Giáo trình Công tác xã hội cá nhân

Mục tiêu của bài:

- Kiến thức :

+ Trình bày được lịch sử hình thành công tác xã hội cá nhân

+ Nêu được khái niệm, vị trí, mục đích và các yếu tố cấu thành của công tác xã hội cá nhân

+ Trình bày được vai trò chức năng của nhân viên xã hội trong công tác xã hội cá nhân

- Kỹ năng :

+ Xác định được vai trò trong quá trình trợ giúp thân chủ.

+ Áp dụng những kiến thức trên vào trong quá trình trợ giúp thân chủ

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 + Tôn trọng, đảm bảo thực hiện theo tiến trình khi làm việc với cá nhân

 + Tích cực phát biểu ý kiến, học hỏi và trao đổi với các thành viên trong lớp học.

 Nội dung chính

 1. Lịch sử hình thành công tác xã hội cá nhân

Mục tiêu:

- Trình bày được lịch sử hình thanh công tác xã hội cá nhân

- Xác định được nhiệm vụ của công tác xã hội cá nhân trong nghề nghiệp và cuộc sống.

- Rèn luyện được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập và trong cuộc

1.1. Sự hình thành công tác xã hội cá nhân trên thế giới

Công tác xã hội là sản phẩm của thế kỷ XX, nhưng công tác xã hội có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống tương thân tương ái trong mối quan hệ giữa con người với con người đến hình thức hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống. Khi xã hội ngày càng phát triển, hình thức hỗ trợ cá nhân mang tính chuyên nghiệp và khoa học hơn.

Trong phần nội dung lịch sử hình thành CTXH cá nhân trên thế giới được chi ra 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học (đến thế kỷ XIX); Giai đoạn 2: Thời kỳ hình thành cơ sở khoa học phương pháp công tác xã hội cá nhân (Từ đầu thế kỷ XX đến những năm 50); Giai đoạn 3: Thời kỳ phát triển chuyên nghiệp (từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX đến nay).

a. Giai đoạn từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học (đến thế kỷ XIX)

Đây là giai đoạn được coi là cột mốc đầu tiên phản ánh yêu cầu của hoạt động giúp đỡ cá nhân chuyên nghiệp, là tiền đề cho sự phát triển phương pháp công tác xă hội cá nhân chuyên nghiệp sau này.

Năm 1601, tại Anh, đạo luật Elizabeth ban hành đã tạo thành điều lệ cho tinh thần hỗ trợ những người nghèo và người yếu thế. Đạo luật này cho thấy hoạt động từ thiện không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân, tổ chức tình nguyện, hảo tâm mà cần có sự quan tâm của thiết chế xã hội.

Theo quan niệm từ thiện ở xã hội phương Tây trước đây cho đến những năm 60 của thế kỷ XIX, hoạt động hỗ trợ được hiểu dưới hình thức “ban ơn” giữa những người “cho” và người “nhận”, phụ thuộc vào sự hảo tâm, vào sự tử tế của người giúp đỡ. Người nhận được giúp đỡ theo quan niệm của xã hội cũng như của những người giúp đỡ là những người “đáng” phải chịu những vấn đề khó khăn và vấn đề của họ chính là do họ gây ra.

Trong triết lý đạo Phật cũng nhấn mạnh đến hoạt động dhana có nghĩa là cho, cấp phát, tặng. Vì vậy, người ta có thể thấy rằng Công tác xã hội trong nghĩa hạn chế của hoạt động giúp đỡ đã có từ thời xa xưa.

 

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 1

Trang 1

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 2

Trang 2

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 3

Trang 3

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 4

Trang 4

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 5

Trang 5

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 6

Trang 6

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 7

Trang 7

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 8

Trang 8

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 9

Trang 9

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 88 trang xuanhieu 4020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công tác xã hội cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công tác xã hội cá nhân

