Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới

Năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động rất lớn cùa đại dịch

COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài. Nhìn lại trong hơn một năm qua có thể thấy, mặc dù

trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước,

nhưng điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các Tổ chức

tín dụng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội

chủ yếu của đất nước. Hệ thống Tổ chức tín dụng Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững lên một

bước mới, uy tín quốc tế được nâng cao. Bài viết tập trung phân tích làm rõ điều hành chính sách

tiền tệ trong bối cảnh đó, góp phần đạt được những mục tiêu chủ yếu của năm 2020 và những

tháng đầu năm 2021.

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 1

Trang 1

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 2

Trang 2

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 3

Trang 3

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 4

Trang 4

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 5

Trang 5

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 6

Trang 6

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 7

Trang 7

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 8

Trang 8

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 9

Trang 9

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2100
Bạn đang xem tài liệu "Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới
1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 
4,75% xuống 4,25%/năm. Theo SBV (2019 - 2020).
Lần thứ ba, từ ngày 1/10/2020, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 4,5%/năm xuống 4%/năm; 
lãi suất tái chiết khấu từ 3%/năm xuống còn 2,5%/năm, lãi suất OMO giảm từ 3%/năm xuống 
2,5%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25% xuống 4%/
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
234
năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm xuống còn 4,5%/năm. Theo 
SBV (2019 - 2020).
Như vậy, trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, lãi suất tái cấp vốn đã giảm 2%/năm, lãi 
suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm 1,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến 
dưới 6 tháng giảm 1%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm. Sau những bước 
điều chỉnh mạnh của lãi suất điều hành, lãi suất huy động trên thị trường cũng liên tiếp đi xuống, 
thậm chí thấp nhất trong nhiều năm qua. Khác với những năm trước, dù bước vào khoảng thời 
gian được coi là có tính chất “mùa vụ cuối năm” trong hoạt động ngân hàng, lãi suất tiền gửi 
trên thị trường tiền tệ cuối năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì ở mức thấp, không 
có dấu hiệu tăng, nhưng tiền gửi của dân cư tại các NHTM vẫn tăng ổn định. Theo NHNN 
Việt Nam (2020).
Tham khảo diễn biến các mức lãi suất huy động vốn nội tệ trong năm 2020 của Vietcombank, 
một NHTM có tính chất điển hình được lựa chọn ở hình vẽ dưới đây.
Hình 3. Lãi suất huy động của Vietcombank năm 2020
Nguồn: NHTM VN (2019 - 2020)
Phân tích cụ thể có thể thấy, kể từ đầu năm đến hết tháng 12/2020, lãi suất huy động vốn 
nội tệ kỳ hạn dưới 6 tháng của Vietcombank đã giảm khoảng 1% - 1,5%/năm, tại thời điểm 
cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021 phổ biến còn 3,1-4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng 
phổ biến 3,5% - 6,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng khoảng 5,5% - 7%/năm. Theo NHTM 
Việt Nam (2019 - 2020).
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể về lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong 
năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 có thế thấy, mức chênh lệch lãi suất huy động vốn nội tệ của 
các kỳ hạn khác nhau giữa các nhóm NHTM Việt Nam vẫn rất lớn. Cụ thể, tại kỳ hạn 6 tháng, 
Vietcombank huy động tiền gửi nội tệ với lãi suất chỉ 3,9%/năm, trong khi Techcombank là 
4,6%/năm, NCB 6,65%/năm. Bên cạnh đó, xu hướng đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số, các NHTM 
cạnh tranh thu hút khách hàng bằng biện pháp cộng thêm lãi suất khi gửi tiền online. Mức cộng 
