Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế

Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) tại Đại học Huế (ĐHH) dựa trên dữ liệu

thứ cấp và sơ cấp thu thập được từ số liệu kế toán, báo cáo thống kê và kết quả điều tra, khảo sát 110

nhân viên kế toán và cán bộ quản lý. Kết quả cho thấy, ĐHH đã đẩy mạnh phân cấp công tác quản lý tài

chính (QLTC) và cơ bản thực hiện tốt cơ chế tự chủ về nguồn thu, mức thu; về sử dụng nguồn tài chính; về

tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm; về sử dụng kết quả tài chính trong năm và các quỹ Việc

phân cấp này đã giúp cho ĐHH chủ động trong QLTC và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước

(NSNN) giao tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp tăng nguồn thu thông qua việc đa dạng hoá

các hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết Tuy nhiên, với mô hình đại

học 2 cấp (đại học vùng) khác với mô hình của các đại học khác, việc thực hiện cơ chế TCTC vẫn còn một

số khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách cho đến quá trình triển khai. Trên cơ sở đánh giá thực trạng

cơ chế TCTC, tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế TCTC tại đơn vị trong thời gian tới.

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 1

Trang 1

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 2

Trang 2

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 3

Trang 3

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 4

Trang 4

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 5

Trang 5

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 6

Trang 6

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 7

Trang 7

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 8

Trang 8

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 9

Trang 9

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế

Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế
đã tạo điều kiện 
thuận lợi để các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài 
chính trong nội bộ Đại học Huế? 
1,82 10,91 34,55 51,82 0,91 3,39 
13. Mức độ tự chủ tài chính đối với đơn vị trực 
thuộc của Đại học Huế còn hạn chế hơn các 
trường ĐHCL trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo? 
0 10,00 21,82 57,27 10,91 3,69 
Ghi chú: Theo thang đo từ 1– Rất không đồng ý đến 5–Rất đồng ý, n = 110 
Nguồn số liệu: xử lý số liệu điều tra tháng 7/2018 
Lê Văn Bình, Hoàng Văn Liêm Tập 128, Số 5A, 2019 
180 
5 Một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại 
học Huế 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và các quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ 
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo của Luật GDĐH sửa đổi đã thông qua tại kỳ 
họp thứ 6 Quốc hội lần thứ XIV, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện 
cơ chế TCTC tại ĐHH như sau: 
5.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính 
Thứ nhất, xây dựng Đề án thực hiện đơn vị dự toán cấp 1 là yêu cầu bức thiết của thực tế 
quản lý giáo dục đại học trong nước nói chung và tại ĐHH – Đại học vùng với mô hình đại học 
2 cấp nói riêng theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về 
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với ĐHH để nâng cao 
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc. 
Thư hai, tiếp tục phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Việc 
phân cấp cần thực hiện trên cơ sở đơn vị thực hiện TCTC càng cao thì phân cấp nhiều, đơn vị 
TCTC thấp thì phân cấp ít. Cần phân cấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm 
trang thiết bị cho các đơn vị trực thuộc với giá trị các gói thầu cao hơn 100 triệu đồng. 
Thứ ba, thành lập nhóm nghiên cứu cơ chế phân cấp của các đơn vị có mô hình tương tự 
như ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái nguyên, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, trên cơ sở đó 
rút kinh nghiệm, đề xuất hoàn chỉnh cơ chế phân cấp cho phù hợp. Phân cấp hợp lý QLTC giữa 
ĐHH và các đơn vị trực thuộc đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, đào tạo, 
nghiên cứu khoa học, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và 
nhu cầu, trình độ quản lý. 
