Giáo trình Kiểm toán xây dựng

1.1. Khái niệm

Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về đối tượng kiểm toán nhằm đánh giá mức độ phù hợp giữa các nội dung cần kiểm toán với các chuẩn mực đã được xây dựng.

Kiểm toán viên (KTV) là những người thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm thuật ngữ “kỹ thuật viên” và “doanh nghiệp kiểm toán”, là người có đủ khả năng để hiểu các chuẩn mực đã sử dụng và có đủ thẩm quyền đối với đối tượng được kiểm toán để có thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến kết luận khi báo cáo kết quả kiểm toán.

Đối tượng kiểm toán có thể là các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (BCQTDAHT) hoặc có thể là các quy chế, quy định của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên, cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra hoặc cũng có thể là các phương án kinh doanh, dây chuyền công nghệ hay toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp . Khi đối tượng kiểm toán là Báo cáo cáo quyết toán dự án hoàn thành, ta hay gọi là Kiểm toán xây dựng.

Kiểm toán xây dựng (hay còn gọi là Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành) là quá trình các kiểm toán viên thu thập, đánh giá các bằng chứng và đưa ra các nhận định về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các dự án đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, xét trên khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan.

Việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể được tiến hành bởi các cơ quan kiểm toán Nhà nước chuyên trách hoặc do các kiểm toán viên thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành gọi là kiểm toán độc lập. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận, bảo hộ và hoạt động theo đúng quy chế chặt chẽ nên có tính pháp lý rất cao.

Phạm vi, nội dung kiểm toán BCQTDAHT được xác định theo các điều khoản ghi trong hợp đồng kiểm toán giữa doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) với khách hàng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

(1) Kiểm tra hồ sơ pháp lý;

(2) Kiểm tra nguồn vốn đầu tư của dự án;

(3) Kiểm tra chi phí đầu tư;

(4) Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;

(5) Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;

(6) Kiểm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng;

(7) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước; kết quả của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra dự án.

Giáo trình này, đề cập đến hoạt động kiểm toán độc lập Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

 

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 1

Trang 1

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 2

Trang 2

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 3

Trang 3

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 4

Trang 4

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 5

Trang 5

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 6

Trang 6

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 7

Trang 7

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 8

Trang 8

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 9

Trang 9

Giáo trình Kiểm toán xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 151 trang xuanhieu 10020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm toán xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kiểm toán xây dựng

