Dự báo xu hướng chuyển dịch năng lượng của thế giới đến năm 2050
Nhu cầu năng lượng và xu hướng chung
Theo dự báo của DNV GL [1], đến năm 2050,
dân số thế giới sẽ đạt 9,4 tỷ người trong khi GDP
toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh và chạm
300 nghìn tỷ USD, tăng 130% với mức GDP hiện
nay. Song song với sự phát triển của 2 yếu tố
này, cung và cầu đối với năng lượng toàn cầu
cũng sẽ tiếp tục gia tăng và sẽ đạt đỉnh vào đầu
những năm 2030 sau đó bắt đầu giảm dần. Sự
thay đổi tích cực này chủ yếu đến từ xu hướng
điện hóa năng lượng, trong đó các nguồn năng
lượng tái tạo sẽ đóng góp sản lượng và tỷ lệ lớn
hơn nhiều trong cơ cấu năng lượng.
Ngược lại, thành phần năng lượng có
nguồn gốc hóa thạch sẽ giảm đáng kể từ mức
81% hiện nay về 56% vào năm 2050. Nhu cầu
đối với năng lượng từ than đã đạt đỉnh từ năm
2014 và sẽ tiếp tục giảm.
Dự báo dầu và khí sẽ cung cấp 46% tổng
năng lượng toàn cầu vào năm 2050 so với mức
54% của năm 2017. Nhu cầu dầu dự báo sẽ sớm
đạt đỉnh vào năm 2022 trong khi nhu cầu khí sẽ
tiếp tục gia tăng; khí sẽ vượt qua dầu để trở thành nguồn cung cấp
năng lượng chính cho toàn thế giới vào năm 2026, nhu cầu tiêu thụ
khí sẽ tiếp tục gia tăng đến năm 2033 trước khi chuyển đi ngang; tuy
nhiên, khí vẫn sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu năng lượng và
cung cấp 29% năng lượng cho toàn thế giới vào năm 2050.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự báo xu hướng chuyển dịch năng lượng của thế giới đến năm 2050
bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng, vừa phải đảm bảo các doanh nghiệp vận chuyển và phân phối khí có thể tiếp tục đầu tư và cải tiến công nghệ. Nhìn chung, xu hướng khí thế giới trong các năm tới như sau [4]: - Khí sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với các loại năng lượng tái tạo trong các thập niên tới, để tiếp tục tiến tới mục tiêu cắt giảm carbon. Trữ lượng khí của thế giới vẫn rất lớn (530 Tm3) trong đó 37% (197 Tm3) là trữ lượng đã được xác minh. Các nguồn khí thay thế ít carbon (như biogas và hydro) sẽ đóng góp vai trò lớn hơn trong hệ thống phân phối khí trong thập niên này. - Các khu vực Đông Bắc Á Âu, Trung Đông và Bắc Phi sẽ gia tăng sản lượng khí tự nhiên đến năm 2035 sau đó giảm dần sản lượng. Bắc Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế nhà cung cấp khí hàng đầu thế giới đến năm 2050. Tiêu thụ khí ở các khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ đến năm 2035 sẽ tăng hơn gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Sự gia tăng này góp phần khiến nhu cầu LNG toàn cầu tăng gấp 4 lần vào năm 2050. - Khí có thể cạnh tranh dễ dàng với than về giá thành cũng như sự sẵn có. Trong khi xu hướng khí hóa than vẫn tiếp diễn, cùng với đó là vấn đề tự chủ năng lượng khiến nhu cầu sử dụng than tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc và Ấn Độ bất chấp việc 2 quốc gia này đang tiêu thụ lượng khí rất lớn. - Khí là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, nhưng vẫn phải cạnh tranh với các loại nhiên liệu tái tạo sạch hơn. Thu hồi và lưu giữ carbon (CCS) là giải pháp công nghệ cho vấn đề này. Hình 12. Đầu tư cho hệ thống ống dẫn, hóa lỏng LNG, tiếp nhận LNG Hình 13. Cường độ carbon đối với từng lĩnh vực Đơn vị: tỷ USD Ống dẫn 2018 9 3 87 35 4 55 11 68 33 137 57 54 202 134 26 1 21 12 11 2019 2020 2021 