Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, hệ thống thông tin kế
toán càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính phục vụ cho điều hành sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp quốc phòng nói riêng. Trong phạm
vi bài viết, tác giả trình bày một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp
thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng
nh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng danh mục tài khoản chi tiết dùng cho việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin đáp ứng cho kế toán quản trị. Trong các phần hành kế toán cụ thể cần xác định rõ các tài khoản chi tiết đến cấp 3, cấp 4, cấp 5... theo nguyên tắc sau đây: + Chi tiết theo yêu cầu quản trị cụ thể để có sự mã hóa thống nhất khi tổng hợp dữ liệu nhằm tránh được các nhầm lẫn; + Cấu trúc một mã TK có thể được xây dựng từ sự kết hợp giữa một số hiệu TK thống nhất do Bộ Tài chính đã ban hành với một tập các mã đối tượng quản lý. Cách mã hóa các đối tượng cụ thể ở từng DN phụ thuộc vào tập các đối tượng gắn liền với TK kế toán liên quan. + Các đối tượng quản lý được mã hóa gồm nhiều cấp TK chi tiết theo yêu cầu quản trị của từng DN. Ví dụ: Đối với kế toán quản trị các khoản phải thu: cần mở các tài khoản chi tiết để theo dõi cho từng khách hàng về các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn trong thời hạn thanh toán và quá hạn thanh toán nhằm có được các thông tin về các khoản nợ, các khoản khách hàng đã thanh toán và các khoản khách hàng chưa thanh toán. Tương tự như vậy, các tài khoản về tạm ứng, các tài khoản về hàng mua đang đi đường, tài khoản phản ánh các khoản phải trả cũng cần thiết chi tiết theo một nguyên tắc chung giống nhau. Đối với kế toán quản trị chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: cần mở các tài khoản chi tiết để phản ánh theo từng loại chi phí bán hàng hoặc chi phí QLDN theo từng địa điểm phát sinh chi phí và từng loại, nhóm hàng hóa. Trước hết, căn cứ vào yêu cầu quản lý chi phí để xác định số lượng tài khoản chi tiết phục vụ cho quản trị chi phí. Khi đó, TK 641- Chi phí bán hàng và TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (ở các doanh nghiệp áp dụng 18 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Thông tư 200/2014/TT- BTC) được theo dõi chi tiết cho từng bộ phận, địa điểm kinh doanh, từng nhóm mặt hàng. Đối với tài khoản 632- Giá vốn hàng bán cần đổi tên TK này thành Giá vốn hàng xuất bán và được mở chi tiết cho từng nhóm, mặt hàng, từng địa điểm kinh doanh, chi tiết theo từng nội dung của giá vốn hàng bán. Tài khoản cấp 2 của TK 632 sẽ phản ánh giá vốn từng bộ phận, địa điểm bán hàng, tài khoản cấp 3 phản ánh giá vốn hàng bán theo nhóm, mặt hàng Đối với kế toán quản trị doanh thu: cần mở các tài khoản chi tiết để phản ánh doanh thu theo từng nhóm hàng hóa, kết hợp với từng địa điểm kinh doanh nhằm thu nhận được các thông tin về doanh thu bán hàng theo nhóm hàng của từng địa điểm kinh doanh. Đối với kế toán quản trị xác định kết quả kinh doanh: cần mở các tài khoản chi tiết để phản ánh kết quả kinh doanh theo từng nhóm hàng hóa, kết hợp với từng địa điểm kinh doanh nhằm thu nhận được các thông tin về kết quả kinh doanh theo nhóm hàng của từng địa điểm kinh doanh. Sáu là, hoàn thiện hệ thống sổ kế toán Để thực hiện tốt các yêu cầu về thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị của doanh nghiệp, cần phải hoàn thiện mẫu sổ kế toán chi tiết và nội dung ghi chép trên từng sổ kế toán theo hướng các sổ kế toán sử dụng cho kế toán quản trị cần có cả các chỉ tiêu phản ánh hiện vật và các chỉ tiêu phản ánh giá trị. