Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 14 (Có đáp án)
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nuôi ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”
A. lợn B. gà C. bò D. cá
2. Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
A. Nỗi lo âu cho đất nước của tác giả.
B. Nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.
C. Nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình của tác giả.
D. Niềm xót thương cho những người “tài hoa bạc mệnh”.
3. “Cảm ơn bà biếu gói cam/ Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? /Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Phải chăng
khổ tận đến ngày cam lai?”
(Hồ Chí Minh)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:
A. Lục bát B. Song thất lục bát C. 5 tiếng D. 7 tiếng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 14 (Có đáp án)
nổi bật của 4 khu vực đồi núi nước ta Cách giải: Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam là địa hình có sự tương phản rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây: phía đông là khối núi cực Nam Trung Bộ và khối núi Kon Tum cao đồ sộ sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng nhỏ hẹp; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan rộng lớn, tương đối bằng phảng. Chọn B. 85. A Phương pháp: Liên hệ hiểu biết thực tế Cách giải: Hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta từ Tết nguyên đán đến nay là hiện tượng mưa đá. Hai đợt mưa đá lớn nhất là: - Đợt 1 vào đêm giao thừa ngày 30 và mùng 1 Tết: diễn ra ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, - Đợt 2: trong đêm 2/3 và ngày 3/3, mưa đá xuất hiện trên địa bàn các tỉnh vùng núi phía bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và Lai Châu. Chọn A. 86. A Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta: Nền nông nghiệp nhiệt đới (trang 88 sgk Địa 12) Cách giải: “Mùa nào thức nấy”: câu ca dao trên cho thấy sự phân hóa khí hậu có ảnh hưởng cơ bản đến cơ cấu mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Mỗi mùa có đặc điểm thời tiết riêng sẽ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển nhất định, gọi là đặc trưng mùa vụ. Ví dụ: miền Bắc nước ta mùa đông khí hậu lạnh nên rau quả vụ đông như xà lách, su hào, cà chua, khoai tây trong mùa này được gọi là đúng mùa; mùa hè có các loại rau quả như: nhãn, vải, mướp, rau muống, rau đay Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại rau quả còn có thể sản xuất trái vụ hoặc quanh năm, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên sử dụng thực phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo độ ngon và chất lượng. Chọn A. 87. C Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (10/1974) quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược, lực lượng địch ở đây mỏng, nhiều sơ hở. Chọn C. 88. B Phương pháp: Phân tích. Cách giải: - Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ chính sự vật, sự việc, vấn đề, là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển hay suy vong của sự vật, sự việc, vấn đề. => Yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á, châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Ý thức độc lập dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. - Nguyên nhân khách quan: xuất phát từ bên ngoài sự vật, sự việc, vấn đề, nó tồn tại khách quan và có những tác động nhất định đến sự hình thành, phát triển hay suy vong của sự vật, sự việc, vấn đề. => Các đáp án A, C, D là những yếu tố khách quan => loại. Chọn B. 89. A Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95. Cách giải: Từ phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta rút ra bài học về về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất. Chọn A. 90. B Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Vận động cải cách văn hóa – xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với hiện nay, đặc biệt là vấn đề: - Tự cường dân tộc: Phan Châu Trinh: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển làm nghề thủ công, nghề làm vườn. => Hiện nay cần: phát triển thực lực kinh tế của đất nước. Bởi kinh tế có mạnh thì nước mới mạnh, chính trị, xã hội mới ổn định. - Nâng cao dân trí: Phan Châu Trinh: mở trường dạy học theo lối mới. => Hiện nay, chú trọng giáo dục – coi đó là quốc sách hàng đầu. Dân trí tăng sẽ là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến. - Bồi dưỡng sức dân: Phan Châu Trinh: thực hiện chính sách cải cách văn hóa – xã hội, trong đó có trang phục lối sống. => Hiện nay cần: thực hiện các chính sách, chế độ xã hội tiến bộ, dân chủ đối với nhân