2022 2023 2024 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Hóa lỏng LNG Tiếp nhận LNG Vận tải Nhà ở Sản xuất 2017 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 Đơn vị: tCO2/TJ 100 80 60 40 20 0 75DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 PETROVIETNAM - Phát thải methane dọc theo hệ thống khí từ các quá trình đốt đuốc, thoát khí hay rò rỉ cần được quan tâm để giảm thiểu carbon từ sản xuất khí và giúp nhiên liệu này tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển dịch năng lượng. 3. Xu hướng thích ứng với quá trình chuyển dịch năng lượng của ngành dầu khí 3.1. Xu hướng cắt giảm carbon Xu hướng cắt giảm carbon diễn ra ở các khu vực trong toàn hệ thống năng lượng. Điều này có thể thấy trong xu hướng chuyển đổi từ điện than sang điện khí ở Bắc Mỹ, tiếp đó là sự phát triển các năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực phát điện. Cắt giảm carbon được xác định bằng cường độ carbon thể hiện qua đơn vị tCO2/TJ. Tốc độ giảm cường độ carbon của các lĩnh vực tiêu thụ năng lượng chính được thể hiện như Hình 13. Cường độ carbon trong các lĩnh vực nhà ở và sản xuất giảm nhanh và ổn định song song với xu hướng điện hóa năng lượng. Trong khi đó, tốc độ giảm carbon trong lĩnh vực vận tải chỉ giảm nhanh sau năm 2035 khi các các phương tiện vận tải chạy điện bắt đầu sử dụng năng lượng có nguồn gốc tái tạo nhiều hơn. Đến năm 2050, cường độ carbon trong các loại hình vận tải như hàng không và hàng hải được dự báo sẽ giảm dần cùng với nhu cầu sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ, thay vào đó là các nguồn nhiên liệu có cường độ carbon thấp hơn như điện và nhiên liệu sinh học. 3.1.1. Biogas Đối với nhiên liệu khí, xu hướng cắt giảm carbon được thể hiện qua việc tăng cường sử dụng biogas, hydro, CCS. Biogas có thể thu được từ phân hủy kỵ khí sinh khối hoặc mới đây là công nghệ plasma để sản xuất khí tự nhiên tổng hợp (SNG) từ rác thải. Theo Hiệp hội Biogas châu Âu, có tới 18.000 nhà máy biogas ở châu Âu vào cuối năm 2017, tăng 18% so với 5 năm trước đó, trong đó khoảng 11.000 nhà máy tập trung ở Đức. Sử dụng biomethane làm nhiên liệu cho xe bus và xe tải cũng gia tăng, góp phần giảm thiểu khí ô nhiễm so với nhiên liệu diesel. Tại Vương quốc Anh, có 5 trạm chiết nạp khí tự nhiên nén (CNG), trong đó có 2 trạm cung cấp biomethane. Con số này với LNG là 12 trạm trong đó 3 trạm sử dụng biomethane. Tại Đức, mục tiêu đến năm 2025 là 2.000 trạm chiết nạp khí tự nhiên cùng 1 triệu phương tiện sử dụng nhiên liệu này được đưa vào hoạt động, trong đó, chủ yếu là các phương tiện chuyên chở hàng hóa có tải trọng lớn, không phù hợp với giải pháp chạy pin [4]. 3.1.2. Hydro Hydro không phát thải khí nhà kính trong động cơ đốt lẫn pin nhiên liệu, vì vậy có thể coi là một nhiên liệu cuối hoàn toàn sạch và có thể thay thế hoàn toàn khí tự nhiên. Mặc dù vậy, các thiết bị liên quan cũng cần được thay thế để tương thích với các tính chất của loại khí này. Hydro cũng có thể được trộn vào mạng lưới khí với nồng độ hạn chế dưới 20% mà không cần thay đổi kết cấu thiết bị. Vấn đề cần quan tâm là sản xuất hydro với mức phát thải carbon thấp. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng hydro từ reforming hơi nước methane kết hợp công nghệ thu hồi và lưu giữ carbon (hydro xanh dương), hoặc sử dụng điện từ các nguồn tái tạo để điện phân nước (hydro xanh lá), hoặc sản xuất hydro từ sinh khối. Công nghệ sản xuất hydro từ nhiệt phân khí tự nhiên với sản phẩm phụ carbon dạng rắn khả thi nhưng mới ở quy mô phòng thí nghiệm. Khoảng 3% tiêu thụ năng lượng toàn cầu được dùng để sản xuất hydro. Trong đó, chỉ có 0,002% lượng hydro này được dùng để tải năng lượng. Hydro được dự báo sẽ chỉ đáp ứng 1,7% nhu cầu năng lượng toàn thế giới vào năm 2050. Mặc dù vậy, hydro vẫn là nguồn năng lượng tiềm năng để đối phó với biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên toàn cầu [4]. 3.1.3. Thu hồi và lưu giữ carbon CCS có thể được áp dụng cho nhiều nguồn phát thải carbon khác nhau. Trong đó có điện than, điện khí, sản xuất hydro từ than hoặc khí và trực tiếp từ các hoạt động sản xuất ammonia, xi măng và thép. Khi sử dụng nhiên liệu sinh khối trong phát điện, CCS thậm chí còn làm phát thải âm, điều này cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu không phát thải trong tương lai. Tương tự như hydro và biogas, CCS vẫn diễn ra ở quy mô rất nhỏ và chỉ thực sự phát triển khi giá thành carbon tiệm cận với chi phí cho CCS. Dự báo đến năm 2050, chỉ 4% phát thải liên quan đến nhiên liệu hóa thạch (0,8 Gt/ năm) được thu hồi bởi CCS [4]. 3.1.4. Giảm thiểu carbon trong sản xuất dầu khí Mặc dù sản xuất dầu khí chỉ chiếm một lượng nhỏ trong phát thải khí nhà kính, giảm thiểu phát thải carbon vẫn là vấn đề được quan tâm. Giàn khoan dầu khí có thể sử dụng khí nhiên liệu để tự phục vụ cho quá trình phát điện và vận chuyển dầu và khí về bờ. Để tối thiểu hóa tải trọng và không gian, trên các giàn khoan chủ yếu sử dụng turbine chu trình đơn để 76 DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG phát điện với hiệu suất thấp khoảng 25 - 30%. Tuy nhiên, các turbine này lại phát thải nhiều CO2 trên đơn vị năng lượng so với các nhà máy phát điện trên bờ. Các turbine khí chiếm tới 80% phát thải CO2 của các giàn khoan ngoài khơi, do đó việc điện hóa với hỗn hợp năng lượng có khả năng giảm bớt lượng phát thải này. Cấp điện cho các giàn khoan xa bờ đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất mới cùng với đó là hệ thống điện cao thế để truyền tải điện năng trên một quãng đường dài từ đất liền. Những hạng mục này rất tốn kém, do đó giải pháp khác tiết kiệm hơn là cung cấp năng lượng tái tạo ở khu vực lân cận ví dụ như điện gió nổi gần nơi đặt giàn khoan [3]. Một số biện pháp cắt giảm carbon trong hoạt động khai thác dầu khí đang được thử nghiệm và xem xét trên thế giới như [4]: Điện hóa giàn khoan: Tại các khu vực có điện gió lân cận, giàn khoan có thể lấy điện trực tiếp từ đó. Dự án Hywind Tampen của Equinor sẽ là dự án đầu tiên sử dụng turbine gió để cấp điện cho giàn khoan. Dự báo, việc này sẽ giúp cắt giảm 200.000 tấn CO2/năm từ mỏ Snorre và Gullfaks trên biển Bắc Na Uy. Khí thành điện: Đối với các mỏ nhỏ, xa bờ, thay vì vận chuyển khí về bờ, khí có thể dùng để phát điện tại chỗ sau đó được truyền về bờ bằng chính hệ thống cáp điện của điện gió lân cận, bù lại công suất điện thấp khi sức gió yếu. Yêu cầu linh hoạt trong phát điện sẽ lớn hơn trong tương lai khi năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao hơn trong sản lượng điện cung cấp. Điện thành khí: Các ống dẫn khí có thể được dùng để vận chuyển hydro về bờ từ quá trình điện phân nước biển (điện cấp từ điện gió) hoặc