5.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về nguồn thu, mức thu 
Thứ nhất, làm việc với Bộ GDĐT để có phương án giao dự toán NSNN tương xứng với 
Đại học vùng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt sự nghiệp GDĐT của ĐHH. 
Thứ hai, tăng cường khai thác nguồn thu phí, lệ phí bằng việc đa dạng hóa các loại hình 
và phương thức đào tạo như vừa học vừa làm, liên thông, liên kết đào tạo.... Chú trọng đào tạo 
các ngành học theo nhu cầu xã hội; đào tạo các ngành chất lượng cao, các ngành song ngữ (các 
ngành của trường ĐHKT, ĐHYD, ĐHL, ĐHSP...) từ đó đưa ra các mức thu học phí khác nhau 
phù hợp với chất lượng đào tạo cung cấp cho người học và xã hội. 
Thứ ba, tăng cường công tác quảng bá và tư vấn tuyển sinh, phối hợp với Sở Giáo dục và 
Đào tạo, các trường trung học phổ thông, Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
181 
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tổ chức ngày hội tuyển sinh, tuyên truyền trên các kênh phát 
thanh, truyền hình, báo chí, pano, áp phích... để tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh nhằm tăng nguồn 
thu cho đơn vị. 
Thứ tư, tăng cường tổ chức các loại hình SXKD và cung ứng dịch vụ; rà soát lại cơ sở vật 
chất hiện có để lập đề án kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết, thành lập các doanh nghiệp 
trực thuộc các đơn vị; tập trung thực hiện các đề tài NCKH trọng điểm, cấp nhà nước, cấp bộ để 
thương mại hóa, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng nguồn thu cho 
đơn vị. 
Thứ năm, thành lập nhóm vận động, tìm kiếm, thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước 
cho ĐHH; khuyến khích bằng hình thức khen thưởng hoặc chi phần trăm trên tổng nguồn thu 
cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong việc thu hút tài trợ cho ĐHH từ các chương 
trình và dự án. 
5.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng nguồn tài chính 
Thứ nhất, cần định biên công việc của từng cán bộ làm căn cứ để tinh giản biên chế nhằm 
giảm quỹ lương và một số khoản chi khác. Tăng chi cho công tác giảng dạy, học tập của giảng 
viên và sinh viên bằng cách tiết kiệm chi phí quản lý hành chính. 
Thứ hai, cần có chính sách, quy định để thống nhất chi một số nội dung chi như: thanh 
toán giờ giảng, tiền lương tăng thêm; chi phúc lợi các ngày lễ, tết... tránh tình trạng chênh lệch 
thu nhập khá lớn của cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc ĐHH như hiện nay. 
5.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng 
thêm; sử dụng kết quả tài chính trong năm và các quỹ 
Thứ nhất, ĐHH nên điều hành kinh phí để chi trả thu nhập tăng thêm, phúc lợi theo một 
mức thống nhất. Các đơn vị trực thuộc, tùy vào nguồn kinh phí, có thể chi trả thêm phần thu 
nhập tăng thêm, phúc lợi cho cán bộ của đơn vị mình. Cần căn cứ vào kết quả xếp loại công 
chức, viên chức, người lao động hàng năm để chi trả thu nhập tăng thêm đảm bảo được nguyên 
tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được 
trả nhiều hơn. 
Thứ hai, ĐHH điều hành chung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đối ứng kinh phí 
XDCB và chủ động trong đầu tư xây dựng phục vụ cho hoạt động chung của ĐHH. 
5.5 Nhóm giải pháp lựa chọn loại hình tự chủ tài chính 
Thứ nhất, các đơn vị gồm: Trường ĐHYD, Trường ĐHL, Trường ĐHKT, Trường ĐHNN 
và Trường ĐHNL thực hiện cơ chế TCTC đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường 
Lê Văn Bình, Hoàng Văn Liêm Tập 128, Số 5A, 2019 
182 
xuyên và chi đầu tư để tăng mức thu học phí, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm chủ 
động hơn trong quyết định các hoạt động của đơn vị (Bảng 8). Lộ trình thực hiện như sau: Năm 
2019 – 2020: Trường ĐHYD, ĐHL, ĐHKT; năm 2021 – 2022: ĐHNN, ĐHNL. 
Thứ hai, các Viện nghiên cứu, Trung tâm, Nhà xuất bản thực hiện cơ chế TCTC đối với 
đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị nào hoạt động không hiệu quả thì 
sáp nhập để hoạt động có hiệu quả hơn. Đại học Huế có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho các 
đơn vị có các hoạt động chung của Đại học Huế. 
Thứ ba, các đơn vị gồm Cơ quan Đại học Huế (bao gồm cả Khoa Du lịch và Khoa GDTC), 
