Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015

Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Lâm Đồng gắn với quá trình di cư của các

cộng đồng, tộc người khác nhau - trong đó có các tộc người thiểu số phía Bắc. Bài viết này đề

cập đến tình hình di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ

năm 1976 đến năm 2015. Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi lý giải nguyên nhân thúc

đẩy luồng di dân tự do này gia nhập cộng đồng dân cư ở Lâm Đồng trong mỗi giai đoạn.

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 1

Trang 1

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 2

Trang 2

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 3

Trang 3

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 4

Trang 4

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 5

Trang 5

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 6

Trang 6

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 7

Trang 7

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 8

Trang 8

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 9

Trang 9

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 2160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015

Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015
ộc thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 
1975 – 2015 có thể chia thành hai nhóm: (1) nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện sống 
(bao gồm thu nhập, việc làm, môi trường, điều kiện tự nhiên); và (2) nhóm nguyên nhân liên 
quan đến tập quán cư trú, hôn nhân, chính sách, tôn giáo,
Theo nhận định của tác giả, điều kiện sống là nhóm nguyên nhân chính tác động đến 
vấn đề di cư của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung. Ở các 
tỉnh miền núi phía Bắc, là nơi tập trung sinh sống của các tộc người thiểu số, tuy đất rừng còn 
nhiều nhưng ruộng, đất trồng lúa, trồng lương thực thực phẩm ít và đang dần bị thu hẹp, chất 
lượng đất càng ngày càng xấu đi. Ngoài ra, các tỉnh ở miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, 
Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình có địa hình hiểm trở. Đây là 
vùng địa hình chủ yếu là các dãy núi trung bình và núi cao, là nơi có địa hình cao nhất, bị chia 
cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, đất dốc, ruộng và đất đai 
ở các tỉnh miền núi phía Bắc ít màu mỡ do không được phù sa của các sông lớn bồi đắp, diện 
tích đất trống đồi trọc chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt trong mùa khô, nạn thiếu nước sinh hoạt và 
nước sản xuất trở nên trầm trọng, có vùng người dân phải đi xa hàng chục km để lấy nước ăn 
như khu vực Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Lục Khu tỉnh Cao Bằng. Nguyễn Duy 
Thụy (2016, tr.131) cũng nhận định, điều kiện tự nhiên khó khăn ở miền núi phía Bắc như: địa 
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất,... là những nhân tố thúc 
đẩy người di cư đi tìm vùng đất mới.
Trong khi đó, địa hình Lâm Đồng không cao và dốc như một số tỉnh vùng núi phía Bắc 
mà thoai thoải. Cùng với đó, đất đai của Lâm Đồng chủ yếu là nhóm đất vàng đỏ thích hợp 
với nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, chè. Đây là loại cây trồng thương phẩm chủ lực 
của nông nghiệp Lâm Đồng có giá trị cao, mang lại thu nhập đáng kể cho người canh tác. Hơn 
nữa, vào những năm đầu thập niên 90, do giá cả của các loại sản phẩm cây công nghiệp dài 
