Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam
Tình hình kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã, đang và sẽ biến
động khôn lường không dự báo được. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay, các
quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, phải điều chỉnh chính sách kinh tế để thích ứng với diễn
biến của tình hình. Đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính, chính sách tái cơ cấu nền
kinh tế. Những chính sách này tuy đã chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ
duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU)
ở mức 1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 2,5-3% trong các năm 2008 - 2009. Cho
đến nay, kinh tế Mỹ hồi phục khá hơn, tăng trưởng khoảng 2% năm 2016, nhưng các nền kinh
tế Châu Âu và Nhật Bản vẫn chỉ tăng trưởng trên 1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung
Quốc cũng đã giảm từ 9-10%/năm xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế
của các cường quốc và của thế giới hồi phục chậm và có không ít nguy cơ diễn biến theo chiều
hướng xấu hơn do chủ nghĩa dân túy và chống toàn cầu hóa gia tăng, đồng thời do đổi mới
công nghệ, đổi mới thể chế, khuyến khích xu hướng phát triển sáng tạo diễn ra chậm chạp.
Những điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc đã tác động tới nền kinh tế thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam
này đã đạt được kết quả như sau: đưa lạm phát lên 2% trong 2 năm thông qua việc mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính có sự rủi ro hơn như các quỹ đầu tư tín thác; năng suất lao động tăng ít nhất 2% trong trung và dài hạn; tốc độ tăng lương cao hơn tốc độ tăng giá, cơ hội việc làm gia tăng; GDP tăng khoảng 3%; mức thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 3% trong trung và dài hạn; tạo thêm 600.000 việc làm trong 2 năm; cắt giảm thuế suất doanh nghiệp từ mức 35% xuống còn 30% trong vài năm kể từ 2015. Như trên đã nói, Thủ tướng Abe đã triển khai chiến lược phát triển theo hướng ba mũi tên: nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài chính và tái cấu trúc nền kinh tế. Chiến lược ba mũi tên này đã được nhiều nước phương Tây áp dụng. Tuy nhiên, kết quả đạt được từ năm 2008 đến nay là khiêm tốn: tăng trưởng GDP từ 2013 đến 2016, chỉ có 2 quý đạt mức tăng trưởng 1,3%, 5 quý đạt mức tăng trưởng âm 0,4% đến âm 0,7% và 5 quý đạt mức tăng trưởng âm 0,1% đến âm 2%. Kết quả này so với yêu cầu của chiến lược (tăng trưởng 2-3%/ năm) xem như là không đạt. Nếu tính bình quân năm thì chỉ có năm 2013 đạt 1,4% và năm 2015 đạt 0,5%, còn năm 2014 chỉ đạt 0%; về lạm phát, chỉ có năm 2014 đạt mức 2,8% còn các năm khác chỉ đạt được 1%, trong khi mục tiêu đặt ra phải đạt mức 2%/năm; GDP bình quân đầu Võ Đại Lược 9 người từ năm 2012 đến năm 2015 liên tục giảm từ 46.792 USD xuống còn 32.484 USD; cán cân tài chính luôn thâm hụt ở mức âm 6,7 đến âm 8,5% (2012-2015); cán cân thương mại luôn thâm hụt ở mức âm 23,3 tỷ USD đến âm 117,5 tỷ USD (2013-2015). Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã khẳng định rằng kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi ở mức vừa phải, mặc dù có những điều kiện quốc tế bất lợi. Định hướng chiến lược vẫn tiếp tục hướng về phía trước; đó là tăng tiêu dùng cá nhân, thị trường việc làm cải thiện, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp, chuyển hướng sang đầu tư mạnh hơn. Tuy nhiên, phần đông giới nghiên cứu Nhật Bản cho rằng còn quá sớm để đánh giá chính xác và có những kết luận khách quan về mức thành công hay thất bại của Abenomics đối với sự phục hưng của Nhật Bản. Thực ra chính sách Abenomics với ba mũi tên không phải là một điều mới mẻ. Các quốc gia phát triển nói chung đều đã dùng bài thuốc: nới lỏng tiền tệ, tài chính và chính sách tái cơ cấu. Tuy nhiên, kết quả đạt được cho đến nay có thể nói là không mấy lạc quan. Kinh tế các nước này có phục hồi nhưng mong manh, dù cho chính sách tiền tệ và tài chính đã nới lỏng hết mức, còn chính sách tái cơ cấu thì không dễ thực hiện. Với những kết quả đạt được cho tới nay, chính sách Abenomic cũng đang ở tình trạng tương tự. 5. Điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc bước vào những năm đầu thế kỷ XXI đã phải đối mặt với 5 thách thức sau đây. 1) Lợi tức dân số đã tới mức trần. Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đã lên đến 56,1%, mỗi năm tăng 1-1,5%, đến năm 2017 sẽ đạt 58-60%, mức trần ngày càng gần, dân số nông thôn đổ vào thành thị ngày càng giảm. Năm 1990, dân số sinh ra ở Trung Quốc là 26,2 triệu người, sau 10 năm con số này đã giảm xuống còn 11,5 triệu người, giảm 50%, đã trực tiếp gây ra sự sụt giảm nhu cầu của các ngành nghề và về tiêu dùng. Tiền công lao động đã tăng làm tăng chi phí sản xuất. Thời kỳ đại công xưởng của Trung Quốc dựa vào lợi thế tiền công thấp đã kết thúc. 2) Công suất của ngành công nghiệp dư thừa, đặc biệt là các ngành thép, than có mức dư thừa hàng chục triệu tấn, dư thừa trên thị trường bất động sản cũng rất lớn. 3) Dư nợ tín dụng quá lớn, tới hơn 175% GDP, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng gia tăng. 4) Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến mức Trung Quốc phải đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. 5) Dự trữ ngoại hối giảm mạnh, do không ít người Trung Quốc đã chuyển tiền ra nước ngoài vì lo ngại sự bất ổn của xã hội Trung Quốc. Để xử lý 5 thách thức trên, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện 11 điều chỉnh quan trọng sau: 1) Tiếp tục đổi mới và tăng cường điều tiết vĩ mô, kinh tế vận hành trong phạm vi hợp lý; điều chỉnh kết cấu, phòng ngừa rủi ro, chuyển thuế doanh nghiệp thành thuế giá trị gia tăng; chuyển nợ tồn đọng của chính quyền địa phương thành nợ trái phiếu; thực hiện chính sách tiền tệ vững chắc; thúc đẩy và nâng cấp tiêu dùng; phòng ngừa rủi ro tài chính. 2) Tập trung sức thực hiện tốt 5 mục tiêu kinh tế (gồm giải quyết ổn thỏa tình trạng dư thừa năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp hạ giá thành; giảm lượng Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 10 tồn kho bất động sản; tháo gỡ đòn bẩy tài chính; nâng cao hiệu quả đầu tư). 3) Đi sâu cải cách toàn diện, xử lý tốt mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường; giảm 1/3 hạng mục phê duyệt hành chính; giám sát quản lý, hậu kiểm, điều chỉnh và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; xây dựng chế độ xét duyệt công bằng, cạnh tranh; hoàn thiện biện pháp “ba phân quyền” (quyền sở hữu, quyền kinh doanh và quyền nhận thầu) về đất đai ở nông thôn; mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học và các viện nghiên cứu; thả nổi thị trường dưỡng lão, cải cách việc ngừng sản xuất để nuôi dưỡng đất 4) Thúc đẩy tăng cường mở cửa với bên ngoài. Thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường”, đồng nhân dân tệ được chính thức đưa vào rổ tiền tệ của IMF. Kết nối hai sàn chứng khoán Thâm Quyến và Hồng Công, thành lập 12 khu thí điểm tổng hợp về thương mại điện tử xuyên quốc gia, thành lập mới 7 khu thương mại tự do thí điểm. 5) Tăng cường dẫn dắt bằng sự sáng tạo, các động lực mới lớn mạnh nhanh; thực hiện toàn diện chiến lược “Made in China 2025”; hoàn thiện chính sách sáng tạo và khởi nghiệp; khởi động các dự án sáng tạo khoa học, công nghệ quan trọng hướng tới năm 2030; hỗ trợ Bắc Kinh, Thượng Hải xây dựng trung tâm sáng tạo khoa học, công nghệ có ảnh hưởng toàn cầu. 6) Thúc đẩy sự phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, cực tăng trưởng và vành đai tăng trưởng mới được hình thành nhanh; phát triển hài hòa giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hồ Bắc; phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang; xây dựng “quy hoạch 5 năm lần thứ 13” về phát triển miền Tây; thực thi chiến lược chấn hưng vùng Đông Bắc vòng mới; thúc đẩy sự trỗi dậy của miền Trung; ủng hộ miền Đông phát triển đi trước; đẩy nhanh đô thị hóa kiểu mới, cải cách chế độ hộ tịch, thực hiện chế độ thẻ cư trú. 7) Tăng cường xây dựng văn minh sinh thái, phát triển xanh. Xây dựng và thực thi biện pháp đánh giá văn minh sinh thái, xây dựng khu thí điểm văn minh sinh thái quốc gia. Đẩy mạnh giải quyết ô nhiễm không khí, tối ưu hóa kết cấu năng lượng, phòng chống ô nhiễm nước, đất, điều tra xử lý nghiêm khắc một số vụ án vi phạm pháp luật về môi trường. 