Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng

cao năng suất, chất lượng và giá trị, góp phần gia tăng tính bền vững trong kinh doanh.

Doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao là hướng đi

tất yếu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức của

cuộc cách mạng 4.0. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bị

tác động mạnh mẽ bởi môi trường chính sách và thể chế. Nghiên cứu này dựa trên khung lý

thuyết về thể chế và môi trường đầu tư từ dữ liệu phỏng vấn chủ doanh nghiệp và ý kiến

chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, kết hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các

ngành liên quan để đánh giá các hạn chế, vướng mắc hiện tại gây cản trở hoạt động đầu tư

và ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp nông nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp

hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công

nghệ cao trong kinh doanh.

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6880
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao ở các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
n cứu này dựa trên dựa trên khung lý 
thuyết về thể chế và môi trường đầu tư với các nhân tố nêu trên để đánh giá các hạn chế hiện
tại gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng công nghệ cao trong nông 
nghiệp. Từ dữ liệu phỏng vấn 10 chủ doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực, kết
hợp với các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các ngành liên quan, nghiên cứu này tìm ra một số
các vướng mắc từ các nhân tố ảnh hưởng chính tác động tới sự hạn chế trong đầu tư và ứng 
dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở Việt Nam. Các vướng mắc này phần nào sẽ lý giải
việc các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa giảm được sự
ảnh hưởng của các yếu tố biến đổi khí hậu, môi trường đối với sản xuất nông nghiệp, còn 
phân bố không đồng đều. Doanh nghiệp còn chưa mặn mà, chưa đầu tư thích đáng vào nghiên 
cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh và tạo ra chuỗi giá trị
sản phẩm bền vững.
- Vốn: Việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, tuy nhiên hiện
nay phần đa các doanh nghiệp nông nghiệp chưa có nguồn lực tài chính tốt. Trong 49.600 
doanh nghiệp nông lâm thủy sản, tới 57,34% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ dưới 10 lao 
động, doanh nghiệp quy mô lớn từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm 4%. Tổng vốn sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng vốn toàn khu 
vực doanh nghiệp (MPI, 2018). Vốn đâu tư lớn làm cho các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu
tư nông nghiệp công nghệ cao bài bản. Các doanh nghiệp còn lúng túng với bài toán phương 
án trả nợ vay khả thi khi chưa có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả với công nghệ cao.
- Đất đai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tích tụ tập trung đất đai cho 
mô hình sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận đất đai để
tổ chức sản xuất. Ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam phân tán manh mún với khoảng 8,6 
triệu hộ sản xuất nông nghiệp, diện tích đất bình quân chỉ 0,46 ha/hộ và được chia thành 2,83 
mảnh đang cản trở việc cơ giới hóa, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao (Tổng điều tra, 
2016). Thêm vào đó, doanh nghiệp bỏ chi phí rất cao để quy hoạch lại và cải tạo đồng ruộng 
cho yêu cầu sản xuất công nghệ cao do ruộng đất manh mún, bờ vùng bờ thửa nhiều đã hình 
thành từ lâu đời. Theo đó, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chi phí thuê và quản lý 
đất cao do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ, đầu tư tài sản lớn trên đất không được đảm bảo
khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện trạng này làm các doanh nghiệp thực sự e
ngại khi quyết định đầu tư.
- Thị trường tiêu thụ: Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao không có
thị trường tiêu thụ bền vững. Thị trường nông sản có đặc trưng là biến động mạnh, thị trường
ngày càng bấp bênh, không ổn định và yêu cầu khắt khe hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa
(OECD, 2015). Trong khi đó, vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 