ngày tăng cao, đặc biệt là cây cà phê nên thu hút lực lượng lớn dân di cư tự do đến đây, trong 
đó, chủ yếu là người dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc. 
Nhìn chung, tình trạng thiếu đất sản xuất lương thực tại chỗ của người dân tộc thiểu 
số cũng diễn ra khá gay gắt, dẫn đến không sản xuất đủ lương thực phục vụ cho cuộc sống 
thường nhật (Nguyễn Thị Hà Giang, 2018). Chính vì thiếu đất sản xuất lương thực ở nhiều địa 
phương đã dẫn đến tình trạng di cư đến các vùng đất mới có điều kiện tốt hơn. Với những 
cư dân nông nghiệp như người Hmông, Dao, Tày, Nùng, thì đất canh tác là tư liệu sản xuất 
mang tính quyết định cho đời sống; đất đai trở thành nhu cầu bức thiết để sản xuất lương 
thực, thiếu đất canh tác (do điều kiện tự nhiên và địa hình không thuận lợi là một khó khăn 
mang tính lâu dài) khiến người dân buộc phải ra đi tìm nơi có nhiều đất hơn. Hơn nữa, cơn sốt 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (70) - 2021 81
của cây công nghiệp cũng là nhân tố thu hút di dân đến Lâm Đồng. Do đó, khi tới Lâm Đồng, 
ngoài hoạt động kinh tế trồng cây lương thực, người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn 
trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. 
Để minh chứng cho nhận định trên, nghiên cứu điền dã của tác giả trên địa bàn huyện 
Đam Rông cho thấy, có tới 32% hộ người Hmông ở xã Rô Men trước khi di cư tới đây là không 
có ruộng hoặc ít ruộng, đất canh tác (Biểu đồ 1); 74% hộ người Dao (tập trung chủ yếu ở xã Phi 
Liêng) cũng cho rằng nguyên nhân di cư chủ yếu là do thiếu đất sản xuất (Biểu đồ 2) (Nguyễn 
Thị Hà Giang, 2020). 
Biểu đồ 1: Nguyên nhân di cư 
của người Hmông
9 
32%
25%
20%
13%
7% 3%
Thiếu đất sản xuất
Cơ sở hạ tầng và môi 
trường
Đời sống kinh tế khó 
khăn
Đi theo gia đình
Ảnh hưởng của chính 
sách
Theo Đạo
74%
26%
Thiếu đất sản xuất
Do thiên tai
12%
34%
19%
16%
13%
6%
Tìm việc làm hoặc 
thu nhập cao hơn
Cơ sở hạ tầng và 
môi trường
Gần người 
thân, đoàn tụ gia 
đình
Kết hôn
Ảnh hưởng của 
chính sách
Học tập
Biểu đồ 2: Nguyên nhân di cư 
của người Dao
9 
32%
25%
20%
13%
7% 3%
Thiếu đất sản xuất
Cơ sở hạ tầng và môi 
trường
Đời sống kinh tế khó
khăn
Đi theo gia đình
Ảnh hưởng của c ính 
sách
Theo Đạo
74%
26%
Thiếu đất sản x ất
Do thiên tai
12%
34%
19%
16%
13%
6%
Tìm việc làm hoặc 
thu nhập cao hơn
Cơ sở hạ tầng và 
môi trường
Gần người 
thân, đoàn tụ gia
đình
Kết hôn
Ảnh hưởng của 
chính sách
Học tập
(Nguồn: Nguyễn Thị Hà Giang, 2020)
Ngoài thiếu đất sản xuất, việc không đáp ứng đủ lương thực, thiếu việc làm, thiếu vốn 
làm ăn, đã khiến đời sống kinh tế nhiều hộ người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gặp 
khó khăn. Khi được hỏi, có 20% người Hmông di cư đến Đam Rông (Biểu đồ 1) và 12% người 
Nùng, Tày, Thái (Biểu đồ 3) ở xã Tân Văn, huyện Lâm Hà trả lời di cư là để tìm cơ hội thuận lợi 
hơn về việc làm và thu nhập nhằm cải thiện kinh tế của gia đình (Nguyễn Thị Hà Giang, 2020)
Biểu đồ 3: Nguyên nhân di cư của người Nùng, Tày, Thái
9 
32%
25%
20%
13%
7% 3%
Thiếu đất sản xuất
Cơ sở hạ tầng và môi 
trường
Đời sống kinh tế khó 
khăn
Đi theo gia đình
Ảnh hưởng của chính 
sách
Theo Đạo
74%
26%
Thiếu đất sản xuất
Do thiên tai
12%
34%
19%
16%
13%
6%
Tìm việc làm hoặc 
thu nhập cao hơn
Cơ sở hạ tầng và 
môi trường
Gần người 
thân, đoàn tụ gia 
đình
Kết hôn
Ảnh hưởng của 
chính sách
Học tập
