Giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Sử dụng phương pháp phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia xác định được 6 định hướng quan
trọng trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh; Trên cơ sở đó, đề xuất 5 giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng
nghiên cứu. Tiến hành kiểm nghiệm lý thuyết đã cho thấy các giải pháp đảm bảo tính thực tiễn,
tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
ác chuyên gia, đề tài đề xuất được 19 - Sè 3/2021 07 giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng nghiên cứu. Để có thể lựa chọn được những giải pháp phù hợp nhất trong trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia GDTC, cán bộ quản lý, giảng viên Khoa GDTC bằng phiếu hỏi. Kết quả lựa chọn được 05 giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung cụ thể từng giải pháp: Giải pháp 1: Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Mục đích: Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên với công việc trong tương lai. Nội dung và cách thực hiện: Nội dung: Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp; tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp và công việc tương lại của sinh viên; các vấn đề cơ bản về kỹ năng nghề nghiệp; các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết với sinh viên Ngành GDTC nói chung và sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng. Cách thực hiện: Tuyên truyền bằng hệ thống các phương tiện truyền thông của Trường như Pano, Áp phích, khẩu hiệu, đài phát thanh ở Ký túc xá, Trang tin điện tử của Trường, Fan page chính thức của Trường; Tuyên truyền qua hệ thống thông tin của CLB Báo chí và Truyền thông thể thao; CLB Hướng nghiệp sinh viên; Tuyên truyền thông qua các hoạt động học tập chính khóa của sinh viên trong các môn học. Gắn việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên với quá trình học tập. Điều kiện thực hiện giải pháp: Có chỉ đạo định hướng từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; Các cán bộ tuyên truyền, cán bộ, công nhân viên, giáo viên phải có sự thống nhất cao, đồng thuận, có sự phối hợp đa kênh trong tuyên truyền; Nhà trường quan tâm đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác tuyên truyền; Tập huấn tốt cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tuyên truyền. Giải pháp 2. Đổi mới chương trình đào tạo Ngành GDTC theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra có tích hợp kỹ năng nghề nghiệp Mục đích: Phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng những thay đổi về chính sách TDTT của Đảng và Nhà nước, sự phát triển sự nghiệp TDTT và các ngành nghề, lĩnh vực khác trong xã hội, những suy nghĩ và tầm nhìn mới trong phát triển ngành nghề TDTT. Nội dung và cách thực hiện: Đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học sau khi học xong chương trình đào tạo ngành. Nếu như chương trình đào tạo truyền thống chủ yếu trả lời câu hỏi: “Sinh viên biết cái gì?", thì chương trình đào tạo tiếp cận theo năng lực và tích hợp kỹ năng nghề nghiệp phải trả lời được câu hỏi: “SV biết làm gì từ những điều đã biết và biết làm gì để thành đạt trong công việc và cuộc sống?” Phát triển chương trình đào tạo cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp TDTT, xu hướng nghề nghiệp TDTT và các yêu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề nghiệp, sự phát triển ngành TDTT cũng như sự dịch chuyển cơ cấu nghề nghiệp TDTT; Nghiên cứu phân tích đặc điểm chuyên môn nghề nghiệp, các công việc thừa hành thực tế trong môi trường lao động nghề nghiệp TDTT. Chương trình đào tạo không chỉ bao hàm mục tiêu đào tạo mà còn phản ánh cả các khía cạnh nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập, kiểm tra đánh giá... Phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, tạo điều kiện thường xuyên cập nhật tri thức mới và khuyến khích sự sáng tạo của người dạy, người học nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của ngành TDTT. Điều kiện thực hiện giải pháp: Có sự chỉ đạo định hướng của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường; Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải có sự nhất quán và thống nhất, đồng thuận BµI B¸O KHOA HäC 20 cao. Có sự phối hợp của các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo; Xây dựng được đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm và am hiểu thực tiễn phát triển ngành TDTT nói chung và Ngành GDTC nói riêng; có tinh thần trách nhiệm cao; Nhà trường cần quan tâm đầu tư các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính) cho việc thực hiện phát triển chương trình đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của GV và học tập của SV. