Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay

Tóm tắt

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là kết tinh giá trị nhân văn trong lĩnh vực

quân sự. Giá trị đó biểu hiện ở mục tiêu chiến tranh, phương thức tiến hành chiến

tranh, trong tổ chức xây dựng lực lượng và ứng xử với kẻ thù. Có vai trò to lớn

góp phần tăng cường củng cố hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội; làm cho quân

đội trung thành tuyệt đối với Đảng và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ

được giao

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 1

Trang 1

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 2

Trang 2

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 3

Trang 3

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 4

Trang 4

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 5

Trang 5

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 6

Trang 6

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 7

Trang 7

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 8

Trang 8

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 9

Trang 9

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay

Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay
14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.261. 
15 Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
2000, tr.252. 
 417| 
 Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
 Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh thể hiện tập trung nhất trong xây dựng 
lực lượng Quân đội. Hồ Chí Minh là ngƣời luôn yêu thƣơng, tôn trọng và tin vào vai 
trò to lớn của con ngƣời. Xuất phát từ mục tiêu nhân văn cao cả, trong quá trình tổ 
chức, xây dựng và rèn luyện quân đội Ngƣời luôn yêu cầu phải xây dựng tình đoàn kết 
quân dân cá nƣớc, quân đội phải hết lòng trung thành với Đảng với tổ quốc và có hiếu 
với nhân dân. Mối quan hệ với nhân dân đƣợc thể hiện bởi việc đặt tên cho quân đội là 
anh “Bộ đội cụ Hồ” và nó cũng trở thành một truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Hồ 
Chí Minh rất quan tâm mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, “Từ tiểu đội trƣởng trở 
lên, từ Tổng tƣ lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, 
phải xem đội viên ăn uống nhƣ thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội 
viên. Bộ đội chƣa ăn cơm, cán bộ không đƣợc kêu mình đói. Bộ đội chƣa đủ áo mặc, 
cán bộ không đƣợc kêu mình rét. Bộ đội chƣa đủ chỗ ở, cán bộ không đƣợc kêu mình 
mệt”16. Không chỉ bằng lời nói và viết mà tình yêu thƣơng của Ngƣời đã tỏa ra thấm 
vào từng cán bộ, chiến sĩ tạo nên một quân đội mang đậm chất nhân văn. 
 Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc đối xử với tù, hàng 
binh. Mặc dù tội ác của Pháp, Mỹ là trời không dung, đất không tha: “chính sách xâm 
lƣợc của Chính phủ Mỹ mà đồng bào miền Nam chúng tôi đã bị những tai nạn nhƣ sau: 
Hơn 4.000 phụ nữ bị hãm hiếp, có cả em bé và cụ già. Hơn 200.000 ngƣời bị thƣơng vì 
tàu bay Mỹ ném bom. Hơn 400.000 ngƣời vô tội bị giam cầm. Hơn 1 triệu ngƣời thành 
tàn tật vì bị tra tấn. Hơn 150.000 ngƣời bị giết hại (3.000 ngƣời bị mổ bụng, moi gan, 
ăn thịt). Hàng trăm làng mạc bị đốt phá và bị thuốc độc, hàng chục vạn binh sĩ chết và 
bị thƣơng ở chiến trƣờng”17. Nhƣng Ngƣời tỏ rõ tinh thần khoan hồng, độ lƣợng, nhân 
văn: "Ngụy binh cũng là con dân nƣớc Việt, nhƣng vì dại mà đi lầm đƣờng, cho nên tôi 
và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những ngƣời sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình 
kháng chiến"18 và yêu cầu “Đối với những ngƣời Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta 
phải canh phòng cẩn thận, nhƣng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế 
giới, trƣớc hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng 
ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tƣ thù tƣ oán, làm cho thế giới 
biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết ngƣời cƣớp 
nƣớc”19. Bản thân Ngƣời cũng đã nhiều lần gặp gỡ tù binh, hàng binh, thăm hỏi gia 
