EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được ký kết đã th c

đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ trong ngành da giày. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì

vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp da giày trong quá trình hội

nhập. Bài viết sẽ đề cập đến những cơ hội và thách thức mà ngành da giày Việt Nam phải đối

mặt khi Hiệp định EVFTA được ký kết, để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị giúp cho

ngành da giày được hưởng lợi ích tối đa từ EVFTA.

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 1

Trang 1

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 2

Trang 2

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 3

Trang 3

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 4

Trang 4

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 5

Trang 5

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 6

Trang 6

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 7

Trang 7

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 8

Trang 8

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 9

Trang 9

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam

EVFTA: Cơ hội và thách thức cho ngành da giày Việt Nam
 
Trung Quốc... Các doanh nghiệp đã thức được sự cần thiết đáp ứng các yêu cầu về tổ chức 
sản xuất, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, duy trì và phát triển quan hệ bạn hàng, đáp ứng các 
yêu cầu vệ sinh, môi trường và nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Hiện ngành 
sản xuất giày d p của thế giới tiếp tục xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước đang phát 
triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường kinh doanh thuận lợi, chính trị ổn định, 
trong đó có Việt Nam. 
 499 
Khi EVFTA có hiệu lực, hàng rào thuế quan đối với giầy d p Việt Nam nhập khẩu vào 
EU sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch và thị phần 
xuất khẩu tại EU. Dự kiến tăng gấp đôi lượng kim ngạch hiện nay. Nhờ đó giúp tăng khả năng 
cạnh tranh so với các nước – thu hút nhiều đơn hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng 
nhiều lao động. 
Về khía cạnh thu hút đầu tư nước ngoài,với việc k kết EVFTA, nhiều nhà đầu tư 
nước ngoài khác cũng đang có động thái tìm hiểu khả năng đầu tư sản xuất giầy d p tại Việt 
Nam đón đầu các FTA để hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Dù chưa ồ ạt nhưng doanh nghiệp 
FDI có thể triển khai rất nhanh, nhờ có tiềm lực mạnh về tài chính. Với dân số tr , lương tối 
thiểu thấp hơn Trung Quốc và năng suất lao động trong ngành da giầy tại Việt Nam tương đối 
ngang bằng so với các nước trong khu vực, cộng với việc nhìn thấy lợi ích từ EVFFTA, Việt 
Nam có điều kiệu thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là cơ hội thu hút đầu tư từ các nước EU vào 
các lĩnh vực máy móc thiết bị, thuộc da vốn là điểm mạnh từ các nước EU tạo nền tảng cơ sở 
hạ tầng cho ngành có cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất giày cao cấp lâu đời. 
Ngoài ra, hiện các doanh nghiêp da giầy chủ yếu vẫn nhập nguyên phụ liệu đầu vào. 
Nay với EVFTA và các FTA khác, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển sản xuất 
nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ, nhờ đó Việt Nam có thể cải thiện được nguồn 
cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Đây là cơ hội lớn, giúp 
ngành da giày khắc phục điểm yếu là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. 
3.2. Thách thức đối với ngành da giày Việt Nam 
Hiện ngành da giày trong nước vẫn đang có những điểm yếu cơ bản như thiếu vốn, 
thiếu công nghệ, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu năng lực quản trị và năng suất lao 
động thấp. Đáng chú , tỉ lệ sản xuất gia công của ngành da giày Việt Nam còn cao, chiếm tới 
70%, nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp. 
Dây chuyền, máy móc cũ và công suất thấp đang là những yếu tố khiến doanh nghiệp 
da giày Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, không chỉ 
vấn đề về giá, về chất lượng, thị trường EU còn đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam có thức bảo 
vệ môi trường, phát triển bền vững, nâng cao tự động hóa trong sản xuất và có những sản 