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn nhằm tổ chức tốt việc dạy học, đảm bảo các môn học chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình đào tạo phải được đánh giá, bổ sung, thẩm định thường kỳ. Giải pháp 3. Đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng tích hợp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Mục đích: Giúp cho GV thông qua nội dung môn học, tích hợp kỹ năng nghề nghiệp ngành GDTC trong quá trình thiết kế bài giảng phần phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học, tạo môi trường và tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Nội dung và cách thực hiện: Thiết kế bài học theo hướng tích hợp kỹ năng nghề nghiệp: Khi xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng, thái độ), GV cần xác định các kỹ năng nghề nghiệp có thể tích hợp trong bài học để phát triển cho SV. Khi thiết kế bài giảng, tùy thuộc vào từng nội dung bài học, GV có thể lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học chiếm ưu thế trong việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV hay kiểm tra đánh giá từng sinh viên trong dạy học thực hành giúp sinh viên tự tin khi thị phạm động tác kỹ thuật Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp kỹ năng nghề nghiệp Tùy từng môn học, bài học mà có sự lồng ghép, tích hợp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV phù hợp. GV có thể lựa chọn các hình thức tích hợp như: Tích hợp hoàn toàn (Đối với bài học có nội dung chủ yếu trùng hợp với phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV); Tích hợp từng phần (Đối với bài học có một số phần trùng hợp với phát triển một số kỹ năng nghề nghiệp cho SV); Lồng ghép vào một phần của bài học (Đối với bài học có một số nội dung liên quan trực tiếp đến phát triển một số kỹ năng nghề nghiệp cho SV); hay liên hệ phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua nội dung bài học (Đối với bài học ít nội dung liên quan tới việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV). Lồng ghép, tích hợp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV trong dạy học môn học theo các bước sau: Bước 1. Công bố mục tiêu bài học và mục tiêu phát triển kỹ năng nghề nghiệp cần lồng ghép, tích hợp để SV định hướng hành động. GV cần nêu rõ mục tiêu kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp mà SV cần rèn luyện qua bài học. Bước 2. Tạo môi trường hoạt động học tập để SV lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp. Bước 3. Tổ chức các tình huống dạy học để hình thành tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Bước 4. Củng cố kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Có hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp. Bước 5. Kết thúc giờ học: Nhận xét, đánh giá về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đạt được thông qua bài học. Điều kiện thực hiện giải pháp: Đội ngũ GV phải giỏi về kiến thức chuyên môn giảng dạy, am hiểu sâu về kỹ năng nghề nghiệp của SV Ngành GDTC, có kỹ năng sư phạm tốt, làm chủ các phương pháp, phương tiện, biện pháp kỹ thuật dạy học hiện đại và các phương pháp dạy học chiếm ưu thế trong việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV; Đội ngũ GV phải có khả năng thiết kế kịch bản rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV, phải biên soạn được các giáo án tích hợp nội dung phát triển kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với trình độ người học và điều kiện của cơ sở đào tạo nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, nội dung và thời gian giờ học quy định; Sinh viên phải chủ động, tích cực, độc lập và có tinh thần hợp tác; Phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, dụng cụ thực hành đáp ứng điều kiện dạy học. Giải pháp 4. Đổi mới đánh giá kết quả học 21 - Sè 3/2021 tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực Mục đích: Gắn việc đánh giá kết quả học tập của SV với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực. Ở hướng đánh giá này, SV sẽ thể hiện tối đa năng lực cá nhân đạt được thông qua môn học. Nội dung và cách thực hiện: Nội dung: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn học trong chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTC tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực, đánh giá toàn diện khả năng của SV đạt được thông qua môn học. Cách thực hiện: Chuyển từ hình thức đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình). Chuyển từ hình thức chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng thực hành sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo. Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong kiểm tra, đánh giá: Sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) giúp sinh viên có được kết quả đánh giá chính xác hơn, tiếp túc nhiều hơn với khoa học, công nghệ trong lĩnh vực TDTT. Điều kiện thực hiện giải pháp: Có chủ trương và chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu về đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra kết quả học tập các môn học thuộc chương trình đào tạo ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Đội ngũ giáo viên đảm bảo trình độ và tích cực tham gia; Có đủ phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện quá trình đổi mới. Giải pháp 5. Đa dạng hóa các hình thức trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Mục đích: Giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV, làm cho SV cảm thấy hào hứng, say mê, hấp dẫn với việc phát triển kỹ năng nghề. Nội dung và cách thực hiện: Tổ chức đa dạng các hình thức trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho SV như: Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp thông qua các giờ học chính khóa, giờ học ngoại khóa, các hoạt động câu lạc bộ của Đoàn thanh niên, các hình thức tuyên truyền, các phong trào thi đua, các tài liệu hướng dẫn về kỹ năng nghề nghiệp, giao lưu Duy trì thường xuyên các câu lạc bộ Đoàn nhằm trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho SV. Tích hợp việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp với việc học tập các môn học của sinh viên Tăng cường biên soạn các tài liệu về kỹ năng nghề nghiệp của SV Ngành GDTC nói chung và SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các tài liệu chuyên môn về kỹ năng nghề nghiệp cũng như hướng dẫn tự trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho SV; Tăng cường các lớp học ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nói chung và kỹ năng mềm nói riêng cho SV. Điều kiện thực hiện giải pháp: Có chỉ đạo định hướng từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; Các cán bộ, GV, SV phải có sự thống nhất cao, đồng thuận, có sự phối hợp đa kênh trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV; Nhà trường quan tâm đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV ; Tập huấn tốt cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tuyên truyền. 2.2. Kiểm chứng các giải pháp Do vấn đề thực nghiệm ứng dụng các giải pháp trong thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian và cần sự vào cuộc đồng bộ của toàn bộ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lý thuyết các giải pháp đã lựa chọn để trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng nghiên cứu. BµI B¸O KHOA HäC 22 Bảng 2. Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=12) TT Giải pháp Kết quả đánh giá Tính thực tiễn Tính khả thi Tính đồng bộ Tính hiệu quả Đánh giá tổng hợp 1 Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng củaviệc trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho SV 4.56 4.44 4.36 4.25 4.56 2 Đổi mới chương trình đào tạo ngành GDTC theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra có tích hợp kỹ năng nghề nghiệp 4.69 4.57 4.33 4.28 4.69 3 Đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng tích hợp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV 4.63 4.59 4.61 4.29 4.63 4 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của SVtheo hướng tiếp cận năng lực 4.28 4.24 4.15 4.1 4.28 5 Đa dạng hóa các hình thức trang bị kỹ năngnghề nghiệp cho SV 4.56 4.43 4.25 4.19 4.56 Kiểm chứng lý thuyết được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực GDTC và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Tổng số người phỏng vấn là 12. Phỏng vấn được tiến hành đánh giá bằng thang độ Liket 5 mức. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho SV Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có đánh giá chung đạt được ở mức độ phù hợp/khả thi và rất phù hợp/ rất khả thi. Các yếu tố như tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả đều được đánh giá ở mức độ đảm bảo. KEÁT LUAÄN 1. Xác định được 06 định hướng trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV Ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2. Lựa chọn được 05 giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV Ngành GDTC, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đồng thời xây dựng nội dung cụ thể của từng giải pháp. Bước đầu kiểm chứng lý thuyết đã cho thấy các giải pháp đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Ban Chấp hành TW Đảng (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1 tháng 12 năm 2011 về việc Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 2. Ban Chấp hành TW Đảng (2012), Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BVHTTDL-BNV, ngày 17 tháng 10 năm 2014 ban hànhQuy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. 4. Đặng Quốc Nam (2011), “Nghiên cứu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT khu vực Miền Trung – Tây Nguyên”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 5. Lê Đức Ngọc (2011), “Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Báo cáo tại Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt. (Bài nộp ngày 2/12/2020, phản biện ngày 2/4/2021, duyệt in ngày 29/6/2021)
File đính kèm:
- giai_phap_trang_bi_ky_nang_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_nganh_g.pdf