Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng

TÓM TẮT: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến quy trình công tác kế

toán. Vì vậy, để người làm công tác kế toán được đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Trường

Đại học Hải Phòng thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo liên kết giữa các

yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế

toán theo hướng chiến lược phát triển ngành trọng điểm của Trường Đại học Hải Phòng phù

hợp với khối kiến thức chung của ngành và kiến thức chuyên sâu; đổi mới đề cương chi tiết

các học phần theo hướng phát huy được năng lực của người học, tăng thời lượng thực hành, tự

học của sinh viên; ứng dụng hiệu quả mô hình phòng kế toán ảo trong đào tạo sinh viên

chuyên ngành Kế toán; cải cách về tài liệu học tập và đổi mới phương pháp giảng dạy lấy

người học làm trung tâm này phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong tiếp cận được bản

chất vấn đề của sinh viên.

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 1

Trang 1

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 2

Trang 2

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 3

Trang 3

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 4

Trang 4

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 5

Trang 5

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 6

Trang 6

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 7

Trang 7

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 8

Trang 8

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 9

Trang 9

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 19120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng

Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát triển ngành trọng điểm của trường Đại học Hải Phòng
chuyên sâu của ngành 
 131 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
45 tín chỉ, bắt buộc 39 tín chỉ bao gồm các học 
phần: Lý thuyết kiểm toán B, Kế toán tài chính 
DN 2, Thiết kế môn học kế toán tài chính DN, 
Kế toán ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp xây 
lắp, Tổ chức thực hiện công tác kế toán, Thiết 
kế môn học Tổ chức thực hiện CTKT, Kế toán 
thuế, Kế toán hành chính sự nghiệp, Thống kê 
kinh doanh, Kiểm toán tài chính, Tín dụng 
ngân hàng, Tiếng anh chuyên ngành Kế toán, 
Thực tập 1, Thực tập 2; học phần tự chọn 6 tín 
chỉ lựa chọn 3 trong số 11 học phần: Phân tích 
và thẩm định dự án đầu tư, Kĩ năng chuyên 
ngành Kế toán, Thị trường chứng khoán, Giao 
tiếp kinh doanh, Văn hóa và đạo đức kinh 
doanh B, Thương mại điện tử, Phân tích kinh 
doanh, Kiểm toán hoạt động B, Định giá tài 
sản, Kiểm soát quản lý, Tài chính quốc tế. 
Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận 11 tín 
chỉ. Cộng khối kiến thức giáo dục đại cương, 
kiến thức cơ sở ngành số tín chỉ đạo tạo 
chuyên ngành kế toán doanh nghiệp tổng số 
125 tín chỉ. 
3.2. Kết quả hội thảo đổi mới chương 
trình đào tạo 
Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, 
giảng viên, doanh nghiệp được mời đến tham 
dự hội thảo: 
- Học phần kế toán doanh nghiệp xây 
lắp và kế toán thương mại dịch vụ có thể 
không cần thiết vì học phần này trang bị cho 
sinh viên kiến thức về một loại hình doanh 
nghiệp cụ thể là thương mại dịch vụ và xây 
lắp. Tuy nhiên, trong chương trình đã có học 
phần kế toán tài chính doanh nghiệp 1, kế 
toán tài chính doanh nghiệp 2 đi chuyên sâu 