16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76. 
17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.260. 
18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.198. 
19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.29-30. 
|418 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
đình, sức khỏe của họ. Hơn một vạn tù binh quân đội Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ năm 
1954, hàng trăm phi công lái máy bay Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc, hàng nghìn sĩ quan, 
binh sĩ Mỹ và chƣ hầu bị bắt ở các chiến trƣờng miền Nam trong suốt hơn 20 năm 
chiến tranh đều đƣợc khoan hồng và đối đãi tử tế, đƣợc cứu chữa khi bị thƣơng, đƣợc 
trao trả khi chiến tranh kết thúc. Hình ảnh vị lãnh tụ cởi áo khoác của mình choàng cho 
tù binh đối phƣơng (Pháp) trong chiến dịch Điện Biên Phủ thật là hiếm có trên thế giới 
làm lay động lòng ngƣời. 
 Hiện nay, điều kiện quốc tế có sự thay đổi lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Xã hội công nghiệp 
càng phát triển, chuyên môn hóa càng cao, các phƣơng tiện thiết bị dần thay thế cho 
sức hoạt động của con ngƣời càng nhiều, thì mặt trái của nó làm giảm đi sự gắn kết, 
mối quan hệ, tình thƣơng giữa con ngƣời và con ngƣời. Trong lĩnh vực quân sự, chính 
trị - tinh thần chịu sự tác động lớn nhất. Xây dựng quân đội về chính trị đặt ra yêu cầu 
cao hơn về các giá trị văn hóa, tinh thần. Do đó, vai trò của giá trị nhân văn quân sự Hồ 
Chí Minh đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị ngày càng tăng 
lên. Vai trò, sự tác động thể hiện trên các phƣơng diện nội dung cụ thể của hoạt động 
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. 
 Thứ nhất, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh góp phần tăng cường, củng cố 
hệ tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là cơ sở, điều kiện thuận 
lợi, để cán bộ, chiến sĩ quân đội tiếp nhận, củng cố và bảo vệ hệ tƣ tƣởng của Đảng. 
Mang trong mình “dòng máu” nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh, với bản tính nhân 
văn “tự vệ, chính nghĩa”, mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội, họ có thể chƣa hiểu cặn kẽ chủ 
nghĩa Mác - Lênin, song đã nguyện một lòng cống hiến, hy sinh vì mục tiêu lý tƣởng 
của Đảng. Bởi, “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngƣời 
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no 
trên quả đất, việc làm cho mọi ngƣời và vì mọi ngƣời, niềm vui, hòa bình, hạnh 
phúc”20. 
 Hệ tƣ tƣởng của quân đội ta hiện nay về bản chất mang hệ tƣ tƣởng của Đảng, 
chiến đấu vì mục tiêu lý tƣởng của Đảng, là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, song nó 
là cái không hoàn toàn cố định, bất biến. Trƣớc các tƣ tƣởng trái chiều và sự chống phá 
điên cuồng của các thế lực đế quốc, thù địch bằng “diễn biến hòa bình” đƣợc sự hỗ trợ 
20 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.496. 
 419| 
 Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
bởi cách mạng khoa học công nghệ làm cho hệ tƣ tƣởng của Đảng nói chung và trong 
quân đội nói riêng dễ bị phai nhạt, biến chất nếu không đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Mặt 
khác, tuy toàn cầu hóa đem lại sự phát triển cho nhiều quốc gia, dân tộc, nhƣng toàn 
cầu hóa cũng đang làm băng hoại các giá trị truyền thống của các quốc gia, dân tộc. 
Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh không chỉ giúp lƣu giữ và phát triển “bản thể” 
của nó mà còn là động lực tinh thần to lớn cho việc củng cố, tăng cƣờng hệ tƣ tƣởng 
của Đang trong quân đội góp phần làm thất bại sự chống phá về tƣ tƣởng của địch. 
 Thứ hai, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là cơ sở bảo đảm cho Đảng nắm 
chắc, nắm chặt quân đội, quân đội tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Giai cấp 
thống trị tổ chức ra, sử dụng và lãnh đạo quân đội là tất yếu khách quan, không có quân 
đội trung lập, phi giai cấp. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, các giai cấp luôn xây 
