Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Với triết lý “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi vậy, trong suốt cuộc đời

hoạt động của mình Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và với mong

muốn “ai cũng được học hành”. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục gắn liền với sinh mệnh

của đất nước, thịnh suy của dân tộc. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tối đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu

được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”P 1 F1P. “Không có

giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”P 2 F2P. Trước lúc đi xa,

Người căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan

trọng và cần thiết”P 3 F3P. Thật hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới, lại đặc

biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 1

Trang 1

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 2

Trang 2

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 3

Trang 3

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 4

Trang 4

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 5

Trang 5

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 6

Trang 6

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7100
Bạn đang xem tài liệu "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
áo dục và đào tạo 
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm này được cụ thể hoá 
trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (12-1996). 
 Đại hội lần thứ IX của Đảng (4-2001) là đại hội mở ra cho dân tộc Việt Nam bước 
vào thế kỷ XXI. Trên cơ sở khẳng định những kết quả đã đạt được và triển vọng của thế 
kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng 
đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều 
kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng 
kinh tế nhanh và bền vững. 
 Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) là đại hội diễn ra trong bối cảnh sự nghiệp 
đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 20 năm. Sự nghiệp đổi mới đã đạt được những 
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản 
5 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.503-505 
6 Hà Đăng (2006). Đổi mới là gì? Bắt đầu từ đâu? Trong cuốn Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, 
 Hà Nội, tr.29. 
220 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước. 
Đại hội đã nêu rõ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực 
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, 
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 
 Đại hội lần thứ XI của Đảng (01-2011) là đại hội đánh dấu sự thành công trong 
chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. 
Ở Đại hội này, Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới 
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội 
 7
hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”P7F .P Những quan điểm về đổi mới căn bản, toàn 
diện nền giáo dục Việt Nam mà Đại hội lần thứ XI nêu ra, được tiếp tục làm rõ trong 
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khoá XI (11-2013) về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
Đây là một nghị quyết thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và là 
một nghị quyết đánh dấu bước phát triển tư duy về giáo dục và đào tạo của Đảng ta. 
 Đại hội lần thứ XII của Đảng (01-2016) là đại hội diễn ra trong bối cảnh sự 
nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 30 năm. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa 
lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, 
sáng tạo. Ở Đại hội này, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo 
 8
dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực”P8F .P 
 Như vậy, qua các kỳ Đại hội của Đảng là những cái mốc đánh dấu quá trình đổi 
mới toàn diện ở nước ta, đồng thời làm rõ hơn thuật ngữ “đổi mới”. Tuy nhiên, cho đến 
nay, khó có thể có một định nghĩa duy nhất, chính xác tuyệt đối về đổi mới. Theo cách 
hiểu thông thường, đổi mới có nghĩa là thay cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn; là sự từ bỏ 
cách nghĩ và cách làm cũ không còn phù hợp, đưa ra cách nghĩ và cách làm mới phù 
hợp với yêu cầu của tình hình mới; là quá trình thay đổi từ thấp đến cao, từ thay đổi ít 
đến thay đổi căn bản, từ thay đổi từng bộ phận đến thay đổi toàn thể; là sự thay đổi có 
tính chất bước ngoặt của quá trình vận động; là sự kế thừa những yếu tố tích cực, những 
kết quả đã đạt được trước đây; là một đường lối chính trị; là một sự nghiệp cách mạng; 
đổi mới dẫn đến phát triển. 
 Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là thay đổi những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp 
thiết; là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa năng động, sáng tạo với trì trệ, bảo 
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 
 Hà Nội, tr.130-131. 
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự 
 thật, Hà Nội, tr.113. 
 221 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
thủ; tạo ra sự thay đổi có tính chất bước ngoặt cơ bản trong sự nghiệp trồng người ở 
nước ta. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới đồng bộ tất cả các yếu tố của 
hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đưa hệ thống đó ngày càng đạt trình độ cao hơn. Từ 
sự phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
là tạo sự thay đổi tích cực và mạnh mẽ trên tất cả các mặt nhằm nâng cao chất lượng và 
hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ 
quốc và nhu cầu học tập của mọi người - “để cho ai cũng được học hành”. 
 Trong công cuộc đổi mới đất nước, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 
Đảng ta ngày càng quan tâm hơn đến đổi mới giáo dục cho phù hợp với “hoàn cảnh 
mới”. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khoá XI đã chỉ rõ: 
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới tất cả các mặt từ quan 
điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều 
kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước 
đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, 
 9
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới tất cả các bậc học, ngành học”P9F .P Đây 
“là một việc rất quan trọng và rất cần thiết; rất to lớn, nặng nề, và phức tạp mà cũng 
rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra 
 10
những cái mới mẻ, tốt tươi”P10F .P Tư tưởng này là một trong những cơ sở lý luận để Đảng 
nêu lên quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của 
Đảng, Nhà nước và toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi 
 11
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”P1F .P Đây được coi là 
triết lý giáo dục quan trọng nhất của chúng ta hiện nay. 
 Giáo dục là công việc to lớn, nặng nề và phức tạp, là sự nghiệp của Đảng, Nhà 
nước và toàn dân, trong đó Đảng đóng vai trò lãnh đạo. Vì thế, để đảm bảo cho công 
việc này thắng lợi thì trước hết cần phải chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và 
sức chiến đấu của Đảng.. Trong Di chúc, Người căn dặn chúng ta rằng: “Ngay sau khi 
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công 
việc của toàn Đảng, toàn quân và của toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn 
gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã 
man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế 
hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý 
