Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội

Dựa trên kết quả khảo sát tại hai khu nhà ở xã hội (NOXH) là Đặng Xá (huyện

Gia Lâm) và Linh Đàm (quận Hoàng Mai) trên địa bàn thành phố Hà Nội, bài viết phân

tích những bất cập trong việc sử dụng không gian công cộng, về xu thế “nông thôn hóa”

đời sống đô thị, về tính tự phát trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và vai trò của các cơ

quan quản lý.

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 1

Trang 1

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 2

Trang 2

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 3

Trang 3

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 4

Trang 4

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 5

Trang 5

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 6

Trang 6

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội

Đôi nét về đời sống văn hóa của cư dân các khu nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội
ng giữa các 
nhóm cư dân, nhất là giữa nhóm cán bộ 
công chức, viên chức nhà nước với nhóm 
lao động tự do. Điều này vô hình chung làm 
giảm sự gắn kết giữa họ với nhau.
Những mâu thuẫn trong sinh hoạt và 
sử dụng các không gian công cộng thể hiện 
độ chênh nhất định giữa lối sống nông thôn 
với văn minh đô thị. Với mức thu nhập thấp, 
người dân phải tự điều chỉnh để có thể sống 
được trong điều kiện hiện tại, theo đó, tại các 
khu NOXH đã dần hình thành một mô hình 
văn hóa khá đặc thù - mô hình đan xen giữa 
lối sống nông thôn và lối sống đô thị. Mô 
hình ấy bắt đầu ngay từ những đứa trẻ. “Trẻ 
con ở đây hồn nhiên lắm. Chúng nó chơi ở 
hành lang, mà cứ hễ nhà mình mở cửa là 
chúng nó ùa vào. Nhiều khi đến đêm chúng 
nó không về, cơ mà đuổi thì không dám vì 
sợ chúng nó lại về nói với bố mẹ. Nhiều khi 
cứ phải nói khéo, là thôi đến giờ ăn cơm các 
con về ăn cơm đi, rồi mai lại chơi tiếp nhé” 
(Nữ, bán hàng, 42 tuổi, Linh Đàm).
Đôi nét về đời sống 43
Hơn nữa, đặc điểm của khu NOXH 
là các căn hộ được thiết kế theo dãy, liền 
nhau, các cửa chính ra vào của các căn hộ 
đối diện nhau, vì vậy, những thói quen sinh 
hoạt hàng ngày của các gia đình cũng có sự 
ảnh hưởng nhất định đến các cư dân xung 
quanh, như nấu nướng, nghe nhạc,... “Vì 
thiết kế nhà nhỏ quá, hệ thống báo cháy 
lại quá nhạy, cứ khét một cái là nó kêu ầm 
lên, nó kêu toàn khu luôn. Sau đấy mới phát 
hiện là cái nhà này họ hay nấu làm cháy 
đồ, hoặc họ hay dùng đồ nướng” (Nam, 
kỹ sư, 45 tuổi, Linh Đàm). Bên cạnh đó, 
do diện tích các căn hộ nhỏ, không có hệ 
thống cách âm nên khi có gia đình mở nhạc 
với âm thanh lớn hay tụ tập, hò hét, cũng 
phiền đến những căn hộ kế bên. “Vì các 
nhà thiết kế sát nhau nên là họ quát mắng 
con, làm cái gì ầm ầm lên là mình đều biết 
cả. Thậm chí ngày chủ nhật thì họ bật nhạc 
ầm ĩ lên trong khi những bản nhạc đó mình 
lại không thích nghe hoặc hôm đó mình có 
nhu cầu làm việc chẳng hạn (Nữ, bán hàng, 
30 tuổi, Linh Đàm).
Như vậy, có thể nói đời sống văn hóa 
của cộng đồng cư dân trong các khu NOXH 
tại Hà Nội hiện thời đang gặp không ít 
những bất cập, nguyên nhân không chỉ do 
sự hạn hẹp về các cơ sở vật chất, mà còn là 
sự va chạm trong những thói quen và nếp 