Giáo trình Kiểm toán xây dựng
TOÁN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
Công ty Kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số.../20x5/BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (*)
Về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
 Dự án: ......................................................................... 
Kính gửi:	[Người nhận báo cáo kiểm toán]
Chúng tôi, [Công ty TNHH kiểm toán XYZ ], đã thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án [Tên dự án], từ trang  đến trang  kèm theo, do [Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án] lập ngày tháng... năm...
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc (Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư) đơn vị (dự án) chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc đơn vị (dự án) xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Ban Giám đốc đơn vị (dự án) chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, hồ sơ liên quan đến Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, sự trung thực, chính xác đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và về tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. 
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.
Căn cứ, phạm vi của cuộc kiểm toán
Căn cứ pháp lý:
Các Luật có liên quan đến quá trình đầu tư và quá trình thực hiện kiểm toán như: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kiểm toán độc lập; 
Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định và hướng dẫn các nội dung liên quan đến quá trình đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành như quy định về quản lý đầu tư, lựa chọn nhà thầu, quản lý chi phí, hợp đồng, quyết toán dự án hoàn thành;
Các Quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành công bố định mức, đơn giá được sử dụng trong quá trình xác định chi phí đầu tư;
Chế độ kế toán có liên quan;
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
Các văn bản pháp lý khác có liên quan khác.
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: 
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành do Ban Giám đốc cung cấp cho kiểm toán viên làm cơ sở để thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm các hồ sơ, tài liệu chủ yếu sau đây:
Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;
Dự án đầu tư;
Hồ sơ thiết kế và dự toán được phê duyệt;
Hồ sơ lựa chọn nhà thầu và các hợp đồng kinh tế; 
Hồ sơ quản lý chất lượng của dự án;
Biên bản nghiệm thu dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
Quyết toán các gói thầu, hạng mục công trình, chi phí;
Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án;
Các hồ sơ, tài liệu có liên quan khác.
Phạm vi và công việc kiểm toán:
Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành bao gồm các nội dung (**) sau:
Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
Kiểm tra chi phí đầu tư;
Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước.
Công việc kiểm toán các nội dung trên bao gồm thực hiện các thủ tục kiểm tra trình tự, thủ tục đầu tư của dự án, kiểm tra khối lượng quyết toán công việc xây dựng, thiết bị hoàn thành, quyết toán các chi phí tư vấn và chi phí khác, rà soát, đối chiếu với thiết kế, dự toán được duyệt, hợp đồng giao nhận thầu, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công...; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong quyết toán, đối chiếu với định mức do các cơ quan quản lý chuyên ngành công bố, định mức riêng cho công trình, đơn giá dự toán được duyệt, đơn giá theo hợp đồng; Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán và các thủ tục kiểm toán khác mà chúng tôi thấy cần thiết trong từng trường hợp (**), nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về quá trình thực hiện dự án và số liệu, thuyết minh trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 
Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 
Kết quả kiểm toán
Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra nói trên, kết quả cuộc kiểm toán như sau:
Khái quát chung về dự án
Nêu khái quát chung về dự án gồm các thông tin chủ yếu sau: 
Tên dự án; địa điểm đầu tư: 
Tổng mức đầu tư được duyệt: , trong đó (Xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, dự phòng);
Chủ đầu tư; Cấp quyết định đầu tư; Mục tiêu đầu tư; Nội dung và quy mô đầu tư; Hình thức quản lý dự án; Nguồn vốn; Thời gian: Khởi công (bắt đầu thực hiện): .. Hoàn thành:..; Hình thức lựa chọn các nhà thầu chính; Các nhà thầu chính
Hồ sơ quyết toán của dự án
(Nhận xét về hồ sơ quyết toán của dự án, bao gồm hồ sơ quyết toán dự án có đầy đủ không, còn thiếu cái gì,).
Hồ sơ pháp lý của dự án:
(Nhận xét về các điểm sau đây - phù hợp với quy định trong từng thời kỳ)
Các văn bản, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kinh tế liên quan đến dự án, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có đảm bảo tính pháp lý, chấp hành các nguyên tắc, nội dung quy định của các loại văn bản hay không;
Việc thực hiện dự án của chủ đầu tư, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng, quy định về lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và đấu thầu không;
Việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền hay không.
Nguồn vốn đầu tư:
Số liệu về nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên nguồn vốn
Theo quyết định đầu tư
Thực hiện
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
1
Vốn ngân sách
2
Vốn vay
Cộng
Nhận xét, thuyết minh:
Nhận xét;
Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
Chi phí đầu tư:
Số liệu về chi phí đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Dự toán
được duyệt
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch 
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
1
Đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
2
Xây dựng
3
Thiết bị
4
Quản lý dự án
5
Tư vấn 
6
Chi khác
7
Dự phòng
Tổng số
Nhận xét, thuyết minh:
Nhận xét;
Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
Chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: 