8) Chú trọng bảo đảm và cải thiện dân sinh, tăng đầu tư cho dân sinh, thực thi chính sách tạo việc làm và lập nghiệp mới. Nâng cao các tiêu chuẩn bảo đảm mức sống tối thiếu, tiền tuất, lương hưu cơ bản, đảm bảo chi đủ cho ngân sách giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế và xã hội. 9) Thúc đẩy xây dựng tinh thần sáng tạo của Chính phủ, xã hội duy trì ổn định và hài hòa. Hoàn thiện quy chế tiếp nhận ý kiến của nhân dân trong hoạch định chính sách công cộng, công bố toàn diện quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, đảm bảo giữ gìn trật tự, trị an xã hội. 10) Thực hiện chính sách chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” một cách quyết liệt và được lòng dân. Chính sách chống tham nhũng chú trọng đặc biệt đến hai loại cán bộ: cấp phòng, khoa, ban và các quan chức đứng đầu ngành và địa phương. Thực tế ở Trung Quốc cho thấy quan chức cấp phòng khoa, ban tuy chức nhỏ nhưng khởi đầu cho các vụ tham nhũng lớn, do vậy gia tăng các biện pháp giám sát chặt chẽ, tăng cường giáo dục, đề cao chính nghĩa. Đối với các quan chức đứng đầu ngành và địa phương, Trung Quốc thực hiện chủ trương trạng thái chính trị thông Võ Đại Lược 11 thường mới (gồm 4 nội dung chủ yếu: lành tính xua đuổi ác tính; tuân thủ quy tắc cạnh tranh khiến người có tài đi lên, người liêm khiết đi lên, loại bỏ quan bất tài, quan tham nhũng ra khỏi chính trường; liêm khiết chiến thắng tham nhũng, phải trừng trị tham nhũng cường độ cao để đề phòng tham nhũng toàn diện; cần mẫn thay thế lười biếng). 11) Thay thế nhân trị bằng pháp trị. Hiện nay, không ít cơ quan, nhân trị với quyền lực lớn hơn pháp luật vẫn nổi cộm. Do vậy cần vứt bỏ nhân trị, cai quản đất nước theo pháp luật. Để thiết lập trạng thái chính trị thông thường mới, cần phải nhốt quyền lực “số 1” trong “lồng” theo hướng phải tự ràng buộc và kiểm soát hữu hiệu, cơ quan quy định cụ thể danh mục các quyền lực, quy trình vận hành quyền lực. Tăng cường kiểm soát các quan hệ của người thân của “số 1” kể cả các thư ký, bạn bè, người nhà. “Số 1” phải tự kỷ luật, không “bá quyền”, không gia trưởng, không độc đoán, phải thực sự cầu thị, bồi dưỡng đạo đức, lấy liêm khiết làm đầu, “số 1” phải chịu trách nhiệm tổng thể. Trung Quốc đã thực hiện ráo riết những điểu chỉnh chính sách trên đây dưới thời Tập Cận Bình và đã có những kết quả cụ thể. Đó là: kìm chế một phần đà suy giảm tốc độ tăng trưởng từ 9-10%/năm xuống còn 6,5-7%/năm chứ không rơi tự do như một số học giả nước ngoài cảnh báo; giảm dần các công suất dư thừa, đặc biệt là thép và than, giảm dần mức ô nhiễm môi trường; gia tăng nhu cầu trong nước, các ngành dịch vụ phát triển, xu hướng phát triển sáng tạo gia tăng Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức. Đó là: cải cách thể chế tiến triển chậm, nợ xấu và tín dụng đen chưa khắc phục được, cải cách doanh nghiệp nhà nước chậm trễ, và khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa phát huy được tác dụng mong muốn Triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc có thể có hai khả năng: hạ cánh mềm và hạ cánh cứng, hoặc là chông chênh giữa hai khả năng này. Cho đến nay lãnh đạo Trung Quốc khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang hạ cánh mềm. 6. Những tác động đối với Việt Nam Tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn đã, đang và sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế sẽ dẫn đến những tác động cả tích cực và tiêu cực đối với Việt Nam. Có 4 tác động tích cực sau: 1) Trong khi thế giới đang biến động và có nhiều bất ổn, đặc biệt là các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo, cuộc chiến toàn cầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) gia tăng, thì tình hình chính trị, an ninh xã hội ở Việt Nam khá ổn định. Đây là một thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Việt Nam có lợi thế địa chiến lược và địa kinh tế quan trọng. Việt