Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021

 I. ĐỌC HIỂU: ( 4,0 điểm)

 1. Đọc hiểu các văn bản/đoạn trích thuộc thể phú, cáo, nghị luận trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

 - Nhận biết:

 + Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.

 + Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích.

 + Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích.

 - Thông hiểu

 + Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận.

 + Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

 + Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

 - Vận dụng:

 + Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản.

 + Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản.

 

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 13 trang xuanhieu 05/01/2022 1040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 10 – Năm học 2020-2021
 bình Ngô được xem là áng thiên cổ hùng văn, viết theo thể cáo - thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, mang ý nghĩa trọng đại. Cáo là thể văn hùng biện nên yêu cầu lời lẽ phải đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Đại cáo bình Ngô có bố cục 4 phần: nêu luận đề chính nghĩa, vạch rõ tội ác kẻ thù, kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa, tuyên bố kết thúc chiến tranh và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Trong đó, ở phần một của tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu luận đề chính nghĩa làm cơ sở, tiền đề về lí luận để triển khai các phần tiếp theo (ở phần hai tác giả vạch rõ tội ác của giặc Minh xâm lược).
* Nội dung 
Đoạn 1: Luận đề chính nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
+ Nho giáo: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, chỉ đức của người quân tử (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) 
+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo → tiêu trừ những tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân
→ Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm nhân nghĩa: yêu nước, thương dân, gắn liền với chống xâm lược. Thể hiện sự mới mẻ và tiến bộ
→ Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, đối chuẩn và giọng văn hùng hồn
- Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Đại Việt
 + Tên nước: Đại Việt 
 + Cương vực lãnh thổ: núi sông, bờ cõi đã chia 
 + Phong tục tập quán: Bắc - Nam cũng khác 
 + Nền văn hiến lâu đời: truyền thống văn hóa và nhân tài 
 + Các triều đại: Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
 + Sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc
→ Hội tụ điều kiện thành một nước độc lập. Quan niệm hoàn chỉnh về đất nước, khẳng định vị thế dân tộc
→ Cách viết sóng đôi, liệt kê, giọng văn đầy tự hào, khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ta
- Phần sau: kết luận theo luật nhân quả: chính nghĩa sẽ chiến thắng, nhân nghĩa nhất định tiêu vong. 
 + Dẫn chứng từ lịch sử vẻ vang của dân tộc và sự thất bại của quân giặc bao đời nay: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết (tướng nhà Tống) tiêu vong (thất bại dưới tay của Lí Thường Kiệt)
 + Toa Đô, Ô Mã (tướng nhà Nguyên) bị bắt sống, bị giết tươi. 
- Phương thức lập luận: nhân - quả: sử dụng lối quy nạp: đi từ tiền đề lí luận dẫn đến kết cục bằng chứng cứ hùng hồn, xác thực, điển hình.
 Đoạn 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù
- Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh: nhân - thừa cơ → âm mưu thôn tính từ lâu, bọn chúng giả dối giương cờ nhân nghĩa nhưng thực chất là cướp nước ta
- Chủ trương cai trị thâm độc và gây ra những tội ác tày trời: 
+ Bóc lột: nộp thuế khóa - phu phen - dâng nạp của cải quý
+ Diệt sản xuất: nghề sản xuất truyền thống của dân tộc (tan tác cả nghề canh cửi)
+ Tiêu diệt sự sống con người - hủy hoại môi trường sống
+ Khủng bố tàn sát dã man: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (dân đen, con đỏ: chỉ người dân vô tội, người lao động)
→ Hai hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát, tố cáo tội ác dã man của giặc
- Tổng kết tội ác của giặc
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội 
Nhơ bẩn tha,y nước Đông Hải không rửa sạch mùi
→ Tội ác chúng gây ra quá nhiều, quá man rợ không thể xóa, không tể rửa sạch. Lời văn gan ruột, đanh thép, chứng cứ thuyết phục 
- Thái độ căm thù của tác giả khi xem giặc là bầy dã thú không phải là con người: thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán 