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết là các chứng từ kế toán có liên quan đến từng chỉ tiêu quản trị cụ thể Bảy là, hoàn thiện lập và phân tích báo cáo kế toán * Hoàn thiện lập BCTCHN: + Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm đóng tàu: Khi thực hiện bảo hành sản phẩm đóng tàu, nếu Tổng công ty thuê một DN nội bộ thuộc Tổng công ty thì sẽ phát sinh giao dịch nội bộ. DN trực thuộc thực hiện bảo hành được ghi nhận doanh thu còn Tổng công ty phát sinh chi phí. Trường hợp này khi lập BCTCHN cần phải loại trừ các khoản mục doanh thu, chi phí trong nội bộ Tổng công ty. Tổng công ty không ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh liên quan đến khoản bảo hành công trình sản phẩm này. Việc điều chỉnh xử lí khi hợp nhất được thực hiện trong trường hợp các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty thực hiện việc bảo hành sản phẩm đóng tàu, kế toán ghi: Nợ “Doanh thu” Nợ “ Giá vốn hàng bán” Có “ Lợi nhuận chưa phân phối” + Tại các Tổng công ty đối với các giao dịch liên quan đến vay nội bộ, ngoài việc loại trừ số dư các khoản cho vay phát sinh giữa Tổng công ty và DN trực thuộc Tổng công ty thì số dư liên quan đến khoản vay giữa các đơn vị thành viên với nhau cần được loại trừ khi lập BCTCHN. Kế toán ghi: 1. Nợ “Vay” Nợ “Thuê tài chính” Có “Đầu tư” 2. Nợ “Doanh thu hoạt động tài chính” Có “Chi phí” * Hoàn thiện về lập BCLCTT hợp nhất Để cung cấp thông tin về lưu chuyển tiền của các Tổng công ty được chính xác thì việc tổ chức lập BCLCTT hợp nhất cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Thứ nhất, cần xác định đúng các dòng tiền thu, chi của từng hoạt động để ghi sổ kế toán chi tiết về dòng tiền; Thứ hai, căn cứ vào dòng tiền thu, chi của từng loại hoạt động và nhận diện được các giao dịch làm phát sinh các dòng tiền tiềm ẩn, kế toán tổ chức lập BCLCTT riêng của Tổng công ty; Thứ ba, cần loại trừ tất cả các dòng tiền phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ Tổng công ty để việc lập BCLCTT được chính xác. Nguyên tắc chung khi lập BCLCTTHN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất không phản ánh các dòng tiền phát sinh trong nội bộ Tổng công ty và giữa các DN trực thuộc Tổng công ty với nhau mà chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh giữa Tổng công ty, các DN trực thuộc Tổng công ty với các đối tượng bên ngoài như các nhà cung cấp; các khách hàng; người cho vay, cổ đông, các công ty liên doanh, liên kết, - Điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý trong các DN trực thuộc Tổng công ty đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư; - Loại trừ dòng tiền phát sinh từ giao dịch nội bộ khi hợp nhất. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 12 (197) - 2019 19Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn * Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị Hệ thống BCKTQT được xây dựng mang tính linh hoạt, không mang tính thống nhất và tuân thủ như BCTC. Mỗi DN căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phù hợp. Nội dung hoàn thiện như sau: + Các thông tin trên BCKTQT phải được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống kinh tế khác nhau; + Các chỉ tiêu trong BCKTQT cần được phân bổ theo khu vực, địa điểm, thời gian, bộ phận, từng dự án, từng nhóm vật tư, hàng hóa, NVL... và phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản trị của DN; + Các số liệu thực tế, dự toán, định mức trong báo cáo phải đảm bảo tính “so sánh được” để giúp các nhà quản trị trong DN sử dụng thông tin thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động một cách có cơ sở và độ tin cậy cao. + Hình thức kết cấu BCKTQT cần đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống kinh tế cụ thể của nhà quản trị trong DN; * Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính được xác định, bao gồm: + Lập kế hoạch phân tích Trong khâu lập kế hoạch phân tích báo cáo tài chính cần chú ý xác định nguồn tài liệu phân tích, các chỉ tiêu phân tích, thời gian phân tích và người