Giáo trình Công tác xã hội cá nhân
 để hướng đối tượng đi theo quan điểm của nhân viên xã hội.
- Các hoạt động hỗ trợ phải được xác định dựa trên sự khả thi khi thực hiện. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo tính hiệu quả và thành công của một kế hoạch. Một kế hoạch hoàn hảo nhưng không khả thi thì không phải là kế hoạch can thiệp mà nhân viên xã hội chuyên nghiệp mong muốn đối tượng xây dựng. Muốn vậy kế hoạch phải có sự kết hợp chặt chẽ của đối tượng, phù hợp với các nguồn nội lực bản thân đối tượng và nguồn lực bên ngoài từ gia đình, bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp...
- Yếu tố mang tính tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong kế hoạch có thuộc phạm vi chức năng của tổ chức xã hội không. Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi đối tượng được chuyển đến cho một tổ chức/trung tâm công tác xã hội. Vì chỉ khi việc hỗ trợ đối tượng thuộc phạm vi chức năng của tổ chức, nhân viên xã hội mới có được đầy đủ quyền và điều kiện tác nghiệp hỗ trợ đối tượng.
5. Triển khai thực hiện kế hoạch
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích và vai trò của nhân viên xã hội trong quá trình thực hiện kế hoạch
- Trình bày được các bước thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ
- Thực hiện được kế hoạch hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ trong một tình huống cụ thể đảm bảo đúng trình tự và thời gian;
- Rèn luyện được tính chủ động, nhanh nhẹn, linh hoạt trong các tình huống
5.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện kế hoạch
Để triển khai thực hiện kế hoạch can thiệp/hỗ trợ, bước quan trọng đầu tiên nhân viên xã hội cần lưu ý giúp đối tượng là chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Các điều kiện cần thiết bao gồm: Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thực hiện kế hoạch cho đối tượng; Các điều kiện hỗ trợ nguồn lực con người và vật chất.
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thực hiện kế hoạch: Đối tượng là nhân vật chính thực hiện kế hoạch, vì vậy họ là cần được chuẩn bị sẵn sàng trước khi thực sự bắt tay vào công việc. Nhân viên xã hội sẽ làm rõ cho đối tượng về vai trò và khích lệ quyết tâm của đối tượng xác định những khó khăn, trở ngại có thể đối tượng sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và có phương pháp ứng phó, hạn chế tối đa tác động không tốt đến kết quả.
Tiếp theo đó, nhân viên xã hội làm việc với những nguồn lực hỗ trợ như gia đình, bạn bè, những người quan trọng với đối tượng để cùng động viên, khích lệ đối tượng chủ động tham gia vào thực hiện kế hoạch can thiệp.
- Nhân viên xã hội rà soát lại các nguồn lực bao gồm cả nguồn lực về con người và vật chất đã được xác định ở phần kế hoạch. Nhân viên xã hội, trong một số trường hợp có thể thay mặt đối tượng liên hệ với những nguồn lực, ví dụ như liên hệ với các tổ chức cung cấp nguồn lực như y tế, dạy nghề...
Sau khi đối tượng đã có tâm thế sẵn sàng tham gia và các nguồn lực khác đã được chuẩn bị, nhân viên xã hội cùng giúp cho đối tượng thực hiện kế hoạch.
5.2. Hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch
Với vai trò một cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp, nhân viên xã hội cần thể hiện mình là người hỗ trợ, can thiệp chuyên môn và giúp đối tượng có được những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện kế hoạch. Nhân viên xã hội không phải là người làm thay đổi cho đối tượng. Đây là quá trình tiến hành tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ cá nhân có vấn đề giải quyết khó khăn. Có thể là khó khăn giải tỏa hay giải quyết một số vấn đề trước mắt và điều chỉnh những khó khăn với sự công nhận và tham gia của đối tượng. Có khi mục tiêu chỉ là giữ không cho tình huống trở lên xấu hơn, giữ được hiện trạng, giữ mức độ hoạt động tâm lý xã hội của đối tượng thông qua các hỗ trợ vật chất và tâm lý.
