Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An

Hoạt động đầu tư tại khu vực miền núi phía Tây Nghệ An thời gian qua

mặc dù chưa tương xứng với nguồn tài nguyên của khu vực nhưng đã đóng góp đáng

kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bài viết phân tích thực trạng hoạt

động các dự án đầu tư tại các huyện vùng cao Miền Tây Nghệ An trong giai đoạn

2016-2019 để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khả thi. Qua việc phân

tích số liệu thứ cấp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, có thể thấy số lượng dự

án đầu tư và quy mô vốn đầu tư vào khu vực miền Tây Nghệ An còn quá khiêm tốn so

với tiềm năng phát triển. Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đưa ra một số giải

pháp trong đó tập trung vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, công tác quản lý hoạt động

đầu tư của nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh việc thu hút các dự án

đầu tư vào khu vực này.

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 1

Trang 1

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 2

Trang 2

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 3

Trang 3

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 4

Trang 4

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 5

Trang 5

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 6

Trang 6

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4800
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An

Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An
n giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất 
và tinh thần của người dân tại các huyện vùng cao. Trong giai đoạn này, huyện Con 
Cuông đã giảm số hộ nghèo xuống còn 20,24% năm 2018; thu nhập bình quân đầu 
người đến năm 2018 lên 23,81 triệu đồng/người/năm. Các khu du lịch được chú trọng 
đầu tư, cây trồng nông nghiệp được cải thiện. Các dự án đầu tư đã góp phần chỉnh trang 
hình thành diện mạo mới cho khu vực vùng cao như Khách sạn, trung tâm thương mại 
Mường Thanh Con Cuông gồm 12 tầng với 120 phòng nghỉ, văn phòng làm việc, nhà 
hàng ăn uống, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, bể bơi, sân thể thao; Dự án Đầu tư 
quản lý và khai thác chợ Kim Sơn tại huyện Quế Phong với trên 400 điểm kinh doanh; 
Bến xe Con Cuông; Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại thị trấn Tân Lạc, 
huyện Quỳ Châu; các trạm xử lý rác thải tại huyện Quỳ Châu và Con Cuông Bên 
cạnh đó, dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại Quỳ Châu; các nhà máy 
sản xuất gạch không nung tại Quỳ Châu; khai thác quặng thiếc, vàng gốc tại Quế 
Phong và Quỳ Châu thu hút nhiều lao động, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Tuy 
nhiên, công tác thu hút đầu tư chưa được sát sao, số lượng dự án tăng lên so với giai 
đoạn trước đó nhưng giảm dần theo các năm, phần lớn các dự án có quy mô vừa và 
nhỏ, giá trị đầu tư thấp. 
Bảng 1 thống kê các dự án thu hút đầu tư ở huyện vùng cao miền Tây Nghệ An 
cho thấy việc thu hút đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh cũng như 5 
huyện vùng cao. Số lượng dự án giảm dần. Năm 2016 có 7 dự án, chiếm 5,18% tổng dự 
án toàn tỉnh. Năm 2019 giảm xuống còn 2 dự án, chiếm 1,9% dự án toàn tỉnh. Trong giai 
đoạn 2016-2019, tổng dự án của 5 huyện vùng cao miền Tây Nghệ An chỉ chiếm 3,2% so 
với tổng số dự án của tỉnh Nghệ An. Quy mô các dự án đang còn nhỏ, chưa có tính chất 
đột phá. Vốn đầu tư cho 17 dự án là 1.280,32 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,9% tổng vốn 67.250 
tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư của toàn tỉnh. 
Vùng cao miền Tây có vị trí chiến lược đặt biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, 
quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái, có nhiều tiềm năng lớn về tài 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 99-105 
 101 
nguyên đất đai để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển 
thủy điện, khai thác khoáng sản. Cơ cấu kinh tế của các huyện vùng cao chuyển dịch cơ 
bản đúng hướng, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành phi công nghiệp 
nhưng đang còn chậm, chưa vững chắc. 
Bảng 2: Các dự án đầu tư huyện vùng cao 
miền Tây Nghệ An giai đoạn 2016-2019 phân theo lĩnh vực 