9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng 
 Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.119. 
10 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 498,505. 
11 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng 
 Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.119. 
222 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng , làm cho mỗi đảng viên, mỗi 
đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, 
toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy 
 12
chúng ta cũng nhất định thắng lợi”P12F .P 
 “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức 
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch, 
 13
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”P13F .P 
 Theo Người, làm cách mạng mà chỉ biết giác ngộ chính trị, tư tưởng và tăng 
cường sức mạnh tổ chức không thôi thì chưa đủ, còn phải thấm nhuần đạo đức cách 
mạng. Đạo đức là thành tố của văn minh, văn hóa. Bởi vậy, khi nói về Đảng, Người 
luôn nhấn mạnh rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “Cũng như sông có nguồn 
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. 
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không 
lãnh đạo được nhân dân”. 
 Đạo đức là cái gốc, gốc vững thì cách mạng mới thắng lợi; ngược lại, gốc yếu thì 
cách mạng thất bại. Vì vậy, một trong những nguy cơ của một Đảng cầm quyền là sự 
suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng và các thói tệ khác trong cán bộ, 
đảng viên. Đây chính là những thứ giặc nội xâm làm xói mòn niềm tin của dân đối với 
Đảng. Đảng “không sợ bất kể kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy”, Đảng chỉ 
sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng; bởi mất niềm tin của nhân dân là mất tất cả. Không 
có niềm tin của nhân dân sẽ không có thành công nào của Đảng. 
 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về đạo đức là yêu cầu bức thiết hiện nay. 
Bởi lẽ, “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp 
dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca 
 14
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”P14F .P Đây chính là 
lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta. 
 Thực hiện đúng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cách giữ gìn Đảng ta thật 
trong sạch; là cách để quyền lực không làm tha hóa Đảng, không làm biến chất đảng 
viên. Đây chính là cuộc chiến chống “nội xâm” đầy thử thách và cam go, chẳng kém gì 
cuộc chiến chống ngoại xâm. Chúng ta đã “đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ”, 
chúng ta phải tiếp tục chiến thắng “giặc nội xâm”. 
12 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.503. 
13 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.510. 
14 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.557-558. 
 223 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
 Chỉnh đốn Đảng để Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa sống 
còn. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho 
việc: “Giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ 
thật trung thành của nhân dân”. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: vào Đảng 
không phải để làm “quan cách mạng”; chớ lên mặt “quan cách mạng” ức hiếp nhân dân 
mà phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Thuấn nhuần đạo đức cách mạng sẽ tạo 
nên nền móng vững chắc để xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ 
chức; không những thế, thấm nhuần đạo đức cách mạng còn là nền tảng vững chắc của 
xây dựng Đảng về văn hóa - văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử trong Đảng. Yêu cầu của 
công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng trong tình hình mới đang đặt 
ra cho Đảng ta hiện nay là nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; thực 
hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh 
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những 
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ 
Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh”; phải “đánh bại giặc nội xâm”. Căn dặn của Bác về chỉnh đốn Đảng vẫn tươi 
nguyên giá trị đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. 
 Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện là mục tiêu tổng quát của đổi 
mới giáo dục hiện nay. Theo Hồ Chí Minh, con người toàn diện, tức là con người vừa 
hồng vừa chuyên - vừa có đức vừa có tài, vừa có năng lực vừa có phẩm chất tốt. Tài và 
đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đức là gốc. Vì thế, Đảng phải chăm lo 
giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Trong Di chúc, Người đã căn 
dặn chúng ta rằng: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái 
xung phong, không ngại khó khăn gian khổ, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo 
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội 
 15
chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên””P15F .P 
 Thế nhưng, do chúng ta chưa quán triệt đúng và đầy đủ tư tưởng này. Nên trong 
thực tế hiện nay, có không ít các cơ sở giáo dục chỉ quan tâm đến trình độ văn hóa, 
kiến thức và kỹ năng đơn thuần mà quên mất giáo dục đạo đức, nhân cách. Đây chính 
là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức từ gia đình, nhà 
trường đến xã hội. Ngay cả, một số đảng viên cũng có hiện tượng coi thường việc tu 
dưỡng đạo đức, nhân cách. Qua tổng kết về xây dựng Đảng, Văn kiện Đại hội XII đã 
thẳng thắn, công khai chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối 
15 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.498. 
224 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ 
 16
phận còn diễn biến phức tạp hơn”P16F .P 
 Những hạn chế, khuyết điểm đó làm giảm sút sức mạnh của Đảng; làm tổn thương 
tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là một nguy cơ lớn liên 
quan đến sự sống còn của Đảng, đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục và 
đào tạo. Chính vì vậy, khi nói đến giáo dục toàn diện, trước hết phải quán triệt được đức 
phải gắn với tài và đức là gốc. Đó là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta trong 
Di chúc của Người. 
 Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người, Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụ cho đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là: 
“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, 
trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, 
 17
lối sống, ý thức pháp luật và ý thức công dân”P17F .P 
 Đổi mới giáo dục và đào tạo xuất phát từ yêu cầu của xã hội, khi xã hội có những 
thay đổi nhất định thì đòi hỏi giáo dục cũng phải có những thay đổi tương ứng cho phù 
hợp. Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đạt kết quả cao hơn, hiệu quả tốt 
hơn thì chúng ta phải vận dụng sáng tạo và phát triển triết lý giáo dục Hồ Chí Minh 
trong điều kiện hoàn cảnh mới - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Di chúc của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá, chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng 
quan trọng, trong đó có nội dung tư tưởng về giáo dục. Tư tưởng đó là kim chỉ nam cho 
sự nghiệp trồng người ở nước ta. 
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự 
 thật, Hà Nội, tr.184-185. 
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng 
 Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.128. 
 225 

File đính kèm:

  • pdfdi_chuc_cua_chu_tich_ho_chi_minh_voi_su_nghiep_giao_duc_va_d.pdf