Tuy nhiên, là một nhà chuyên môn, nhân viên xã hội sẽ triển khai các hoạt động sau:
- Cung cấp một số dịch vụ cụ thể
- Tham vấn (cải tạo môi trường và trị liệu trực tiếp)
Mục đích của tham vấn là củng cố các thái độ có lợi chợ giữ gìn cần bằng về tình cảm, cho sự tăng trưởng và đổi mới. Tham vấn nhằm vào hoàn cảnh trước mắt cần được giải quyết. Trong giai đoạn này, đối tượng càng phải nỗ lực tham gia vào giải quyết vấn đề của chính mình, họ vừa là người chèo chống, vừa định hướng mục tiêu của mình.
Công cụ của trị liệu là mối quan hệ nhân viên xã hội – đối tượng, vấn đàm; triển khai các nguồn lực xã hội, vật chất áp dụng chính sách và nguồn lực của cơ quan xã hội và nối kết với các nguồn lực của cơ quan và cộng đồng khác.
Vai trò của nhân viên xã hội là người định hướng, hỗ trợ, là người đánh giá, phản ánh lại với đối tượng những cái mà đối tượng đã đạt được, là chỗ dựa tình thần động viên họ, khuyến khích họ thực hiện các hoạt động, đặc biệt lúc họ gặp khó khăn, nhân viên xã hội không làm thay cho đối tượng.
Những cản trở, khó khăn thực sự nổi lên trong giai đoạn này, do vậy đòi hỏi nhân viên xã hội phải sử dụng và phát huy kỹ năng chuyên môn của mình để hỗ trợ đối tượng tiếp tục hay tìm một hướng đi khác. Tiến độ của quá trình trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là khả năng của đối tượng, tâm lý, thể trạng, cách đánh giá của bản thân họ cũng như các nguồn lực và cơ hội mà đối tượng đang có.
6. Lượng giá và kết thúc/đóng hồ sơ/chuyển giao
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và mục đích của lượng giá/kết thúc/đóng hồ sơ;
- Trình bày được các bước của lượng giá/kết thúc/đóng hồ sơ;
- Lượng giá/kết thúc được những vấn đề của thân chủ trong tình huống cụ thể đảm bảo đúng tiến trình, và thời gian;
- Rèn luyện được tính chủ động, nhanh nhẹn, linh hoạt và khéo léo trong các tình huống
6.1. Lượng giá
Lượng giá là công việc đo lường và thẩm định các thay đổi tiến bộ của đối tượng, nhằm xác định xem sự can thiệp của nhân viên xã hội hay trị liệu có đem lại kết quả mong muốn không, xem mức độ đạt được để kịp thời bổ sung, điều chỉnh.
Lượng giá quá trình giúp đỡ đem lại nhiều lợi ích cho việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nâng cao năng lực của nhân viên xã hội và phát triển nghề nghiệp. Thông qua lượng giá, nhân viên xã hội có thể có được những gợi mở, ý tưởng cho sự phát triển mô hình hỗ trợ cá nhân. Những nội dung lượng giá cụ thể, quan trọng cần tập trung bao gồm:
Thứ nhất là xem xét, lượng giá tính hiệu quả của quá trình can thiệp, hỗ trợ: cá nhân đối tượng có đạt được mục tiêu giải quyết vấn đề của mình hay không?Mức độ giải quyết mục tiêu đến đâu.
Thứ hai là lượng giá sự tiến bộ, năng lực được nâng cao của cá nhân đối tượng: Đối tượng đã thu nhận được những kiến thức, kỹ năng gì từ quá trình can thiệp, hỗ trợ, những thay đổi tích cực đối tượng có được trong xử lý các vấn đề thông thường trong cuộc sống họ gặp phải.
Thứ ba là lượng giá thu thập ý kiến phản hồi của đối tượng và những người liên quan tham gia vào quá trình can thiệp, hỗ trợ đối tượng về phương pháp tiếp cận, cách làm việc, hỗ trợ của nhân viên xã hội. Những điểm tốt, những điểm cần chỉnh sửa để phù hợp hơn. Ở nội dung lượng giá, để thu thập được những thông tin tin cậy, nhân viên xã hội cần thực hiện cẩn thận, khéo léo, tế nhị làm thế nào để lấy được những ý kiến góp ý chân thực và xây dựng. Để lấy được những ý kiến khách quan, nhân viên xã hội có thể sẽ không trực tiếp thực hiện đánh giá này mà gián tiếp lấy ý kiến qua viết phiếu góp ý hoặc bảng lượng giá.
Thứ tư là lượng giá về các hoạt động quản lý tổ chức và hành chính như: điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ của tổ chức đối với quá trình can thiệp, hỗ trợ.