STT Lĩnh vực đầu tư 
5 huyện vùng núi Tỉnh Nghệ An 
Số dự 
án 
Vốn đăng ký 
đầu tư (tỷ đồng) 
Số dự 
án 
Vốn đăng ký 
đầu tư (tỷ đồng) 
1 Xây dựng đô thị - - 31 5.602,3 
2 Công nghiệp 5 473,21 163 37.914,1 
3 Dịch vụ 6 562,46 263 14.120 
4 Nông - lâm - ngư nghiệp 4 210,3 42 6.197,5 
5 Văn hóa - y tế - giáo dục 2 34,35 32 3.416,1 
Tổng 17 1.280,32 531 67.250 
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An 
Vùng đã thu hút được một số dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông 
nghiệp như: Nông nghiệp công nghệ cao FLC - Tân Kỳ Nghệ An; Dự án khu vườn ươm 
giống chanh leo công nghệ cao tại xã Tri Lễ huyện Quế Phong; Phát triển cây Mắc Ca xã 
Thạch Ngàn huyện Con Cuông... Tuy nhiên, số dự án đầu tư cho công nghiệp và lâm 
nghiệp đang ít, chưa được đầu tư hợp lý, chưa chú trọng khai thác tiềm năng về mặt nước 
hồ chứa thủy điện, khoáng sản, đất đai để nâng cao hiệu quả kinh tế. 
Các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An là khu vực có nhiều tiềm năng để phát 
triển du lịch với Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Khu bảo tồn 
thiên nhiên Pù Huống. Đây cũng là khu vực sinh sống từ nhiều đời nay của dân tộc thiểu 
số như Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể 
rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, mang tính bản sắc dân tộc. 
Giai đoạn 2016-2019, nhiều huyện đã chủ động gắn xây dựng nông thôn mới cấp thôn, 
bản với du lịch cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng như Bản Nưa, Bản 
Khe Rạn tại Con Cuông; Bản Hoa Tiến xã Châu Tiến, Quỳ Châu; Bản Thái Minh xã Tiên 
Kỳ, Tân Kỳ Một số dự án cải thiện và thu hút khách du lịch cũng được thực hiện như 
dự án Khu du lịch sinh thái Phà Lài ở Con Cuông với diện tích xây dựng 7.103m2. Tuy 
nhiên, nhìn chung hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại các huyện vùng cao miền Tây 
còn đang rất khiêm tốn, manh mún và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. 
Ngoài ra, trong giai đoạn 2016-2019, 5 huyện vùng cao miền Tây Nghệ An chưa 
thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 100% là đầu tư trong nước. Các dự án 
đầu tư đang dựa vào tiềm năng, lợi thế có được của các huyện vùng cao miền Tây Nghệ 
An, chưa thu hút được các khu công nghiệp. 
Những kết quả đạt được từ hoạt động thu hút đầu tư là tiền đề quan trọng để các 
huyện vùng cao miền Tây có điều kiện bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, theo sự thay đổi tích 
cực của tỉnh Nghệ An. Nhưng các dự án đầu tư chưa khai thác tối đa tiềm năng của các 
T. T. H. Vân, C. T. T. Lam / Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An 
 102 
huyện vùng cao miền Tây Nghệ An, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra. 
Tiến độ thực hiện các dự án đang còn chậm, số lượng các dự án đầu tư đang ngày càng 
giảm. Vì vậy, cần có sự quan tâm và tăng cường thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao 
miền Tây Nghệ An để khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, phát triển các sản 
phẩm có lợi thế vùng. 
2.2. Nguyên nhân của tồn tại 
Có thể thấy hoạt động thu hút đầu tư tại các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An 
còn nhiều hạn chế với quy mô dự án và giá trị đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, 
chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương. Những hạn chế này đến từ nhiều 
nguyên nhân khác nhau. 
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. 5 huyện vùng 
cao miền Tây Nghệ An, chủ yếu là đồi núi nên hệ thống kết cấu hạ tầng và các tuyến 
giao thông kết nối đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc thu hút đầu tư. 
Trong thời gian qua, các tuyến đường nối các huyện miền Tây nghệ An như tuyến nối 
quốc lộ 7 với quốc lộ 48 dài 123 km (qua 3 huyện: Tương Dương, Con Cuông, Quỳ 
Hợp); Đường Châu thôn - Tân Xuân (qua 4 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, 
Tây Kỳ); Đường Xiêng Thù - Yên Tĩnh (qua 2 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương); Đường 
Tây Nghệ An từ Mường Xén (Kỳ Sơn) đến Bản Pảng (Quế Phong) đã được hoàn thiện, 
đưa vào khai thác, sử dụng, tạo diện mạo mới cho việc phát triển kinh tế Nghệ An. Tuy 
nhiên, việc khai thác những con đường này để phục vụ các dự án còn hạn chế. 
