Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Câu 1. Khi nói về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

 1. Các giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa của sự sống theo thứ tự là : tiến hóa tiền hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học.

 2. Kết quả của quá trình tiến hóa hóa học và tiền sinh học lần lượt là các phân tử hữu cơ đơn giản và tế bào sơ khai.

 3. Ở đại Tân sinh xuất hiện loài người và phát sinh các nhóm linh trưởng.

 4. Ở Đại Trung sinh xuất hiện thực vật có hoa và phát sinh thú và chim ; cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị.

 5. Ở đại Cổ sinh xuất hiện thực vật có hạt, cây có mạch, động vật lên cạn, phát sinh bò sát, lưỡng cư, côn trùng và trái đất hình thành.

 6. Trật tự thời gian các kỉ đại địa chất lần lượt là Tân sinh – Trung sinh – Cổ sinh – Nguyên sinh – Thái cổ.

 7. Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển của sinh giới, bằng chứng gián tiếp để nghiên cứu lịch sử của vỏ trái đất.

 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

 

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng trang 8

Trang 8

docx 8 trang xuanhieu 4560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
 đây?
	A. Điều hòa tỉ lệ đực cái trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.
	B. Điều hòa tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã. 
	C. Điều hòa mật độ ở các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.
	D. Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.
Câu 30: Đặc điểm chỉ có ở cộng sinh mà không có ở hợp tác là
	A. cả 2 loài cùng có lợi. 	B. hai loài sống thường xuyên với nhau,
	C. một loài có lợi còn loài kia trung tính. 	D. có hại cho sinh vật.
Câu 31: Quần thể cây Chò Chỉ phát triển mạnh ở quần xã rừng Cúc Phương mà ít gặp ở các quần xã khác. Đối với rừng Cúc Phương, cây Chò Chỉ là
	A. loài ưu thế. 	B. loài thứ yếu.	C. loài ngẫu nhiên. 	D. loài đặc trưng.
Câu 32: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì
	A. nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.
	B. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường, 
	C. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.
	D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.
Câu 33: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là 
	A. ít nhất có 1 loài bị hại.	B. không có loài nào có lợi.
	C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. 	D. tất cả các loài đều có lợi.
Câu 34: Đặc điểm của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã là 
	A. ít nhất có 1 loài bị hại. 	B. Chỉ 1 loài có lợi, 1 loài bị hại or cả 2 ít nhiều đều bị hại
	C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.	D. tất cả các loài đều có lợi.	
Câu 35: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
	B. Diễn thế sinh thái bắt đầu từ một quần xã mà loài ưu thế đang bị hủy diệt gọi là dthế nguyên sinh.
	C. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế sinh thái ở một quần xã.
	D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong nội bộ quần xã cũng là nguyên nhân cơ bản gây diễn thế sinh thái.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
	A. Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh làm biến đổi cấu trúc của quần xã.
	B. Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã làm biến đổi quần xã sinh vật.
	C. Hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới.
	D. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người độc lập với diễn thế không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của quần xã.
Câu 37: Các giai đoạn của diễn thế sinh thái nguyên sinh diễn ra theo trật tự nào sau đây?
1. Môi trường chưa có sinh vật.
2. Hình thành các quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
3. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
4. Các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
	A. 1 → 3 → 4 → 2. 	B. 1 → 4 → 3 → 2.	C. 1 → 2 → 4 → 3. 	D. 1 → 2 → 3 → 4.
Câu 38. Yếu tố cơ bản phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
	A. Môi trường ban đầu	B. Tác động của ngoại cảnh lên quần xã 
 	C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã	 	D. Môi trường cuối cùng
Câu 39: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
1. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
2. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
4. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
	A. 1,2,3. 	B. 1,3, 4. 	C. 1,2,4.	D. 2, 3,4.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái?
	A. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của môi trường.
	B. Hệ sinh thái chỉ có sự tác động bên trong mà không có sự trao đổi chất với môi trường ngoài vì vậy không có khả năng tự điều chỉnh như một cơ thể sống.
	C. Kích thước của hệ sinh thái đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng cũng có thể vô cùng to lớn như Trái đất.
	D. Hst gồm : hst tự nhiên (hst trên cạn, hst dưới nước) và hst nhân tạo (đồng ruộng, đô thị). 
Câu 41: Khi nói về thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Thành phần hữu sinh : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