Số liệu về chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo Báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Chi phí đầu tư bị thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm
2
Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Cộng
Nhận xét, thuyết minh:
Nhận xét;
Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Số liệu về giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nhóm tài sản
Theo Báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Tài sản dài hạn
2
Tài sản ngắn hạn
Cộng
Nhận xét, thuyết minh:
Nhận xét;
Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
Các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng:
Các khoản công nợ:	
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên cá nhân, đơn vị 
thực hiện
Nội dung 
công việc
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5
6 = 5 - 4
I
Nợ phải thu
1
Công ty 
2
II
Nợ phải trả
1
Công ty 
2
Cộng
Vật tư, thiết bị tồn đọng:	
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Vật tư
2
Thiết bị
Cộng
Giá trị còn lại của tài sản dành cho hoạt động quản lý dự án:	
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nội dung
Theo báo cáo quyết toán
Kết quả 
kiểm toán
Chênh lệch
(+/-)***
1
2
3
4
5 = 4 - 3
1
Giá trị còn lại của tài sản dài hạn 
2
Giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn 
Cộng
Nhận xét, thuyết minh:
Nhận xét;
Thuyết minh nguyên nhân chênh lệch số liệu giữa kết quả kiểm toán và báo cáo quyết toán (nếu có).
Nhận xét về việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có).
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được và kết quả kiểm toán nói trên là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên
Trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kiến nghị:
(Nếu có)
[(Hà Nội), ngày tháng năm]
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:
Kiểm toán viên
(Chữ ký, họ và tên)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:
Ghi chú:
(*): Mẫu này có thể thay đổi theo công việc thực tế kiểm toán của từng dự án và phù hợp quy định pháp luật của từng thời kỳ. 
(**): Ghi các nội dung công việc kiểm tra theo thực tế của dự án, hợp đồng kiểm toán và ghi rõ các thủ tục kiểm toán theo thực tế đã thực hiện.
(***): Các khoản chênh lệch có phụ lục chi tiết kèm theo.
PHỤ LỤC 20
MẪU BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỚI Ý KIẾN KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Công ty kiểm toán XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số.../20x5/BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (*)
Về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
 Dự án: .........................................................................
Kính gửi:	[Người nhận báo cáo kiểm toán]
Chúng tôi, [Công ty kiểm toán XYZ], đã thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án [Tên dự án], từ trang  đến trang  kèm theo, do [Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án] lập ngày  tháng ... năm...
(Các phần từ “Trách nhiệm của Ban Giám đốc” đến hết phần “Kết quả kiểm toán” tương tự như Phụ lục 05 nói trên)
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Đến thời điểm kết thúc cuộc kiểm toán, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành cung cấp cho kiểm toán còn một số tồn tại sau:
Chủ đầu tư chưa tập hợp và cung cấp hồ sơ quyết toán các chi phí A là XXX1 đồng, chi phí B là XXX2 đồng dẫn đến việc chưa đủ cơ sở để xác định giá trị quyết toán các chi phí này;
Bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công hạng mục C không đủ cơ sở để xác định khối lượng phần chi phí xây dựng ............... theo báo cáo quyết toán của hạng mục C là XXX3 đồng dẫn đến việc chưa đủ cơ sở để xác định giá trị quyết toán hạng mục này;
Chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ các bằng chứng liên quan đến:
Đơn giá phần ...................thuộc hạng mục ...............................;
Khối lượng phần ..............thuộc hạng mục ...............................;
Xuất xứ thiết bị ................thuộc gói thầu ...................................
dẫn đến việc không đủ cơ sở xác định giá trị quyết toán của hạng mục trên;
Một số hạng mục chi phí chưa đủ điều kiện quyết toán gồm: 
Phần giá trị hạng mục A4 phát sinh mới chưa có dự toán được duyệt, đang trong quá trình phê duyệt dự toán bổ sung với giá trị là XY2 VNĐ;
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán chưa thực hiện, được ghi nhận vào kết quả kiểm toán của dự án với giá trị là XY3 VNĐ.
Giá trị các hạng mục chi phí nêu trên có được chấp nhận quyết toán hay không tùythuộc vào quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được và kết quả kiểm toán nói trên là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
 “Trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu được chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ” nói trên, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán [áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ] và quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Kiến nghị:
 (Nếu có)
[(Hà Nội), ngày  tháng  năm]
Công ty kiểm toán XYZ
Giám đốc
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:
Kiểm toán viên
(Chữ ký, họ và tên)
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán:
Ghi chú: (*) Mẫu này có thể thay đổi tùy theo công việc thực tế kiểm toán của từng dự án và phù hợp quy định pháp luật của từng thời kỳ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư 67/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015 của Bộ Tài Chính - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.	
Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. 
Ths.Đậu Ngọc Châu, TS. Nguyễn Viết Lợi (2013), Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, NXB Học viện Tài chính.
Hồ sơ kiểm toán mẫu về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ban hành kèm theo Quyết định 314/2016/QĐ-VACPA ngày 15/11/2016 của Hộ Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_kiem_toan_xay_dung.doc