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư ở các huyện vùng 
cao còn hạn chế. Tại các huyện vùng cao, do dân số ít và có nhiều dân tộc thiểu số nên 
các dự án được đầu tư còn có quy mô nhỏ, chất lượng dự án thấp; còn đầu tư theo phong 
trào, thiếu bền vững. 
Thứ ba, cải cách hành chính chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của pháp luật 
về thủ tục, hồ sơ giấy tờ còn quá rườm rà, phức tạp; một số quy định chưa rõ ràng dẫn 
đến cách hiểu và áp dụng khác nhau và gây khó khăn trong việc tìm hiểu và thực hiện 
của người dân và doanh nghiệp. 
Thứ tư, công tác vận động xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động xúc 
tiến đầu tư đang chủ yếu tập trung vào các huyện đồng bằng và có các doanh nghiệp lớn; 
chưa tập trung vận động xúc tiến đầu tư ở các huyện vùng cao, miền núi. 
Thứ năm, chất lượng lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. 
Phần lớn dân số tại các huyện miền Tây là người dân tộc thiểu số; trình độ văn hóa, 
chuyên môn, ngoại ngữ còn khiêm tốn nên muốn đầu tư thì doanh nghiệp cần nhiều thời 
gian và kinh phí để đào tạo. 
 3. Một số giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An 
3.1. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 
Cải thiện, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 48C, tuyến nối trọng điểm với miền 
Tây Nghệ An, tránh việc bị sạt lở khi mưa lớn, gây cô lập, ách tắc cục bộ. 
Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, ban hành các chính sách kích cầu, khuyến 
khích các thành phần đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào khu vực miền Tây Nghệ An theo 
quy hoạch và định hướng phát triển. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 99-105 
 103 
3.2. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư 
Đẩy nhanh tiến trình nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm 
quyền giữa các cơ quan các cấp, tăng cường kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả quản 
lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn 
lực cho đầu tư phát triển. 
Giai đoạn 2016-2019, tỉnh đã cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông 
thoáng bằng việc giảm 20% - 50% thời gian giải quyết thủ tục, ban hành kịp thời các quy 
định liên quan lĩnh vực đầu tư. Năm 2017, Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư trực thuộc 
UBND tỉnh được thành lập, làm đầu mối tiếp nhận, theo dõi quá trình giải quyết và trả 
kết quả thủ tục hành chính. Tỉnh ban hành chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 08/4/2019 về 
việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm “Năm cải cách hành chính năm 2019”. Các huyện 
vùng cao miền Tây Nghệ An cần được quan tâm hơn, các thủ tục cần nhanh gọn, tinh 
giản hơn để thu hút các dự án đầu tư. Cần tăng cường công tác quản lý các dư án đầu tư 
sau cấp phép; nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. 
3.3. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến đầu tư 
Hoàn thiện và cải tiến bộ máy xúc tiến đầu tư. Tăng cường công tác xúc tiến đầu 
tư để thu hút các nguồn đầu tư ngoài tỉnh, các nguồn vốn ODA, FDI. Ban hành cơ chế ưu 
đãi đầu tư phù hợp cho các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An. 
Các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An chủ yếu là đồi núi nên cần tập trung đầu 
tư phát triển sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, các loại cây trồng 
trên đất lâm nghiệp để phục vụ chế biến đồ gỗ, bột giấy và giấy. 
Phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan tự nhiên ở Vườn quốc gia Pù Mát; 
phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với các cửa khẩu đã có và sẽ xây dựng như Nậm Cắn (Kỳ 
Sơn), Thông Thụ (Quế Phong). 
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đoàn thể để tăng cường quảng bá hình ảnh, 
giới thiệu các tiềm năng và thế mạnh, cơ hội, chính sách khuyến khích cho toàn tỉnh, 
đặc biệt là các huyện vùng cao, miền núi. 
Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về tiềm năng và 
thế mạnh của các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành 
chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư, 
quảng bá cơ hội hợp tác, tổ chức hội nghị và hội thảo xúc tiến đầu tư. 
Phát triển nguồn nhân lực ở các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An, đặc biệt là 
