Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?

A. Tày. B. Mường. C. Ê-đê. D. Mnông.

2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối

quan hệ chính?

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng. B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.

C. Mối quan hệ giữa thiện và ác. D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.

3. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng thì mưa.”

A. tỏ B. sáng C. mờ D. tán

4. Hãy chọn đáp án đúng:

A. Năng nhặt chặt bị. B. Siêng nhặt chặt bị.

C. Năng nhặt đầy bị. D. Năng nhặt chặt túi.

5. “Mèo mả gà đồng” là:

A. thành ngữ. B. tục ngữ. C. câu đố. D. thần thoại.

6. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng

trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

A. lục bát. B. ngũ ngôn. C. song thất lục bát. D. tự do.

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 1

Trang 1

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 2

Trang 2

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 3

Trang 3

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 4

Trang 4

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 5

Trang 5

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 6

Trang 6

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 7

Trang 7

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 8

Trang 8

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 9

Trang 9

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 3740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
g cách từ khối tâm của con lắc đến 
trục quay và g là gia tốc trọng trường, có giá trị 9,8 m/s2. Đối với các đồng hồ quả lắc thông thường, 
các thông số này được điều chỉnh (khi chế tạo đồng hồ) để chu kì dao động của con lắc đúng bằng 2 
giây. 
97. Trong thời gian một tiết học (45 phút), số dao động mà con lắc đồng hồ thực hiện được là: 
 A. 720. B. 90. C. 1350. D. 2. 
98. Đơn vị trong hệ thống đo lường chuẩn quốc tế (SI) của đại lượng momen quán tính I là: 
 A. kg.m2. B. kg.m. C. kg/s. D. kg/s2. 
Nguồn điện+ -
1 2 3
Zn(NO3)2 1M AgNO3 1M Al(NO3)3 1M
PtPtPtPtPtPt
99. Con lắc được chế tạo có thông số kỹ thuật là tích Md bằng 0,02 kg.m và có chu kì là 2 s. 
Momen quán tính của con lắc đối với trục quay tính theo đơn vị trong hệ thống đo lường chuẩn 
quốc tế (SI) xấp xỉ là: 
 A. 2,00. B. 1,50. C. 0,15. D. 0,02. 
100. Gia tốc rơi tự do ở Mặt trăng nhỏ hơn ở Trái đất 6 lần. Nếu đưa con lắc đồng hồ có chu kì 2 s 
lên Mặt trăng thì chu kì dao động của nó sẽ có giá trị xấp xỉ bằng: 
 A. 4,9 s. B. 9,8 s. C. 3,2 s. D. 2,3 s. 
101. Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên khi ở chế độ hoạt động bình thường 
(chạy đúng giờ), cơ năng của con lắc bị tiêu hao 0,965.10-3 J trong mỗi chu kì dao động, Năng 
lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) xấp xỉ bằng: 
 A. 144 J. B. 1.250 J. C. 3.891 J. D. 415 J. 
102. Cách bổ sung năng lượng để duy trì dao động của con lắc đồng hồ là sử dụng pin (loại nhỏ, 
thường là pin tiểu AA). Một pin AA có điện áp 1,5V cung cấp một điện lượng vào khoảng 
1.000 mA.h (mili-ampe giờ). Năng lượng do pin cung cấp được tính bằng tích số của hai thông 
số này. Giả sử ngày lắp pin loại nêu trên là ngày 1 tháng 1. Pin này sẽ cạn năng lượng (và do đó 
cần phải thay pin mới để đồng hồ hoạt động bình thường) vào khoảng: 
 A. Tháng 3. B. Tháng 5. C. Tháng 7. D. Tháng 9. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 108 
Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN. 
Sau đó, tiền mARN được gắn mũ 5’P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA tạo mARN trưởng 
thành, di chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5’, 
nhánh A, trình tự cắt đầu 3’. Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự: 
(1) Cắt trình tự 5’. 
(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A. 
(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron. 
Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền 
mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, 
có thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền 
mARN bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - 
intron 2”, tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều loại 
mARN trưởng thành từ một gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit. Điều này cho thấy vai trò 
quan trọng của intron trong quá trình tiến hóa. 
103. Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành? 
 A. Cắt intron và nối các êxôn. B. Gắn đuôi polyA. 
 C. Gắn mũ 5’P. D. Cuộn xoắn với protein Histon. 
104. Kết quả của quá trình ghép nối thay đổi một tiền mARN là: 
 A. tạo nhiều loại mARN trưởng thành. B. tạo 1 loại mARN trưởng thành. 
 C. tạo 1 loại polipeptit. D. tăng hiệu suất phiên mã của một gen. 
105. Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 3’ của intron; (2) Cắt trình tự 5’ của intron; (3) Nối đầu 5’ 
của intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron. Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là: 
 A. 1 2 3 4. B. 2 1 3 4. C. 2 3 1 4. D. 3 2 1 4. 
106. mARN trưởng thành được tạo ra theo kiểu ghép nối thứ 2 trong ví dụ trên, có thành phần là 
 A. êxôn 1 – êxôn 2 – êxôn 3. B. êxôn 1 – intron 2 – êxôn3. 
 C. êxôn 1 – êxôn 3. D. intron1 – êxôn 3. 
107. Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron 3 - êxôn 4”. 
Giả sử chiều dài intron và êxôn bằng nhau và bằng 340A0. Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ 
đoạn ARN dài tối đa 1.020A0. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN 
trưởng thành? 
Bài Thi Mẫu - Trang 12 - Bài Thi gồm 15 trang 
 A. 2. B. 3. C. 4. D.1. 
108. Từ quá trình ghép nối thay đổi có thể kết luận rằng: Số loại protein trong cơ thể nhân thật: 
 A. nhiều hơn số loại gen mã hóa tương ứng. B. ít hơn số loại gen mã hóa tương ứng. 
 C. bằng số loại gen mã hóa tương ứng. D. bằng số loại tiền mARN tương ứng. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 
Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra 
dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các 
tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, 
giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh. 
Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 
47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước 
ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và 
thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm 
việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác. 
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và 
thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi 
tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó 
với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm 
việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra 
đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn 
định thu nhập và nghèo (Stark 1991). 
(Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016, Nguồn: Nhóm ngân hàng thế giới) 
109. Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình? 
 A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích. B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở. 