(Nguồn: Nguyễn Thị Hà Giang, 2020)
Cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống cũng là nguyên nhân trong nhóm di cư 
vì điều kiện sống. Trong nghiên cứu về di cư tự do đến Tây Nguyên, Nguyễn Duy Thụy (2016, 
tr.131) cũng cho rằng điều kiện dịch vụ xã hội kém và không đồng bộ ở các tỉnh miền núi phía 
82 Nguyễn Thị Hà Giang
Bắc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc di cư tự do của người dân tộc thiểu 
số. Chất lượng những dịch vụ xã hội thiết yếu cho cuộc sống như: cơ sở khám chữa bệnh, 
trường học, điện nước sinh hoạt, đường giao thông, trao đổi hàng hóa, chưa đáp ứng đầy 
đủ nhu cầu của người dân. 
Ở Lâm Đồng, các dịch vụ xã hội có phần thuận lợi hơn so với nơi xuất cư ở phía Bắc. Có 
tới 25% người Hmông ở xã Rô Men, huyện Đam Rông (trong tổng số 100 hộ được hỏi) và 34% 
người Nùng, Tày, Thái ở xã Tân Văn, huyện Lâm Hà di cư tới đây là do điều kiện cơ sở hạ tầng 
(Nguyễn Thị Hà Giang, 2020). Các dịch vụ xã hội ở Lâm Đồng cũng có phần thuận lợi hơn so 
với nơi xuất cư ở phía Bắc. Chẳng hạn, có 6% người Nùng, Tày, Thái đến xã Tân Văn, huyện Lâm 
Hà cho rằng, chuyển cư đến đây là để thuận lợi hơn trong việc học tập của con em. Ngoài ra, 
người Hmông, Tày, Nùng, Thái, di cư đến Lâm Đồng còn do môi trường tự nhiên. Ví như, có 
26% người Dao di cư đến vì điều kiện tự nhiên ở quê cũ không thuận lợi cho sản xuất và sinh 
hoạt (Biểu đồ 2) đã thúc đẩy họ ra đi tìm vùng đất mới (Nguyễn Thị Hà Giang, 2020). Nhóm 
nguyên nhân thứ hai như: tập quán cư trú, hôn nhân, chính sách, tôn giáo, cũng có tác động 
đáng kể đến quyết định xuất cư của các tộc người thiểu số phía Bắc vào Tây Nguyên. Trong đó, 
di cư theo người thân là một trong những nguyên nhân phổ biến của người Tày, Nùng, Thái, 
Hmông. Như đã trình bày ở trên, từ năm 1954 đã có bộ phận người dân tộc thiểu số miền núi 
phía Bắc di cư vào Lâm Đồng và hình thành một số vùng cư trú tập trung như ở Đức Trọng. 
Những người này đã trở thành nhân tố thúc đẩy các đợt di dân tự do rải rác trong nhiều năm 
sau đó. Sau khi chuẩn bị cơ sở vật chất, đất đai để sản xuất, ổn định cuộc sống, họ trở về đưa 
toàn bộ gia đình vào và sau đó là kéo theo anh em, họ hàng. Theo khảo sát, có tới 13% dân di 
cư người Hmông vào xã Rô Men, huyện Đam Rông là để được sống gần gia đình, làng xóm, 
tạo thành một cộng đồng thân thích; có 19% người Nùng, Tày, Thái di cư vào xã Tân Văn, Lâm 
Hà là để được gần người thân và đoàn tụ gia đình; 16% người Nùng, Tày, Thái di cư đến xã Tân 
Văn là do kết hôn (Nguyễn Thị Hà Giang, 2020). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn 
đến hiện tượng di cư cả làng ở các tộc người thiểu số phía Bắc vào Lâm Đồng, góp phần hình 
thành mạng lưới xã hội vững chắc cho cộng đồng người di cư. 
Một nguyên nhân khác tác động đến quyết định di cư của người dân tộc thiểu số miền 
núi phía Bắc đến Lâm Đồng có liên quan đến tôn giáo. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ xảy ra 
với những người theo đạo Tin Lành, đặc biệt là nhóm Hmông di cư tự do đến Đam Rông. Khi 
đến địa phương này, người Hmông tập trung sinh sống tại xã Rô Men và 100% (207 hộ) đều 
theo đạo Tin Lành. Theo số liệu điều tra, tuy không nhiều nhưng cũng có khoảng 3% người 
Hmông ở xã Rô Men, Đam Rông mong muốn di cư vào Tây Nguyên để dễ dàng hơn trong việc 
thực hành tôn giáo (Nguyễn Thị Hà Giang, 2020). 
4. Kết luận 
Trong lịch sử phát triển, Lâm Đồng là nơi thu hút mạnh mẽ các luồng dân di cư từ các nơi 