phẩm đặc trưng. Công tác tiếp thị, phát triển thị trường, thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm 
yếu k m. 
Mặt khác, các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU, cùng với các yêu cầu về trách nhiệm 
xã hội và bảo vệ môi trường, tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thế FTA làm tăng chi phí 
cho doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt 40%, 
công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển nên nguyên phụ liệu (gồm cả da thuộc, vải làm giầy, đế 
giầy) phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài trên 60%, chủ yếu từ Trung Quốc. Chi phí đầu 
vào cao (điện, nước, nguyên phụ liệu, vận tải...), chi phí nhân công tăng cao do sức p tăng 
tiền lương tối thiểu hàng năm (năm 2014 tăng 17%, năm 2015 tiếp tục tăng 15%). 
 500 
Cùng với đó, dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất 
của Việt Nam, nhưng thị phần xuất khẩu lại hầu hết đang nằm trong tay các doanh nghiệp có 
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới trên 80% 
trong tỉ trọng xuất khẩu toàn ngành. Trong 20% doanh nghiệp lớn của ngành da giày hiện nay, 
chỉ có vài doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên 
tục tăng cao là do các doanh nghiệp này mở rộng công suất và xây dựng các nhà máy mới tại 
Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do. 
Hiện, EU đang chiếm khoảng 30% thị trường xuất khẩu từ Việt Nam, sản phẩm da 
giày đang được EU cấp quy chế ưu đãi thuế quan (GSP) với mức thuế suất dao động dưới 8%, 
nhưng ngay khi EVFTA được k và có hiệu lực, GSP sẽ được bỏ ngay. Chỉ các doanh nghiệp 
xuất khẩu nào đạt yêu cầu theo quy định của EVFTA mới được hưởng mức thuế suất thấp và 
ngược lại, sẽ phải chịu mức thuế cao. Với các doanh nghiệp lớn, có sự chuẩn bị tốt thì không 
có gì trở ngại, tuy nhiên, với các doanh nghiệp có sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên 
phụ liệu nhập khẩu, nếu doanh nghiệp không nâng cao quy mô, năng lực sản xuất nội tại, 
không đáp ứng được điều kiện sẽ không tận dụng được cơ hội này. 
Một trong những thách thức khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam là chứng minh 
xuất xứ nguyên liệu đầu vào. Mặc dù là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị gia tăng của 
ngành da giày còn chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Trong khi 
EVFTA có quy định nguồn gốc xuất xứ với giá trị nguyên phụ liệu sản xuất nội địa là 55%, 
ngành da giày Việt Nam mới tự chủ được khoảng 50% nguyên phụ liệu, vì vậy, tỉ lệ nội địa 
hóa của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên bằng 
mức yêu cầu của EVFTA để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong hiệp định, giúp 
giảm chi phí logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt. Song 
song với đó, các doanh nghiệp da giày Việt Nam có thể gặp rủi ro từ việc Mỹ sẽ truy xuất 
nguồn gốc nguyên liệu và áp thuế bổ sung nếu sản phẩm đó có nguồn gốc nguyên liệu 
từ Trung Quốc, mà Trung Quốc lại đang là một trong những nước cung cấp nguyên phụ liệu 
lớn nhất của Việt Nam với giá trị trên 100 triệu USD. Do vậy, muốn giữ chân được mối khách 
hàng lớn này, trước khi tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu, ngành da giày cần mở 
rộng thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu, nhất là với những nước thứ 3 có chung cam 
kết FTA với nước nhập khẩu sản phẩm để tận dụng ưu đãi nguồn gốc. 
Mặc dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng năng suất lao động của Việt Nam lại 
thấp hơn rất nhiều so với các nước như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong khi chi phí 
nhân công ngày càng tăng. Đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp da giày. 
Ngoài ra, yêu cầu về nâng cấp trang thiết bị, máy móc hiện đại, tăng cường chuyển giao công 
nghệ, tự động hóa, đào tạo nâng cao năng lực chuyên gia hoạt động trong ngành cũng là 
những bài toán lớn đang tìm lời giải của ngành da giày Việt Nam khi tham gia các FTA. 
 501 
Việc thu hút đầu tư nước ngoài từ các quốc gia EU, cũng là một trong các rào cản cho 
ngành cần thiết đầu tư để có thể cạnh tranh Trung Quốc khi đến năm 2015, thị trường khu vực 
Asean sẽ mở rộng cửa cho hàng hóa Trung Quốc xâm nhập sâu thì sẽ phát sinh các công ty 