sống đã được định hình từ trước của các 
nhóm xã hội khác nhau đang cùng chung 
sống trong một khu nhà. 
3.2. Xu thế “nông thôn hóa” đời sống 
văn hóa đô thị
Khi đề cập đến tính hiện đại và quá trình 
hiện đại hóa, nhà xã hội học người Đức là 
Ferdinand Toennies (1855-1936) cho rằng, 
các xã hội sẽ chuyển dần từ mối quan hệ 
cộng đồng gắn bó của họ hàng, hàng xóm 
sang mối quan hệ theo chức năng giữa những 
người không quen biết của đời sống đô thị 
(Dẫn theo: Macionis, 1987: 747). Theo đó, 
khi chuyển từ nông thôn ra sinh sống ở đô 
thị, nhất là ở những khu đô thị mới, tất yếu 
người ta sẽ bị đô thị hóa theo các quan hệ 
chức năng giữa những người không quen 
biết. Do được xây dựng tích hợp trong khu 
đô thị Linh Đàm và Đặng Xá, nên cư dân 
sống trong khu NOXH có thể sử dụng chung 
cơ sở hạ tầng, trong đó có không gian sân 
chơi của khu đô thị. Tại các khu NOXH, 
xuất hiện hiện tượng “nông thôn hóa” đời 
sống ở đô thị. Một số cư dân tận dụng các 
không gian sinh hoạt chung để buôn bán, 
khiến cho quanh cảnh không gian chung 
trở nên không đẹp mắt. “Nhiều cư dân sống 
trong khu đô thị không có công việc ổn định. 
Họ mang đồ ở quê lên bán hoặc là mở một 
quán nước ở dưới sân làm cho không gian 
chung nó cứ nhếch nhác ra, không theo một 
quy hoạch nào cả” (Nữ, giảng viên đại học, 
38 tuổi, Linh Đàm).
Các không gian bên ngoài khu NOXH 
đều được tận dụng cho nhiều mục đích khác 
nhau của người dân. Ngay cả phần đường 
dành cho giao thông cũng bị chiếm giữ làm 
nơi luyện tập thể thao hay kinh doanh buôn 
bán. “Sân chơi buổi chiều biến thành nơi 
buôn bán hàng. Người thì bán hoa quả, 
người thì bán bún miến cứ bày đầy ra sân 
chơi cho trẻ con. Các cháu chỉ chơi được 
một tí ở bãi đất trống. Cứ đứa bé một góc, 
những đứa lớn một góc. Cơ mà chúng nó 
cũng biết nhường nhau, cứ đứa này vào 
chơi thì đứa kia thôi” (Nữ, bán bảo hiểm, 
29 tuổi, Linh Đàm).
Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, 
chính sự gần gũi, thân thiện giữa trẻ nhỏ 
và đôi khi của cả người lớn lại đóng vai trò 
hết sức quan trọng như sợi dây vô hình kết 
nối các gia đình qua lại với nhau. Khác với 
các khu chung cư thương mại, mối quan hệ 
hàng xóm thân tình hay mối liên kết cộng 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201944
đồng đã bị phai nhạt, “đèn nhà ai nhà đấy 
rạng” (Đinh Đức Thiện, 2018) thì trái lại 
ở khu NOXH dường như không gian sinh 
hoạt theo kiểu cộng đồng, cộng cảm theo 
kiểu “trong họ ngoài làng” lại được hồi 
sinh ở nơi đây. “Trẻ con nó cũng là sự gắn 
kết chung giữa các hộ gia đình vì nó hồn 
nhiên mà. Cứ hở ra nhà nào mở cửa là trẻ 
con nó lại đi vào. Như thế thì các mẹ mới 
có cơ hội sang nhà nhau, chứ như nhà mình 
con lớn rồi thì thỉnh thoảng mới sang chào 
hỏi tí thôi, cũng không thân thiết như các 
mẹ có con nhỏ được” (Nữ, nhân viên văn 
phòng, 45 tuổi, Linh Đàm).
Những khu NOXH thường được quy 
hoạch ở vùng ven đô, trên nền hay ngay 
cạnh những thôn làng, nơi mà văn hóa ứng 
xử vẫn theo cách làng xã truyền thống. 
Theo đó, những cư dân mới đến cũng mang 
cả văn hóa làng xã của mình vào đó, thậm 
chí có những hộ còn có cả cha mẹ ở cùng 
- những người có nếp sống, cách giao tiếp 
và kinh nghiệm liên kết cộng đồng rất linh 