từ reforming methane. Hydro được sử dụng trong công nghiệp, vận tải hoặc phát điện trên bờ, hoặc phối trộn vào mạng lưới khí. 3.2. Kiểm soát giá thành vẫn đóng vai trò quan trọng Sự chuyển dịch năng lượng dẫn đến cung cầu đối với nhiên liệu thay đổi và kéo theo biến động giá. Các doanh nghiệp dầu khí cần tích cực điều chỉnh các chiến thuật kinh doanh trong ngắn hạn để tránh lạm phát giá cả. Các tiến bộ trong thiết kế cơ sở, mô hình hoạt động cho phép các doanh nghiệp duy trì hoặc cải thiện chi phí hoạt động. Các hoạt động sáp nhập và mua lại cũng sẽ diễn ra nhiều hơn do một số doanh nghiệp thoái vốn khỏi các mỏ cận biên và các mỏ cuối thời kỳ khai thác. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp lớn sẽ điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, giảm thiểu carbon và bước vào thị trường năng lượng rộng hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp tục tối ưu hóa và tận thu từ các cơ sở và dự án có sẵn để tiếp tục là nhà sản xuất hydrocarbon thuần túy [4]. 3.3. Số hóa và tự động hóa giúp cắt giảm chi phí và nâng cao an toàn Số hóa sẽ hỗ trợ làm giảm chi phí đầu tư lẫn vận hành và nâng cao an toàn bằng cách giảm thời gian ngưng sản xuất trong khi vẫn đảm bảo được bảo trì, nâng cao dự báo hiệu suất, quản lý rủi ro thời gian thực và cải thiện hiệu quả năng lượng. Tăng cường chia sẻ dữ liệu, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tăng tốc quá trình thiết kế và giảm thiểu các sai sót do con người. Công nghệ chuỗi khối được dự báo sẽ phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp dầu khí lớn (như BP, Shell và Equinor) đã bắt kịp xu thế này. Quản lý dữ liệu lớn liên quan đến trang thiết bị, cơ sở vật chất, chuỗi cung ứng gồm rất nhiều thành phần là thách thức lớn. Với công nghệ chuỗi khối, việc thống kê, tìm kiếm dễ dàng hơn sẽ giúp nâng cao tính minh bạch và khả năng kiểm soát. Sự phát triển của hệ thống tự động hóa và kiểm soát từ xa sẽ góp phần giảm nhân sự tại các khu vực độc hại. Các tiến bộ này cũng được áp dụng với các cơ sở khai thác ngoài khơi, giúp tiết giảm chi phí và nâng cao mức độ an toàn. Nhu cầu định vị và kết nối thông tin đối với các hoạt động dưới đáy biển sẽ yêu cầu công nghệ thông tin và truyền thông, đi kèm với tự động hóa, bảo trì bằng robot, cảm biến thông minh và phân tích để dự báo lỗi. Các thách thức trong việc gửi và nhận dữ liệu dưới đáy biển sẽ được giải quyết bằng IoT [2]. 4. Kết luận Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, thế giới sẽ tiếp tục cần thêm năng lượng và nhu cầu năng lượng sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, sau đó giảm dần nhờ hiệu quả trong sử dụng năng lượng do xu hướng điện hóa và hạn chế thất thoát từ các quá trình nhiệt học. Quá trình chuyển dịch năng lượng đang liên tục diễn ra ở các lĩnh vực. Năng lượng tái tạo ngày càng phổ biến và cạnh tranh hơn, tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu năng lượng và chưa thể hoàn toàn thay thế. Đặc biệt, khí sẽ là nguồn năng lượng chính của thế giới trong các thập niên tới và đóng góp tới 29% nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2050. Song song với phát triển của năng lượng tái tạo là xu hướng điện hóa, dự báo tới năm 2050, 40% năng lượng cuối sẽ ở dạng điện năng. 77DẦU KHÍ - SỐ 7/2020 PETROVIETNAM Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2022 