dựng, phát triển hoặc tìm cách lôi kéo công cụ bạo lực về phía mình, song sự lôi kéo đó 
chỉ có hiệu quả trên sự thống nhất về những giá trị cốt lõi. Với bề dày các giá trị nhân 
văn quân sự Hồ Chí Minh, hành động phục tùng của quân đội không chỉ là “tự phát” 
mà còn mang tính “tự giác” cao độ. 
 Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa giá trị nhân văn 
quân sự truyền thống trong lịch sử, và sự cụ thể hóa mục tiêu, nội dung xây dựng quân 
đội nhân dân Việt Nam về chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng 
chiến thần thánh của dân tộc. Những giá trị đó góp phần định hình, tỏ rõ tƣ tƣởng nhân 
văn, tinh thần “đem đại nghĩa để thắng hung tàn” trong mục tiêu chiến đấu của quân 
đội, và về cuộc chiến tranh chính nghĩa do Đảng ta phát động, là sức mạnh tinh thần to 
lớn xây dựng bản lĩnh, ý chí, niềm tin, sự thừa nhận và đòi hỏi khách quan Đảng lãnh 
đạo quân đội. Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội “tuyệt đối, trực tiếp về mọi 
mặt” đƣợc thực hiện triệt để nhất. Cũng vì cùng chung mục tiêu “tự vệ, chính nghĩa” vì 
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời, với cách thức ứng xử 
“trọng hòa mục” trong các quan hệ giữa cán - binh, giúp cho quan hệ phối hợp công tác 
giữa ngƣời chỉ huy với ngƣời chính ủy, chính trị viên, giữa cán bộ quân sự với cán bộ 
chính trị đƣợc giải quyết hài hòa, cả tình và lý. Một mặt, vẫn bảo đảm sự lãnh đạo của 
cấp ủy, tổ chức đảng ở đơn vị đối với ngƣời chỉ huy theo đúng nguyên tắc. Mặt khác, 
ngƣời chỉ huy cũng dám tự chủ, quyết đoán và chịu trách nhiệm trƣớc tổ chức đảng, 
cấp ủy của đơn vị mình thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống gay go, khốc liệt của 
chiến tranh. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đến từng đơn vị cơ sở, trên mọi lĩnh vực ở 
mọi nơi có hoạt động của quân đội. 
|420 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Thứ ba, giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh góp phần làm cho quân đội thực 
hiện thắng lợi đường lối chính trị, đường lối quân sự và nhiệm vụ của Đảng giao cho. 
Hiệu quả xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị đƣợc đánh giá ở đích cuối 
cùng là thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Với tính cách là một chỉnh 
thể thống nhất, xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện đƣợc bắt nguồn bởi chính sức 
mạnh nội tại, trong mối quan hệ gắn kết với nhân dân, với bè bạn quốc tế và trong 
tƣơng quan so sánh với kẻ thù, trong đó sức mạnh nội tại và quan hệ quân dân là yếu tố 
then chốt. 
 Sức mạnh nội tại của quân đội xem xét ở góc độ lực lƣợng, ở nhân tố con ngƣời, 
thể hiện ở quân số hợp lý, ở chất lƣợng từng thành viên và phƣơng thức liên kết tối ƣu 
nhất. Trong đó sức mạnh của nhân tố con ngƣời, trƣớc hết ở từng quân nhân là hạt nhân 
cho sức mạnh toàn thể. Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh với đặc điểm cơ bản 
xuyên suốt là tự vệ, chính nghĩa là cơ sở để quân đội chấp nhận tự giác và nhu cầu tiếp 
thu hệ tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh của Đảng, phục tùng 
tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng. Giá trị đó còn tạo niềm tin to lớn, ý chí quật cƣờng sẵn 
sàng hy sinh để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Chiến tranh - đặc trƣng cơ 
bản của hoạt động quân sự - là sự thử thách toàn diện của các bên tham chiến, sự khốc 
liệt của chiến tranh tác động và ảnh hƣởng to lớn, trƣớc tiên tới trạng thái chính trị - 
tinh thần của cả dân tộc mà trƣớc hết là những ngƣời cầm súng. Theo V.I. Lênin: 
“Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần 
chúng đang đổ máu trên chiến trƣờng”21. Tinh thần đó chỉ đƣợc tạo dựng bởi “Lòng tin 
vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh 
phúc của những ngƣời anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ 
chịu đựng đƣợc những khó khăn chƣa từng thấy”22. Bởi, “họ hiểu rằng vì sao họ chiến 
đấu và tự nguyện đổ máu cho thắng lợi của chính nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Việc quần 
