của giao dịch” cần phải được các doanh nghiệp coi trọng. 4. Duy trì mối quan hệ với khách hàng Duy trì quan hệ với khách hàng là một trong những yếu tố then chốt giúp nhân viên kinh doanh có được nguồn “thu nhập” ổn định cho chính bản thân và công ty. Mối quan hệ này được ví như một chồi non, cần phải tưới tắm và chăm sóc cẩn thận thì mới mong thu được hoa thơm trái ngọt. Nói như thế để biết rằng, đội ngũ nhân viên của công ty cần có những kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng chuyên sâu. Một số bí quyết duy trì quan hệ với khách hàng: 4.1 Biết cách xây dựng mạng lưới Mạng lưới đó bao gồm các đồng nghiệp, mối quan hệ từ công việc, khách hàng hiện tại, dối tác, nhà cung cấp thậm chí cả gia đình, bạn bè, người quen. Những đầu mối đó sẽ chính là các khách hàng tiềm năng đang đợi bạn liên lạc với họ. Làm thế nào để biến một mạng lưới đó thành khách hàng? Bạn không thể trông đợi họ sẽ nhớ rằng đã gặp bạn đâu đó khoảng nửa năm trước và đột nhiên cao hứng gọi điện cho bạn để tìm hiểu sản phẩm. Có thể coi xây dựng mạng lưới quan hệ cũng giống như trồng cây vậy, bạn phải liên tục tưới tắm cho cái cây mới có thể hy vọng nó đơm hoa kết trái. 4.2 Biết cách giao tiếp với khách hàng Các mối quan hệ thường không tồn tại lâu. Dù cho cách bạn nói chuyện có thuyết phục, hấp dẫn đến thế nào, khó có ai có thể nhớ được bạn lâu chỉ từ một chiếc danh thiếp hoặc qua một buổi gặp mặt. Sai lầm lớn nhất mà rất nhiều nhân viên kinh doanh gặp phải đó là sau khi tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với khách hàng thì lại bỏ quên họ sau đó. Do vậy, bạn hãy gửi tin nhắn điện thoại, kết bạn qua Facebook, gửi email làm mọi cách để chắc chắn rằng họ không bị lãng quên trong danh sách khách hàng của bạn. Vào những ngày sinh nhật, ngày lễ tết bạn chỉ cần nhắn một tin SMS cũng làm cho khách hàng cảm thấy được trân trọng. Trang 65 Lê Thị Kim Phượng Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc quản lý thông tin khách hàng không còn quá khó. Chỉ với phần mềm quản trị khách hàng GetFly bạn dễ dàng nắm được tên, tuổi, ngày sinh, sản phẩm ưa chuộng của khách hàng. Từ đó, bạn dễ dàng quan tâm bằng hành động cụ thể mà không cần phải ghi nhớ quá nhiều. Có thể nói rằng, bạn dễ dàng khi luôn duy trì một mối quan hệ thân thiết hơn là cố gắng trở nên thân thiết khi họ đã quên mất bạn là ai. 4.3 Biết cách coi trọng ý kiến của khách hàng Ý kiến của khách hàng không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng nhưng đôi khi nó cũng là cái mà bạn cần lưu ý để khắc phục và hoàn thiện. Chính những lời phàn nàn hay ý kiến đóng góp của khách hàng cho bạn cơ hội để nhận ra khách hàng thực sự nghĩ gì về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Vì thế, đừng coi chúng như những rắc rối phiền phức, mà hãy tiếp nhận một cách tích cực để cải thiện dịch vụ của bạn, đánh giá lại cách bạn đang làm việc với khách hàng. Tuy nhiên, hãy biết cách giữ lời phàn nàn này trong phạm vi, đừng để lọt ra ngoài phương tiện thông tin đại chúng. 4.4 Luôn luôn tin rằng khách hàng trung thành là kênh bán hàng số 1 Một nhân viên kinh doanh giỏi là người hiểu rõ điều này nhất. Bạn có một mạng lưới những khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn, đó là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để có thể mở rộng mạng lưới hơn nữa. Nhân dân ta thường có câu cửa miệng “Tiếng lành đồn xa”, do vậy một khi khách hàng đã tin tưởng bạn và hài lòng với sản phẩm của bạn, bạn có thể thông qua họ tìm kiếm những khách hàng mới. Đây chính là lúc mạng lưới của bạn phát huy sức mạnh. Có thể nói xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã khó mà duy trì mối quan hệ với khách hàng lại càng khó hơn. Do vậy, khi đào tạo nhân viên kinh doanh, đừng quên bỏ qua kỹ năng quan trọng này. Hy vọng với những chia sẻ trên, những nhân viên bán hàng/kinh doanh sẽ tự đúc rút để có được mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày được các kỹ thuật kết thúc giao dịch. 2. Thực hiện kết thúc giao dịch và duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Trang 66 Lê Thị Kim Phượng
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_ban_hang_ke_toan_doanh_nghiep.pdf