- Lên án tội ác của chúng trời không thể dung tha, thần và người không chấp nhận
→ Giọng văn đanh thép, thống thiết uất hận, đứng trên lập trường nhân bản, trên quyền sống của con người. Lời tố cáo như bản tuyên ngôn nhân quyền.
* Nghệ thuật: Biện pháp so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ sự thực lịch sử kết hợp với cách sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất khách quan, hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nền độc lập dân tộc (từ trước, vốn, đã chia, bao đời, đời nào), tác giả đã làm nổi bật chân lí về chủ quyền của dân tộc đồng thời thể hiện niềm tự hào về chủ quyền đó. 
* Ý nghĩa: Phần đầu có ý nghĩa như tiền đề về lí luận để triển khai phần tiếp có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai đã phần nào thể hiện được tầm vóc tư tưởng của Nguyễn Trãi và tài năng viết văn chính luận của một bậc thầy.
c. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN - NGUYỄN DỮ
* Tác giả (?-?): Sống vào khoảng thế kỉ XVI. Xuất thân: Gia đình khoa bảng. Làm quan, nhưng không lâu thì về lui ẩn dật
* Tác phẩm
- Thể loại: Truyền kì (SGK)
- Xuất xứ: Rút ra từ Truyền kì mạn lục - một thiên cổ kì bút viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI
* Nội dung: Nhân vật Ngô Tử Văn
 - Giới thiệu: tên tuổi: Soạn; quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang; tính tình: nóng nảy, khảng khái, thấy sự tà gian thì không thể chịu được 
→ Theo phương pháp truyền thống trong văn học cổ
 - Tính cách (hành động, thái độ, lời nói)
 + Cương trực, yêu chính nghĩa 
 . đốt đền vì tức giận trước việc hưng yêu tác quái của tên hung thần → can đảm, mạnh mẽ, quyết liệt
 . trước khi đốt tắm gội sạch sẽ, khấn trời (tôn trọng thần linh, tin vào hành động chính nghĩa, lấy lòng trong sạch, thái độ chân thành mong trời sẻ chia) → mục đích: trừ hại cho dân
 . sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên → đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí
+ Dũng cảm, kiên cường 
 . không run sợ, điềm nhiên trước những lời đe dọa của hồn ma tướng giặc (mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên)
 . gan dạ trước bọn quỉ Dạ Xoa (kêu to NS là kẻ ngay thẳng)
 . cãi lại và vạch mặt tên hung thần họ Thôi, khảng khái Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng
 . dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương (nếu không tin xin đem tư giấy)
+ Giàu tinh thần dân tộc 
 . đấu tranh tới cùng để diệt trừ thế lực xâm lược tàn ác
 . làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt
→ Ngô Tử Văn - một kẻ sĩ nước Việt: bản lĩnh, mạnh mẽ, cứng cỏi, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ công lí và chính nghĩa
* Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ
- Dẫn dắt câu chuyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn
- Sự dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực
* Ý nghĩa: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc; đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta
B. ĐỀ MINH HOẠ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
 Họ và tên học sinh ..................................................., Mã số học sinh ......................
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giảng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.
Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong đám sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm.
 ()
Dương Trạm nói:
- Ta thưở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những giấy tờ có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử Đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên. 
()
Tử Hư mừng mà rằng:
- Nếu thế thì tiền trình của con cùng đạt thế nào chắc thầy biết rõ?
- Cứ như văn chương tài nghệ của anh, đương đời này không ai bì kịp, huống anh lại có tính trung hậu thành thực; có điều lúc thiếu thời thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác, cho nên trời phải bắt đỗ muộn để phải chùn nhụt cái nết ngông ngáo đi. () Cho nên xưa nay người ta bàn về kẻ sĩ, tất trước hết xét đến đức hạnh là vì thế. 
(Trích Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, 
NXB Trẻ, 2016, tr. 142 -145)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo người thầy Dương Trạm, vì sao Phạm Tử Hư văn chương tài nghệ đời này không ai bì kịp nhưng đến năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ?
Câu 3. Những hành động nào khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử Đồng?
Câu 4. Theo Anh/Chị, chi tiết Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