vào doanh nghiệp sản xuất. Sinh viên đã hiểu 
kế toán doanh nghiệp sản xuất thì rất dễ dàng 
làm được trong doanh nghiệp thương mại 
dịch vụ và xây dựng. Chính vì vậy xem xét 
có thể không cần thiết đối với chương trình 
đào tạo ngành kế toán, hoặc nếu vẫn giữ thì 
nên đưa học phần này vào học phần tự chọn. 
- Trong chương trình nên bổ sung học 
phần thuế vì đây là một mảng mà doanh 
nghiệp khá quan tâm. Sinh viên cần hiểu biết 
và các sắc thuế và cách thức quyết toán các 
loại thuế cơ bản trong doanh nghiệp. 
- Về đề cương chi tiết: Trong đề cương 
có mục thái độ của sinh viên, hiện tại các 
thầy cô đang xác định thái độ của sinh viên 
với môn học như vậy chưa thực sự hợp lý, 
thái độ này phải là thái độ thực hành nghề 
nghiệp của sinh viên sau khi tích lũy kiến 
thức để vào đơn vị làm việc. 
Ngoài ra khi xây dựng đề cương thì 
cũng cần xây dựng thêm một bảng tổng hợp 
phân nhiệm dạy kỹ năng cho từng môn học 
được sắp xếp theo trình tự logic của 
chương trình. 
- Trong quá trình dạy thực tế cho sinh 
viên tôi nhận thấy một điều rằng mặc dù 
kiến thức lý thuyết của sinh viên nắm khá 
vững nhưng cách xử lý vận dụng vào thực tế 
còn chưa cao. Điều này cho thấy quá trình 
học tập tại nhà trường để nắm những kiến 
thức về kế toán là khá tốt, nhưng nếu chỉ có 
lý thuyết mà không có thực hành thì khi ra 
trường sinh viên cũng khá khó xin việc. 
Chính vì lý do đó, trong khung chương 
trình, cần tăng số tiết thực hành, thực tập lên 
cao hơn. 
- Trong khung chương trình đào tạo 
mà khoa xây dựng cũng đã nhận thức rõ 
được tầm quan trọng của việc thực hành, 
thực tập, điều này được thể hiện ở việc khoa 
chia quá trình thực tập thành 3 giai đoạn: 
 132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
thực tập 1, thực tập 2 và thực tập tốt nghiệp. 
Với 3 đợt thực tập như vậy, nếu sinh viên 
thực tập một cách nghiêm túc thì khả năng 
xin được việc khi ra trường rất cao. Nhưng 
vấn đề là cũng có nhiều sinh viên chưa xác 
định được vai trò của các đợt thực tập này. 
Chính vì vậy, để hoạt động thực tập có hiệu 
quả hơn thì ngoài việc liên kết với các trung 
tâm, doanh nghiệp để tạo môi trường cho 
sinh viên xuống thực tập thì nhà trường 
cũng cần có phương pháp kết hợp với DN 
để quản lý chặt chẽ sinh viên. 
- Bên cạnh việc tập trung phát triển 
về trình độ, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp 
cho sinh viên, nhà trường cần có công tác 
định hướng về nghề nghiệp, chuyên môn và 
các loại hình doanh nghiệp sinh viên có thể 
làm khi ra trường, để ngay từ đầu sinh viên 
có thể có định hướng rõ ràng cho bản thân, 
từ đó sẽ hình thành thái độ tích cực trong 
học tập. 
- Việc đòi hỏi sinh viên khi ra trường 
phải làm được việc luôn thì cũng rất khó. 
Để giúp cho sinh viên có thể bắt kịp nhanh 
hơn với hoạt động thực tế tại đơn vị, khi 
giảng dạy các học phần trên lớp, giáo viên 
cần lấy ví dụ minh họa cụ thể và đặc biệt 
các ví dụ đó phải gần gũi với thực tế tại 
đơn vị. 
- Một thực tế trong các trường đại học 
ở nước ta là sinh viên thường phải mất 1 năm 
để học các học phần chung như tư tưởng hồ 
chí minh, toán cao cấp Các học phần này 
cũng cần thiết nhưng không phát huy nhiều 
tác dụng trong hoạt động kế toán. Chính vì lý 
do đó, nhà trường nên giảm bớt thời lượng 
học các học phần này để tăng thời lượng cho 
các học phần chuyên ngành kế toán. 
3.3. Đổi mới chương trình đào tạo 
ngành Kế toán theo chiến lược phát 
triển ngành trọng điểm của Trường Đại 
