Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam

Khu vực nông nghiệp được tưới là hộ sử dụng nước lớn nhất trên thế giới nói chung

cũng như ở Việt Nam nói riêng. Cải thiện hiệu quả sử dụng nước trong khu vực nông nghiệp đã

và đang được quan tâm ở nhiều nước. Hiệu quả sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi ngày càng

được quan tâm cải thiện trong bối cảnh nhu cầu dùng nước ngày càng cạnh tranh dưới áp lực

phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tiếp cận quản lý cầu để nâng cao hiệu quả

sử dụng nước còn tương đối hạn chế.

Nghiên cứu này tập trung về nội dung tưới tiên tiến, nước tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn ở

Việt Nam và đã chỉ ra rằng kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận. Diện tích một số cây trồng cạn có

giá trị kinh tế cao áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã tăng gần 17 lần chỉ trong giai đoạn từ 2013-

2017, đạt mục tiêu đề ra của ngành. Tuy nhiên, diện tích lúa áp dụng tưới tiết kiệm nước còn rất hạn

chế với khoảng 5% diện tích đất canh tác lúa hai vụ và khó có khả năng đạt được mục tiêu của ngành

đến năm 2020. Căn cứ vào khung thể chế của Luật Thuỷ lợi mới ban hành và thực trạng tưới tiên tiến,

tiết kiệm nước cho cây trồng trong khu vực nông nghiệp, một số các giải pháp chính được đề xuất theo

tiếp cận quản lý cầu sử dụng nước gồm: ứng dụng công nghệ, cơ chế chính sách và quản lý vận hành

công trình để tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 1800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam

Giải pháp tăng cường tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong điều kiện thực thi luật thuỷ lợi ở Việt Nam
, đơn giá cho các thiết kế mẫu 
công nghệ, mô hình mẫu, chính sách khuyến 
khích áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho 
các cây trồng chủ lực còn rất chậm. 
Hạn chế về cơ sở hạ tầng: Đối với việc áp dụng 
tưới tiết kiệm cho lúa, việc mở rộng diện tích 
canh tác áp dụng tưới theo công nghệ khô ẩm 
xen kẽ (AWD) hoặc tưới Nông - Lộ - Phơi với 
tốc độ tương đối chậm, vì nhiều nguyên nhân 
khác nhau, trong đó có việc cơ sở hạ tầng, công 
trình nội đồng ở nhiều địa phương chưa đáp ứng 
được yêu cầu, và áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến 
chưa chú trọng phổ biến. Ở vùng Đồng bằng 
sông Hồng, quy mô các ô, thửa ruộng tương đối 
nhỏ, trồng hai vụ lúa và thêm một vụ màu. Hệ 
thống CTTL ở khu vực này tương đối hoàn 
chỉnh và khép kín tuy nhiên công trình nội đồng 
còn chưa đảm bảo, tỷ lệ kiên cố hoá kênh 
mương nội đồng đạt chưa đến 20%. Công trình 
nội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn 
rất manh mún và không đồng đều, chưa đáp ứng 
được cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, 
cây trồng và vật nuôi. Tại khu vực Miền núi 
phía Bắc, Miền trung và Tây Nguyên, nhiều 
CTTL hiện có phần lớn được xây dựng từ lâu, 
chưa hoàn chỉnh và đã xuống cấp. Nhiều công 
trình là phai đập tạm cấp nước theo thời vụ, 
không ổn định. Công trình dẫn nước không 
hoàn chỉnh, hầu hết là kênh đất không đảm bảo 
mặt cắt thiết kế nên tổn thất lớn và xuống cấp. 
Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn ở 
trên: Nhận thức của một bộ phận cán bộ ở một 
số địa phương, người dân về sử dụng nước hiệu 
quả, tiết kiệm, ứng dụng công nghệ tưới tiên 
tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế; vẫn còn chưa 
thực sự tin tưởng vào hiệu quả đầu tư áp dụng 
hệ thống tưới tiết kiệm nước; tâm lý trông chờ, 
ỷ lại vào Trung ương vẫn còn phổ biến. 
Công tác tuyên truyền, phổ biến sử dụng nước 
hiệu quả, tiết kiệm, áp dụng công nghệ tưới tiên 
tiến, tiết kiệm nước ở nhiều địa phương chưa 
được thường xuyên; chưa coi tưới tiên tiến, tiết 
kiệm nước là một giải pháp căn cơ để phát triển 
nông nghiệp của địa phương. 
Nguồn ngân sách Trung ương và địa phương 
hạn chế là một trong những nguyên nhân quan 
trọng khiến cho kinh phí hỗ trợ, khuyến khích 
sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm mới chỉ đáp 
ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế, chưa 
tạo được động lực thúc đẩy được các bên liên 
quan (người cung cấp dịch vụ và người sử 
dụng) trong việc đầu tư trang thiết bị, thực hiện 
quản lý, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm. 
Tiếp cận chính sách trong đầu tư, quản lý khai 
thác và sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm còn 
chưa đa chiều, toàn diện, chưa có sự phối hợp 
đồng bộ của các lĩnh vực, ngành có liên quan, 
chưa triển khai đầy đủ các bước trong chu trình 
chính sách. Mặc khác, việc giám sát, đánh giá 
chính sách trong quá trình thực thi để kịp thời 
điều chỉnh phù hợp, kịp thời với với yêu cầu 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 13
thực tiễn còn rất hạn chế. 
Một nghiên cứu về tác động của chính sách 
miễn giảm TLP đến hiệu quả tưới nội đồng chỉ 
một năm sau khi chính sách có hiệu lực thi hành 
của nghiên cứu này cho thấy chất lượng cung 
cấp dịch vụ tưới không được đảm bảo [Lê Văn 
Chính, 2016] và [Lê Văn Chính, 2018]. Cụ thể 
là hiệu quả tưới nội đồng đều bị giảm sút. Đồng 
thời việc miễn, giảm thuỷ lợi phí cũng không 
cải thiện được năng suất lao động cũng như 
năng suất lúa trong vùng nghiên cứu. 
3.7. Đề xuất một số giải pháp 
Căn cứ vào thực trạng tưới tiên tiến, tiết kiệm 
nước trong khu vực nông nghiệp và khung thể 
chế về sử dụng nước tiết kiệm theo Luật Thuỷ 
lợi mới ban hành, một số giải pháp của nghiên 
cứu được đề xuất dựa trên nguyên tắc cầu sử 
dụng nước hiệu quả bao gồm: 
Ứng dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, 