Để quá trình lượng giá thành công và thu được những thông tin đúng và đầy đủ, nhân viên xã hội cần phải thiết kế các phương pháp lượng giá phù hợp, đảm bảo độ tin cậy, xác thực và phản ánh đúng thực chất hiệu quả công việc. Có nhiều cách tiến hành lượng giá như phỏng vấn đối tượng và những người tham gia vào quá trình can thiệp, lấy ý kiến bằng phiếu hỏi...Bên cạnh đó nhân viên xã hội cũng có thể dùng những phương pháp khoa học khác để đo lường sự tiến bộ của đối tượng như phương pháp so sánh kết quả thay đổi của họ trước và sau quá trình hỗ trợ, trị liệu. Trong phương pháp này, nhân viên xã hội sẽ ghi chép lại thực trạng ban đầu của đối tượng ngay từ ban đầu trước khi diễn ra các hoạt động trợ giúp theo biểu đồ. Việc này giống như ghi lại những dữ liệu ban đầu. Trong quá trình và sau quá trình can thiệp, hỗ trợ, nhân viên xã hội lại ghi chép lại sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của đối tượng trong một biểu đồ khác. Khi so sánh hai biểu đồ này sẽ thấy được hoạt động hỗ trợ đem lại hiệu quả tiến bộ hay chưa đem lại sự thay đổi tích cực nào cho đối tượng.
Nhân viên xã hội chỉ có thể lượng giá tốt khi:
- Các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạc trên cơ sở thông tin đầy đủ.
- Nhân viên xã hội, đối tượng và những người khác có liên quan cùng tham gia vào lượng giá.
- Có hồ sơ ghi chép tiến trình giải quyết vấn đề để có quyết định cuối cùng cho giai đoạn này.
- Lượng giá được tiến hành liên tục trong suốt quá trình giúp đỡ và lượng giá cuối kỳ.
Nếu kết quả lượng giá cho thấy hướng đi là tích cực, thể hiện sự tiến bộ của đối tượng thì vai trò của nhân viên xã hội cần được giới hạn để tạo điều kiện cho sự chủ động độc lập của đối tượng trong giải quyết vấn đề, giúp đối tượng có sự tiến bộ tốt hơn. Và dần dần nới lỏng mối quan hệ với đối tượng để đi đến giai đoạn kết thúc.
6.2. Kết thúc/đóng hồ sơ
Kết thúc/đóng hồ sơ là kết thúc quá trình can thiệp, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội với đối tượng khi vấn đề của đối tượng đã được đối tượng giải quyết và họ sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống. Lúc này các dịch vụ của cơ quan đã hoàn tất, đối tượng đã nhận được các dịch vụ phù hợp. Việc kết thúc quá trình can thiệp, hỗ trợ cần phải dựa trên:
- Nhu cầu và quyền lợi của đối tượng
- Không kéo dài chỉ vì ý tưởng chủ quan của đối tượng
- Không chấm dứt chỉ vì sự duy ý chí của nhân viên công tác xã hội
Tiến trình kết thúc sẽ diễn ra cùng với sắc thái khác nhau về khía cạnh tình cảm trong mối quan hệ nhân viên xã hội và đối tượng. Những tác động của việc chia tay lên đối tượng cũng rất khác nhau. Để giai đoạn kết thúc tiến trình can thiệp, hỗ trợ được diễn ra suôn sẻ, nhân viên xã hội cần có các hoạt động chuẩn bị từ trước khi diễn ra giai đoạn kết thúc. Có thể nhắc đến những tiến bộ của đối tượng và thời điểm sẽ kết thúc tiến trình.
Trong tiến trình kết thúc, nhân viên xã hội cần biết: Xử lý những cảm xúc của đối tượng khi chia tay; Khích lệ đối tượng duy trì và phát huy những nỗ lực thay; và Hỗ trợ đối tượng lập kế hoạch cho tương lai.
Theo Shulman (1984) ở giai đoạn kết thúc các thành viên sẽ phải trải qua giai đoạn “buồn đau” hay hội chứng “chia tay”. Vì vậy, công việc đầu tiên nhân viên xã hội cần giải quyết chính là giúp cho đối tượng chuẩn bị và vượt qua được những cảm xúc khi phải chia tay. Đối tượng và nhân viên xã hội đã có thời gian cùng cộng tác, hỗ trợ, nên đã có những mối quan hệ tình cảm nhất định. Những cảm xúc tình cảm này hình thành một cách hết sức tự nhiên và khi phải chia tay với những mối quan hệ đã được thiết lập và duy trì với nhân viên xã hội, đối tượng sẽ có những khó khăn về tình cảm. Lúc này, nhân viên xã hội cần xác định trước hiện tượng này và giúp đối tượng chấp nhận và vượt qua những cảm xúc buồn đó. Để giải quyết hiệu quả những phản ứng và cảm xúc buồn, đối với người nhân viên xã hội, việc tốt nhất là khuyến khích để đối tượng chia sẻ những cảm xúc tiêu cực, giải tỏa khỏi những căng thẳng và dần dần tách khỏi sự phụ thuộc trong quan hệ và hướng dẫn họ đi qua tiến trình chia tay. Bên cạnh đó, làm được việc này, nhân viên xã hội cần khen ngợi những thành công của đối tượng và đặc biệt tin cậy, trưởng thành có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường của đối tượng.