Trường ĐHKH, Trường ĐHSP, Trường ĐHNT và Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị thực hiện cơ 
chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. 
Bảng 8. Mức thu học phí khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm 
chi thường xuyên và chi đầu tư 
Đơn vị tính: nghìn đồng 
Nội dung 
Mức tự bảo 
đảm chi 
thường 
xuyên năm 
2017 (%) 
Mức học phí tối đa/1 tháng/1 SV 
khi thực hiện cơ chế TCTC đối với 
đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm 
một phần chi thường xuyên 
Mức học phí tối đa/1 tháng/1 SV khi 
thực hiện cơ chế TCTC đối với đơn vị 
sự nghiệp công tự bảo đảm chi 
thường xuyên và chi đầu tư 
Chính quy 
Không chính 
quy 
Chính quy Không chính quy 
2019–
2020 
2020–
2021 
2019–
2020 
2020–
2021 
2019–
2020 
2020–
2021 
2019–
2020 
2020–
2021 
Trường ĐHYD 101,58 1.300 1.430 1.950 2.145 4.600 5.050 6.900 7.575 
Trường ĐHNN 82,80 890 980 1.335 1.470 1.850 2.050 2.775 3.075 
Trường ĐHKT 79,20 890 980 1.335 1.470 1.850 2.050 2.775 3.075 
Trường ĐHL 93,63 890 980 1.335 1.470 1.850 2.050 2.775 3.075 
Trường ĐHNL 80,90 890 980 1.335 1.470 1.850 2.050 2.775 3.075 
Nguồn: QĐ số 1072/QĐ-ĐHH và Nghị định 86/2015/NĐ-CP 
5.6 Nhóm giải pháp ban hành văn bản pháp quy để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị 
định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐH công lập và các văn bản có liên 
quan đến TCTC cần tập trung vào một số điểm sau: 
Thứ nhất, giao quyền tự chủ đối với các trường ĐH khi đã đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu 
chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, giao TCTC phải gắn liền với tự chủ trong quản lý điều 
hành, đào tạo, tuyển sinh, NCKH và nhân sự. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
183 
Thứ hai, các trường tự quyết định chế độ chi trả lương đối với giảng viên và cán bộ gắn 
với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc đáp 
ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo đã đăng ký theo quy định kiểm định và chịu trách nhiệm 
giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo và công khai minh bạch các khoản thu, chi tài 
chính. Bỏ quy định khống chế tỷ lệ chi thu nhập tăng thêm hiện nay. 
Thứ ba, nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách xã 
hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận các dịch vụ giáo dục đại học. 
Thứ tư, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo tiêu chí đầu ra, gắn với các mục tiêu công 
bằng và hiệu quả, gắn với nhu cầu, cơ cấu ngành nghề trong giáo dục đào tạo đại học, có sự 
phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng, hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu 
quả. 
Thứ năm, định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN cần được đổi mới trên cơ sở hạn 
chế số lượng định mức cứng, tăng số lượng khung định mức, trần định mức để các trường áp 
dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách. 
Thứ sáu, thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng sản phẩm đào tạo đối với những ngành 
nghề ít có khả năng xã hội hóa, đồng thời tăng cường chính sách khuyến khích để thu hút 
nguồn lực xã hội cho các ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa. 
Thứ bảy, nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng cơ chế tính giá phí dịch vụ đối với các hoạt 
động cung cấp dịch vụ đào tạo của các trường ĐHCL. Vận dụng cách thức quản trị các trường 
ĐHCL theo mô hình quản lý doanh nghiệp. 
Thứ tám, quy định rõ cơ chế tự chủ của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành 
viên. 
6 Kết luận 
Cơ chế TCTC của Nhà nước đối với GDĐH nói chung và ĐHH nói riêng đã và đang đổi 
mới liên tục. Trên cơ sở đó, ĐHH đã tiến hành đổi mới và thực hiện tốt cơ chế TCTC đối với 
đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Những đổi mới trên đã góp 
phần mạnh mẽ vào sự phát triển của ĐHH và các đơn vị trực thuộc trong thời gian vừa qua. 
Đại học Huế đã mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế và dần khẳng 
định vai trò là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng 
cao cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. 
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế TCTC vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc đòi hỏi sự 
quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với Đại học vùng để tiếp tục thực hiện cơ chế 
TCTC. Nghiên cứu này đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC giúp 
Lê Văn Bình, Hoàng Văn Liêm Tập 128, Số 5A, 2019 
184 
ĐHH tăng cường các nguồn thu, xác định mức thu hợp lý; xác định nội dung chi, mức chi thích 
hợp; cách chi trả thu nhập tăng thêm đảm bảo hợp lý theo hướng làm theo năng lực hưởng theo 
lao động; hướng dẫn trích lập và sử dụng các quỹ để chi trả phúc lợi, chi đầu tư xây dựng và 
chi trả thu nhập cho cán bộ. Từ đó, ĐHH lựa chọn loại hình TCTC phù hợp với điều kiện của 
từng đơn vị nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của ĐHH nói chung và các 
đơn vị trực thuộc nói riêng trong thời gian tới. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014, Quy chế tổ 
chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định 1442/2017/QĐ-BGDĐT ngày 23/9/2015, Phân cấp 
trong quản lý đầu tư, mua sắm tài sản, cải tạo và sửa chữa thường xuyên công trình xây 
dựng của Đại học Huế. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định 5578/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2018, Quy định 
phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan Bộ GDĐT và các đơn vị sự nghiệp trực 
thuộc Bộ. 
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006, Hướng dẫn thực hiện Nghị 
định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự 
nghiệp công lập. 
5. Nguyễn Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt 
Nam. 
6. Chính Phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, Quy định quyền tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn 
vị sự nghiệp công lập. 
7. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Quy định cơ chế tự chủ của 
đơn vị sự nghiệp công lập. 
8. Chính phủ (2015), Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Quy định về cơ chế thu, quản 
lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, 
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021. 
9. Đại học Huế (2009), Quyết định 1389/QĐ-ĐHH ngày 10/7/2014, Ban hành quy định nhiệm vụ, 
quyền hạn của ĐHH, các trường thành viên và đơn vị trực thuộc. 
10. Đại học Huế (2016), Quyết định 1217/QĐ-ĐHH ngày 28/9/2016, Ban hành kế hoạch chiến lược 
phát triển ĐHH trong giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
185 
11. Đại học Huế (2018), Quyết định 389/QĐ-ĐHH ngày 09/4/2018, Ban hành quy trình công tác 
Văn phòng và các Ban chức năng ĐHH. 
SOLUTIONS TO ACCOMPLISHTHE FINANCIAL AUTONOMY 
MECHANISM ATHUE UNIVERSITY 
Le Van Binh*, Hoang Van Liem 
Hue University, 3 Le Loi St., Hue, Vietnam 
University of Economics, Hue University,99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract: This paper deals withthe financial autonomy mechanism at Hue University on the basis ofthe 
secondary and primary data collected from accounting data, statistical reports, etc., and the survey 
resultsof110 accountants and management staff. Theresults show that Hue University has promoted the 
decentralisation of financial management. It has basically implemented the autonomy mechanism of 
revenue and revenue levels; the use of financial resources; salaries, wages, and additional income; the use 
of annual financial results and funds, etc. This decentralisationenablesHue University to be proactive in 
managing its finance and assetsand using the state budget economically and effectively. In addition, italso 
enhancesrevenue sourcesviathe diversification of non-business activities, production and business, 
services, joint ventures, etc. However, with the 2-level university model (regional university) unlike the 
model of individualuniversities, the practiceof financial autonomy still encounters several difficulties and 
obstacles regarding the mechanism,policy, and implementation. On the basis of assessing the situation of 
financial autonomy mechanism, theauthors propose some solutions to accomplish this issue at Hue 
University in the coming time. 
Keywords: autonomy mechanism, finance, finance autonomy, university, higher education, Hue 
University 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_co_che_tu_chu_tai_chinh_tai_dai_hoc_hue.pdf