Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam sang thi trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất ượng cao và đảm bảo cân bằng
lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó đã ưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa
hai bên. EVFTA sẽ là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu gạo.
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Sản xuất, xuất
khẩu lúa gạo mang ý nghĩa đảm bảo ổn định nguồn cung ương thực trong mọi điều kiện biến
động, góp phần thực hiện nhiệm v an ninh ương thực Quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất
khẩu và đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân trong nhiều năm qua. Bởi vậy, việc
nghiên cứu phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam trong bối cảnh thực
hiện EVFTA là vấn đề hết sức cần thiết và đang rất được quan tâm. Bài viết sẽ tập trung nêu
lên một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu mặt hàng gạo; các nội dung của EVFTA tác
động đến xuất khẩu mặt hàng gạo. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt
hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU, chỉ ra những cơ hội và thách thức từ EVFTA đến
phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo. Trên cơ sở đó đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển
xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam dưới tác động của Hiệp định EVFTA
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam sang thi trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định EVFTA
ổn định kim ngạch và khối lượng gạo xuất khẩu do một số nguyên nhân cụ thể như sau: (1) Sự gia tăng của các hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Các quốc gia tham gia hiệp định khi đã xóa bỏ hàng rào thuế quan thông thường sẽ tăng cường các hàng rào phi thuế qua, rào cản TBT, SPS đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa thị trường EU là một thị trường khó tính, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm gạo. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì gạo của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. (2) Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiệp thì các quốc gia nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trường đã sử dụng các công cụ này nhiều lần đối với gạo của Việt Nam. (3) Cam kết mở cửa của Việt Nam là sức p để các doanh nghiệp Việt phải tự điều chỉnh, thay đổi phương thức quản trị, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các quốc gia khác khi cùng xuất khẩu gạo sang thị trường EU. Thứ hai, về phương diện xã hội: Như đã phân tích ở trên, việc tham gia EVFTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ EU vào Việt Nam để ứng dụng vào trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường EU. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo lại khiến cho một bộ phận lao động trong khu vực nông thôn sẽ mất đi cơ hội việc làm do không thể đáp ứng được trình độ để ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại này. Mặt khác, khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm dư thừa một lượng lao động đáng kể trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng gạo. Thứ ba, về phương diện môi trường: Với cơ hội EVFTA mang lại, nếu tận dụng tốt sẽ làm cho sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng lúa gạo của nước ta đang có xu hướng giảm do biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập mặn, thiếu nguồn nước tưới nên một phần diện tích trồng lúa phải chuyển đổi mục đích canh tác. Bởi vậy, nếu không tập trung vào tăng trưởng năng suất, cải tiến giống, chất lượng gạo mà chỉ tập trung vào tăng trưởng quy mô sản xuất để xuất khẩu sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, nước, tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá nhiều. Đặc biệt đối với đất nông nghiệp, sau mỗi mùa vụ cần có thời gian cho ―đất nghỉ‖ đó là khoảng thời gian để tái tạo lại chất đất, loại bỏ các mầm mống gây bệnh cho cây trồng. Do đó, nếu chúng ta khai thác quá mức, đất không có thời gian tái tạo sẽ dẫn đến đất bị hoang hóa, làm giảm tài nguyên đất. 555 6. Giải pháp phát triển xuất hẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam dƣới tác động của Hiệp định EVFTA Để gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU theo hướng bền vững trong điều kiện thực hiện Hiệp định EVFTA theo tác giả cần phải thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp sau: 6.1. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất, hiểu rõ cam kết để tận d ng ợi thế EVFTA mang ại Nội dung của EVFTA có rất nhiều cam kết ưu đãi về hạn ngạch, thuế quan, về quy tắc xuất xứ do đó để thực hiện hiệu quả EVFTA trước hết cần nắm bắt và hiểu được các cam kết của Hiệp định này. Để làm được điều này các cơ quan quản l Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng có liên quan trước hết là các cán bộ quản l nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu gạo hiểu, nắm rõ lợi thế và khó khăn khi thực hiện EVFTA để có thể tận dụng tốt thời cơ mà EVFTA mang lại, giảm thiểu tối đa những khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đưa ra những biện pháp quản l phù hợp nhất với hoạt động xuất khẩu gạo. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn về các cam kết của EVFTA, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định, nắm bắt được các cam kết của EVFTA, từ đó lên được kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các cam kết và tận dụng các ưu đãi của thị trường EU để thâm nhập thị trường EU có hiệu quả hơn. Khi thâm nhập được sâu và rộng hơn thị trường EU có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này sẽ tăng, bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo – mục tiêu kinh tế của hoạt động này. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp uật theo các cam kết của hiệp định, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện EVFTA Để thực hiện EVFTA, trước khi Hiệp định này được các nước phê chuẩn nội bộ và có hiệu lực. Việt Nam cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến các cam kết trong Hiệp định nhằm bảo đảm thống nhất, không vi phạm các cam kết của Hiệp định. Khuyến cáo sự thay đổi chính sách đối với các đối tượng có liên quan trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo, bà con nông dân, các hợp tác xã sản xuất lúa gạođể có thể nắm bắt và kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật mới và cam kết quốc tế. Nhà nước cần xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định, cụ thể hóa các cam kết theo văn phong Việt để các doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt các hộ nông dân dễ nắm bắt, dễ hiểu và dễ áp dụng. Sau khi cơ quan quản l nhà nước về hợp tác thương mại song phương, đa phương ở cấp Trung ương xây dựng xong văn bản hướng dẫn, tiến hành tập huấn cho các cơ quan quản l nhà nước có liên quan ở địa phương để hướng dẫn các đối tượng có liên quan trên địa bàn. 556 Thứ ba, nâng cao năng ực cạnh tranh sản phẩm gạo: Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm gạo xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tập trung vào: chất lượng, quy trình sản xuất, thương hiệu và giá cả mặt hàng gạo để có thể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh so với sản phẩm gạo của Thái Lan; Ấn Độ; Campuchia. Muốn làm được điều này: (1) Đối với cơ quan quản l nhà nước: Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển sản xuất - xuất khẩu lúa gạo trên phạm vi toàn quốc; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP cho sản phẩm gạo xuất khẩu; tổ chức các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm gạo của Việt Nam tại thị trường EU; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản l nhà nước với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội lúa gạo để có những chính sách hỗ trợ hay điều chỉnh quy định, tiểu chuẩn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động xuất khẩu gạo. (2) Đối với doanh nghiệp: Cần tổ chức lại từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn GlobalGAP; Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thu hoạch, chế biến, áp dụng các phương tiện truy xuất nguồn gốc điện tử như QRCode, Blockchain, cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ tư, x c tiến thương mại, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu ực: Hiện nay tỷ trọng gạo của của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 4% thị trường gạo EU tương ứng với sản lượng khoảng 20.000 – 30.000 tấn gạo. Khi EVFTA có hiệu lực thuế quan sẽ giảm về 0% đối với hạn ngạch 80.000 tấn gạo. Đây sẽ là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam xúc tiến thương mại mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu gạo trong khối EU. Để làm được điều này, các cơ quan quản l nhà nước với sự hỗ trợ của Đại sứ quán tại các nước trong khu vực EU và thương vụ tại các nước này, tổ chức nghiên cứu thị trường cũng như các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng gạo nhập khẩu tại các nước có trụ sở hoặc có khả năng nghiên cứu. Cung cấp thông tin cho các cơ quan quản l nhà nước về sản xuất, xuất khẩu gạo tại Việt Nam để hướng dẫn và cung cấp cho các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện kế hoạch thâm nhập thị trường. Thứ năm, nghiên cứu và kịp thời cập nhật và khuyến nghị cho các doanh nghiệp, đối tượng có iên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo về các rào cản kỹ thuật của thị trường EU. Thông thường cắt giảm hàng rào thuế quan, các nước sẽ tăng cường các hàng rào kỹ thuật đó là các quy định về vệ sinh dịch tễ, quy định về an toàn thực phẩm, quy định về xuất xứ hàng hóa thậm chí có thể sử dụng các công cụ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất của nước họ, hay chính sách tỷ giá để hạn chế nhập khẩu. Do đó, các cơ quan quản l nhà nước có mạng lưới thương vụ tại các nước trong khối EU cần cập nhật nhanh chóng và chính xác các quy định cũng như chính sách đối với mặt hàng gạo nhập khẩu để thông tin sớm nhất cho các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong nước kịp thời có kế hoạch phản ứng. 557 6.2. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu xã hội đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Muốn đạt được mục tiêu xã hội của hoạt động xuất khẩu gạo có nghĩa là phải có giải pháp nhằm tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này, muốn vậy: Thứ nhất, nâng cao thu nhập cho người ao động trong sản xuất nông nghiệp: Thông thường để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp xuất khẩu phải giảm chi phí để giảm giá thành và giảm giá bán của sản phẩm. Tuy nhiên, dù thu nhập của lao động là một phần cấu thành nên chi phí nhưng các doanh nghiệp cũng không được giảm khoản chi này. Bởi lẽ, yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động, người lao động sẽ tập trung tạo ra sản phẩm có chất lượng và làm việc năng suất hơn khi cuộc sống của họ được đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu và xa hơn là ―làm giàu‖ từ nông nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần bảo đảm thu nhập của người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có mức lương tương xứng với giá trị mà họ mang lại cho sản phẩm gạo xuất khẩu. Hiện Nhà nước đã ban hành mức lương tối thiểu đối với lao động theo vùng, hàng năm nhà nước cần điều chỉnh mức lương này theo mức trượt giá và theo nhu cầu mức sống tối thiểu để doanh nghiệp có căn cứ trả lương cũng là bảo đảm quyền lợi cho người lao động nông thôn trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Thứ hai, tạo thêm nhiều việc àm cho người ao động: Thông thường khi khoa học công nghệ phát triển và được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh thì nguồn nhân lực sẽ có nhu cầu thu nhỏ lại. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu tạo việc làm cho người lao động, có nhiều cách để chúng ta giải quyết vấn đề này. Tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tạo việc làm cho người lao động trong hoạt động xuất khẩu gạo như sau: đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hoạt động sản xuất lúa gạo, sử dụng ngay người nông dân để làm công nhân cho doanh nghiệp mình vừa tận dụng được kinh nghiệm trồng lúa vừa tạo việc làm cho người nông dân. Phát triển các ngành chế biến lúa gạo để tạo thêm việc làm cho người nông dân. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo: hiện nay đang chủ yếu xuất FOB cần chủ động nghiên cứu giảm xuất khẩu theo FOB chuyển sang xuất CIF để tăng giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu vừa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đối với các hoạt động logistics; bảo hiểm. Thứ ba, sản xuất và xuất khẩu gạo bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng: Có nghĩa là áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP để cho ra thị trường sản phẩm gạo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc chống mốc trong quá trình bảo quản mặt hàng này để bảo đảm sức khỏe của người tiêu dùng. Để làm được điều này ngoài việc người nông dân và doanh nghiệp cần có thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, các cơ quan quản l nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ và sát sao. 558 6.3. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu môi trường đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất, tích t ruộng đất, ứng d ng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường: Nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ l với kỹ thuật canh tác lạc hậu, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản vượt mức cho ph p dẫn tới gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Do vậy, cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung tích tụ ruộng đất, thuê đất để sản xuất lúa gạo theo quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ nguồn được nhập từ các nước EU vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Thứ hai, phát triển sản xuất gạo hữu cơ hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (Vietgap, Globalgap): Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có nghĩa là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất lúa gạo, chỉ sử dụng phân hữu cơ, bảo vệ cây trồng bằng các phương pháp sinh học không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó có thể phát triển các quy trình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn Vietgap hoặc G oba gap. Phương pháp này vừa đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường EU vừa giảm thiểu tác hại đến môi trường 7. Kết luận EU là thị trường có nhiều tiềm năng và dư địa tăng trưởng lớn với mặt hàng gạo của Việt Nam. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ là ―cú hích lớn‖ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường hơn 500 triệu dân với mức thuế suất 0% áp dụng cho hạn ngạch 80.000 tấn. Bên cạnh những tác động tích cực, xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức do EVFTA mang lại như: các quy định chặt chẽ về hàng rào kỹ thuật; xuất xứ; chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường; Để phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo sang thị trường EU đòi hỏi ngành gạo phải thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu kinh tế; mục tiêu xã hội và môi trường đối với hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh mới để phù hợp với các thông lệ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Ngoại Giao Việt Nam (2019), Toàn văn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), truy cập ngày Ngày 15 tháng 01 năm 2020, tại trang web https://ngkt.mofa.gov.vn/toan-van-hiep-dinh-thuong-mai-viet-nam-lien-minh-chau-au-evfta/. 2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Công Thương (2019), Giới thiệu chung về hiệp định EVFTA VÀ IPA, truy cập ngày Ngày 15 tháng 01 năm 2020, tại trang web category_id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca-c51f227881dd. 4. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), “Hiệp định thương mại tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam qua mô hình lực hấp dẫn cấu tr c”, Tạp chí kinh tế Dự báo, Số 26, tr.14-18. 5. 6. https://www.gso.gov.vn
File đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_xuat_khau_ben_vung_mat_hang_gao_cua_vie.pdf