Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm

Tóm tắt

Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung trong giáo dục con người toàn diện và

có ý nghĩa quan trọng trong các trường đại học hiện nay. Bởi vì, giáo dục lý luận

chính trị góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản

trong nhân cách sinh viên, cho sinh viên phương pháp luận khoa học, giúp họ có

một công cụ nhận thức sâu sắc để định hướng và hành động trong thực tiễn, có

phẩm chất đạo đức trong sáng. Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là

vấn đề cần quan tâm hiện nay

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 1

Trang 1

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 2

Trang 2

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 3

Trang 3

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 4

Trang 4

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 5

Trang 5

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 6

Trang 6

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 7

Trang 7

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 8

Trang 8

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 9

Trang 9

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 3500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - Một vấn đề cần quan tâm
rọng đối với chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy các 
môn Lý luận chính trị trong nhà trƣờng. Vì vậy, các trƣờng đại học cần quan tâm công 
tác đào tạo và bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng 
viên nói chung và giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị nói riêng. 
 Về số lƣợng, cần có kế hoạch tuyển dụng giảng viên các môn Lý luận chính trị 
phù hợp nhu cầu thực tế của trƣờng, đảm bảo tuyển giảng viên đƣợc đào tạo đúng 
những chuyên ngành đang cần bổ sung theo hƣớng “Giảng viên được đào tạo chuyên 
ngành nào, giảng dạy môn học đó, xây dựng đội ngũ giảng viên riêng cho từng môn 
học” [2]. 
 Về chất lƣợng đội ngũ, các trƣờng đại học cần tạo điều kiện thuận lợi cho giảng 
viên nâng cao trình độ chuyên môn và đạt đƣợc học vị, chức danh khoa học đích thực, 
tránh sa vào tệ “bằng cấp” kém chất lƣợng. Phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo đội 
ngũ giảng viên của nhà trƣờng nói chung, giảng viên các môn Lý luận chính trị nói 
riêng, chú trọng từ khâu tuyển chọn, quy hoạch đến đào tạo và sử dụng giảng viên. 
 585| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
Thực hiện nghiêm túc Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thƣ về việc 
tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân là: “Đổi 
mới mạnh mẽ đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên lý luận chính trị, bảo đảm sát hợp với thực 
tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo 
dục quốc dân. Xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, 
tuyệt đối trung thành, có niệm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố 
quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà 
trƣờng” [1; tr.1]. Đồng thời, bản thân mỗi giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị cần phải 
không ngừng học tập, bồi dƣỡng, tìm tòi, sáng tạo nhằm mang lại cho ngƣời học những 
giờ học lý luận chính trị thiết thực, bổ ích và hiệu quả. 
 Ba là, đổi mới phƣơng pháp dạy, học và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên. 
 Trong dạy học nói chung, dạy học các môn Lý luận chính trị nói riêng muốn có 
kết quả tốt, phƣơng pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi vì nó chính là 
những cách thức, biện pháp do giảng viên sử dụng để truyền thụ kiến thức, góp phần 
tích cực bồi dƣỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam cho ngƣời học. 
 Đối với các môn Lý luận chính trị, cần chú trọng các nhóm phƣơng pháp lý 
thuyết và trực quan thông qua bài giảng, thăm quan và thảo luận. Việc sử dụng các 
phƣơng pháp dạy học các môn Lý luận chính trị cần tập trung vào việc phát huy tính 
tích cực, chủ động của ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung tâm. Mỗi phƣơng pháp dạy 
học có ƣu điểm, hạn chế riêng, vì vậy để lựa chọn và sử dụng cho thích hợp với từng 
bài giảng, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. 
 Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị phải gắn liền với việc 
xây dựng nội dung chƣơng trình thiết thực, phù hợp. Đồng thời, phát huy tính năng động, 
sáng tạo, độc lập suy nghĩ của sinh viên trong việc tìm kiếm tri thức mới, tránh tình trạng 
thụ động tiếp thu tri thức một chiều. Từ đó, biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách 
tự chủ, tự đánh giá, tự điều chỉnh kiến thức. Sau mỗi bài học, giảng viên cần liên hệ ngay 
với thực tiễn, hƣớng dẫn sinh viên vận dụng lý luận để phân tích và chỉ ra những biểu 
hiện tích cực, tiêu cực hay lệch lạc trong tƣ tƣởng của chính mình, thực hiện phƣơng 
châm học lý luận gắn liền với thực tiễn. “Phƣơng pháp giảng dạy và học tập phải sinh 
động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo đƣợc sự hứng thú và có trách 
nhiệm cho ngƣời dạy và ngƣời học; ngƣời học thích học hơn, có trách nhiệm phải học; 
ngƣời dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn” [1; tr.1]. 
|586 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Bên cạnh việc đổi mới phƣơng pháp dạy, học các môn Lý luận chính trị cũng cần 
phải đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá sinh viên, chú trọng các hình thức thi trắc 