rất lớn, chi phí giá thành sản phẩm khá cao, nên khi thị trường chưa ổn định thì doanh nghiệp
còn chần chừ với bài toán hiệu quả đầu tư. Các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam chưa 
tham gia vào được chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nên chưa đảm
423
bảo được thị trường tiêu thụ. Mức tham gia của Việt Nam là 21% trong khi Thái Lan 36%, 
Malaysia là 45% (MPI, 2016). Việc chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản
phẩm nông nghiệp sạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thị trường cũng làm thị
trường sản phẩm hạn chế. Rủi ro thị trường, phá vỡ hợp đồng giữa doanh nghiệp với các 
chuỗi liên kết đầu vào đầu ra thường xuyên xảy ra gây tâm lý sợ hãi không dám đầu tư. 
- Chính sách hỗ trợ: Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp chưa thực sự
mặn mà là thể chế chính sách hỗ trợ hoạt động chưa đủ mạnh. Mặc dù nhà nước đã có nhiều
chính sách hỗ trợ thúc đẩy cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng việc phát triển
nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua còn khiêm tốn là do chính sách chưa đủ mạnh hoặc
khó áp dụng. Nhà nước thiếu nguồn lực thực hiện, đặc biệt là hạ tầng cho công nghệ cao. Thị
trường khoa học công nghiệp chưa vận hành. Còn nhiều mức thuế khác nhau về các quy định 
miễn, giảm, thủ tục xác định được miễn giảm phức tạp gây phiền hà cho doanh nghiệp ứng 
dụng côn nghệ cao. Đối với chính sách về tín dụng, cách tiếp cận nặng về hỗ trợ lãi suất theo 
kiểu xin cho. Quy định về đối tượng, địa bàn hưởng lợi từ chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, 
không hợp lý, các thủ tục vay phức tạp, hình thức tín dụng còn hạn chế. Mức hỗ trợ các doanh 
nghiệp còn thấp chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như bảo vệ doanh nghiệp từ sức ép cạnh
tranh với các tập đoàn nước ngoài. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, mức hỗ
trợ nông nghiệp Việt Nam chỉ 7% trong khi một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc mức hỗ trợ
lên 55%-60% (MPI, 2018). Công tác hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho 
nông sản Việt còn yếu. Công tác quy hoạch cây trồng, con nuôi còn nhiều hạn chế. Việc nuôi 
trồng vượt quy hoạch, theo phong trào còn phổ biến, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa 
như, trồng hành Hà Nam, Bình Dương, nuôi heo ở Đồng Nai trồng dưa chuột, dưa hấu ở 
Quảng Ngãi, cao-su, cà-phê ở Tây Nguyên (MARD, 2016).
- Rủi ro: đặc thù của sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro trong khi lại đòi hỏi
thời gian đầu tư dài hạn. Doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài việc luôn 
phải đối mặt với các nguy cơ như thiên tai địch họa, dịch bệnh còn phải đối mặt với chính 
sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Đối với nông nghiệp công nghệ cao lại
càng đòi hỏi vốn lớn hơn, đầu tư dài hơi hơn và rủi ro cao hơn. Các công nghệ, kỹ thuật, máy 
móc thiết bị cao lại phải phù hợp với đối tượng cây trồng, vật nuôi thì mới có hiệu quả, trong 
khi vẫn thiếu công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro nên các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu
tư.
- Lao động: Nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực phải được vận hành bởi "nông 
dân trí thức". Tuy nhiên trình độ lao động Việt Nam còn kém. Cụ thể lao động nông nghiệp
hiện nay chưa qua đào tạo chiếm tới trên 97%, lao động đã qua đào tạo nhưng không có bằng, 
chứng chỉ chiếm 3,58%, đã có chứng chỉ sơ cấp nghề chỉ chiếm 1,87%, cao đẳng nghề 0,69%, 
đại học trở lên chỉ chiếm 0,46% (MARD, 2016)
- Mối liên kết giữa khâu cung cấp, tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh 
doanh với nông dân, các nhà khoa học trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ, không ổn 
định. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất cao, chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bị cắt đoạn, 
424
khả năng cạnh tranh thấp, và hậu quả là hiệu quả kinh doanh không cao và kinh doanh không 
bền vững.
3. Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao
 Từ các vướng mắc đã được xác định ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn 
thiện môi trường thể chế để thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào ứng dụng công 