Trung Quốc núp bóng dưới hình thức pháp l của công ty quốc tịch Indonesia, Thái Lan để 
xuất hàng vào EU. 
Ngành da giày còn đối mặt với cạnh tranh từ các nước Asean có ngành da giày phát 
triển như Indonesia, Thái Lan. Do mức giảm thuế bằng 0% nên gây khó khăn cho sản xuất nội 
địa vốn mỏng manh nay càng khó hơn do tâm l chuộng hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, hàng 
nội địa cạnh tranh không lại. Hàng hóa xuất vào EU yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn 
kỹ thuật đặt ra cho doanh nghiệp sức p cạnh tranh lớn cần phải đầu tư phát triển công nghệ, 
chất lượng để đáp ứng. 
Không những thế, hiện nay các chính sách hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho doanh 
nghiệp không còn phù hợp với quy đinh của EVFTA. Việc hỗ trợ chỉ có thể thông qua đào tạo 
nguồn nhân lực và chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, trong đó có ưu đãi về thuế, giá 
thuê đất, lãi suất vay ngân hàng Tuy nhiên đến nay Bộ Công Thương vẫn còn trong giai 
đoạn lấy kiến về dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các chính sách về đào tạo 
nguồn nhân lực ngành da giầy cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. 
4. Một số đề xuất, iến nghị 
Mục tiêu cụ thể của ngành da giày Việt Nam: Giai đoạn 2020-2025 tăng trưởng giá trị 
gia tăng ngành da giày đạt khoảng 6,0 đến 6,5%/năm; tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%/năm; tỷ 
lệ nội địa hóa đạt 65%. Nguồn nhân lực được đầu tư và phát triển về chiều sâu, giảm dần lao 
động phổ thông, đơn giản. Giai đoạn 2025-2030, tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành da giày 
đạt khoảng 8%/năm; tăng trưởng xuất khẩu đạt 10%/năm; tỷ lệ nội địa hóa đạt 65 đến 70%. 
Chất lượng nguồn nhân lực được chuẩn hóa và nâng cao. Vậy cần phải có những chính sách 
cũng như giải pháp như thế nào từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp để ngành da giày có 
thể đạt được những mục tiêu nêu trên. Sau đây, bài viết xin nêu ra một số đề xuất, kiến nghị 
đối với cơ quan Nhà nước và về phía các doanh nghiệp. 
4.1. Về phía các cơ quan Nhà nước 
Trước thực trạng trên, Nhà nước cần có các chính sách, giải pháp phát triển công 
nghiệp hỗ trợ, nhằm tiết kiệm chi phí, nguồn lực, phát triển chuỗi cung ứng, tạo liên kết đáp 
ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu; có các chính sách đầu tư bài bản vào cơ sở vật chất, kỹ 
thuật, nhân lực và vật lực. Ngành Da giày Việt Nam cần sớm chủ động nguồn nguyên phụ 
liệu để từng bước gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tối đa được các lợi ích do 
các FTA mang lại để giữ vững tốc độ phát triển, tiếp tục là điểm sáng cho xuất khẩu và tăng 
trưởng kinh tế đất nước. 
Doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo quy tắc xuất xứ và hàm lượng nội địa hóa; Tuân 
thủ các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh; Cải thiện năng lực thể chế; Hỗ trợ các thương hiệu quốc 
gia, khả năng xuất khẩu và phân phối... 
 502 
Cần kiến nghị các thành phố lớn hỗ trợ ngành da giày 15 - 20 ha để xây dựng cụm 
công nghiệp, tập hợp doanh nghiệp trong ngành vào đó nhằm liên kết hoạt động, chia s 
nguyên liệu, đơn hàng để cùng thực hiện đơn hàng lớn. Đồng thời, cần sự hỗ trợ để doanh 
nghiệp da giày tiếp cận chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nước và của các 
tỉnh, thành phố. 
Để giảm chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn (SPS và TBT) của EU, Việt Nam cần chủ 
động k kết các thỏa thuận công nhận chung và thỏa thuận tương đương trong từng trường 
hợp cụ thể với EU. Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà 
hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự hoặc còn ở dạng tiềm năng vào thị 
trường EU, sẽ mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi 
thế so sánh lớn, được ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế này có thể tương đương hoặc 
thậm chí lớn hơn những nhượng bộ thuế quan trong FTA. 
Bên cạnh đó, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc đối phó 
với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khẩu để họ hỗ trợ các 
doanh nghiệp vượt qua rào cản. Ví dụ, thị trường EU đưa ra những tiêu chuẩn mới về hóa chất 