hoạt. “Các bà thì cứ xuống dưới sân chơi 
với nhau, xuống đó thì quen nhau nhanh 
lắm. Tuần này thấy lại bảo đi chùa ở Sơn 
Tây. Các bà cả tuần ở đây cũng không 
chán” (Nữ, nội trợ, 29 tuổi, Đặng Xá).
Thông qua việc sử dụng khoảng sân 
chơi chung, người cao tuổi đến từ các vùng 
miền khác nhau tự lập nên một nhóm và 
tổ chức những buổi đi chơi, tham quan 
dã ngoại phù hợp với sở thích riêng. Còn 
nhóm ít tuổi hơn không có nhiều thời gian 
để tham gia các hoạt động chung, khi có 
thời gian rảnh rỗi, họ thường nghỉ ngơi tại 
nhà xem ti vi, nghe nhạc, trò chuyện với 
hàng xóm hoặc rủ nhau ngồi ở các hàng 
quán xung quanh khu chung cư. 
Như vậy, đời sống văn hóa ở các khu 
NOXH mang đậm nét đời sống cộng đồng 
làng xã. Cố nhiên là tính cộng đồng này cũng 
cần được cách tân, đổi mới nhiều hơn nữa để 
phù hợp với lối sống hiện đại. Với một đất 
nước đang trong tiến trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước, sự đan cài giữa cái cũ 
và cái mới, giữa lối sống nông thôn và lối 
sống đô thị như hiện nay là tất yếu.
3.3 Tính tự phát trong sinh hoạt văn 
hóa cộng đồng và vai trò của các cơ quan 
quản lý
Hầu hết các khu đô thị mới khi quy 
hoạch và xây dựng đều chưa chú trọng đến 
công tác quản lý và chăm lo đời sống văn 
hóa cho cộng đồng dân cư. Nhu cầu sinh 
hoạt văn hóa cộng đồng của các cư dân khu 
đô thị thường xuyên bị thả nổi mang tính 
tự phát không theo chủ trương định hướng 
(Lê Thị Hương Huệ, 2013). Khi tìm hiểu 
sâu hơn đời sống văn hóa của cư dân ở 
hai khu NOXH, các hoạt động cộng đồng 
chủ yếu được hình thành một cách tự phát. 
Khu Linh Đàm xây dựng sau khu Đặng Xá, 
hơn nữa số căn hộ trong mỗi tầng ít hơn và 
không gian hành lang ít và hẹp hơn, vì vậy 
các sinh hoạt cộng đồng của tầng khá nhộn 
nhịp. “Ở tầng mình thì vui lắm, suốt ngày 
ăn uống liên hoan tụ tập. Nhiều khi mình đi 
làm về muộn không nấu được cơm còn sang 
hàng xóm xin ăn cơm nhờ” (Nữ, viên chức, 
42 tuổi, Linh Đàm); “Ở tầng thì ngoài việc 
Ban quản trị tòa nhà tổ chức các buổi như 
1/6 hay trung thu cho các con thì ở các tầng 
cũng có tổ chức riêng” (Nữ, nhân viên tư 
vấn, 32 tuổi, Linh Đàm).
Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại 
mỗi tầng ở khu Linh Đàm khá phong phú 
và đa dạng (như liên hoan tầng, tổ chức 
các ngày lễ cho thiếu nhi) tạo sự gắn kết 
giữa các cư dân sống cùng một tầng. Trong 
khi đó, ở khu Đặng Xá lại không có sự gắn 
kết chặt chẽ giữa các gia đình. Việc sinh 
hoạt cộng đồng trong cùng một tầng bị bỏ 
ngỏ trong một thời gian khá dài, sự gắn kết 
Đôi nét về đời sống 45
giữa các hộ gia đình cũng tương đối lỏng 
lẻo, chỉ có những hộ sống cạnh nhau mới 
có quan hệ xã giao chào hỏi. “Hàng xóm 
thì hầu như ai cũng thân thiện, vả lại mình 
cũng không va chạm với người ta nhiều. 
Người ta đến chào nhau hoặc thỉnh thoảng 
Tết nhất thì sang nhà nhau chơi thế thôi; 
Không phải nó quá rộng mà mình cũng đi 
từ sáng đến tối, về xong thì mình cũng cơm 
nước, con cái không có nhiều thời gian để 
đi giao lưu” (Nữ, 32 tuổi, Đặng Xá).
Quan hệ giữa các cư dân trong tầng tại 
khu Đặng Xá không có sự thân thiết như 
các cư dân sống tại khu Linh Đàm. Nhìn 
chung giao tiếp giữa cư dân cùng một tầng 
ở đây chỉ dừng ở mức chào hỏi hoặc sang 
