Giáo trình Kinh tế vĩ mô

1.1. Một số khái niệm

* Lịch sử hình thành

Khoa học kinh tế hình thành từ cuối thế kỷ XVIII. Tác phẩm mở đường “Bàn

về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia ” của Adam Smith xuất bản năm

1776 đánh dấu sự hình thành khoa học kinh tế.

Năm 1936, John Maynard Keynes - nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra lý

thuyết chống lại lý thuyết của Adam Smith. Đây cũng là năm đánh dấu sự hình

thành kinh tế học vĩ mô.

Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà

chúng ta có thể nhận được. Nhưng mỗi thứ mà chúng ta nhận được lại bị hạn chế bởi

thời gian và thu nhập hiện có. Kết quả là mọi người luôn có những mong muốn

không được thoả mãn. Việc chúng ta thất bại trong việc thoả mãn mọi mong muốn

được gọi là khan hiếm.

Kinh tế học ra đời xuất phát từ sự khan hiếm.

* Khái niệm

Có thể nói kinh tế học từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua nhiều phát triển và

cũng đã xuất hiện khá nhiều định nghĩa. Theo Paul A. Samuelson và William D.

Nordhaus: “Kinh tế học là khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào

nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối

cho các thành viên của xã hội”.

Từ khái niệm trên, chúng ta cần chú ý:

+ Kinh tế học là một môn khoa học nên trước hết đòi hỏi phải đảm bảo tính

khách quan. Tuy nhiên, cũng như các môn khoa học xã hội khác, kinh tế học không

phải là môn khoa học chính xác nên nó không thể tách rời hoàn toàn quan điểm chủ

quan trong nội dung nghiên cứu.

+ Nội dung cơ bản của kinh tế học là nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài

nguyên khan hiếm để sản xuất ra một số loại hàng hoá và dịch vụ cần thiết đáp ứng

nhu cầu của nền kinh tế.

+ Mục tiêu cuối cùng của khoa học kinh tế là nhằm thoả mãn nhu cầu ngày

càng tăng của nền kinh tế. Muốn thoả mãn được nhu cầu đòi hỏi sản xuất phải được

tăng trưởng. Do đó, nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là một nội dung quan trọng của

kinh tế học. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn lại nảy sinh vấnđề cân bằng và mất cân bằng, tạo nên sự dao động ngắn hạn của nền kinh tế. Sự dao

động này làm cho nền kinh tế kém hiệu quả và tăng trưởng chậm. Muốn có hiệu quả

cao và tăng trưởng nhanh đòi hỏi phải hạn chế mức độ dao động đó. Song nền kinh

tế ổn định, hiệu quả cao và tăng trưởng nhanh chưa chắc đảm bảo thoả mãn tốt nhất

nhu cầu của dân chúng, khi mà sự phân phối những thành quả đó còn bất hợp lý.

Chính vì vậy, kinh tế học phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập nhằm tạo ra sự

công bằng trong việc hưởng thụ những sản phẩm mà nền kinh tế tạo ra. Kinh tế học

thường được chia thành hai phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 1

Trang 1

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 2

Trang 2

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 3

Trang 3

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 4

Trang 4

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 5

Trang 5

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 6

Trang 6

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 7

Trang 7

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 8

Trang 8

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 9

Trang 9

Giáo trình Kinh tế vĩ mô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang xuanhieu 8820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế vĩ mô