học Hải Phòng. 
Thứ nhất, bổ sung học phần thuế vào 
trong chương trình đào tạo. Để quyết toán được 
thuế, sinh viên cần có sự am hiểu sâu sắc về 
bản chất, ý nghĩa của các sắc thuế, quyền nghĩa 
vụ của người nộp thuế. Một thực tế cho thấy 
khi sinh viên ra trường thì chỉ hiểu thuế đó để 
làm gì, tính như thế nào, việc này có lẽ bởi vì 
sinh viên chưa có một niềm yêu thích thực sự 
đối với thuế. Để có thể vận dụng tốt kiến thức 
thuế vào thực tế, trong quá trình giảng dạy tại 
nhà trường các giang viên cần tìm phương 
pháp giảng dạy để có thể truyền cảm hứng cho 
sinh viên có sự yêu thích và say mê với thuế 
nói riêng và với nghề kế toán nói chung. 
Thứ hai, điều chỉnh các học phần trong 
chương trình phù hợp với khối kiến thức 
chung của ngành và kiến thức chuyên sâu. 
Thứ ba, đổi mới đề cương chi tiết các 
học phần theo hướng phát huy được năng lực 
của người học, tăng thời lượng thực hành, tự 
học của sinh viên. Cần trang bị cho người 
học những kiến thức về lý thuyết và thực 
tiễn, những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng trở 
thành người lao động có trình độ cao, thích 
ứng với những yêu cầu của doanh nghiệp 
trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát 
triển như hiện nay. 
Thứ 4, ứng dụng hiệu quả mô hình 
phòng kế toán ảo trong đào tạo sinh viên 
chuyên ngành Kế toán 
Việc ứng dụng mô hình phòng kế toán 
ảo trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Kế 
toán là một cơ sở để nâng cao chất lượng dạy 
 133 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
và học, gắn liền lý luận và thực tiễn trong 
việc đào tạo chuyên ngành Kế toán nhằm đáp 
ứng yêu cầu chuẩn đầu ra và yêu cầu ngày 
càng cao của các doanh nghiệp, nhà tuyển 
dụng hiện nay. Các nội dung thực hành trong 
mô hình phòng kế toán ảo sát với thực tế 
doanh nghiệp nên sẽ giúp sinh viên hứng thú 
với việc học, củng cố các kiến thức đã được 
trang bị và vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời 
đây cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ 
năng tin học, làm việc nhóm, kỹ năng giao 
tiếp giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình 
xin việc và đi làm sau này. Trường Đại học 
Hải Phòng đã chuyển giao xong mô hình kế 
toán ảo nhưng trên thực tế vẫn chưa đưa vào 
chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán. 
Hiện nay tại trường có 3 đợt thực tập: thực 
tập 1- Tìm hiểu các phần hành kế toán tại 
doanh nghiệp, thực tập 2 - Đi vào tìm hiểu 
chi tiết một phần hành kế toán cụ thể theo đề 
tài có sẵn và thực tập tốt nghiệp - gần tương 
tự thực tập 2 nhưng đề tài dài và phức tạp 
hơn. Vì vậy nên thay nội dung của các đợt 
thực tập như: Thực tập 1 thay vì đến công ty, 
sinh viên sẽ thực tập tìm hiểu các phần hành 
kế toán trong doanh nghiệp trên mô hình kế 
toán ảo; Thực tập 2 sinh viên đến thực tế tại 
các doanh nghiệp tìm hiểu các phần hành kế 
toán, và so sánh giữa thực tế và trên mô hình 
kế toán ảo của trường; Thực tập tốt nghiệp sẽ 
tập trung nghiên cứu kế toán một phần hành 
cụ thể tại doanh nghiệp theo danh mục đề tài 
trường yêu cầu. Việc làm này giúp giảm bớt 
sự trùng lặp nội dung giữa các đợt thực tập 
đồng thời giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể 
từ lý thuyết - các tình huống thực tế giả dụ 
trên phần mềm kế toán - thực tiễn kế toán tại 
các doanh nghiệp. Với giải pháp này, giúp 
sinh viên có một nền tảng kiến thức và kinh 
nghiệm thực tế vững vàng khi ra trường với 