dân, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Chọn B. 91. C Phương pháp: Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Cách giải: Điện phân dung dịch CuSO4 với catot (-) làm bằng graphit, anot (+) làm bằng Cu: Catot (-): Cu2+ + 2e → Cu Anot (+): 2H2O → 4H+ + O2 + 4e Chọn C. 92. B Phương pháp: - Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào. Từ đó xác định lượng Cu. - Viết bán phản ứng tại các điện cực. - Áp dụng định luật bảo toàn electron để tính lượng O2 sinh ra ở anot ⟹ Thể tích khí thu được ở anot. Cách giải: Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào. → nCu = 28,8 = 0, 45(mol) 64 Xét các điện cực: *Catot (-): Do trong quá trình điện phân không thấy khí thoát ra ở catot nên H2O không bị điện phân tại catot. Cu2+ + 2e → Cu *Anot (+): Ion SO4 2- không bị điện phân nên H2O bị điện phân. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e Áp dụng bảo toàn e: ne(catot) = ne(anot) 2nCu = 4nO nO2 = 1 n 2 Cu = 1 .0, 45 = 0, 225(mol) 2 Thể tích khí O2 thoát ra tại anot là: VO2 = 0, 225.22, 4 = 5,04(l) Chọn B. 93. D Phương pháp: - Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa; catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. 2 - Khi điện phân dung dịch sử dụng kim loại làm cực dương trùng với ion kim loại bị điện phân thì sẽ xảy ra hiện tượng dương cực tan. Cách giải: - Tại catot xảy ra bán phản ứng: Cu2+ + 2e → Cu - Tại anot xảy ra bán phản ứng: Cu → Cu2+ + 2e (cực dương tan dần nên được gọi là hiện tượng dương cực tan). Chọn D. 94. A Phương pháp: Cách giải: Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức chất có màu tím. Chọn A. 95. B Phương pháp: Dựa vào thông tin: Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng hoặc gặp các axit, bazơ và một số muối. Cách giải: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc thêm các axit, bazơ và một số muối.vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Do vậy cả hai ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng. Chọn B. 96. B Phương pháp: Dựa vào kĩ năng thực hành thí nghiệm và thông tin về protein cho bên trên để kết luận được nhận định đúng hay sai. Cách giải: A. Đúng, sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam. B. Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure. C. Đúng, phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit –CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím. D. Đúng, cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. Chọn B. 97. Cách giải: Voi có khả năng cảm nhận được hạ âm phát ra từ động đất → B đúng Chọn B. 98. Phương pháp: Thời gian sóng truyền: Cách giải: t = L v Thời gian sóng ngang truyền là: t = L = L vn 5000 Thời gian sóng dọc truyền là: t = L = L vd 8000 Khoảng thời gian giữa hai tín hiệu là: t = t − t 240 = L − L L = 3, 2.106 (m) = 3200 (km) n d 5000 8000 Các peptit có từ 3 gốc α-aminoaxit trở lên trong phân tử tham gia phản ứng màu biure. n d f = Chọn D. 99. Phương pháp: − t Độ phóng xạ: H = H0 .2 T Cách giải: Độ phóng xạ của mẫu thực vật là: − t − t H = H0 .2 T 0, 233 = 0, 255.2 5700 t = 742 (năm) Năm xảy ra động đất là: 1979 − 742 =1237 Chọn B. 100. D. Cách giải: Máy bộ đàm hoạt động nhờ phát và thu sóng vô tuyến. → D đúng Chọn D. 101. C. Tần số thu được: f = Cách giải: 1 2 LC Tụ điện có điện dung: 0,115.10 −12 F C 0,158.10−12 F 1 2 1.10−6.0,115.10−12 f 2 1 1.10 −6 .0,158.10 −12 470.106 f 400.106 (Hz) 400 f 470 (MHz) Chọn C. 102. A. Phương pháp: Tần số máy thu được: f = 1 2 LC Bước sóng máy thu được: = c f Cách giải: Tần số máy thu được trong lần đầu và lần thứ hai là: 1 2 1 L C 1 1 1 L + L = + 1 1 2 f 2 f 2 f = 1 2 2 2 L2C Tần số máy thu được trong lần thứ ba là: f 3 f = 1 (L + L ) = 1 + 1 = 1 3 2 (L + L )C 1 2 f 2 f 2 f 2 1 2 1 + 1 1 2 3 = 1 f 70.106 (Hz) = 70 (MHz) (110.106 ) 2 (90.106 ) 2 2 3 c 3.10 8 Bước sóng mà bộ đàm thu được lần thứ ba là: = = f 70.10 6 = 4, 28 (m) Chọn A. 103. C Phương pháp: Thí nghiệm làm tiêu bản NST (SGK Sinh 12 trang 31) Cách giải: Trình tự đúng là: (I). Đưa tinh hoàn của châu chấu lên phiến kính. (IV). Tách bỏ mỡ xung quanh tinh hoàn. (III). Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong 15- 20 phút. (II). Dùng ngón tay ấn nhẹ lên bề mặt lá kính phá vỡ tế bào để NST bung ra. Chọn C 104. A Phương pháp: Ở châu chấu con đực là XO; con cái là XX Cách giải: Do cặp NST giới tính của châu chấu đực là XO , có 23 NST → 2n = 24. Chọn A. 105. A Các tế bào trên là tế bào tinh hoàn của châu chấu, châu chấu đực có bộ NST 22A + XO = 23 NST (A kí hiệu cho NST thường, bộ NST giới tính là XO) Khi quan sát tiêu bản ta có thể thấy được 1 số tế bào đang trải qua các kì của giảm phân, nguyên phân. Ta không thể quan sát thấy trong 1 tế bào có 24 NST kép vì số NST tối đa của tế bào là 23. Chọn A 106. C Việc bổ sung 271 con gà từ các quần thể lớn khác là ví dụ về nhập gen. Chọn C 107. B Nếu không tác động gì vào quần thể này thì kết quả của quá trình biến đổi này là số lượng cá thể của quần thể giảm dần và có thể dẫn tới tuyệ chủng. Chọn B 108. B Khi kích thước quần thể nhỏ: + Các cá thể ít hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (5) + Khả năng gặp nhau của cá thể đực và cái thấp → khả năng sinh sản giảm (2) + Giao phối gần làm suy giảm đa dạng di truyền của quần thể (3) Chọn B 109. A Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1, chú ý từ khóa “điều kiện tự nhiên” Cách giải: - Bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản => loại B - Mạng lưới sông ngòi kênh rạch => chỉ cung cấp 1 phần nhỏ thủy sản cho đánh bắt (so với nguồn lợi hải sản vùng biển là rất ít) => loại C - Nhu cầu thị trường là điều kiện kinh tế - xã hội => loại D - Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú (hàng nghìn loài cá, hàng trăm loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao), vùng biển rộng lớn với 4 ngư trường trọng điểm tập trung các bãi tôm bãi cá lớn. Chọn A. 110. B Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2, chú ý từ khóa “nâng cao năng suất”, “đánh bắt xa bờ” Cách giải: Biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta hiện nay là đầu tư phương tiện đánh bắt và tàu thuyền hiện đại với công suất lớn, đảm bảo cho ngư dân yên tâm bám biển dài ngày ngoài khơi xa; đồng thời giúp bảo quản thủy sản tươi hơn. Chọn B. 111. D Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin cuối kết hợp liên hệ kiến thức thực tiễn. Cách giải: Vai trò của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta trong tình hình hiện nay ở nước ta là: - Khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, do vùng biển xa bờ nước ta có trữ lượng hải sản giàu có và còn nhiều. => A đúng - Việc đánh bắt xa bờ cũng góp phần bảo vệ vùng biển và thềm lục địa, khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với vùng biển đảo nước ta. => B đúng - Trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ đang dần cạn kiệt, việc khuyến khích đánh bắt xa bờ sẽ giúp bảo vệ nguồn lợi ven bờ, bảo vệ tài nguyên. => loại C - Việc đánh bắt xa bờ không có tác động giúp nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản (việc nâng cao giá trị thủy sản phụ thuộc vào công nghệ Chọn D. 112. C Phương pháp: Đọc kĩ nhiệm vụ số 2 Cách giải: Chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản – lúa gạo – cây ăn quả. Chọn C. 113. D Phương pháp: Đọc kĩ dữ liệu và phân tích, đánh giá Cách giải: Các nhiệm vụ nằm trong chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với b - Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (thuộc nhiệm vụ 1) => loại A - Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp (thuộc nhiệm vụ 3) => loại B - Quy hoạch phát triển thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất (thuộc nhiệm vụ 6) => loại C - Nhiệm vụ 6 là củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; không phải là xây dựng mới hệ thống đê sông đê biển ở vùng => D sai Chọn D. 114. B Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin ở nhiệm vụ số 2 Cách giải: Mô hình sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. Chọn B. 115. A Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Tháng 3/1921, Đảng Bôsêvích Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. Chọn A. 116. B Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Chọn B. 117. D Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay: - Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế. - Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ. - Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế. Chọn D. 118. D Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp, sắp xếp. Cách giải: 3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (9/1975). 2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn (từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975). 1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). Chọn D. 119. A Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội (từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976) đã thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Chọn A. 120. C Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975 đã tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. Chọn C. ----HẾT----
File đính kèm:
- de_luyen_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho.pdf