Giáo trình Kinh tế vĩ mô
với mong muốn của mình.
(2) Thất nghiệp không tự nguyên: là loại thất nghiệp thường do tổng cầu
suy giảm dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp.
5.2.3. Tác hại của thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng thiếu việc làm so với những mong muốn của người
lao động được làm việc. Thất nghiệp gắn liền với việc không có thu nhập để bảo
đảm cuộc sống của bản thân và gia đình. Thất nghiệp là một thực tế nan giải của
mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó có trình độ phát triển như
thế nào. Khi thất nghiệp ở mức độ cao, hoạt động sản xuất kém hiệu quả, nguồn tài
nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư bị giảm, nền kinh tế gặp khó
khăn sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực xã hội. Nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội phát
triển. Người ta có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của thất nghiệp thông qua
sự giảm sút to lớn về sản lượng, có khi còn kéo theo lạm phát.
- Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường việc mở rộng sản
xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liến với năng suất cao,
ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong điều kiện đó thì cầu về
lao động sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm.
- Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, thì Chính phủ cần có
những chính sách đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất. Vấn đề này liên quan mật
thiết các chính sách tài khoá, tiền tệ,...
- Ở những nước đang phát triển có lao động dự thừa nhiều nhưng thiếu vốn
nên cần có các chính sách tập trung vốn, huy động vốn từ nguồn trong nước và nước
ngoài, phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
- Hoàn thiện và tăng cường các chương trình dạy nghề, đào tạo lại và tổ chức
tốt thị trường lao động sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm
và rút ngắn được thời gian tìm việc của người thất nghiệp.
5.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
5.3.1. Đường Phillips ban đầu
Ban đầu dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền
lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips có dạng như hình 5.4 và
gọi là đường Phillips ban đầu.
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó
cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó. Lý thuyết
này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Khi ra đời lý thuyết
về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt tiềm năng và lạm phát không thay
đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau:
gp = -£ (u - u*) [1]
Trong đó: gp = tỷ lệ lạm phát, U = tỷ lệ thất nghiệp thực tế
U* = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, £ = độ dốc đường Phillips
Lạm phát Tiện lương
tỷ lệ tliàt nghiệp
Hình 5.3. Mối quan hệ giữa tăng lương Hình 5.4. Đường Phillips
thất nghiệp và lạm phát ban đầu
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (xem hình 5.4)
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra.
- Độ dốc £ càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự
tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của £ phản ánh sự phản ứng của tiền lương.
Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì £ lớn, nếu có tính ì cao thì £ nhỏ (đường
Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản
ứng rất kém với thất nghiệp.
Đường Phillips đã gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính
sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. Ví dụ: Giả sử nền kinh tế đang
ở điểm B trên hình 5.4 (suy thoái, thất nghiệp), Chính phủ có thể mở rộng lượng
cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu, nền kinh tế sẽ tăng
công ăn việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên
phía trên.
5.3.2. Đường Phillips mở rộng
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự
kiến (ì), vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm
phát dự kiến và có dạng như sau:
gp = gpe - £ (u - u*) [2]
Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến
Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ
lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ
dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm
phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng
cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng,
thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên
mức cung tiền thực tế, sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung
tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại
mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu.
Nhưng khi lạm phát đạt được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được
điều chỉnh theo tỷ lệ dự kiến và thất
nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường
Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên.
Hình 5.5. Đường Phillips mở rộng
5.3.3. Đường Phillips dài hạn
Trong ngắn hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp
dự kiến nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách
tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn.
Trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa là gp
= gpc. Thay đẳng thức này vào [2] ta sẽ có đường Phillips dài hạn:
0 = - £ (u - u*) [3]
Hay là: u = u*
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài
hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất
nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng cắt
trục hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xem hình 5.6)
Trong ngắn hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC. Có sự đánh đổi
tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh
bằng các cơn sốc cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các
con số. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp.
Hình 5.6. Đường Phillips ngắn hạn
5.3.4. Khắc phục lạm phát
Nếu không tính đến những cái riêng của mỗi nước thì giải pháp chung được
lựa chọn thường là:
(1) Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu như đều gắn
chặt với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng lớn
về ngân sách và có tốc độ tăng lương danh nghĩa cao.
Vì vậy giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân
sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa chắc chắn sẽ chặn đứng
và đẩy lùi lạm phát.
(2) Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp
hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo
theo sự suy thoái và thất nghiệp - một cái giá đắt - nên việc kiểm soát tiền tệ và
chính sách tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi thận trọng. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi có sự tăng trưởng
nhanh. Trong điều kiện đó việc kiểm soát chặt chẽ các chính sách tài khoá và tiền tệ
vẫn là những biện pháp cần thiết nhưng cần có sự phối hợp, tính toán tỉ mỉ với mức
thận trọng cao hơn. Về lâu dài ở các nước này, chăm lo mở rộng sản lượng tiềm
năng bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước cũng là một trong những hướng quan
trọng nhất để bảo đảm vừa nâng cao sản lượng, mức sống vừa ổn định giá cả một
cách bền vững.
(3) Có thể xóa bỏ hoàn toàn lạm phát hay không? Cái giá của việc xóa bỏ
hoàn toàn lạm phát không tương xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy các quốc
gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó bằng việc chỉ
số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, lãi suất, giá vật tư ... Đó là cách làm cho sự
thiệt hại của lạm phát là ít nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1. Tỷ lệ lạm phát là gì? nêu cách xác định tỷ lệ lạm phát.
2. Hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
3. Thất nghiệp là gì? dòng ra và dòng vào thất nghiệp bao gồm những đối tượng
nào?
4. Hãy trình bày các loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp và các biện pháp
khắc phục thất nghiệp.
5. Hãy trình bày mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
6. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lạm phát và biện pháp khắc phục lạm phát giai
đọan 2007 - 2016.
Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
1- Việc chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng mà không tăng thuế có thể dẫn đến
GNP cao hơn và giá cả thấp hơn.
2- Khi tính tổng sản phẩm quốc dân thì không được (+) khoản chi tiêu cho tiêu
dùng và chênh lệch hàng tồn kho.
3- Khi thị trường trái phiếu cân thì thị trường tiền tệ cũng cân bằng
4- Khi các tác nhân trong nền kinh tế thay đổi dự kiến của mình về tương lai thì
đường philíp ngắn hạn dịch chuyển
5- Tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng làm cán cân thương mại xấu đi, giá cả tăng lên.
6- Lạm phát tăng lên sẽ tác động vào cả cung cầu tiền và làm thay đổi lãi suất cân
bằng
7- Hoạt động của thị trường mở (mua bán trái phiếu) sẽ làm thay đổi vốn dự trữ
của các Ngân hàng thương mại
8- Dùng chính sách tài khoá để điều tiết nền kinh tế thì ngân sách hàng năm sẽ cân
bằng
9- Thu nhập quốc dân không bao gồm khấu hao nhưng lại bao gồm chi tiêu mua
sắm máy móc thiết bị mới.
10- Sản lượng cân bằng của nền kinh tế chính là GNP đã thực
11- Khi MPC ị thì số nhân chi tiêu ị trong nền kinh tế
12- Đường AS sẽ dịch chuyển chừng nào sản lượng thực tế còn chênh lệch so với
sản lượng tiềm năng
13- Ngân hàng trung ương có thể cùng một lúc theo đuổi cả hai mục tiêu lãi suất và
mức cung về tiền để điều tiết nền kinh tế
14- Khi tính thu nhập có thể sử dụng thì không được lấy NNP trừ đi thuế trực thu
15- Sản lượng thực tế và sản lượng cân bằng khác nhau ở phần tồn kho không dự
kiến
16- Khi thuế suất (t) tăng lên thì số nhân trong nền kinh tế giảm đi
17- Đường IS thay đổi vị trí khi tỷ giá hối đoái thay đổi
18- Khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh ở các nước nhập khẩu dầu lạm phát tăng và
thất nghiệp cũng tăng
19- Tỷ giá hối đoái chỉ tác động đến đường IS mà không tác động đến vị trí đường
LM
20- Tăng cường chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến lạm phát tăng và thất nghiệp tăng
