Đề cương ôn thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn tập nội dung kiến thức Lịch sử lớp 10 theo sách giáo khoa ban cơ bản (thực hiện giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo), tập trung chủ yếu vào các nội dung chủ yếu sau:
PHẦN 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.
Thời kì
Nội dung kiến thức cần nắm vững
THỜI KÌ DỰNG NƯỚC ĐẦU TIÊN
(Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X) - Thấy được sự hình thành của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam:
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở Bắc Việt Nam.
+ Khoảng những thế kỉ đầu công nguyên, quốc gia Lâm Ấp - Cham pa ra đời và phát triển ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay.
+ Khoảng những thế kỉ đầu công nguyên quốc gia Phù Nam hình thành ở vùng Tây Nam Bộ.
- 179 TCN nước ta rơi vào ách thống trị của Triệu Đà, sự kiện này mở đầu cho quá trình PK phương Bắc đô hộ nước ta.
- Cùng với đó là quá trình đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lí Bí, Khúc Thừa Dụ, và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
đầu thế kỉ XIX - Sự thành lập nhà Nguyễn . - Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta dưới vương triều Nguyễn. PHẦN 2: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI. Thời kì Nội dung kiến thức cần nắm vững Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII - Ở châu Âu và Mĩ bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: + Cách mạng tư sản Anh (1642). + Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Cách mạng tư sản Pháp (1789). - Các em cần tìm hiểu và nắm được: + Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp bùng nổ của các cuộc cách mạng. + Lập niên biểu diễn biến của các cuộc cách mạng. + Kết quả - ý nghĩa. + Tính chất của cách mạng. => Rút ra và hiểu được khái niệm: Thế nào là Cách mạng tư sản. Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Tình hình các nước Âu – Mĩ trong giai đoạn lịch sử với các nội dung sau: + Nguyên nhân- điều kiện, diễn biến và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệpAnh. + Thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Phong trào công nhân: + Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân: Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của ĐCS. + Hoạt động bước đầu và vai trò của Lê – Nin trong phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX. B. KẾT CẤU CỦA BÀI KIỂM TRA. Bài kiểm tra gồm có 2 phần: - Phần trắc nghiệm khách quan (5.0 điểm). - Phần tự luận (5.0 điểm). C. GỢI Ý MỘT SỐ BÀI TẬP 1.Phần trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào? Nhà Lý. Nhà Trần. Nhà Lê Sơ. Nhà Đinh – Tiền Lê. Câu 2. Một trong những điểm tiến bộ trong bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông so với các triều đại trước là Bỏ chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển. Giúp vua trị nước có Tể tướng và một số đại thần. Giúp vua trị nước là ba ban: văn ban, võ ban, tăng ban. Giúp việc cho vua là các Xã quan. Câu 3. Sự kiện nào dưới đây đã mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta? Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách năm. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Câu 4. Chính sách đối ngoại của nhà Mạc gây hệ quả gì đối với đất nước? A. Góp phần làm yên mặt Bắc. B. Nâng cao vị thế của nhà Mạc trước nhà Minh. C. Đẩy mạnh quan hệ thương mại với nhà Minh. D. Làm cho nhân dân bất bình, mất lòng tin vào triều đình. Câu 5. Công cuộc cải cách hành chính ngày nay của VN nên kế thừa kinh nghiệm gì từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông? Kiện toàn lại bộ máy nhà nước ở địa phương. Kiện toàn lại bộ máy nhà nước ở trung ương. Kiện toàn lại các cơ quan hành chính. D. Kiện toàn bộ máy nhà nước, phân công rõ ràng, tránh chồng chéo. Câu 6: Chiến thắng Bạch Đằng (1288) có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh tan quân Mông- Nguyên giành độc lập hoàn toàn. B. Đập tan mộng xâm lược của quân Mông- Nguyên. C. Dập tắt mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống. D. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 7: Cho các dữ liệu: 1. Kháng chiến chống Tống thời Lý. 2. Kháng chiến chống thời Tiền Lê. 3. Khởi nghĩa Lam Sơn. 4. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Sắp xếp theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện. A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,1 C. 2,1,4,3 D. 3,4,1,2. Câu 8: Tên dòng sông đã 3 lần ghi danh trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc? A. Sông Như Nguyệt C. Sông Bạch Đằng B. Sông Lục Đầu D. Sông Kinh Thầy Câu 9:Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương nào? A. “vườn không nhà trống” B. “Nhà nhà giết giặc, người người giết giặc” C. “tiên phát chế nhân” D. “kết hợp 3 thứ quân: cấm quân, ngoại binh, hương binh” Câu 10: Kế sách được nhà Trần thực hiện nhuần nhuyễn trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là A. “tiên phát chế nhân” B. “vườn không nhà trống” C. “ngụ binh ư nông”. D. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Câu 11: Chủ trương của Lý Thường Kiệt “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” gọi là gì? A. Binh thư yếu lược B. Tiên binh, quân mạnh C. Tiên phát chế nhân D. Tiên phát binh Câu 12: “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ” Đoạn thơ trên nói về sức mạnh của: A. quân đội nhà Lý. B. nghĩa quân Lam Sơn. C. nghĩa quân Tây Sơn. D. quân đội nhà Trần. Câu 13: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” Hàm ý của Trần Quốc Tuấn trong câu nói trên là gì? A. Tướng là cha, quân là con, tướng lệnh là quân phải vâng mệnh. B. Tướng và quân nghĩa như cha con, gian khó đồng lòng. C. Tướng và quân phải đồng lòng đánh giặc. D. Tướng và quân là cha và con, sướng khổ đồng tâm. Câu 14: Ý kiến nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên? A. Nhờ sự giúp đỡ của nước láng giềng như Champa. B. Nhờ có đường lối kháng chiến đúng đắn. C. Nhờ có sự đoàn kết một lòng của nhân dân bên cạnh triều đình. D. Nhờ có sự lãnh đạo của vua Trần và các tướng lĩnh tài giỏi. Câu 15: Cho các sự kiện sau 1. Trận Đông Bộ Đầu 2. Trận Chương Dương, Hàm Tử 3. Hội nghị bến Bình Than 4. Trận đánh trên sông Bạch Đằng Sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian. A. 1,2,3,4 B. 1,3,2,4 C. 3,1,2,4 D. 2,1,3,4 Câu 16. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Là những hành động tàn bạo của giặc xâm lược nào? Mông-Nguyên B. Tống C. Minh D. Thanh Câu 17.Trước nguy cơ bị nhà Tống xâm lược (981), nhà Đinh đã có quyết định gì nhằm bảo vệ đất nước? A. Tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến B. Chủ động đánh quân Tống trên đất Tống C. Chủ động phòng thủ lập phòng tuyến đợi giặc D. Ra lệnh cho nhân dân thực hiện chiến thuật “vườn không nhà trống” Câu 18.Điểm giống nhau trong nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV? Lãnh đạo Tinh thần đoàn kết Nghệ thuật quân sự Yếu tố chủ quan Câu 19.Tình trạng chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI-XVIII, thực chất là A. sự chia cắt về mặt lãnh thổ. B. sự hình thành 2 nhà nước. C. sự hình thành 2 quốc gia riêng biệt D. sự chia cắt về lãnh thổ với 2 chính quyền riêng biệt Câu 20. Gianh giới phân chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng ngoài là sông Gianh thuộc tỉnh nào? Quảng Bình B. Quảng Ngãi C. Quảng Nam D. Quảng Trị Câu 21: Con sông nào được lấy làm ranh giới phân chia Đàng trong, Đàng ngoài? A. Sông Gianh B. Sông Lam. C. Sông Hương D. Sông Bến Hải Câu 22. Nhiệm vụ của PT Tây Sơn trong những năm 1786-1789 là đánh đổ tập đoàn PK Lê – Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước. kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm. kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. Xây dựng vương triều Tây Sơn. Câu 23. Nghĩa quân Tây Sơn có vai trò gì đối lịch sử dân tộc? Bước đầu thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm. Kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. Xây dựng vương triều Tây Sơn. Câu 24. Khẩu hiệu của Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Đàng Ngoài là gì? “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh” “Phù Lê diệt Trịnh”. “Phù Trịnh diệt Lê”. Câu 25. Ý nào không phải là chính sách của Vương triều Tây Sơn? Thực hiện chế độ quân điền Ban chiếu kêu gọi nhân dân sản xuất, lập sổ hậu khẩu Tổ chức lại giáo dục thi cử Đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, Lào, Chân Lạp Câu 26. Ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa là chiến thắng quân Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. đánh tan 29 vạn quân Thanh đánh tan 5 vạn quân Xiêm lật đổ tập đoàn Lê- Trịnh, thống nhất đất nước Câu 27. Lời hiểu dụ của Quang Trung “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng” có ý nghĩa gì? giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc bảo vệ truyền thống để tóc dài bảo vệ tục nhuộm răng đen bảo vệ tục ăn trầu, nhuộm răng Câu 28.. Nghệ thuật “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ” của Quang Trung được vận dụng trong chiến dịch lịch sử nào? Chiến dịch Điện Biên Phủ B. Chiến dịch Tây Nguyên C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng D. Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 29. Điểm khác trong cách kết thúc chiến tranh của Nguyện Huệ với các cuộc chiến tranh ở các thế kỉ X-XV? truy đuổi quân giặc đến cùng kết thúc chiến tranh trong hòa bình “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa thuyền cho quân giặc Đưa thư cầu hòa Câu 30. Xã hội ngày nay cần phải duy trì mặt tích cực nào của Nho giáo? Tôn ti, trật tự trong xã hội Chú trọng khoa học kinh sử Tư tưởng trung quân ái quốc Bảo vệ giai cấp thống trị Câu 31. Điểm tích cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn là Giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục. Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây. Câu 32. Chính sách “đóng cửa” của nhà Nguyễn tác động như thế nào đối với nền kinh tế nước ta? Nghèo nàn lạc hậu, cô lập. Mất cân đối giữa nông nghiệp và công thương nghiệp. Có bước phát triển Lệ thuộc vào bên ngoài. Câu 33. Điểm mới trong chính sách đối ngoại thời Minh Mạng so với thời Gia Long? Khước từ dần quan hệ đối với các nước phương Tây Đặt quan hệ thân thiện với các nước phương Tây. Thực hiện chính sách "mở cửa"để quan hệ với phương Tây. Thi hành chính sách tương đối cởi mờ đối với các nước phương Tây. Câu 34. Ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với nước ta hiện nay? Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính. Tinh giảm bộ máy hành chính. Nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước. Nâng cao hiệu quả trong quản lí dân cư. Câu 35. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì? A. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội của vua Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại. B. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử. C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ. D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Câu 36. Vua Sac –lơ I bị xử tử ,đánh dấu giai đoạn nào của cách mạng tư sản Anh? A. Mở đầu. B. Phát triển. C. Đỉnh cao. D. Thoái trào. Câu 37. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới, vì nó: A. Báo hiệu một thời kì mới- thời kì cách mạng tư sản. B. Mở ra một thời kì mới- thời kì của các cuộc cách mạng tư sản. C. Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. D. Đánh dấu hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu. Câu 38. Xác định điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ. B. Đều mở đường cho sự phát triển của CNTB. C. Đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo. D. Đều xoá bỏ các tàn dư phong kiến. Câu 39. Trong Cách mạng tư sản Pháp, lực lượng chủ yếu tham gia đấu tranh và quyết định hình thái của cách mạng là A. công nhân và nông dân. B. nông dân và binh lính, C. quý tộc mới và tư sản. D. quần chúng nhân dân. Câu 40. Trong các biện pháp sau của phái Gia – cô – banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân? A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân 2. Phần tự luận: Bài tập 1: Những cơ sở và điều kiện nào đưa tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Những nét cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc biểu hiện như thế nào? Gợi ý trả lời: - Những cơ sở và điều kiện nào đưa tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang. + Điều kiện kĩ thuật.: + Kinh tế..: + Xã hội ... + Nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi. + Nhu cầu chống ngoại xâm. Trước nhu cầu trị thuỷ làm thuỷ lợi, nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu quản lí xã hội, nhu cầu chống ngoại xâm. VII TCN nhà nước Văn Lang đã ra đời. - Nét cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc được biểu hiện: + Ăn: nguồn lương thực chính là thóc, gạo, khoai, sắn... + Ở nhà sàn.. + Phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình.... Bài tập 2: Phong trào đấu tranh chống phong kiến phương Bắc diễn ra từ những năm 40 cho đến đầu thế kỉ X. Em hãy: - Trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? - Nhận xét về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Gợi ý trả lời: - Từ những năm 40 cho đến đầu thế kỉ X trên khắp nước ta đã diễn ra các cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (Khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa). + Khởi nghĩa Lí Bí (542) (Khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa). + Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905) (Khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa). + Chiến thắng Bạch Đằng (938) (Khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa). - Nhận xét về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc: + Về quy mô: + Về thời gian. + Về kết quả:.. + Về ý nghĩa:.. Bài tập 3: Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông? Hướng dẫn trả lời: - Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông: + Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí, Trần. + Sơ đồ nhà nước thời Lê Thánh Tông. - Đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông (Thông qua việc quan sát sơ đồ, các em rút ra nhận xét). Bài tập 4: Trong các thế kỉ X - XV, nhân dân ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến và chống ngoại xâm nào? Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đó đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Hướng dẫn trả lời: Các cuộc kháng chiến và chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (918) Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) Các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần (1258, 1285, 1287 - 1288) Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (1418 - 1427) Bài học kinh nghiệm Thường xuyên chăm lo quan tâm tới đời sống nhân dân, không ngừng nâng cao lòng yêu nước cho nhân dân Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân Bài học về chuẩn bị và xây dựng lực lượng Đường lối đúng đắn, chiến lược, chiến thuật hợp lí : Bài tập 5: Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung, làm rõ vai trò của ông đối với lịch sử dân tộc vào cuối thế kỉ XVIII? Hướng dẫn trả lời: - Vai trò thống nhất đất nước: + Trình bày về quá trình lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. + Trình bày về quá trình lật đổ chính quyền chúa Lê Trịnh ở Đàng Ngoài. => Thống nhất đất nước. - Vai trò tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc: + Kháng chiến chống quân Xiêm (1785) (Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả). + Kháng chiến chống quân Thanh (1789) (Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả). => Bảo vệ độc lập dân tộc.
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2019_20.doc