nghệ cao: 
 - Đảm bảo thị trường ổn định vững chắc cho sản phẩm: Nếu không có đầu ra vững 
chắc và lâu dài cho sản phẩm thì dù sản phẩm được đầu tư tốn kém đến thế nào, thì doanh 
nghiệp cũng không đạt mục tiêu đầu tư. Vì vậy, nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng, thị
trường vẫn là mấu chốt của vấn đề. Để đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm ứng dụng 
công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp cần được hỗ trợ về đánh giá và dự báo về nhu cầu
thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Các dự báo này sẽ làm cơ sở định
hướng cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Về phía chính sách, 
thể chế, chính phủ và Bộ Công Thương cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ
trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường quốc tế cho 
sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và khuyến khích tiêu thụ trong nước. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, hoàn thiện các hàng rào kỹ thuật, thực hiện
các biện pháp phòng vệ thương mại đối với nông sản nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước.
Ngoài ra, có thể phát triển thương mại điện tử các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao làm 
kênh tiêu thụ phù hợp với xu thế cách mạng 4.0 hiện nay. 
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản: Chính phủ cần phát triển một hệ
thống phần mềm công nghệ thông tin quốc gia để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho 
người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý các thông tin về tình hình sản xuất và dự báo 
cung cầu, xuất khẩu nông sản; thông tin về diện tích, quy mô của trang trại trên địa bàn, về
chủng loại cây trồng, vật nuôi; thông tin về thời tiết, dịch bệnh, nguồn gốc sản phẩm và thông
tin về khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thông tin 
này cung cấp thông tin để truy xuất nguồn gốc rau củ quả tại các điểm tiêu thụ giúp cho người 
dân tin tưởng về chất lượng của các sản phẩm công nghệ cao tạo thị trường bền vững trong 
nước cho sản phẩm.
- Tăng cường vốn tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao: Hỗ trợ vốn cho các 
doanh nghiệp bằng việc tiếp tục triển khai và đẩy mạnh chương trình tín dụng nông nghiệp
công nghệ cao. Bộ Tài Nguyên Môi trường cần hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Đối với các tài sản trên 
đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao (như nhà kính, nhà lưới...) cũng cần
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất để để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho 
doanh nghiệp làm thủ tục tại ngân hàng đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay.
- Đảm bảo có đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Có thể thành lập
ngân hàng quỹ đất, có cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và hình thành thị trường
425
quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đất để triển khai hoạt động sản xuất kinh 
doanh công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn có ứng dụng công nghệ cao.
- Đổi mới các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp: Bộ Kế hoạch Đầu tư cần rà 
soát, hoàn thiện chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất trong nước các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như công cụ, nhà kính, 
phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh, máy móc, có các hỗ trợ để phát triển công nghiệp cơ 
khí và đổi mới công nghệ. Các chính sách về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao cũng 
cần được sửa đổi theo hướng dễ thực hiện và mang tính khả thi hơn cho các doanh nghiệp.
- Các cơ sở đào tạo nghề, khuyến nông cần chú trọng hơn tới đào tạo nguồn nhân lực
nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nghề cho người đảm bảo người nông dân vừa là người
lao động nhưng cũng là những chuyên gia trên đồng ruộng.
- Chính phủ cần chú trọng phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp để có giải pháp 
phòng ngừa rủi ro hiệu quả, xóa bỏ tâm lý e dè của các nhà đầu tư đối với rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp.
- Tăng cường liên kết 4 nhà là Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Người nông 
dân trong kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Bộ Nông nghiệp cần có quy chế 