trong cả nước. Đặc biệt, từ sau năm 1975, với mục tiêu bố trí lại dân cư trong cả nước, ở Lâm 
Đồng đã chứng kiến những đợt di cư với số lượng lớn bao gồm cả di cư có kế hoạch và di cư 
tự phát. Sau khi chính sách xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng kết thúc (1987), di dân tự 
do trở thành dòng di dân chủ đạo trong giai đoạn sau. Trong dòng người di cư tự do đến Lâm 
Đồng, chiếm số lượng đáng kể là di dân của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bao gồm 
các dân tộc chính là Tày, Nùng, Mường, Hmông, Dao, 
Nhìn chung, di dân tự do đã bổ sung đáng kể nguồn nhân lực, giải quyết nguồn lao 
động thiếu hụt trong những lúc thời vụ như thu hoạch, sơ chế cà phê, rau màu, hoa,; thúc 
đẩy việc khai thác tài nguyên đất (đặc biệt tiềm năng đất đai ở những địa bàn vùng sâu, vùng 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (70) - 2021 83
xa khó khai thác); làm đa dạng cơ cấu lao động; Nói cách khác, di dân tự do đã đóng góp 
đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc di dân tự do cũng đã 
phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết. Để ổn định dân cư hướng đến phát triển kinh 
tế - xã hội bền vững, tỉnh Lâm Đồng cần có những chính sách phù hợp nhằm tăng cường công 
tác quản lý nhà nước về vấn đề di dân nhằm phát huy triệt để mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu 
cực của di dân tự do. 
Chú thích:
(1) Đây là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 
17/11/2004 của Chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía Bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của 
huyện Lạc Dương. Huyện có ranh giới giáp với huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và huyện Đắk Glong, 
tỉnh Đắk Nông và có quốc lộ 27 chạy qua kết nối với các tỉnh Tây Nguyên.
Tài liệu tham khảo
BCH Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2010). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1975 – 2005). Nxb 
Chính trị quốc gia. Hà Nội.
Công an tỉnh Lâm Đồng (2016). Báo cáo tình hình di cư tự do trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 
từ năm 2005 đến nay.
Đặng Nguyên Anh (2006). Chính sách di dân trong quá trong quá trình phát triển kinh tế - 
xã hội ở các tỉnh miền núi. Nxb Thế giới. Hà Nội.
Mạc Đường (chủ biên) (1983). Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng.
Nguyễn Thị Hà Giang (2018). Tư liệu điền dã: Quá trình di dân tự do của các dân tộc thiểu 
số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015. Khoa Lịch sử - Trường Đại học 
Đà Lạt.
Nguyễn Thị Hà Giang (2020). Tư liệu điền dã: Quá trình di dân tự do của các dân tộc thiểu 
số miền núi phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015. Khoa Lịch sử - Trường Đại học 
Đà Lạt.
Nguyễn Duy Thụy (2016). Di cư của người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ năm 1975 
đến năm 2015. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế 
hoạch năm 1997 - Phương hướng nhiệm vụ năm 1998 của Chi cục Di dân phát triển vùng kinh tế 
mới tỉnh Lâm Đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng.
Thủ tướng Chính phủ (1995). Về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và 
một số tỉnh khác. Truy xuất từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-
660-TTg-giai-quyet-tinh-trang-di-cu-tu-do-den-Tay-Nguyen-tinh-khac-41361.aspx