chúc tụng nhau những ngày lễ, tết. Lý do 
chủ yếu là do cư dân đi làm xa, buổi tối còn 
lo cho gia đình nên không có thời gian giao 
lưu với các căn hộ cùng tầng. Hơn nữa, 
một số gia đình không tham gia sinh hoạt 
cộng đồng trong tầng vì có sự pha trộn giữa 
người mua nhà và người thuê nhà. “Lúc 
đầu về thì 36 hộ nhưng có 35 hộ ở, 1 cho 
thuê, sau nửa năm thì 36 hộ chỉ còn 30 hộ 
ở, dần dần là một nửa ở một nửa cho thuê. 
Vì làm sao? Vì là dân chính cư thì người 
ta vẫn sinh hoạt nhưng dân đi thuê người 
ta không sinh hoạt. Sinh hoạt thì người ta 
không đóng góp vì tôi chỉ ở đây ít bữa tôi 
đi” (Nữ, giảng viên đại học, 35 tuổi, Đặng 
Xá). Trong khi những người sở hữu căn hộ 
tại khu NOXH quan niệm đây là nơi ở ổn 
định, gắn bó lâu dài và sinh hoạt cộng đồng 
là sự gắn kết cư dân cùng tầng thì những 
người thuê nhà lại có cảm giác cuộc sống 
của họ tại các căn hộ cho thuê chỉ như là 
một chốn “đi-về” và hầu như họ không 
tham gia vào không gian sinh hoạt cộng 
đồng và cũng không có ý định sống lâu dài. 
Có thể nói, một số hoạt động, thói quen 
của cư dân ở khu NOXH mặc dù chỉ mang 
tính tự phát của chính người dân song cũng 
cần xem xét ở chiều cạnh khác, đó là vai trò 
của tổ chức, hay cụ thể hơn là vai trò của 
tổ dân phố. Đối với khu NOXH Linh Đàm, 
cho đến nay vẫn chưa có tổ dân phố, trong 
khi tổ dân phố ở khu Đặng Xá đã hoạt động 
từ khá lâu. Các sinh hoạt văn hóa cộng 
đồng tại khu Linh Đàm do Ban quản trị tòa 
nhà tổ chức, chủ yếu tập trung ở các hoạt 
động như ngày Tết Thiếu nhi, Tết Trung 
thu, Ngày Quốc tế Phụ nữ,; còn những 
sinh hoạt cộng đồng khác như các câu lạc 
bộ bóng đá, bóng bàn vẫn hình thành tự 
phát do các cư dân sống trong tòa nhà khởi 
xướng. Ban quan trị tòa nhà thường ưu tiên 
cho những ngày lễ thường niên trong năm 
hơn là quan tâm đến các hoạt động mang 
tính giải trí về mặt tinh thần hàng ngày của 
người dân. Ngược lại ở khu NOXH Đặng 
Xá, do có tổ dân phố nên sinh hoạt cộng 
đồng ở đây diễn ra khá sôi nổi, không chỉ 
về mặt hình thức mà còn trở thành hội thi 
giữa các tổ dân phố. “Em thấy bên đó tiện 
ích khá ổn, sinh hoạt cộng đồng thì khá 
phong phú. Khi nhập tổ dân phố vào các 
thôn thì bên này còn hoạt động mạnh hơn 
các thôn. Ở các thôn thì toàn những ông bà 
già còn mình thì toàn khu gia đình trẻ. Mọi 
người ủng hộ rất là nhiệt tình. Như hôm 
vừa rồi có tổ chức văn nghệ chào mừng 
10/10, huy động từ thanh niên, trẻ con, phụ 
nữ một tiết mục cần đến 18-20 người, song 
chỉ 2 ngày sau là đủ quân số và còn được 
giải nhì cơ” (Nữ, nhân viên văn phòng, 42 
tuổi, Đặng Xá).
Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở 
khu NOXH Đặng Xá đều do tổ dân phố 
đứng lên kêu gọi và được người dân hưởng 
ứng khá nhiệt tình. Điều đó không chỉ tạo 
sự gắn kết giữa các cư dân trong tòa nhà mà 
còn là sự gắn kết giữa nhóm cư dân của tòa 
nhà với nhóm cư dân của các làng xã lân 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201946
cận. Mặt khác, do gần với những tòa thương 
mại nên khu NOXH cũng được hưởng tiện 
ích về không gian thể dục thể thao của các 
tòa này; khu đô thị Đặng Xá thành lập đội 
bóng FC Đặng Xá, trong đó cư dân của khu 
NOXH cũng cùng tham gia sinh hoạt chung. 