và giảm dần, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải khi các phương tiện chạy điện trở nên phổ biến hơn và thay thế động cơ đốt trong. Công nghiệp hóa dầu vẫn sẽ duy trì tăng trưởng chậm và tập trung chủ yếu ở các khu vực kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á do mức sống tăng cao tại khu vực này. Các nhà máy lọc dầu sẽ cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thay đổi. Trong khi đó, với giá thành rẻ và trữ lượng dồi dào, khí sẽ cạnh tranh với than và sau đó là các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện. Các khu vực đang phát triển cũng dần dần phải nhập khẩu khí để phục vụ cho cả nhu cầu năng lượng và sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu khí để sưởi ấm tại các khu vực khí hậu lạnh giá vẫn phải duy trì. Do vậy, các quốc gia phải tiếp tục đầu tư mới và cải tạo hạ tầng vận chuyển khí đã cũ. Với xu hướng cắt giảm carbon hiện nay, khí hydro, biogas cùng công nghệ CCS sẽ là tương lai của năng lượng khí, tuy nhiên quy mô còn rất hạn chế và sẽ cần có chính sách hỗ trợ để phát triển. Về công nghệ, các doanh nghiệp dầu khí cần bắt kịp với xu hướng trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối và tiếp tục đẩy mạnh tự động hóa bên cạnh cải tiến công nghệ sản xuất để cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động. Về kinh doanh, các doanh nghiệp lớn sẽ bước rộng ra khỏi lĩnh vực dầu khí đơn thuần, đa dạng hóa sản phẩm và trở thành các nhà cung cấp năng lượng nói chung. Đối với khu vực đang phát triển như Đông Nam Á, nhu cầu năng lượng vẫn rất cao và sẽ chỉ tăng chậm lại vào cuối giai đoạn này. Điện hóa cũng là xu hướng của khu vực khi tới 41% năng lượng cuối sẽ ở dạng điện vào năm 2050. Bất chấp sản lượng năng lượng tái tạo gia tăng, dầu khí vẫn sẽ duy trì vị thế trong thành phần năng lượng tại khu vực. Đặc biệt, với nhu cầu khí gia tăng cho phát điện và sản xuất, Đông Nam Á từ khu vực xuất khẩu sẽ phải nhập khẩu khí tự nhiên trong các thập niên tiếp theo. Tài liệu tham khảo [1] DNV GL, “Energy transition outlook 2019: Executive summary”, 2019. [2] DNV GL, “Energy transition outlook 2019: Regional forecast: South East Asia”, 2019. [3] DNV GL, “Technology outlook 2030”, 2019. [4] DNV GL, “Energy transition outlook 2019: Oil and gas”, 2019. [5] DNV GL, “Energy transition outlook 2019: A global and regional forecast to 2050”, 2019. Summary The global energy supply has been dominated by fossil fuel for over a century. In recent years, under the pressure coming from climate change and pollution, energy transition and decarbonisation have inevitably emerged. However, seeking new energy sources that meet the trilemma - affordable and available, green and clean, secure and reliable - is not easy. Thus, fossil fuel is still indispensable and occupying a significant percentage in the energy mix. Geographical features, scientific and technological levels, economic situations, policies and awareness of climate issues are factors determining the energy transition rate of each region. Key words: Energy transition, renewable energy, fossil fuel. GLOBAL ENERGY TRANSITION: A FORECAST TO 2050 Dao Doan Duy Department of Natural Resources and Environment of Ho Chi Minh City Email: ddduy.stnmt@tphcm.gov.vn
File đính kèm:
- du_bao_xu_huong_chuyen_dich_nang_luong_cua_the_gioi_den_nam.pdf