nghiệm khách quan, kết hợp trắc nghiệm khách quan với tự luận, viết tiểu luận. 
 Bốn là, quan tâm đổi mới và tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất. 
 Cơ sở vật chất, điều kiện, phƣơng tiện dạy và học có liên quan đến tổ chức và 
quản lý các quá trình giảng dạy và học, thực hiện các kế hoạch đào tạo, áp dụng các 
phƣơng pháp dạy và học cho sinh viên cũng nhƣ vấn đề cải thiện điều kiện giảng dạy, 
nghiên cứu khoa học, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên. 
 Để đảm bảo cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy, học tập nói chung, giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị cho sinh viên nói riêng, cần tập trung vào các vấn đề sau: 
 Cần phải cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại 
phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Xây dựng thƣ viện có đủ tài liệu, giáo 
trình đáp ứng yêu cầu để mỗi sinh viên có đầy đủ giáo trình, tài liệu, tạp chí các 
môn Lý luận chính trị học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, cần đầu tƣ kinh phí hợp lý cho các 
hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên nhƣ: Đi tham quan, đi thực tế, hội thảo 
cũng nhƣ các hoạt động khác để nâng cao chất lƣợng hiệu quả các hoạt động giáo dục lý 
luận chính trị ở nhà trƣờng. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH 
ngày 19/7/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình, 
giáo trình các môn Lý luận chính trị. 
 Thứ ba, sử dụng các hình thức giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. 
 Một là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khoá, 
tham quan. Hình thức hoạt động ngoại khóa có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối 
với hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nói riêng, vì 
nó có nội dung phong phú, các hình thức giáo dục đa dạng, hấp dẫn, phạm vi tiến hành 
rộng rãi, thu hút và phát huy đƣợc tiềm năng của nhiều lực lƣợng xã hội tham gia. 
 Thông qua các hoạt động ngoại khóa nhƣ: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về 
truyền thống lịch sử dân tộc, danh nhân văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh, về truyền thống cách mạng của nhân dân Việt Nam (qua tranh ảnh, thơ 
ca, tiểu phẩm, kịch), hoạt động thi nghiệp vụ có lồng ghép các nội dung về Triết học 
Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phù hợp đối 
với từng ngành học. Chính những hoạt động tích cực, toàn diện đó sẽ giúp sinh viên bổ 
sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã đƣợc học trên lớp, làm thay đổi nhận 
thức của sinh viên về lý luận đã đƣợc trang bị trên lớp, biết vận dụng những tri thức 
đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Từ đó, kiến thức mà 
 587| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
sinh viên đã tiếp thu đƣợc sẽ bền vững hơn, thiết thực hơn so với dạy học thuyết 
giảng trên lớp. 
 Việc giáo dục lý luận chính trị phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực 
tiễn. Nhà trƣờng hƣớng tới thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cuộc sống đi vào nhà 
trƣờng, hai mặt này liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, ngoài những giờ học trên lớp và 
những tài liệu đƣợc cung cấp, sinh viên cũng cần đƣợc tham quan thực tế. 
 Giáo dục lý luận chính trị bằng hình thức tham quan thực tế là tạo điều kiện để 
sinh viên đƣợc học và thực hành trong thực tế, làm tăng tính thực tiễn của giáo dục, 
thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường 
gắn liền với xã hội”. Nhƣ V.I. Lênin đã chỉ dẫn về cách học chính trị có tính hệ thống 
và thực tiễn cao: “Lẽ tự nhiên là mới nhìn, ngƣời ta nghĩ ngay rằng học chủ nghĩa cộng 
sản là nắm vững tổng số những kiến thức đã trình bày trong sách giáo khoa và trƣớc tác 
về chủ nghĩa cộng sản. Nhƣng định nghĩa nhƣ trên về việc học chủ nghĩa cộng sản thật 
là quá thô thiển và thiếu sót. Nếu học chủ nghĩa cộng sản chỉ là nắm đƣợc những cái 
trình bày trong các tác phẩm và sách vở nói về chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta rất dễ 
tạo ra những tên mọt sách hay những kẻ khoác lác về chủ nghĩa cộng sản và nhƣ thế thì 
thƣờng là nguy hại cho chúng ta; vì rằng những ngƣời đó, tuy học nhiều và đọc nhiều 
những điều đã trình bày trong sách vở về chủ nghĩa cộng sản nhƣng lại không có khả 
năng kết hợp tất cả những kiến thức đó lại và không có khả năng hành động đúng nhƣ 
chủ nghĩa cộng sản mong muốn” [7; tr.358]. Làm sao cho tri thức lý luận chính trị vào 
đầu sinh viên không phải là “một mớ hỗn độn” mà có sự gắn kết với nhau và đặc biệt là 
có thể đem tri thức ấy vào lý giải những sự kiện thực tế, cụ thể mà họ đang gặp phải. 
 Hai là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua các phƣơng tiện thông 
tin đại chúng. 
 Đây là hình thức có khả năng phổ biến sâu rộng, kịp thời các thông tin về chủ 
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc một cách nhanh 
chóng, sinh động, dễ đi vào lòng ngƣời. Những hình ảnh thực tế sinh động qua truyền 
hình, phim ảnh, tờ rơi, panô, áp phích,... sẽ có tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới nhận 
thức, ý thức của sinh viên. Tuy nhiên, nhằm giúp sinh viên có cách tiếp cận và tiếp thu 
ảnh hƣởng từ internet và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại, một là, nhà trƣờng, các 
tổ chức đoàn thể cần trang bị cho sinh viên những tri thức và kỹ năng cần thiết khi tiếp 
cận với các phƣơng tiện này; hai là, phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm và năng lực 