thêm khá lớn, phổ biến 0,1% - 0,3%/năm, thậm chí có thời điểm và có NHTM lên tới 0,5%/năm. 
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) (2020).
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
235
Tham khảo diễn biến lãi suất huy động vốn khách hàng giao dịch trực tiếp tại điểm giao dịch 
ngân hàng của 8 NHTM cổ phần Việt Nam có tính chất đại diện được lựa chọn tại thời điểm cuối 
năm 2020 ở bảng dưới đây:
Bảng 1. Lãi suất huy động tại quầy của một số ngân hàng tại ngày 21/12/2020 (%/năm)
Nguồn: Tổng hợp từ trang web của các NHTM nói trên 
- NHTM Việt Nam (2019 - 2020)
Phân tích diễn biến số liệu được tổng hợp ở bảng nói trên cho thấy, nếu như lãi suất huy động 
vốn nội tệ kỳ hạn 3 tháng giữa các NHTM chênh lệch không lớn, thì ở kỳ hạn 6 tháng, 24 tháng 
và 36 tháng có khoảng cách chênh lệch rất lớn. Còn khảo sát một cách rộng hơn tới 24 NHTM 
của riêng kỳ hạn huy động vốn 12 tháng cũng có sự chênh lệch lớn. Các NHTM cổ phần quy mô 
nhỏ, thương hiệu hạn chế có lãi suất cao nhất, còn các NHTM có thương hiệu mạnh thì có lãi suất 
thấp nhất. Tham khảo lãi suất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng của 24 NHTM ở hình vẽ dưới đây.
Hình 4. Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ trang web của các NHM nói trên
 - NHTM Việt Nam (2019 - 2020)
Trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, các NHTM Việt Nam cũng đã đồng loạt thực 
hiện nhiều lần giảm lãi suất cho vay. Một số NHTM còn giảm lãi suất đối với các hợp đồng tín 
dụng trước đó, tức giảm lãi suất trên dư nợ cũ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đến tháng 
12/2020, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM đối với khách hàng giảm bình quân khoảng 
0,6 - 0,8%/năm so với cuối năm 2019, trong đó có một số ngân hàng đã giảm từ 1 - 2,5%/năm; 
lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm so với đầu năm, còn 4,5%/năm. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
236
Đến đầy tháng 3/2021, các mức lãi suất nói trên về cơ bản ổn định như tháng 12/2020. Theo 
VNBA (2020). 
Tuy nhiên, lãi suất cho vay của các NHTM đối với khách hàng trong năm 2020 và 2 tháng 
đầu năm 2021 chưa giảm tương xứng với lãi suất huy động. Đây cũng là nguyên nhân cho dù lãi 
suất giảm nhưng biên lãi ròng (NIM) của nhiều NHTM vẫn tăng mạnh trong quý 3/2020 và quý 
4/2020. Theo dõi trên Báo cáo tài chính hết quý III/2020 của các NHTM đã công bố cho thấy, 
NIM của 21 NHTM cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán trong quý III/2020 đã tăng 
9,7 điểm cơ bản so với quý II/2020 lên 0,89%. Đây là mức NIM cao nhất tính theo quý và cũng 
là mức tăng lớn nhất kể từ quý I/2018 giai đoạn tăng trưởng mạnh của ngành ngân hàng. Theo 
VNBA (2020).
Trong quý IV/2020, hệ số NIM của các NHTM Việt Nam vẫn sẽ ở mức cao do lãi suất huy 
động tiếp tục giảm. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động còn lãi vẫn tăng 
trưởng so với quý III/2020, trong khi chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) cũng tăng trong quý cuối 
cùng như những năm trước. Ngoài ra, các NHTM sẽ cân đối kết quả kinh doanh với việc trích 
lập dự phòng trong quý IV/2020 để chuyển một phần thu nhập dự phòng sang 2021 khi Thông 
tư 01 hết hiệu lực. Theo VNBA (2020).
Song ở một góc độ phân tích khác có thể thấy, lãi suất cho vay của các TCTD tại Việt Nam 
đối với khách hàng thực tế không cao. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mặt bằng lãi 
suất cho vay khó giảm mạnh cho dù thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất huy động giảm mạnh. 
Có các nguyên nhân chính sau đây dẫn đến lãi suất cho vay của TCTD đối với khách hàng khó 
giảm gồm:
i) Lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam các năm gần đây cũng như năm 2020 và 2 tháng đầu 
năm 2021 vẫn còn ở mức cao; nhiều mức phí tiếp tục được điều chỉnh tăng, thiên tai và dịch bệnh 
tiếp tục có những bất thường.
 ii) Chi phí hoạt động của nền kinh tế cao, chi phí của doanh nghiệp cao, nhất là logistics, vận 
chuyển, lưu kho, lưu bãi, các thủ tục hành chính; 
 iii) Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM vẫn còn lớn; mức độ rủi ro còn lớn, nhất là rủi ro về pháp lý, 