Trần Sỹ Thứ (1992). Một số vấn đề về dân số Lâm Đồng. Cục Thống kê Lâm Đồng.
Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1989). Những kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội Lâm 
Đồng. Lâm Đồng.
UBND huyện Bảo Lâm (2004). Báo cáo về tình hình Dân di dân tự do và lập Kế hoạch xin bổ 
sung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng để sắp xếp ổn định dân di dân tự do huyện Bảo Lâm.
UBND huyện Đam Rông (2017). Báo cáo tình hình dân di dân tự do trên địa bàn huyện 
Đam Rông.
UBND huyện Đức Trọng (1976). Phương án di dân nhằm phát triển sản xuất ổn định đời 
sống nhân dân.
84 Nguyễn Thị Hà Giang
UBND huyện Lạc Dương (2004). Báo cáo về dân di dân tự do.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1995). Báo cáo tình hình dân chuyển cư tự do đến Lâm Đồng từ năm 
1990 đến 30/6/1995.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1996). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch di dân phát triển vùng 
KTM năm 1996 và nhiệm vụ kế hoạch di dân ổn định kinh tế xã hội năm 1997.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1996). Báo cáo thực hiện công tác di dân phát triển vùng KTM năm 
1996 – Phương hướng nhiệm vụ năm 1997.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo đánh giá tình hình phân bố lao động dân cư xây 
dựng vùng KTM 1975 – 1996 và sắp xếp ổn định dân di dân tự do tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo Kết quả thực hiện công tác di dân phát triển vùng 
KTM tỉnh Lâm Đồng 9 tháng đầu năm 1997 – Phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo tình hình dân di dân tự do các tỉnh đến Lâm Đồng và 
triển khai chỉ thị 660/Ttg ổn định di dân tự do.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo tình hình phân bổ lao động dân cư xây dựng vùng 
KTM và sắp xếp ổn định di dân tự do tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo tình hình dân chuyển cư tự do đến Lâm Đồng và 
những biện pháp khắc phục ổn định dân cư.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1997). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác phân bổ lao 
động dân cư kinh tế mới tỉnh Lâm Đồng 1976 – 1996 và định hướng phân bố lao động 1997 – 2000.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1998). Báo cáo sơ kết thực hiện chỉ thị 660/Ttg về giải quyết tình 
trạng dân di cư tự do (1996 – 1998) của tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (1999). Báo cáo kế hoạch di dân phát triển vùng KTM tỉnh Lâm Đồng 
năm 1999.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2001). Địa chí Lâm Đồng. Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2002). Báo cáo Về việc giải quyết tái định canh định cư cho đồng 
bào dân tộc Mông từ các tỉnh di dân tự do vào Lâm Hà, Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2004). Kế hoạch định canh – định năm 2004.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2004). Tờ trình về việc xin bổ sung vốn năm 2004 đầu tư tái định 
canh định cư, ổn định đời sống dân di dân tự do đến tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2005). Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình di dân xây dựng 
vùng KTM 1991 – 2005 tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng (2015). Báo cáo kết quả đề tài NCKH “Tác động của di dân tự phát 
đến kinh tế - xã hội các cộng đồng bản địa tỉnh Lâm Đồng”.

File đính kèm:

  • pdfdi_cu_tu_do_cua_cac_toc_nguoi_thieu_so_mien_nui_phia_bac_den.pdf