Câu 5. Anh/Chị hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Anh/Chị rút ra được bài học gì từ lời của người thầy Dương Trạm ở cuối đoạn trích?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi trong trích đoạn sau:
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung.
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
 (Trích Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập 2, 
 NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 18)
 -----------------------HẾT -----------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không cho điểm.
0,5
2
Theo người thầy Dương Trạm, Phạm Tử Hư văn chương tài nghệ đời này không ai bì kịp nhưng đến năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ là vì lúc thiếu thời thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác, cho nên trời phải bắt đỗ muộn để phải chùn nhụt cái nết ngông ngáo đi.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc vì trời muốn phạt Tử Hư cái tính ngông ngáo thưở thiếu thời: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
3
Những hành động khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử Đồng: giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những giấy tờ có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh chỉ nêu được một hành động: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
4
Chi tiết Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người sống có tình có nghĩa, biết tôn sư trọng đạo.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,75
5
Chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích: Phạm Tử Hư gặp lại người thầy Dương Trạm của mình sau khi người thầy đã mất.
Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích: tạo ra tính hấp dẫn cho đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: 
Học sinh chỉ ra được chi tiết kì ảo trong đoạn trích: 0,25
Học sinh nêu được hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo: 0,5
0,75
6
Học sinh rút ra bài học có thể được từ lời của người thầy Dương Trạm ở cuối đoạn trích:
- Không nên kiêu ngạo, xem thường người khác.
- Người đi học, cần rèn trước hết là đạo đức.
Hướng dẫn chấm:
- Nêu được hai bài học: 1,0 điểm.
- Nêu được một bài học: 0,5 điểm
- Học sinh có thể diễn đạt khác Đáp án nhưng nếu vẫn đảm bảo đúng ý như Đáp án thì vẫn cho điểm như Hướng dẫn chấm.
1,0
II
Vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi trong trích đoạn của Đại cáo bình Ngô.
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi trong đoạn trích của Đại cáo bình Ngô 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” và đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh chỉ giới thiệu được 01 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
0,5
* Hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong đoạn trích:
- Hình ảnh vị lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn được thể hiện thống nhất trên hai phương diện: con người đời thường và phẩm chất lãnh tụ. Xuất thân bình thường (chốn hoang dã), cách xưng hô khiêm nhường “ta” (tôi) nhưng tự tin ở tư cách người anh hùng áo vải của nhân dân; có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc; đau đáu, trăn trở trước khó khăn của buổi đầu khởi binh (đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận); có lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng (đắn đo, trằn trọc, băn khoăn) của một tấm lòng yêu nước thương dân.
- Xây dựng hình tượng tâm lý nhân vật (từ ngữ thể hiện tâm trạng) kết hợp bút pháp tự sự - trữ tình, các điển tích, câu văn biền ngẫu với lối kết cấu sóng đôi đã thể hiện hiệu quả những hoài bão cũng như ý chí của Lê Lợi. Đoạn trích làm nổi bật tài năng và phẩm chất anh hùng giản dị của Lê Lợi, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm.
2,5
* Đánh giá
- Cùng với hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi, bài cáo đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa trong điểm hội tụ sức mạnh nhân dân và vì nhân dân. Giá trị cổ điển của bản cáo chính là tính chặt chẽ của bố cục, cấu trúc lập luận mang giá trị nội hàm của các biểu tượng nội dung.
- Nguyễn Trãi bày tỏ khát vọng về Lê Lợi, một người anh hùng của nhân dân: phẩm chất giản dị, tâm ý và lý tưởng anh hùng chính là đứng về đại cuộc nhân dân. 
Hướng dẫn chấm:.
+ Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm:.
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
1,0

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2.docx