rõ ràng và cơ chế khuyến khích liên kết 4 nhà. Trong thực tế ruộng đất manh mún như hiện
nay, việc liên kết 4 nhà giúp cho doanh nghiệp có đất đai để sản xuất. Trong đó vai trò của 
từng bên trong mối liên kết cần làm rõ. Nhà nước tạo chính sách, tạo cơ chế hỗ trợ vốn, đất 
đai, dự tính, dự báo thị trường cho doanh nghiệp. Các nhà khoa học nghiên cứu tạo công 
nghệ, giống cây con, quy trình và giải pháp phối hợp công nghệ, giống, đất phù hợp có hiệu 
quả cao, có giá cả thấp khi chuyển giao và ứng dụng. Về phía doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, 
đầu tư hiệu quả, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gắn với nông dân thông qua hợp đồng có sự 
ràng buộc pháp lý hai bên. Và cuối cùng nhà nông, người nông dân tham gia vào quá trình sản 
xất quy mô lớn bằng ký hợp đồng cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
- Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp: Các cơ sở đào 
tạo đặc biệt các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp cần cập nhật xu hướng và thành tựu
của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nội dung chương trình giáo dục, đào tạo để có lực lượng 
lao động có khả năng tiếp cận, phát triển và ứng dụng được các thành quả nền nông nghiệp
4.0. Các trường đại học và trung học phổ thông tăng cường hoạt động tổ chức hướng nghiệp
học sinh, sinh viên khởi sự kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới.
426
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kê hoạch đầu tư- MPI, (2016). The 5-year Plan for Agricultural and Rural 
Development Sector in the Period 2015 -2020. 
2. Bộ Kế hoạch đầu tư- MPI, Báo cáo về đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp, Hội thảo
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, 2018
3. Bộ Nông nghiệp phát triển nôn g thôn- MARD (2016), Báo cáo tổng điều tra Nông 
thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2016.
4. Dagmar Vávrová (2017), Approaches to the classification of high-tech companies 
from the negative and positive point of view, Perspectives of Business and 
Entrepreneurship Development in Digital Age, September 20-22, 2017, Czech 
Republic, pp123- 140.
5. David J. Spielman, Regina Birner (2008), How Innovative Is Your Agriculture? Using 
Innovation Indicators and Benchmarks to Strengthen National Agricultural Innovation 
Systems, The World Bank, Agriculture and Rural Development Discussion Paper 4 
6. Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (2018), Ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm
nông nghiệp, Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp
2018.
7. Lê Tất Khương, Tạ Thế Hùng, Nguyễn Gia Thắng, Nguyễn Văn Tiễn (2013) Một số
kinh nghiệm phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Trung Quốc.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 13 năm 2013
8. Martin Srholec (2005), High-tech exports from developing countries: A symptom of 
technology spurts or statistical illusion?, TIK Working Papers on Innovation Studies. 
9. Nguyễn Thu Phương (2007), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giải pháp để ứng
phó biến đối khí hậu, tạp chí Khuyến Nông 
10. OECD (2013), Policy Framework for Investment in Agriculture
11. OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Báo cáo rà soát Nông nghiệp
và Lương thực của OECD, pp155-189 
12. Thong, P.L., L.K. Ninh, L.T Nghiem, P.A. Tu and H.V. Khai. (2008) Analysis of 
factors affecting on private firm’s making decision in investment in Kien Giang 
Province. Journal of Sciences, Can Tho University, Vietnam. 2008:9, pp. 103-112.
13. Tow, A. P., Joshi, A. M. (2011), Breaking Through the “Brick Wall” – Using an 
Interdisciplinary Strategy to Market High-Tech Products, International Journal of 
Innovation and Technology Management, Volume 8, No. 2, p.337-350 
14. Tran Q. Trung (2013), Rural investment climate and business activities of agro-
enterprise - EVIDENCE FROM NORTHERN PART OF VIETNAM, doctor thesis, 
15. World Bank. 2006. Enhancing Agricultural Innovation: How To Go beyond the 
Strengthening of Research Systems. World Bank: Washington, DC.
427

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_day_ung_dung_cong_nghe_cao_o_cac_doanh_nghiep.pdf