21- Thất nghiệp cao hơn luôn kèm theo lạm phát thấp hơn
22- Lạm phát sẽ làm thay đổi vị trí đường LM trong mô hình IS - LM
23- Điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu dùng bằng đầu tư
24- Việc thay đổi giá vật tư nhập khẩu tác động đến cả tổng cung lẫn tổng cầu
25- Khi còn có thất nghiệp thì còn có áp lực làm cho tiền công tăng lên
26- Sự thay đổi của giá không có ảnh hưởng gì đến vị trí của các đường IS, LM
27- Trong mô hình xác định tổng sản phẩm quốc dân của 3 khu vực (Hộ gia đình,
hãng kinh doanh, chính phủ) tiết kiệm của hộ gia đình + thuế = đầu tư của khu vực
tư nhân + chi tiêu chính phủ
28- Xu hướng nhập khẩu cận biên và xu hướng tiêu dùng cận biên có tác động
cùng chiều đến số nhân chi tiêu
29- Nếu không có thâm hụt ngân sách thì không thể có lạm phát
30- Trong nền kinh tế đóng, chính sách tài khoá có tác động yếu khi cầu tiền rất
nhậy cảm với lãi suất
31- Xuất khẩu ròng tăng lên sẽ làm đường IS dịch sang phải và lãi suất giảm đi
32- Số nhân chi tiêu chỉ số những thay đổi trong chi tiêu không phụ thuộc vào thu
nhập chỉ dẫn đến những thay đổi trong thu nhập cân bằng ( sản lượng cân bằng như
thế nào)
33- Lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến) xảy ra khi có một cơn lốc về cầu
34- Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm giảm sản lượng và giảm tỷ giá hối đoái
của đồng nội tệ
35- Đường LM càng dốc thì qui mô lấn át đầu tư càng lớn (với IS có độ dốc không
đổi)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học Vĩ mô, NXB Giáo dục, Hà Nội
[2] D. Begg (2008), Kinh tế học của, NXB Thống kê, Hà Nội.
[3] Bộ môn Kinh tế (2010), Tài liệu thực hành Kinh tế vĩ mô, Học viện Ngân 
hàng, Hà Nội.
[4] Trang web chính thức của IMF: www.imf.org
[5] Trang web chính thức của Ngân hàng Thế giới: www.worldbank.org
[6] Trang web chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
[7] Trang web chính thức của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
[8] Trang web chính thức của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
[9] Trần Thị Hòa (2006), Sách hướng dẫn học tập Kinh tế vĩ mô, Trung tâm đào
tạo bưu chính viễn thông 1, Hà Nội.
[10]  
MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ...................................................3
1.1. Một số khái niệm...........................................................................................3
1.2. Giới hạn khả năng sản xuất và ba vấn đề trung tâm.......................................4
1.3. Nhược điểm của kinh tế thị trường và vai trò kinh tế của Chính phủ............8
1.4. Mục tiêu, công cụ điều tiết vĩ mô..................................................................8
Chương 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA..........................................12
2.1. Đo lường mức sản xuất một quốc gia..........................................................12
2.2. Chỉ tiêu GDP và GNP.................................................................................12
2.3. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường...................................................15
2.4. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường...................................................18
Chương 3: TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA........23
3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng.................................................................23
3.2. Tổng cung và thị trường lao động...............................................................36
3.3. Mối quan hệ giữa tổng cung - tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền
kinh tế..................................................................................................................43
3.4. Chính sách tài khóa.....................................................................................46
Chương 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ............................................53
4.1. Chức năng tiền tệ........................................................................................53
4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiềntệcủangân hàngTrung ương.......54
4.3. Mức cầu tiền...............................................................................................60
4.4. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu.........................................................................63
4.5. Chính sách tài khóa, tiền tệ và sự phối hợp hai chính sách.....này
68
Chương 5: LẠM PHÁT VÀ THẤTNGHIỆP......................................................73
5.1. Lạm phát.....................................................................................................73
5.2. Thất nghiệp.................................................................................................78
5.3. Mối quan hệ giữa lạm phát vàthấtnghiệp....................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................89

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo.pdf