tình trạng hình sự hóa hoạt động dân sự, hành chính, kinh tế, thực thi của các cơ quan chức năng.
 iv) Các TCTD không hạ được độ rủi ro bởi nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, từ khách 
hàng, do đó các TCTD phải đưa vào chi phí, phải trích lập dự phòng rủi ro ở mức độ lớn; 
 v) Thị trường liên ngân hàng chưa thực sự phát triển, độ tín nhiệm, hay nói cách khác, đó là 
lòng tin giữa các NHTM thành viên trên thị trường liên ngân hàng còn thấp;
 vi) Trình độ và năng lực quản trị thanh khoản, năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành 
giữa các NHTM còn có sự chênh lệnh lớn;
 vii) Lãi suất điều hành của NHNN tác động không lớn đến lãi suất trong nền kinh tế, bởi vì 
các mức lãi suất đó chỉ hỗ trợ cho các NHTM thiếu hụt thanh khoản và các nhu cầu vay NHNN. 
 Do đó, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là các 
chi phí không chính thức quá cao.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
237
Nhìn tổng thể trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 được kiểm 
soát tốt tại Việt Nam, nhưng những tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân 
và doanh nghiệp vẫn rất lớn, đặc biệt là các nhóm ngành như du lịch, hàng không, xuất khẩu lao 
động, khách sạn quốc tế, du học... Theo đó, nhu cầu vay vốn mới của nhiều đối tượng khách hàng 
khó phục hồi, dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế năm 2020 và những 
tháng đầu năm 2021 thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Tín dụng tắc nghẽn trong khi thanh 
khoản hệ thống TCTD tại Việt Nam duy trì trạng thái dồi dào hầu hết cả năm 2020, dẫn đến lãi 
suất trên thị trường liên ngân hàng xuống thấp kỷ lục.
Theo số liệu của NHNN, trong tuần đầu tháng 12/2020, lãi suất qua đêm bình quân chỉ ở mức 
0,1%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần chỉ 0,22%/năm; kỳ hạn 1 tháng 0,4%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 
1,46%/năm; 6 tháng là 2,9%/năm; 9 tháng là 3,34%/năm. Theo SBV (2019 - 2020).
Tham khảo diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong năm 2020 ở hình vẽ dưới đây.
Hình 5. Lãi suất liên ngân hàng trong năm 2020
Nguồn: NHNN Việt Nam (2020) – Tham khảo của Bloomberg và BVSC
Trong tháng 1/2020 lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh, sau đó tăng khá lớn và 
đứng ở mức cao trong tháng 2/2020. Tuy nhiên trong các tháng 3 và 4/2020, khi nền kinh tế bị 
tác động mạnh của đại dịch, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, lãi suất trên thị trường liên ngân 
hàng biến động thất thường những vẫn còn ở mức cao. Song kể từ cuối tháng 5/2020, khi đại dịch 
COVID-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục 
giảm mạnh và ở mức rất thấp. Dự báo, lãi suất liên ngân hàng sẽ không có quá nhiều biến động 
trong 6 tháng đầu năm 2021 và tiếp tục duy trì ở mức thấp (dưới 1%/năm) trong quý III/2021. 
Theo NHNN Việt Nam (2020).
Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối và điều hành thị trường ngoại tệ, NHNN linh hoạt trong 
điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối 
kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, chống đô la hóa nền kinh tế, đảm bảo vị thế của Đồng 
Việt Nam. NHNN Việt Nam và các NHTM chủ động đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của 
nền kinh tế, như trả nợ các khoản vay đến hạn của doanh nghiệp và của Chính phủ. Tỷ giá USD/
VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới, 
chống đầu cơ găm giữ chờ cơ hội tỷ giá tăng. Trong năm 2020, tỷ giá VND/USD chỉ tăng 0,4% 
so với cuối năm 2019, tạo thuận lợi cho cả xuất khẩu, nhập khẩu và không ảnh hưởng đến nợ 
nước ngoài của Chính phủ, của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cũng chủ động 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
238
mua bán ngoại tệ 2 chiều nhằm ổn định tỷ giá và mua vào ngoại tệ, tăng cường cho quỹ dự trữ 
ngoại hối quốc gia, đạt trên 92 tỷ USD đến thời điểm cuối năm 2020. Bên cạnh đó, NHNN cũng 
chủ động sử dụng các biện pháp trung hòa lượng tiền Đồng Việt Nam cung ứng ra mua ngoại 
tệ thông qua các nghiệp vụ của mình, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát tiền tệ. Theo 