của đội ngũ những ngƣời làm công tác tuyên truyền...; ba là, cần phải có nội dung 
chính xác, khoa học, cập nhật và phƣơng thức truyền tải phong phú, đa dạng, sinh động để 
|588 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
những thông tin đƣa đến cho sinh viên kịp thời và có hiệu quả cao hơn; bốn là, công tác 
quản lý của Nhà nƣớc về nội dung, phƣơng thức truyền tin phải đảm bảo tính minh bạch, 
trung thực. Trƣớc những thông tin xuyên tạc, phản ánh sai lệch bản chất chế độ, thực trạng 
xã hội, cần phải có phƣơng cách ứng xử linh hoạt, kịp thời để sinh viên hiểu thấu đáo, 
không bị dao động, mất niềm tin. 
 Ba là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua hoạt động của Đoàn 
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên. 
 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với việc giáo 
dục lý luận chính trị cho sinh viên. Bởi vì, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 
tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là ngƣời bạn đồng hành của thanh niên, nhằm 
thực hiện vai trò là trƣờng học xã hội chủ nghĩa trong thanh niên, hƣớng thanh niên đi 
đúng hƣớng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Những hoạt động ngoại khóa do Đoàn 
thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức phù hợp với sở thích của sinh viên. Nhờ đó, công tác 
giáo dục lý luận chính trị đƣợc lồng ghép qua các hoạt động này sẽ dễ dàng đƣợc sinh 
viên tiếp thu. Để phát huy tốt vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội 
Sinh viên trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên cần phải chú ý một số 
vấn đề nhƣ: Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động hƣớng tới giáo dục các 
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, các giá trị đạo 
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho sinh viên. Trong việc tổ chức, thực hiện hoạt 
động giáo dục đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên phải đặc 
biệt chú ý nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, từ đó uốn nắn, định hƣớng cho họ về lập trƣờng 
chính trị tƣ tƣởng, đồng thời đáp ứng tốt nhất nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của 
sinh viên, có nhƣ vậy mới tạo sức hấp dẫn, thu hút đƣợc đông đảo sinh viên tham gia. 
 Thứ tư, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện của 
sinh viên. 
 Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên là một trong những giải pháp 
quan trọng trong giáo dục đào tạo ở trƣờng đại học nói chung, trong giáo dục lý luận 
chính trị nói riêng. Tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên là yếu tố bên trong, nhân 
tố cơ bản có vai trò quyết định trong hoạt động nâng cao nhận thức của ngƣời học. Vì 
vậy, cần phải phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ, sáng tạo, đề cao năng lực tự học 
của sinh viên. 
 Để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của sinh viên trong giáo dục lý luận chính 
trị, một là, sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn, nêu cao tinh thần trách nhiệm 
trong học tập lý luận chính trị; có ý chí quyết tâm cao khắc phục mọi khó khăn trong quá 
 589| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
trình học tập nâng cao nhận thức về lý luận chính trị; hai là, đội ngũ giảng viên phải biết 
động viên, khêu gợi, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập và 
nghiên cứu với vai trò định hƣớng dẫn dắt quá trình nhận thức của ngƣời học; khuyến 
khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học tập các môn Lý luận chính trị 
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc tiếp thu những 
tri thức của các môn Lý luận chính trị. 
KẾT LUẬN 
 Nhƣ vậy, xuất phát từ vị trí, vai trò của sinh viên đối với sự nghiệp phát triển của 
đất nƣớc, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là 
trong giai đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy 
nhiên, để giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên có hiệu quả cần quan tâm chú trọng các 
giải pháp về chủ thể giáo dục, đối tƣợng giáo dục, các hình thức, nội dung giáo dục lý 
luận chính trị cho sinh viên. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 94-KL/TW ngày 
 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị 
 trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngày 27/5/2014. 
 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Số 3056/BGD ĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 về 
 việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị. 
 3. Phan Thị Hồng Duyên, Dƣơng Trọng Hạnh, Vũ Thị Hƣơng Giang (2015), 
 Thực trạng và giải pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Trường Đại 
 học Hoa Lư hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. 
 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp 
 hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 
 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp 
 hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 
 7. V.I. Lênin (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 8. C. Mác - Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 9. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 10. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy - học, kiểm tra, 
 đánh giá các môn khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
|590 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_ly_luan_chinh_tri_cho_sinh_vien_trong_dieu_kien_hie.pdf