Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên

1.2.1. Điện trở của người

Bao gồm lớp da tiếp xúc bên ngoài, các thành phần bên trong cơ thể như thịt, mỡ, máu, xương, dịch thể. cấu tạo nên điện trở của người (Rng). Điện trở suất của các thành phần khác nhau của cơ thể người được trình bày trong bảng 1.1. Để đơn giản, điện trở của người có thể chia thành hai phần: điện trở của da và điện trở của các bộ phận bên trong. Theo bảng 1.1, da hay nói một cách chính xác lớp sừng của da là bộ phận đóng góp rất đáng kể vào trị số điện trở của người. Khi ở trạng thái khô ráo, lớp sừng của da có điện trở khá lớn có tác dụng như một lớp cách điện. Điện trở của các bộ phận bên trong đóng góp không đáng kể vào trị số điện trở của người. Điện trở của người có giá trị nằm trong khoảng 40-400 kΩ, thậm chí lên đến 500 kΩ.

1.2.2. Trị số dòng điện

Dòng điện chạy qua cơ thể người (Ing), tuỳ thuộc vào trị số của nó, cũng như loại dòng điện một chiều hoặc xoay chiều mà có thể gây nên mức độ nguy hiểm khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng trị số dòng điện lớn nhất không gây nguy hiểm đối với người là 10 mA (dòng điện xoay chiều) và 50 mA (dòng điện một chiều).

Trị số dòng điện xoay chiều từ 10-50 mA thì khả năng tự mình rời khỏi vật mang điện rất khó vì có sự co giật của cơ bắp. Khi lớn hơn 50 mA thì có thể dẫn đến nguy hiểm chết người vì có sự mất ổn định của hệ thần kinh và sự rung tương ứng với sự dừng làm việc của tim. Bảng 1.2 trình bày trị số dòng điện lớn nhất cho phép để không dẫn đến tình trạng tim ngừng đập.

 

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 97 trang duykhanh 10800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên

Giáo trình An toàn lao động - Lê Thị Như Quyên
, nồng độ hóa chất... và thời gian mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu của vết bỏng.
b) Diện tích vết bỏng:
Ảnh hưởng của vết bỏng với các dịch của cơ thể phụ thuộc vào phần trăm diện tích bỏng so với diện tích cơ thể. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Ðối với người lớn nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện.
Có nhiều phương pháp tính diện tích vết bỏng tiện lợi, dễ nhớ như sau: một là, phương pháp số 9 của Wallace - Glumov, tổng diện tích da của cơ thể là 100%, vùng đầu mặt cổ là 9%; một chi trên là 9%; một chi dưới là 18 % (9% x 2); thân trước là 18%; thân sau: 18%; bộ phận sinh dục ngoài: 1%; hai là, phương pháp bàn tay của Blokhin: diện tích một gan bàn tay của bệnh nhân bằng 1-1,25% diện tích cơ thể. Như vậy chỉ việc ướm gan bàn tay của bệnh nhân lên vùng bỏng là đánh giá được diện tích bỏng, ví dụ vùng bỏng ướm bằng 3 lần gan bàn tay bệnh nhân thì diện tích bỏng khoảng 3-3,75%.
c) Vị trí vết bỏng trên cơ thể:
Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục, chẳng hạn như:
- Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng
- Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.
- Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức năng hoạt động...
- Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.
- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến viêm phổi...
Cắt đứt nguyên nhân gây bỏng
Đây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm. 
- Dập tắt lửa trên da (bằng nước hoặc cát, áo khoác, chăn, vảikhông dùng vải nhựa, nilon đẻ dập lửa), tháo bỏ quần áo chỗ cháy hay thấm nước nóng (bỏng nước sôi, dầu, bỏng do ngã vào hố vôi nóng) hay các dung dịch hóa chất, cắt nguồn điện nếu là bỏng do điện, bỏng do acid thì rửa bằng nước vôi loãng hoặc nước xà phòng, bỏng do kiềm thì đắp  dấm  ăn dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả, bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên như trình bày trong hình 6.1, có thể cho vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng từ 20-30 phút, hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh 3-4 phút 1 lần cho đến khi nạn nhân cảm  thấy đỡ đau rát.
Hình 6.1. Sơ cứu vết bỏng: làm nguội vết bỏng bằng nước lạnh.
- Tháo bỏ các vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.
- Băng vô khuẩn vết bỏng sau khi đã rửa sạch vết bỏng bằng nước muối đẳng trương.
Lưu ý:
+ Không dùng nước đá để làm mát các vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong  nước.
+ Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát, không lột quần áo mà dùng kéo cắt.
Phòng chống sốc
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Động viên, an ủi nạn nhân.
- Khi nạn nhân tỉnh táo, không nôn, chướng bụng và không có những chấn thương khác, cho nạn nhân uống dịch A (Natribicarbonat 4g+đường 100g+nước vừa đủ 1 lít trong 24 giờ uống 1-2 lít),  nước chè đường nóng hoặc ORS, ủ ấm (nếu trời rét).
- Các thuốc giảm đau, an thần: Phong bế novocain dung dịch 0,25%, dùng hỗn hợp giảm đau gồm:
+ Promedol dung dịch 2% từ 1ml đến 2ml.
+ Dimedrol dung dịch 2% từ 1ml đến 2ml.
+ Pipolphen dung dịch 2,5% từ 1ml đến 2ml.
3 thứ trộn lẫn tiêm bắp. Sau khi tiêm 10-12 phút, đa số người bệnh ngủ thiếp, đau đớn giảm, còn có tác dụng chóng phù, nôn và kháng Histamin (chống sốc). Dịch truyền (Ringerlactat, NaCl 0,9%). Nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương khác bên trong thì không dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đảm bảo nhịp thở trên 12lần/phút.
- Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
Duy trì đường hô hấp
Nạn nhân bị bỏng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy có dầu, đồ đạc, bàn ghế,  phim nhựa, polyme đang bốc cháy thì nạn nhân sẽ hít phải các khí khói độc, đặc biệt là khí oxytcacbon gây hội chứng: tổn thương do hít thở - inhalation injury, gây co thắt thanh môn, phế quản, phù phổi, rối loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, co giật Những trường hợp này phải ưu tiên cấp cứu số 1 và phải được chuyển tới bệnh viện ngay. Phải theo dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp:
+ Đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí
+ Thở oxy nếu cần.
+ Giữ bệnh nhân ở tư thế đứng.
+ Đặt nội khí quản.
+ Mở khí quản nếu nguy cấp.
Phòng chống nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với nạn nhân bỏng, là một trong những yếu tố quyết định thành công trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bỏng. Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn:
+ Không sử dụng nước không sạch để dội, đắp vào vết bỏng trong khi sơ cứu nạn nhân.
+ Không sờ mó vào vết bỏng.
+ Không chọc vỡ các nốt phỏng.
+ Người cán bộ y tế nên rửa sạch tay trước khi sơ cứu vết thương nạn nhân.
+ Nên có các tấm ga hoặc săng vô trùng để quấn, bọc bệnh nhân.
+ Sử dụng thuốc kháng sinh (augmentin, cephalosporin, aminoglycosid).
Băng bó vết bỏng
+ Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng.
+ Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
+ Bỏng độ I không cần băng để hở, độ II có nốt phỏng, độ III có hoại tử ướt cần băng để che chở, chống nhiễm khuẩn, có hoại tử khô không cần băng.
+ Vết bỏng sẽ chảy nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp  bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.
+ Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào 1 túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay, làm như vậy nạn nhân có thể vẫn cử động được các ngón tay và tránh làm bẩn vết bỏng.
+ Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón, hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được để tránh co da, dính khớp.
 Thực hành sơ cứu người bị bỏng
- Chuẩn bị dụng cụ sơ cứu gồm:
+ Gạc vô trùng.
+ Băng cá nhân đủ kích cỡ.
+ Băng dính vải dùng để cố định gạc.
+ Khăn lau khử trùng và thuốc mỡ kháng sinh.
+ Kéo, nhíp...
 Cấp cứu người bị điện giật
Trong khi làm việc hoặc trong cuộc sống, nếu thấy có người bị điện giật, bất cứ người nào cũng phải có nhiệm vụ cứu chữa nạn nhân. Yêu cầu đặt ra là kịp thời, nhanh chóng, đúng phương pháp.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Nếu nạn nhân được cấp cứu ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống là đến 98 %. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25% như trong bảng 7.1.
Bảng 7.1. So sánh cơ hội cứu sống nạn nhân bị điện giật theo thời gian.
Thời gian (phút)
1
2
3
4
5
Tỷ lệ % nạn nhân được cứu sống
98
90
70
50
25
Có hai bước để cứu người bị tai nạn điện là:
- Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
- Cấp cứu nạn nhân tại chỗ.
 Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện
Mục tiêu
Nắm bắt được các phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện trong trường hợp cắt/không cắt được điện, từ đó có biện pháp thích hợp để cách li nạn nhân ra khỏi mạng điện.
Trường hợp cắt được điện
Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm... Nhưng khi cắt điện cần phải chú ý:
- Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ.
Trường hợp không cắt được mạch điện
a) Nếu ở mạch điện hạ áp:
Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như : Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện như minh hoạ trong hình 7.1. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn.
Hình 7.1. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện.
b) Nếu ở mạch điện cao áp:
Tốt nhất là người đi cứu phải được trang bị các dụng cụ cách điện như: ủng và găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý đến các biện pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân.
Trong các trường hợp không đủ khả năng xử lý đối với lưới điện cao áp thì tốt nhất phải điện thoại để đơn vị quản lý vận hnh thiết bị hoặc báo điều độ cho cắt điện ngay.
 Phương pháp cấp cứu người bị điện giật
Mục tiêu
Nắm bắt được các phương pháp cấp cứu người bị điện giật tuỳ thuộc vào từng thể trạng của nạn nhân.
Sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện thì phải tiến hành cấp cứu ngay trên cơ sở thể trạng nạn nhân như sau:
Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác
Nạn nhân chỉ hôn mê bất tỉnh trong chốc lát, còn thở yếu... thì phải đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng và chăm sóc theo dõi, đồng thời khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất đế cấp cứu. Trường hợp không có y sĩ, bác sĩ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh (còn thở nhẹ)
Nếu nạn nhân nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đế nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nôn... để lấy ra, sau đó xoa nóng người nạn nhân, đồng thời khẩn trương đi mời cán bộ y tế.
Trường hợp nạn nhân ngừng thở
Nếu nạn nhân tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân bị co giật thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, bành miệng ra để kiểm tra xem có đờm, máu, nôn... lấy ra, sau đó làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới thôi.
 Các phương pháp hô hấp nhân tạo
Mục tiêu
Nắm bắt được các phương pháp hô hấp nhân tạo bao gồm các động tác hỗ trợ hô hấp, hồi phục nhịp đập của tim, hồi sức nạn nhân. Đặc biệt cần phải thành thạo trong các thao tác hô hấp nhân tạo, ấn tim lồng ngực.
Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Nhanh chóng cởi áo, nới thắt lưng để khỏi cản trở hô hấp. Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Người làm hô hấp quỳ trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm từ một đến ba rồi lại từ từ thả tay, thẳng người và tiếp tục làm lại. Cứ làm như vậy 12 lần/phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc theo ý kiến của y, bác sĩ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu như minh hoạ trong hình 7.2.
Hình 7.2. Phương pháp nằm sấp: a) Thở ra; b) Hít vào.
a)
b)
Nhược điểm của phương pháp này là khối lượng không khí vào trong phổi ít. Ưu điểm của phương pháp nằm sấp là các chất dịch vị và nước miếng không theo đường khí quản vào bên trong và cản trở sự hô hấp.
Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Nhanh chóng cởi áo, nới thắt lưng để khỏi cản trở hô hấp. Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần áo vo tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và và kéo lưỡi ra và một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi như minh hoạ trong hình 7.3. Nếu mồm mím chặt thì thì lấy que cứng (không sắc cạnh) để cạy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu 20-30 cm, hai tay cầm lấy hai tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu tay), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau 2-3s nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép hai tay nạn nhân lên ngực. Sau 2-3s lặp lại động tác trên. Cố gắng làm từ 16-18 lần trong một phút. Làm thật đều và đếm "1-2-3" cho lúc hít vào, "4-5-6" cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn phương pháp nằm sấp, nhưng phải có hai người.
a)
b)
Hình 7.3. Phương pháp nằm ngửa: a) Thở ra; b) Hít vào.
Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất, đang được áp dụng rộng rãi và rất phổ biến. Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi nhớt dãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau như minh hoạ trong hình 7.4.
Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (chỗ tim) rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3s thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Tốc độ ấn khoảng 60 lần/phút.
Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi thổi ngạt. Người cứu ngồi bên cạnh đầu, dùng một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu lưỡi bị tụt vào thì kéo ra) hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân rồi thổi cho lồng ngực phồng lên. Hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân từ 14-16 lần/phút.
Cách phối hợp: Cứ hà hơi thổi ngạt một lần thì làm động tác ép tim 4 nhịp. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến y, bác sĩ mới thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2-3 lần hà hơi thổi ngạt thì lại chuyển sang 4-6 lần ấn vào lồng ngực.
Hình 7.4. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim lồng ngực.
Chú ý: người bị điện giật trong tình trạng hôn mê, tim ngừng đập vẫn có thể cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời. 
 Thực hành các phương pháp hô hấp nhân tạo
Căn cứ vào các phương pháp hô hấp nhân tạo, tổ chức nhóm từ 2-3 người để thực hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN (2011), Qui phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông, Công báo.
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (2010), Giáo trình an toàn điện, Lưu hành nội bộ.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2010), Giáo trình kĩ thuật an toàn và môi trường, Lưu hành nội bộ.
Bộ Công nghiệp (2006), Qui phạm trang bị điện, Công báo.
Nguyễn Đình Thắng (2004),Giáo trình an toàn điện, NXB Giáo dục.
Phan Thị Thu Vân (2002), Giáo trình an toàn điện, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Nguyễn Xuân Phú, Trần Thành Tâm (2001), Kĩ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
Trường Trung cấp nghề KTCNNN Yên Thành (2009), Giáo trình an toàn điện, Lưu hành nội bộ.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_an_toan_lao_dong_le_thi_nhu_quyen.docx