sử dụng trong các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng EU cũng sẵn sàng hợp tác với 
Việt Nam để giúp doanh nghiệp nắm bắt những điểm mới này. 
Mỗi thiết chế cần được thiết kế phù hợp với tính chất, chức năng và đảm bảo tính khả 
thi trong triển khai (ví dụ thiết chế phục vụ việc kiểm soát quá trình điều chỉnh pháp luật thực 
thi EVFTA cần được thiết kế ở cấp Chính phủ, đủ khả năng bao quát hoạt động pháp luật của 
tất cả các Bộ ngành; hoặc thiết chế có chức năng làm đầu mối tư vấn, giải thích, hướng dẫn về 
các cam kết EVFTA phải có đủ thẩm quyền chính thức để đảm bảo hiệu lực của các tư vấn, 
giải thích liên quan). 
Tóm lại, với tính chất là một FTA thế hệ mới, EVFTA đặt ra những thách thức lớn cho 
Việt Nam không chỉ trong đàm phán mà cả trong quá trình thực thi, đặc biệt là từ góc độ thiết 
chế. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp 
để vượt qua các thách thức này, thực thi tốt EVFTA là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có 
thể đạt được những lợi ích k vọng từ FTA quan trọng này. 
Các chính sách hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho doanh nghiệp cần điều chỉnh cho 
phù hợp với quy định của EVFTA. Việc hỗ trợ có thể thông qua đào tạo nguồn nhân lực 
và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ưu đãi về thuế, giá thuê đất, lãi 
suất vay ngân hàng 
4.2. Về phía doanh nghiệp 
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về các cơ hội thị 
trường mà EVFTA mang lại, đặc biệt là thông tin về ưu đãi thuế liên quan đến hàm lượng giá 
trị gia tăng nội địa của các hàng hóa, dịch vụ và các hàng rào kỹ thuật khác. Từ đó, đóng góp 
 kiến trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA để đảm bảo được lợi ích chính đáng. 
 503 
Điều quan trọng không k m nữa là, doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới thiết bị công 
nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và phải xây dựng được 
thương hiệu quốc tế của mình, khẳng định vị trí trên sân nhà và tận dụng các cơ hội vươn ra 
thị trường EU, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn . 
Doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo quy tắc xuất xứ và hàm lượng nội địa hóa; Tuân 
thủ các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh; Cải thiện năng lực thể chế; Hỗ trợ các thương hiệu quốc 
gia, khả năng xuất khẩu và phân phối...Giảm thuế là chưa đủ, Việt Nam cần ―nắm bắt‖ phần 
giá trị gia tăng lớn hơn từ việc tạo lập một thương hiệu quốc gia thân thiện với môi trường và 
xã hội (người tiêu dùng EU) thông qua các kênh phân phối tại EU. 
Thêm nữa doanh nghiệp cần lường lường trước những điều chỉnh xuất phát từ FTA 
với EU (lao động, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ...). Các doanh nghiệp cũng cần lưu : EU 
không phải là mục tiêu duy nhất, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những nước hội nhập 
nhất trên thế giới. Thị trường nội địa sẽ được hưởng lợi từ cải cách thể chế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thị Đào (2017), Nghiên cứu giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may – da giày của Việt Nam trong bối cảnh mới, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm 
Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương. 
2. Nguyễn An Hà (2013), Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU: Cơ hội 
và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu Châu Âu, (5), 12. 
3. Nguyễn Thị Mai (2019), Ngành da giày Việt Nam năm 2019 – Những cơ hội và 
thách thức do FTAs mang lại, Tạp chí Con số và sự kiện. 
4. Thúy Ngọc ( 2015), EVFTA: Thách thức lớn với ngành da giày, Báo Công 
Thương, 
5. Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI (2013), Cơ hội cho ngành da giày khi đối thoại 
FTA với EU ký kết. 
6. Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI (2019), Tóm ược Hiệp định Thương mại tự do 
Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA). 
7. Đinh Công Tuấn (2013), Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam – EU trợ lực 
cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương. Nghiên cứu Châu Âu, (11), 14. 
8. Lê Vân (2016), Cơ hội ớn cho ngành da giày trong năm 2016, Tạp chí Kinh tế và 
dự báo, 
2016.html. 

File đính kèm:

  • pdfevfta_co_hoi_va_thach_thuc_cho_nganh_da_giay_viet_nam.pdf