hiệu quả 
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học 
công nghệ, hướng dẫn thiết kế phục vụ lắp đặt 
hệ thống tưới tiên tiết, tiết kiệm nước; nghiên 
cứu chuyển giao công nghệ sản xuất, chế tạo 
cấu kiện, thiết bị để có thể áp dụng phương pháp 
canh tác nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu 
chuyển dịch cơ cấu theo quy hoạch tái cơ cấu 
của từng vùng, từng hệ thống. Ứng dụng tiến 
bộ khoa học kỹ thuật để hoàn thiện hệ thống 
thủy nông nội đồng trên diện rộng phục vụ 
canh tác nông nghiệp tiên tiến. Xây dựng cơ sở 
dữ liệu, chỉ tiêu để giám sát, đánh giá việc phát 
triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các địa 
phương trên toàn quốc. Khuyến khích áp dụng 
công nghệ quản lý, sử dụng nước tiết kiệm từ 
hệ thống CTTL. Cụ thể như sau: 
Đối với cây trồng cạn, cần áp dụng trên diện 
rộng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước bằng kỹ 
thuật tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt kết hợp 
bón phân cho các cây trồng cạn chủ lực có thị 
trường (cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn 
quả, rau, hoa) nhằm nâng cao năng suất, chất 
lượng và hiệu quả. Rà soát, nghiên cứu bổ sung 
để hoàn thiện quy trình công nghệ tưới tiên 
tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực 
phù hợp với từng vùng, miền; Ban hành các tài 
liệu, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế 
mẫu, mô hình mẫu về tưới tiết kiệm nước. 
Đối với lúa Tưới khô ẩm xen kẽ (AWD) cho lúa 
là biện pháp tưới tiết kiệm nước cho lúa do Viện 
nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nghiên cứu phát 
triển từ thập kỷ 90. So với phương pháp tưới lúa 
truyền thống (tưới ngập) thì việc ứng dụng 
phương pháp AWD với các đợt tưới sau đó để 
ruộng khô trước khi tưới đợt tiếp theo (trừ giai 
đoạn bén rễ, làm đòng) có thể giảm được từ 15-
40% lượng nước tiêu thụ mà không ảnh hưởng 
đến năng suất lúa. Áp dụng trên diện rộng biện 
pháp này vừa tiết kiệm được lượng nước tưới, 
vừa làm tăng hiệu suất sử dụng nước. Tuy 
nhiên, cần phải khắc phục, cải thiện một số hạn 
chế sau: 
 CTTL nội đồng bị xuống cấp hoặc thiếu nên 
không kiểm soát được nước tưới hoặc tiêu. 
 Mặt ruộng không bằng phẳng dẫn đến việc 
không kiểm soát được mực nước mặt ruộng. 
 Thiếu kinh phí và đội ngũ được đào tạo kiến 
thức thức về tưới tiết kiệm nước. 
 Cơ chế giá dịch vụ tưới tiêu theo diện tích 
chưa tạo được động lực cho người dân sử dụng 
nước tiết kiệm. Đặc biệt là việc miễn, giảm thuỷ 
lợi phí trong giai đoạn hiện nay. 
Giải pháp về thể chế, chính sách 
Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn 
Luật Thuỷ lợi và các nghị định liên quan đến sử 
dụng nước hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt là 
chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nội đồng, 
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và chính sách về 
giá dịch vụ thuỷ lợi: 
 Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm 
pháp luật về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, 
định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai 
thác CTTL; biện pháp tưới tiết kiệm. 
 Quy trình, quy phạm, hướng dẫn phương 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 14
pháp xác định và xây dựng phương án giá sản 
phẩm, dịch vụ thủy lợi cho các tổ chức khai thác 
công trình thủy lợi. 
 Ban hành chính sách hỗ trợ cho các đối tượng 
áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và 
cây trồng cạn, với quy định cụ thể về mức hỗ trợ, 
cơ chế và điều kiện hỗ trợ theo cây trồng và 
vùng, miền. Hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ 
về tài chính để thực hiện các chính sách sách hỗ 
trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. 
Giải pháp cải thiện quản lý vận hành theo 
hướng sử dụng nước tiết kiệm 
Tthực hiện kiểm kê nguồn nước, nhu cầu sử 
dụng nước theo định kỳ để xây dựng kế hoạch 
và tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối, sử 
dụng nước hợp lý, chống thất thoát nước. Xây 
dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật 
trong quản lý khai thác CTTL, đặc biệt là định 
mức sử dụng nước tại mặt ruộng và trong hệ 
thống. Nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp 
dụng bộ chỉ số giám sát đánh giá hoạt động khai 
thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trên các 
hệ thống công trình thủy lợi theo nguyên tắc đã 
quy định tại Luật Thủy lợi. Đẩy mạnh việc 
hướng dẫn, áp dụng khoa học công nghệ, phục 
vụ chỉ đạo vận hành, bảo đảm an toàn CTTL. 
Giải pháp đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống 
CTTL 
Hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng công 
trình thủy lợi, ưu tiên hệ thống thủy lợi nội 
đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ 
cấu để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, 
tưới tiết kiệm nước. Đối với các dự án đầu tư cơ 
sở hạ tầng, sửa chữa nâng có mục tiêu hỗ trợ 
phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cần thực 
hiện theo quy hoạch chuyển đổi sản xuất vùng 
dự án và kế hoạch hành động phát triển tưới tiên 
tiến, tiết kiệm nước là điều kiện cần khi phê 
duyệt dự án, làm cơ sở để đánh giá kết quả/hiệu 
quả thực hiện dự án. Nghiên cứu giao chỉ tiêu 
phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây 
trồng cạn theo vùng, địa phương làm cơ sở hàng 
năm đánh giá và xét hỗ trợ ứng phó hạn hán và 
đầu tư ở các địa phương là rất cần thiết. 
4. KẾT LUẬN 
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan 
trọng của xã hội loài người đồng thời cũng là 
nguồn lực kinh tế. Nước sử dụng trong khu vực 
nông nghiệp, vốn chiếm tới trung bình khoảng 
70% lượng nước khai thác hàng năm trên toàn 
cầu. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng 
nước trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết. 
Ở Việt Nam, tiếp cận nâng cao hiệu quả sử dụng 
nước mới chỉ tập trung về quản lý cung cấp bao 
gồm cơ sở hạ tầng và tổ chức quản lý khai thác. 
Tiếp cận quản lý cầu để nâng cao hiệu quả sử 
dụng nước thông qua việc áp dụng các công cụ 
về giá, công nghệ, cách thức và ý thức sử dụng 
còn tương đối hạn chế. Thông qua khảo sát, 
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tưới tiên tiến, 
nước tiết kiệm nước cho khu vực nông nghiệp 
ở Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện ở 
nhiều địa phương trên toàn quốc và đạt được 
những kết quả đáng ghi nhận bước đầu. 
Trong bối cảnh đòi hỏi nâng cao năng suất và 
giá trị sản xuất nông nghiệp từ các cây trồng 
được tưới, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm 
nước cho cây trồng, đặc biệt là cây trồng cạn 
chính là một giải pháp căn bản để phát triển 
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia 
tăng và phát triển bền vững của địa phương nói 
riêng và quốc gia nói chung, ứng phó hữu hiệu 
với hạn hán và biến đổi khí hậu. Kết quả tích 
cực đạt được trong thời gian qua về việc áp 
dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng 
cạn ở trên là những thành quả ban đầu nhận 
được từ tổng hợp các yếu tố về sự nhận thức, 
đóng góp về nguồn lực của người dân, doanh 
nghiệp và chính quyền các cấp trong đổi mới, 
áp dụng phương thức canh tác trong sản xuất 
nông nghiệp có ứng dụng tưới tiên tiến, tiết 
kiệm nước, cũng như việc triển khai thực hiện 
các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tưới tiên 
tiến, tiết kiệm nước. 
Đối với sản xuất lúa, một loại cây trồng tiêu thụ 
nước lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp, các 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 15
biện pháp canh tác sử dụng nước tiết kiệm cũng 
đã và đang được áp dụng nhưng quy mô và kết 
quả đạt được còn rất hạn chế so với tiềm năng 
của loại cây trồng này. Khả năng đạt được mục 
tiêu tham vọng của ngành nông nghiệp đến năm 
2020 là một thử thách lớn. 
Luật Thuỷ lợi mới được ban hành và có hiệu lực 
từ giữa năm 2018 có nhiều nội dung mới có tính 
đột phá quan trọng hướng tới quản lý cầu sử 
dụng nước như tạo hành lang pháp lý, cơ chế và 