nhiều cơ hội việc làm tốt chờ đón. 
Thứ năm, cải cách về tài liệu học tập 
Giáo trình phục vụ giảng dạy chuyên 
ngành (đặc biệt giảng dạy cho môn học Kế 
toán tài chính) của trường thường lấy các 
giáo trình của trường đại học Kinh tế quốc 
dân và Học viện tài chính, mà các giáo 
trình này biên soạn bám sát theo Chế độ kế 
toán và Thông tư hướng dẫn của Bộ tài 
chính nên chủ yếu tập trung vào kỹ thuật, 
nghiệp vụ có tính chất tác nghiệp của từng 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ít đề cập đến 
Chuẩn mực kế toán nên hạn chế khả năng 
tư duy, suy luận và phát triển kiến thức của 
sinh viên và bản chất của kế toán không 
được làm rõ. Nội dung các giáo trình chưa 
được cập nhật và thiếu các bài tập tình 
huống thực tiễn, chưa chuẩn hoá theo các 
giáo trình hiện đại của quốc tế trong 
chuyên ngành đào tạo. 
Hệ thống học liệu phục vụ giảng dạy 
và học tập (đặc biệt các học phần chuyên 
ngành trong chương trình đào tạo kế toán) 
cần được đổi mới theo hướng hiện đại, có 
tính thực tiễn cao. Nội dung học liệu của 
các môn học không có tính chất ràng buộc 
bởi qui định có tính pháp lý như Kế toán 
quốc tế, Kế toán quản trị, Phân tích báo cáo 
tài chính,... cần có sự hội nhập cao nhất với 
các giáo trình hiện đại trên thế giới. Đối 
với học liệu phục vụ giảng dạy các môn 
học có tính đặc thù chi phối bởi các Chuẩn 
mực kế toán, thông tư hướng dẫn, cũng 
vẫn cần hội nhập với quốc tế và những nội 
dung kiến thức đặc thù ảnh hưởng bởi các 
qui định pháp lý hiện hành nên được 
 134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
chuyển thành các tình huống nghiên cứu 
trong ngữ cảnh Việt Nam. 
Thứ 6, đổi mới phương pháp giảng dạy 
Giảng viên cần cập nhật những kiến 
thức thực tế, thiết kế bài giảng thực tế và sinh 
động. Bài giảng trên cơ sở nguyên cứu những 
bài báo của nước ngoài và những thông tin 
trong nước trên cơ sở hiểu rõ bản chất của vấn 
đề để trình bày và thiết kế bài giảng cho phù 
hợp với từng tiết giảng bằng cách tìm kiếm 
những tình huống thực tế đưa vào bài giảng. 
Hiện nay, trong các học phần kế toán 
như Kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân 
hàng, kế toán hành chính sự nghiệp... 
giảng viên đã và đang chủ yếu định hướng 
sinh viên nghiên cứu, giải quyết về 
phương pháp hạch toán, định khoản các 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, 
nội dung này đều được các văn bản luật, 
quyết định, thông tư... hướng dẫn, quy 
định khá rõ ràng. Những văn bản quy 
phạm, chế độ này luôn luôn thay đổi để 
phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. 
Trong thời đại hiện nay để có thể chinh 
phục được trí tuệ nhân tạo, robot; sinh 
viên ngành Kế toán trước hết phải nắm rõ 
được bản chất, nội dung, hiểu về quy trình 
làm kế toán. Để làm được điều này, 
phương pháp giảng dạy của người giảng 
viên đóng vai trò vô cùng cần thiết. Với 
những nội dung, kiến thức mới; giảng viên 
cần phân tích hướng dẫn cập nhật, đọc 
hiểu chuẩn mực, nguyên tắc, văn bản quy 
định có liên quan. Thay vì hướng dẫn hạch 
toán; trong mỗi phần hành, giảng viên nên 
đưa ra quy trình làm công tác kế toán . 
Sau đó, sinh viên có thể làm việc theo 
nhóm hoặc cá nhân trong việc tự thu thập 
chứng từ có liên quan tại các doanh nghiệp 
của từng giao dịch cụ thể. Trong giai đoạn 
này, việc giúp sinh viên tập làm quen với 
cách lập và viết chứng từ cũng là một vấn đề 
cần phải quan tâm. Khi sinh viên đã nắm rõ 