thực hiện phân tích. + Thực hiện kế hoạch phân tích + Lập báo cáo phân tích Sau khi hoàn thành công tác phân tích, người làm công tác phân tích cần lập báo cáo phân tích để báo cáo với lãnh đạo DN. Báo cáo phân tích phải thể hiện được cả nội dung về kết quả số liệu phân tích của từng chỉ tiêu phân tích cả về lời văn thuyết trình những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu phân tích và ý kiến đề xuất các kiến nghị để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu. Tám là, hoàn thiện phương tiện kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán * Phần cứng: Để tối ưu hóa hệ thống phần cứng phục vụ cho HTTT kế toán của các DN trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, DN cần trang bị một hệ thống máy tính có chất lượng cao và kết nối giữa các máy tính của các bộ phận kế toán trong phòng kế toán với nhau, với kế toán trưởng và với máy chủ để chia sẻ dữ liệu theo quyền được đăng ký và theo phê duyệt của kế toán trưởng. Ngoài ra, các HTTT khác cũng cần được kết nối với HTTT kế toán và với máy chủ tạo thành một HTTT của DN được tổ chức theo kiểu mạng LAN * Phần mềm: Phần mềm kế toán phải đảm bảo được hỗ trợ người dùng trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước cũng như của DN về kế toán. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp và chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với các quy định về kế toán của nhà nước trong từng thời kỳ mà không làm thay đổi các dữ liệu đã có. Phần mềm kế toán phải có khả năng tự động xử lý và đảm bảo độ chính xác của dữ kiệu, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và an toàn về dữ liệu Chín là, hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm tra kế toán Hệ thống kiểm soát của DN cần được hoàn thiện trên các nội dung sau: Một là, cần thực hiện triệt để nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Hai là, cần xây dựng hệ thống giám sát việc truy cập vào hệ thống phần mềm kế toán. Ba là, kiểm soát tính bảo mật của dữ liệu kế toán trên hệ thống máy tính thông qua việc phân quyền sử dụng cho từng người làm kế toán của các bộ phận kế toán có liên quan trong bộ máy kế toán của DN. Năm là, thực hiện kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ để đảm bảo sự khớp đúng giữa tài sản trên sổ kế toán và hiện vật tại các bộ phận sử dụng, đánh giá hiện trạng tài sản cố định để kịp thời đề xuất giải pháp xử lý phù hợp. Mười là, hoàn thiện về ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT kế toán Đối với các DN thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất để ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT kế toán đem lại hiệu quả thiết thực là đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 12 (197) - 2019 20 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Có thể nói đây là giai đoạn đầu tư ban đầu của DN cho công nghệ thông tin, bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực sử dụng. Tùy theo năng lực tài chính của mỗi DN mà có thể trang bị cơ sở hạ tầng phù hợp. Song, cần đảm bảo yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng, phần mềm) được trang bị đầy đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của DN như trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, kết nối internet, môi trường truyền thông giữa các bộ phận trong nội bộ cũng như giữa các đối tác, đồng thời phải đào tạo được đội ngũ nhân lực đủ trình độ để sử dụng cơ sở hạ tầng trên vào các hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý của DN. Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm kế toán trực tiếp trên các phần mềm kế toán phải được lập kế hoạch dài hạn và đạt được trình độ nhất định như: có thể truy xuất thông tin dữ liệu từ phần mềm kế toán qua Microsoft Excel để xem xét các sổ kế toán, các báo cáo của đơn vị kế toán; kiểm soát được “dấu vết điều chỉnh, sửa chữa” phần hành kế toán do mình phụ trách, Bước tiếp theo là tăng cường ứng dụng tác nghiệp, điều hành nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong DN. Cùng với việc trang bị đồng bộ máy móc thiết bị và thiết kế đường mạng hợp lý, sử dụng đồng bộ một phần mềm kế toán thống nhất cho toàn DN thì việc sử dụng thuần thục phần mềm kế toán, biết cách khai thác các thông tin trên phần mềm để phục vụ cho yêu cầu quản lý cũng cần được những người làm công tác kế toán quan tâm, thường xuyên cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm với nhau để nâng cao hiệu quả của phần mềm ứng dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện đồng bộ cho tất cả các phần hành kế toán để đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả của công nghệ thông tin. Các DN cần sử dụng hệ thống phần mềm kế toán có sự tích hợp với phần mềm dự toán thì việc tính toán, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với dự toán sẽ đạt hiệu quả cao. Đối với các Tổng công ty, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng quy trình hợp nhất BCTC áp dụng tại Tổng công ty (công ty mẹ) và mỗi đơn vị trực thuộc Tổng công ty (công ty con), sau đó mới xây dựng phần mềm kế toán áp dụng quy trình hợp nhất này. Khi ứng dụng phần mềm kế toán để hợp nhất BCTC, các DN tùy vào những đặc điểm quản lý và hoạt động SXKD để lựa chọn phần mềm kế toán cho phù hợp nhưng cần thực hiện theo những nội dung chủ yếu như sau: - Phần mềm kế toán xây dựng dựa vào các đặc thù chung của tất cả các công ty con và công ty mẹ (đối với các Tổng công ty) và các DN trực thuộc Tổng cục, sau đó cài đặt phần mềm kế toán trên với cơ sở dữ liệu riêng cho từng DN. - Để đảm bảo dữ liệu mang tính thống nhất, Phòng Kế toán của các Tổng Công ty/DN trực thuộc Tổng cục sẽ đưa ra những quy định về quản lý dữ liệu như: thống nhất những tài khoản kế toán tổng hợp và tài khoản kế toán chi tiết, thống nhất cách quản lý hệ thống mã hóa trong các dữ liệu danh mục; - Dữ liệu trên phần mềm kế toán cần được phân tích thành hai loại: dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài. Để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu kế toán, các DN cần yêu cầu bên cung cấp phần mềm phải thiết kế được cơ chế kiểm soát như sau: tự động ghi nhận các hành vi truy cập hệ thống, chỉnh sửa, bổ sung, xóa dữ liệu trên một tập tin riêng. Tập tin này phải được bảo mật cao nhất trong hệ thống, mặc định là không được phép xóa, người có quyền cao nhất trong hệ thống chỉ được xem và in ra dấu vết kiểm toán từ nội dung của tập tin này; việc chỉnh sửa số liệu của các chức năng kế toán tổng hợp phải độc lập với các chỉnh sửa số liệu trên các phân hệ khác; việc chỉnh sửa số liệu trên thông tin kế toán chi tiết không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến sổ kế toán tổng hợp nếu chưa được sự đồng ý phê duyệt (thông qua mật khẩu và nhật ký ghi nhận “Dấu vết điều chỉnh, sửa chữa”) của người có trách nhiệm cao nhất trong đơn vị kế toán... Đồng thời, mỗi DN cần quản trị mạng thường xuyên để theo dõi, lên kế hoạch bảo trì, sao lưu dữ liệu để lưu trữ, in dữ liệu bản cứng, bảo quản đề phòng các sự cố về máy tính làm ảnh hưởng đến công tác kế toán. Khi thực hiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán thì cần kết hợp với việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Tài liệu tham khảo: Romney M.B, Staibart Paul John (2012), Accouting Information System, Prentice-hall edition,12th edition USA. Marshall Romney, Paul Steibart (2006), Accounting Information, Systems Pearson, Prentice Hall. Tài liệu thực tế về hệ thống thông tin kế toán tại Tổng cục quốc phòng 2017, 2018. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 12 (197) - 2019
File đính kèm:
- giai_phap_hoan_thien_he_thong_thong_tin_ke_toan_trong_cac_do.pdf