 C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người. D. Thực hiện các chính sách khuyến nông. 
110. Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo 
dục là: 
 A. 45-55%. B. 11-15%. C. 30-44%. D. 14-20%. 
111. Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do: 
 A. chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn. B. các yếu tố bất ổn định về việc làm. 
 C. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. D. chính sách phát triển đô thị. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 
Hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch của khu vực Đông Nam 
Á. Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. 
Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. 
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng. Về địa hình: có 
nhiều cảnh quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, 
hơn 200 hang động, các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha 
- Kẻ Bàng... Về tài nguyên sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, 8 
khu dự trữ sinh quyển thế giới 
Về tài nguyên du lịch nhân văn, tính trên cả nước có 4 vạn di tích trong đó có hơn 2.600 di 
tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di 
tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn các di sản văn hóa phi vật thể thế 
giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 
 (Nguồn trích dẫn: SGK Địa lí lớp 12 và Internet). 
112. Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm: 
 A. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. 
 B. Quần thể di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long. 
Bài Thi Mẫu - Trang 13 - Bài Thi gồm 15 trang 
 C. Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. 
 D. Thánh địa Mỹ Sơn và Quần thể di tích Cố đô Huế. 
113. Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là: 
 A. tài nguyên địa hình và tài nguyên sinh vật. 
B. tài nguyên lễ hội và tài nguyên tự nhiên. 
C. tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. 
D. tài nguyên nhân văn và tài nguyên di sản. 
114. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết thành phố nào có đến hai di sản được UNESCO công nhận? 
 A. Thành phố Hạ Long. B. Thành phố Huế. 
 C. Thành phố Hà Nội. D. Thành phố Hội An. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117 
Tại Hội nghị Yalta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí 
thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). 
Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco 
(Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ). 
Ngày 24-10-1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính 
thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ 
chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. 
Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế 
giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14-7-2011. 
LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau: 
 Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
 Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 
 Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 
Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, 
tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban 
thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức 
của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành 
viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào 
Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) 
nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này. 
115. Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu? 
 A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. 
116. LHQ được thành lập vào thời điểm nào? 
 A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai. 
 B. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ. 
 C. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. 
 D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
117. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ 
ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm 
nguyên tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc? 
 A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
 B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 
 D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 
Bài Thi Mẫu - Trang 14 - Bài Thi gồm 15 trang 
Bài Thi Mẫu - Trang 15 - Bài Thi gồm 15 trang 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) ra đời 
trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX. 
Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong 
điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát 
triển. Đồng thời, họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, 
nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương đang bị sa lầy. 
 Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những 
thành công của Khối thị trường chung châu Âu có tác động cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách 
liên kết với nhau. 
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái 
Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. 
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung 
giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực 
còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị 
cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và 
hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li). 
 Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng 
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ 
lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác 
phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải 
thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề 
Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. 
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng. 
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt 
Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên của 
ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mi-
an-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999). 
Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN 
thành một cộng đồng vững mạnh. 
118. Đến năm 1992, số nước thành viên của tổ chức ASEAN là: 
 A. 5 nước. B. 6 nước. C. 8 nước. D. 10 nước. 
119. Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, những nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo? 
 A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan. 
 B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin. 
 C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Phi-líp-pin. 
 D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây. 
120. Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN muộn (vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX) vì: 
A. các nước này giành được độc lập muộn. 
B. nền kinh tế của các nước này có trình độ phát triển thấp. 
C. Việt Nam và Lào phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. 
D. bấy giờ “vấn đề Cam-pu-chia” đã được giải quyết. 
--------------- HẾT --------------- 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_mau_ky_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_p.pdf