Nam ở vị trí trung tâm của vùng Đông Á; có lợi thế về biển với 3.260 km bờ biển; có 50 cảng biển, trong đó có những cảng nước sâu hàng đầu thế giới như cảng Cam Ranh, cảng Vân Phong...; có 40 vũng, vịnh, 3.000 hòn đảo lớn nhỏ; là 1 trong 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển. Lợi thế địa kinh tế của Việt Nam là lợi thế mặt tiền, ngã tư, vùng trung tâm. Đây là lợi thế hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Lợi thế trên đây cũng có ý nghĩa quan trọng về chiến lược, do vậy các cường quốc trên thế giới luôn nhòm ngó, tranh chấp vị trí địa chiến lược này. Nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở khá cao, kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 150% Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 12 GDP, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng; Việt Nam cũng đã xây dựng 15 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, với một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Những lợi thế trên đã tạo cho Việt Nam có sức hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đều đặn trong những năm vừa qua là một minh chứng. 2) Dù cầu thế giới có suy giảm, nhưng những mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam là những mặt hàng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của các quốc gia, nên đã và sẽ ít bị ảnh hưởng. 3) Các quốc gia phát triển đang ở trong thời kỳ tái cơ cấu kinh tế, do vậy họ có yêu cầu chuyển nhượng công nghệ để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ mới. Đây cũng là thời cơ để Việt Nam có thể tiếp nhận các công nghệ hiện đại từ các nước Âu Mỹ. 4) Việt Nam đã ký 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA), sẽ ký 5 FTA nữa, nghĩa là Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam có thể thu hút các nguồn lực của thế giới vào Việt Nam. Các tác động tiêu cực là: 1) cầu thế giới giảm đã tác động đến giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá tài nguyên khoáng sản. Việt Nam là nước xuất khẩu một số loại khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, nên đã và sẽ bị tác động tiêu cực; 2) giá một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như cao su, cà phê... diễn biến bất lợi cho những người sản xuất ở Việt Nam; 3) USD lên giá sẽ gây tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới và Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng; 4) các quốc gia đang và sẽ điều chỉnh chính sách, nếu Việt Nam không điều chỉnh thích ứng, cũng sẽ bị tác động tiêu cực, chẳng hạn, nếu Fed tăng lãi suất, mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam không điều chỉnh tỷ giá phù hợp, cả sản xuất và xuất khẩu sẽ bị tác động xấu. 7. Kết luận Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến nay, các nền kinh tế lớn Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế. Điều đó đã và đang tác động lớn, cả tích cực và tiêu cực, tới kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, do vậy Việt Nam phải đối diện với cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam nếu không đổi mới, nâng cấp thể chế, kết cấu hạ tầng và trọng dụng nhân tài, thì sẽ tụt hậu và thua thiệt trong cuộc cạnh tranh này. Trong những năm tới, Việt Nam phải tận dụng tốt nhất các thời cơ cho sự phát triển của đất nước, đồng thời phải khắc phục có hiệu quả nhất các tác động tiêu cực của tình hình thế giới. Tài liệu tham khảo [1] Hội đồng Lý luận Trung ương (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Võ Đại Lược (2015), Những vấn đề kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [3] Võ Đại Lược (2015), Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số ĐTĐL-XH17/15 “Cục diện kinh tế thế giới hiện nay và tác động tới Việt Nam”, Hà Nội. [4] Furuta Motoo (1999), “Nhật Bản sẽ đi về đâu trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 4. [5] Viện Chiến lược phát triển (2010), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2010, tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Võ Đại Lược 13
File đính kèm:
- dieu_chinh_chinh_sach_kinh_te_cua_cac_cuong_quoc_va_tac_dong.pdf