chúng nhận thức đƣợc mục đích và nguyên nhân của chiến tranh có một tầm quan trọng 
to lớn và đó là sự bảo đảm cho thắng lợi”23. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 6 lần nhắc đến 
nguyên nhân thắng lợi của hoạt động quân sự do tính chất chính nghĩa, và khẳng định: 
“Vì kháng chiến của ta là chính nghĩa. Ta chỉ giữ gìn non sông, đất nƣớc của ta. Chỉ 
chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân phản động Pháp 
thì mong ăn cƣớp nƣớc ta, mong bắt dân ta làm nô lệ. Vậy ta là chính nghĩa, địch là tà. 
Chính nhất định thắng tà”24. Ngƣợc lại, nếu mục đích của hoạt động quân sự, của chiến 
21, 22, 23 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.147. 
24 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.178. 
 421| 
 Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
tranh không vì giá trị nhân văn thì không thể chịu đựng đƣợc sự khốc liệt của chiến 
tranh, không thể làm nên những chiến thắng rạng rỡ. Đó cũng là lý giải thỏa đáng nhất 
cho nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lƣợc của quân 
và dân ta. 
 Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là cơ sở tạo nên sức mạnh tinh thần, ý chí 
quyết tâm to lớn của mỗi quân nhân, động lực của các phong trào “thóc không thiếu 
một cân, quân không thiếu một ngƣời”, “cuộc đời tuổi trẻ đẹp nhất trên trận tuyến 
chống quân thù”, những ngƣời lính gia nhập quân đội trên cơ sở hiểu đƣợc sự cần thiết 
phải cầm súng chiến đấu, bởi lòng yêu nƣớc tự nguyện viết đơn tòng quân bằng máu 
của mình. Vì lòng yêu thƣơng con ngƣời, yêu ngƣời thân, yêu giống nòi Lạc Hồng, yêu 
đồng chí, đồng đội, yêu xóm làng, ruộng nƣơng; sự mẫn cảm với nỗi khổ của những 
ngƣời xung quanh, kết hợp niềm tin vào sức mạnh và khát vọng đấu tranh cho độc lập, 
tự do, hạnh phúc của con ngƣời dẫn đến nhận thức về sự cần thiết phải hiến đời mình 
cho dân tộc. Do đó, sẽ thu hút đƣợc nhiều nhân sĩ, trí thức tài giỏi vào phục vụ trong 
quân đội. Sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa, phú quý, vƣợt lên trên danh lợi cá nhân 
đem tài, đức cống hiến xây dựng quân đội. 
 Cán bộ, chiến sĩ luôn sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi, “điếu thuốc bẻ đôi”, “đêm rét 
chung chăn” và cao hơn cả là dám nhận hy sinh mất mát về mình, giành quyền sống 
cho đồng đội trong chiến tranh cũng nhƣ trong thời bình. Một đội quân gắn kết, yêu 
thƣơng nhau, đồng cam cộng khổ, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đƣợc 
nhân dân mến yêu gọi là “Bộ đội Cụ Hồ”. Một đội quân mà trong đối kháng với kẻ thù 
dựa trên sự nhân nghĩa, khoan dung, độ lƣợng, lấy cảm hóa làm sức mạnh. Đội quân 
nhƣ vậy, thì không có “quân lính nào”, “súng ống nào” đè bẹp đƣợc và nó tạo ra “Dáng 
đứng Việt Nam” tạc vào thế kỷ. 
III. KẾT LUẬN 
 Giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh thống nhất với nội dung xây dựng Quân 
đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Đó là sự tác động toàn diện và từng mặt đến xây 
dựng quân đội về chính trị. Trƣớc yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc, vai trò động lực của giá trị nhân văn quân sự Hồ Chí Minh trong xây dựng quân 
đội về chính trị ngày càng tăng, nó cũng là mục tiêu xây dựng một quân đội nhân văn 
mà Đảng và quân đội đặt ra. Tuy nhiên, để phát huy có hiệu quả những giá trị đó trong 
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị cần nhận thức đầy đủ và sự nỗ lực 
“tự giác” trên thực tế của các chủ thể ở các đơn vị cơ sở và toàn quân. 
|422 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (trọn bộ 15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Tổng cục Chính trị (1997), Chặng đường 5 năm thực hiện cuộc vận động xây 
 dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội (1992 - 1997), Nxb Quân 
 đội nhân dân, Hà Nội, tr.18. 
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc 
 gia, Hà Nội, 2000. 
4. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 423| 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_nhan_van_quan_su_ho_chi_minh_voi_xay_dung_quan_doi_n.pdf