“Khu nhà em thì bao hàm cả khu Đặng Xá. 
FC Đặng Xá là của cả khu thì khu nhà em 
cũng có một vài cầu thủ tham gia. Ở dưới 
tầng một của các tòa bên khu thương mại 
thì có những tòa có cả bàn để đánh bóng 
bàn cho mọi người thể dục, thể thao buổi 
chiều” (Nam, nhân viên văn phòng, 35 tuổi, 
Đặng Xá). Điều này cho thấy, tổ dân phố 
đóng vai trò không thể thiếu, việc tổ chức 
và quản lý của tổ dân phố làm cho các nhu 
cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người 
dân có thể trở thành một động lực trong việc 
tăng cường đoàn kết của cư dân trong cùng 
một tòa nhà, một khu dân cư.
4. Kết luận
Như vậy có thể nói, cũng giống như 
mọi địa bàn sinh sống khác, nhu cầu về văn 
hóa, nhất là nhu cầu về sinh hoạt văn hóa 
cộng đồng của cư dân trong các khu NOXH 
là rất lớn. Đó không chỉ là đường xá đi lại, 
chợ, bãi đỗ xe, sân chơi cho trẻ em, vườn 
cây bóng mát cho các cụ già nghỉ ngơi thư 
giãn, mà còn cả những khu đất trống, bãi 
tập hay nhà thi đấu cho thanh niên hay 
những người thích rèn luyện thể dục thể 
thao... Nhìn chung, những không gian công 
cộng như vậy ở các khu NOXH tại Hà Nội 
hiện nay còn rất thiếu vắng.
Do thiếu các không gian công cộng nên 
cuộc sống thường nhật của cư dân trong các 
khu NOXH trở nên chật chội và bức bối, 
không ít các mâu thuẫn và xung đột đã xảy 
ra. Cuộc sống càng trở nên phiền hà hơn 
khi hầu hết các cư dân ở đây đều đến từ các 
tỉnh khác, do đó họ mang theo cả những 
thói quen và tập quán sinh hoạt, ngôn từ, 
giao tiếp... ở địa phương vào khu chung cư. 
Nói cách khác, đó là những biểu hiện sinh 
động của xu thế “nông thôn hóa đô thị” mà 
những hộ gia đình ở đây đều phải cố gắng 
để sống hòa hợp trong điều kiện hiện tại.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn và 
phức tạp đó, sự vui chơi giữa trẻ con cùng 
các hoạt động thể thao, yoga, hay nhu cầu 
đi chùa cũng là sợi dây kết nối các gia đình, 
những người cao tuổi, những người có cùng 
sở thích gần nhau hơn. Nếu như ở khu Linh 
Đàm là sự liên kết ở mỗi một tầng chung cư, 
thì ở Đặng Xá nhờ có tổ dân phố nên tinh 
thần đoàn kết được mở rộng đến các làng 
xã hay đoàn thể khác. Dường như tính cộng 
đồng làng xã đang được phục sinh trong 
những điều kiện mới. Đây chính là điều mà 
các cấp quản lý cần quan tâm hơn trong tiến 
trình xây dựng đời sống văn hóa ở các khu 
đô thị này hiện nay 
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Vũ Linh Chi (2018), Đánh giá 
mức độ hài lòng của cư dân về nhà ở 
xã hội tại Hà Nội, Báo cáo nghiên cứu, 
Viện Xã hội học. 
2. Phạm Sỹ Dũng (2015), “Không gian 
công cộng, một khái niệm cần được 
nhìn nhận”, Tạp chí Kiến trúc, số 10.
3. Macionis John J. (1987), Xã hội học, 
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
4. Phạm Thanh Tùng (2013), “Sống theo 
chiều thẳng đứng”, Tạp chí Kiến trúc, 
số 1.
5. Đinh Đức Thiện (2018), Quản lý đời 
sống văn hóa trong các khu đô thị mới 
ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, 
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia 
Việt Nam. 
6. Lê Thị Hương Huệ (2013), “Quản lý đời 
sống văn hóa các khu đô thị mới ở Hà 
Nội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_net_ve_doi_song_van_hoa_cua_cu_dan_cac_khu_nha_o_xa_hoi.pdf