VNBA (2020).
2. Dự báo và khuyến nghị giải pháp
Năm 2021 và trong giai đoạn đến năm 2025, kinh tế vĩ mô trong nước và trên thị trường quốc 
tế tiếp tục có những biến động bất thường, đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, 
diễn biến giá dầu thô. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 cũng diễn biến rất khó dự đoán, thiên 
tai cũng diễn biến rất phức tạp. Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ và 
diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN cần tiếp tục điều hành CSTT chủ 
động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác 
nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, ổn đinh và phát triển bền vững thị trườn tài chính 
Việt Namg, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế. Một số khuyến nghị cụ thể xin được đề xuất như sau:
Thứ nhất, NHNN tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt 
là lãi suất, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng của NHTM,... cần được NHNN 
điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, 
đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt, hướng tới tiếp tục giảm lãi suất cho 
vay trong nền kinh tế.
Thứ hai, NHNN cần tăng cường chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi 
suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản 
xuất kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì 
hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng; Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ vướng mắc 
về xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu của các TCTD.
Thứ ba, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn 
đối với nền kinh tế, hướng dòng vốn cho vay của các TCTD tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, 
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm 
ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tín dụng 
đen trong nền kinh tế. Tuy nhiên, NHNN cần sớm bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, 
hạn mức tín dụng đối với các NHTM đã đáp ứng được các tiêu chí an toàn theo Basel II, có tỷ 
lệ xấu dưới 2%.
Thứ tư, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng, triển khai Đề án phát 
triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn tới, trong đó tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ 
tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu 
CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán; triển khai các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, 
vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia; 
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục tài chính; 
tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu 
quả dịch vụ thanh toán.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
239
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HNX (2019 - 2021), Số liệu về giao dịch thị trường hàng ngày tại Sở Giao dịch Chứng khoán 
Hà Nội, truy cập tại: www.hnx.vn, thời gian truy cập từ 1/2/2021 đến 10/3/2021.
2. HoSE (2015 - 2020), Số liệu về giao dịch thị trường hàng ngày tại Sở Giao dịch Chứng khoán 
TP HCM, truy cập tại: www.hose.vn, thời gian truy cập từ 1/2/2021 đến 10/3/2021.
3. NHTM Việt Nam (2019 - 2020), Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM hàng quý; Báo cáo 
tài chính hàng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2019-2020; 
Thông tin về lãi suất, tín dụng thanh toán, công bố trên trang web của một số NHTM Việt Nam 
các năm 2019-2020, thời gian truy cập từ ngày 20/2/2021 đến 8/3/2021, Hà Nội, 2020.
4. NHNN VN (2020), Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, công bố tại cuộc 
họp báo cuối tháng 12/2020 và công bố tại Hội nghị toàn ngành ngày 26/12/2020.
5. VNBA (2020), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2020), truy cập tại www.vnba.org.vn , thời 
gian truy cập từ ngày 20/2/2021 đến 8/3/2021.
6. SBV (2019 - 2020), NHNN Việt Nam, truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục tin tức, văn bản quy 
phạm pháp luật, Các thông tin có liên quan đã được công bố, truy cập từ ngày 24/2/2021 đến 
8/3/2021.

File đính kèm:

  • pdfdieu_hanh_chinh_sach_tien_te_nam_2020_du_bao_va_khuyen_nghi.pdf