được cơ sở pháp lý, minh chứng cho sự phát 
sinh và hoàn thành của các giao dịch, công 
việc tiếp theo của giảng viên là hướng dẫn 
sinh viên cách ghi sổ kế toán, lập các báo cáo 
kế toán... 
 135 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
Người dạy trực quan hóa (trình bày nội 
dung bằng hình ảnh) các bài giảng. Con 
người không chỉ học bằng cách nghe, mà còn 
học được bằng cách quan sát. Vì thế, tất cả 
các nội dung quan trọng cần phải được trực 
quan hóa và trong suốt tiết học phải làm cho 
người học có thể nhìn thấy càng lâu càng tốt. 
Trực quan hóa được thực hiện thông qua các 
phương tiện giảng dạy như: bảng, bảng ghim, 
trình chiếu, tranh ảnh, hình vẽ... 
Với phương pháp dạy học lấy người 
học làm trung tâm này, sinh viên sẽ rèn luyện 
được tính chủ động, tiếp cận được bản chất 
của vấn đề... để sẵn sàng trở thành người lao 
động có trình độ cao, thích ứng với những 
yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh 
công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. 
4. KẾT LUẬN 
Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa 
học công nghệ hiện đại, Trường Đại học Hải 
Phòng nói riêng và các trường đại học ở Việt 
Nam nói chung chắc chắn phải thay đổi trong 
hoạt động đào tạo khoa học để tránh nguy cơ 
bị tụt hậu, đặc biệt là phải nhanh chóng 
chuyển sang mô hình đào tạo “những gì thị 
trường cần”. Thực hiện đổi mới chương trình 
đào tạo ngành Kế toán theo chiến lược phát 
triển ngành trọng điểm của Trường Đại học 
Hải Phòng theo hướng điều chỉnh các học 
phần trong chương trình phù hợp với khối 
kiến thức chung của ngành và kiến thức 
chuyên sâu; đổi mới đề cương chi tiết các 
học phần theo hướng phát huy được năng lực 
của người học, tăng thời lượng thực hành, tự 
học của sinh viên; ứng dụng hiệu quả mô 
hình phòng kế toán ảo trong đào tạo sinh viên 
chuyên ngành Kế toán; cải cách về tài liệu 
học tập và đổi mới phương pháp giảng dạy 
lấy người học làm trung tâm này phát huy tối 
đa tính tích cực, chủ động trong tiếp cận 
được bản chất vấn đề của sinh viên... Việc 
gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp là 
yêu cầu vô cùng cấp thiết, đồng thời phát 
triển mạnh đào tạo trong doanh nghiệp để 
chia sẻ các nguồn lực, cùng chung trách 
nhiệm đào tạo nguồn nhân lực quốc gia. 
Ngành đào tạo Kế toán của Nhà trường đã có 
hướng đi phù hợp để đào tạo từng bước thành 
công những kế toán viên với đầy đủ các kỹ 
năng cần thiết cho người làm công tác kế toán. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2017), Quyết định số 01/QĐ-KTQD ngày 03/1/2017 ban 
hành Quy định Chuẩn đầu ra ngành kế toán - trình độ đại học, Hà Nội 
2. Học viện tài chính (2017), Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc 
ngành kế toán đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ở học viện tài chính ban hành kèm theo 
quyết định số 154/QĐ-HVTC, ngày 23/02/2017, Hà Nội. 
3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Chương trình đào tạo chuẩn ngành kế toán ban hành kèm 
theo quyết định số 3601/QĐ-ĐT ngày 25/10/2012, Hà Nội 
4. PGS, TS. Nguyễn Cúc (2017), Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở 
giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Báo điện tử baomoi.com. 
5. Trường Đại học Hải Phòng (2017), Niêm giám đào tạo đại học ngành kế toán doanh nghiệp 
năm học 2017 -2018. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_chuong_trinh_dao_tao_nganh_ke_toan_theo_chien_luoc_p.pdf