các vùng dân tộc thiểu số. Hướng dẫn cung cấp các kiến thức về du lịch và du lịch cộng 
đồng tại Con Cuông, Quỳ Châu; thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ tay 
nghề giữ bản sắc làng bản, kiến thức về khai thác, chăn nuôi, trồng trọt; đào tạo nâng cao 
trình độ ngoại ngữ cho người dân địa phương 
4. Kết luận 
Giai đoạn năm 2016-2019, tỉnh Nghệ An đã thực hiện Quyết định 2355/QĐ-TTg 
ngày 4/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội 
miền Tây Nghệ An đến năm 2020. Đến nay, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả: quy mô, 
tiềm lực kinh tế ngày càng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích 
cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 6,8%, cải thiện được mức sống cho 
người dân nơi đây, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. 
T. T. H. Vân, C. T. T. Lam / Giải pháp thu hút đầu tư vào các huyện vùng cao miền Tây Nghệ An 
 104 
Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại: số dự án giảm dần theo 
các năm, giá trị đầu tư thấp, dự án có quy mô vừa và nhỏ; chưa thu hút được các dự án 
FDI... Cần có chiến lược phát triển dài hạn đối với các huyện vùng cao miền Tây Nghệ 
An, trong đó chính quyền địa phương đóng vai trò then chốt trong việc quản lý, khai thác 
hiệu quả các tiềm năng, phát triển các sản phẩm có lợi thế vùng như kinh tế rừng, cây 
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, khai thác quặng thiếc, vàng. Đặc 
biệt, tỉnh cần tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thông qua quảng bá và thu hút đầu tư 
phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm tạo sự phát triển bền vững cho các 
huyện vùng cao miền Tây Nghệ An. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Thị Minh Phượng, Cao Thị Thanh Vân, Phan Thị Hà (2018). Phát triển du lịch 
cộng đồng tại miền Tây tỉnh Nghệ An. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 
số 529, tr. 53-55. 
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An (2019). Báo cáo xúc tiến đầu tư giai đoạn 2016-
2019. 
Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 197/2007/QĐ-TTG, Phê duyệt Quy hoạch 
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 
Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định 2355/QĐ-TTg. Đề án phát triển kinh tế - xã 
hội miền Tây Nghệ An đến năm 2020. 
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An 
(2014). Báo cáo tổng kết đề tài Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm 
nghèo ở miền Tây Nghệ An, tr. 50-60. 
Trần Thị Thủy (2019). Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển loại hình du lịch cộng 
đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, 
tr. 50-59. 
Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2014). Đề án tập trung thu hút đầu tư vào Nghệ An đến 
năm 2020, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 99-105 
 105 
SUMMARY 
SOLUTIONS TO ATTRACT INVESTMENT IN WESTERN 
MOUNTAINOUS DISTRICTS OF NGHE AN PROVINCE 
Tran Thi Hong Lam, Cao Thi Thanh Van 
Vinh University 
Received on 21/09/2020, accepted for publication on 26/11/2020 
Although investment activities in the western mountainous region of Nghe An 
Province in recent years have not commensurated with the regional resources, they have 
made a significant contribution to the local socio-economic development of the local 
region. The article analyzes investment projects in the western highland districts of Nghe 
An Province in the period from 2016 to 2019, in order to identify the causes and to 
propose feasible solutions. Through the analysis of secondary data extracted from the 
Department of Planning and Investment of Nghe An Province, it can be seen that the 
number of investment projects and the scale of capital invested in the western region of 
Nghe An Province are too modest compared to their potential. After finding out the 
causes, the authors propose a number of solutions, which focus on improving 
infrastructure, the state management of investment activities and investment promotion 
to attract more investment projects to this area. 
Keywords: Investment attraction; mountainous districts; Western region of Nghe 
An Province. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thu_hut_dau_tu_vao_cac_huyen_vung_cao_mien_tay_ngh.pdf