Sau khi kế hoạch trị liệu được thực hiện, đối tượng đã có những thay đổi tích cực, vấn đề hết sức quan trọng đối với cả nhân viên xã hội và đối tượng là khích lệ và giúp đối tượng duy trì và phát huy những nỗ lực đã đạt được trong cuộc sống sau kết thúc. Nhân viên xã hội có thể giúp đối tượng làm quen với những tình huống thực tiễn trong môi trường và tiếp tục hoạt động theo dõi, giám sát. Nhân viên xã hội có thể nhấn mạnh với đối tượng mặc dù tiến trình can thiệp đã kết thúc, tuy nhiên nhân viên xã hội luôn quan tâm, hỗ trợ khi cần thiết. Việc này giúp cho đối tượng luôn cảm thấy tự tin vì có nhà chuyên môn ở mức độ nào đó sẵn sàng hỗ trợ. Việc này tạo cơ hội mở để nhân viên xã hội có những hỗ trợ can thiệp kịp thời, tránh để xảy ra hiện tượng các đối tượng bỏ ngang những nỗ lực đã đạt được.
Thông thường trong giai đoạn cuối cùng của tiến trình can thiệp, hỗ trợ với các đối tượng, nhân viên xã hội cần giúp đối tượng lập kế hoạch hành động cho tương lai. Việc lập kế hoạch cho tương lai giúp đối tượng có sự chuẩn bị thực hiện kế hoạch sẽ áp dụng những nỗ lực, tiến bộ của mình như thế nào trong tương lai. Bên cạnh đó sẽ tạo cho họ cơ hội để suy nghĩ về tương lai và những mục tiêu tiếp theo của cuộc sống, nhằm tiếp tục có những thay đổi tích cực và có thành công trong cuộc sống. Những vấn đề cần được giải đáp trong kế hoạch hành động là xác định mục tiêu tiếp theo; những công việc sẽ làm tiếp theo: trị liệu tiếp, học nghề, xin việc làm...; thời gian thực hiện; ai thực hiện; nguồn lực cần thiết là gì; và dự báo những khó khăn, cản trở. Bản kế hoạch hành động cần được xây dựng dựa trên cơ sở nguồn lực hiện có, mang tính khả thi và phải vừa sức với thân chủ.
6.3. Chuyển giao
Một trong những công việc khác trong quá trình kết thúc là công tác chuyển giao. Chuyển giao được thực hiện khi đối tượng có nhu cầu cần các dịch vụ khác hoặc quá trình can thiệp không mang lại nhiều lợi ích cho đối tượng. Có thể chuyển giao cả dịch vụ can thiệp và chuyển giao nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội cần luôn ý thức được những hạn chế của bản thân và đặt lợi ích của đối tượng lên trên hết, vì vậy nhân viên xã hội cần chấp nhận trường hợp cần chuyển giao đối tượng cho những nhà chuyên môn khác hoặc dịch vụ khác phù hợp hơn.
Để tiến trình chuyển giao tốt, nhân viên xã hội cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đối tượng, những nhận định, nhận xét trong quá trình giúp đỡ. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội phải làm rõ với đối tượng về việc chuyển giao nhằm tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tốt nhất và phù hợp nhất với đối tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
2. Nguyễn Ngọc Lâm, Các vấn đề xã hội và an sinh xã hội, Đại học mở Tp. Hồ Chí Minh, 1995.
3. Nguyễn Thị Oanh, Các bài đọc về chính sách, pháp luật và biện pháp liên quan tới chăm sóc trẻ em trong tình cảnh khó khăn, Đại học mở Tp. Hồ Chí Minh, 1995.
4. Nguyễn Văn Gia, Bùi Xuân Mai, Công tác xã hội, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2001.
5. Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học mở bán công Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Ngọc Lâm. Công tác xã hội với cá nhân.
7. Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội, 1996.
8. Tài liệu tập huấn về hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Hà Nội, 1996.
9. TS. Mary Ann Forgey and TS. Carol S. Cohen. Thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp- Tài liệu do khoá tập huấn của khoa Phụ nữ học và đại học Fordham Hoa Kỳ biên dịch
10. Grace Mathew. Nhập môn công tác xã hội. Người dịch: Lê Chí An. TP Hồ Chí Minh tháng 1/1991
11. Tài liệu tập huấn CFSI-MOLISA-COLSA-UNV. Hà Nội, 1996.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_ca_nhan.docx