chính sách về sử dụng nước tiết kiệm đặc biệt 
là áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm 
nước và chính sách giá dịch vụ thuỷ lợi. Căn cứ 
vào khung thể chế này và kết quả phân tích về 
thực trạng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây 
trồng trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam, 
nghiên cứu đề xuất một nhóm các giải pháp theo 
tiếp cận về quản lý cầu sử dụng nước gồm: ứng 
dụng công nghệ, quản lý vận hành, cơ chế chính 
sách cho tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đồng 
thời giải pháp về đầu tư xây dựng để hoàn thiện 
cơ sở hạ tầng cũng được đưa ra nhằm đảm bảo 
tính đồng bộ và hiệu quả cho nhóm giải pháp về 
quản lý cầu nêu trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đoàn Doãn Tuấn (2011) Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng 
chống hạn hán phục vụ phát triển NN bền vững ở các tỉnh MNPB, Đề tài cấp Nhà nước. 
[2] Douglas J. Merrey (2018), Asessment on Policy and Institutional Options to Enhance Water 
Use Efficiency in the Irrigation Sector in Vietnam, World Bank, Washington, DC. 
[3] Faurèsa, J. M., J. Hoogeveena and J. Bruinsmab (2003), The FAO irrigated area forcast for 
2030, FAO, Rome. 
[4] Ghazali, M., A. Jalal, S. Ahmad and H. Arrif (2009), Review of water pricing theories and 
related models , African Journal of Agricultural Research, 4(11), 1536-1544. 
[5] KBR. (2009), Vietnam Water Sector Review, Kellogg Brown & Root Pty Ltd , Australia. 
[6] Kijne, J. W., R. Barker and D. Molden (2003), Water Productivity in Agriculture: Limits 
and Opportunities for Improvement, CAB International. 
[7] Le, C. and J. Jensen (2014b), Individual lift irrigation: a case study in the Cau Son irrigation 
and drainage area, Red River Basin, Vietnam, Paddy and Water Environ, 12(1), 223-238. 
[8] Le, V. C. (2012), Return flow and reuse of drainage water in a rice-based irrigation and 
drainage area in the Red River Basin, Vietnam, PhD dissertation, 1-157. Department of Basic 
Sciences and Environment, University of Copenhagen, Denmark. 
[9] Lê Văn Chính (2018), Tác động của chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí đến hiệu quả CTTL, 
hiệu quả tưới mặt ruộng và kinh tế hộ gia đình ở lưu vực sông Hồng, Tạp chí KH&CN thuỷ 
lợi, Số 43, Tháng 4 năm 2018. 
[10] Luật Thuỷ lợi, 2017 
[11] MARD (2004), Báo cáo về đổi mới, nâng cao hiệu quả QLKTCTTL, Bộ NNPTNT. 
[12] MARD (2014), Đề án nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL, ban hành kèm theo Quyết định 
số 784/QD-BNN-TL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
[13] Miguel, S. and F. G. Villarreal (1999), The Dublin Principles for Water as Reflected in a 
Comparative Assessment of Institutional and Legal Arrangements for Integrated Water 
Resources Management, Global Water Partnership, S105-25 Stockholm, Sweden. 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 16
[14] Molle, F. and J. Berkoff (2007), Irrigation Water Pricing, CAB International, 
Oxfordshire, UK. 
[15] Nguyễn Việt Anh, Trần Viết Ổn (2009) Báo cáo kết quả thí nghiệm thực hiện quy trình tưới 
tiết kiệm nước cho lúa tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa 
học kỹ thuật Thuỷ lợi và Môi trường, 2009. 
[16] Nippon (2003), Modernization of Cam Son - Cau Son irrigation project: Feasibility study 
report, Nippon Koei Co., Ltd (Nippon), Tokyo, Japan. 
[17] Phạm Tất Thắng và Lê Văn Hùng (2012) Đánh giá hiệu quả một số quy trình tưới tiết kiệm 
cho lúa áp dụng trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Khoa học KTTL và Môi trường số 38, Tháng 
9/2012. 
[18] Robert, C. J. (2000), Pricing Irrigation water: A literature survey, The World Bank, 
Wasington D.C. 
[19] Trần Việt Dũng và Phạm Văn Hiệp (2015), Nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước cho 
một số cây trồng cạn ở vùng Bắc trung bộ, Tạp chí KH và CN thuỷ lợi số 30-2015. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_tang_cuong_tuoi_tien_tien_tiet_kiem_nuoc_trong_die.pdf