	B. Thành phần vô sinh : chất vô cơ, hữu cơ, yếu tố khí hậu.
	C. Sinh vật sản xuất có năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (Thực vật, vi sinh vật tự dưỡng)
	D. Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm) phân giải xác chết, chất thải thành chất hữu cơ trả về lại môi trường. 
Câu 42: Cho các đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên như sau:
	1. Độ đa dạng cao nên cấu trúc bền vững. 	4. Không có khả năng tự điều chỉnh.
	2. Giữa các loài quan hệ không chặt chẽ. 	5. Năng suất sinh học thấp.
	3. Tính cạnh tranh cao, gay gắt.
Số phát biểu sau đây không đúng là
	A. 2. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Cau 43: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là
	A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong HST.
	C. điều kiện môi trường vô sinh. 	D. tính ổn định của hệ sinh thái.
Câu 44: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi chi tiết là
A. hệ sinh thái nước đứng	B. hệ sinh thái nước ngọt	
C. hệ sinh thái nước chảy	D. hệ sinh thái tự nhiên
Câu 45: Trong hệ sinh thái, nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, sinh vật này sử dụng sinh vật khác làm thức ăn và là thức ăn của sinh vật khác nữa, tạo thành
	A. lưới thức ăn. 	B. bậc dinh dưỡng.	C. chuỗi thức ăn. 	D. mắt xích.
Câu 46: Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
	B. Luôn được bắt đầu bằng thực vật hoặc bằng sinh vật phân giải.
 	C. Quần thể ở mắt xích sau có kích thước lớn hơn ở mắt xích trước.
	D. Mỗi chuỗi thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng.
Câu 47: Sơ đồ nào sau đây mô tả không đúng về một chuỗi thức ăn?
	A. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá → diều hâu.
	B. Lúa → cỏ → ếch đồng → chuột đồng → cá. 
	C. Cỏ → thỏ → mèo rừng.
	D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu → diều hâu.
Câu 48: Kết luận nào sau đây không đúng?
	A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
	B. Tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích (hoặc thể tích) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
	C. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích (hoặc thể tích), trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
	D. Tháp số lượng dễ xây dựng nhất và có độ chính xác cao nhất.
Câu 49. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
	A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
	B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
	C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
	D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 50: Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào loài bậc dinh dưỡng cấp 2?
	A. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu.	B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu. 
	C. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến.	D. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn.
Câu 51. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái 
(1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn thịt
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là
	A. (2) và (3)	B. (1) và (4)	C. (2) và (5)	D. (3) và (4)
Câu 52: Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. lúa.	B. châu chấu.	C. nhái.	D. rắn.
Câu Thực vật nổi
Động vật nổi
Cá mè hoa
Cá mương
Cá măng
53: Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau
Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng?
Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi
Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao
Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cạnh tranh
Câu 54: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
	B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
 	C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
	D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Câu 55. Chu trình sinh địa hóa là
	A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
	B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
	C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
	D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất
Bài 56: Khi nói về sinh quyển, ý nào sau đây không đúng?
A. Sinh quyển bao gồm nhiều khu sinh học như: khu sinh học trên cạn, khu nước ngọt, khu sinh học biển.
B. Khu sinh học nước ngọt gồm nước đứng (sông), nước chảy (suối, hồ)
C. Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trên trái đất và các nhân tố sinh thái vô sinh.	
D. Các khu sinh học biển được phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. 
Câu 57: Cho một số khu sinh học :	
	(1) Đồng rêu (Tundra).	(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
	(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga).	(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
	Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
	A. (2) ® (3) ® (4) ® (1). 	B. (1) ® (2) ® (3) ® (4). 
	C. (2) ® (3) ® (1) ® (4).	D. (1) ® (3) ® (2) ® (4).
Câu 58: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật, được trả lại môi trường.	
B. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.	
C. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).	
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trả lại môi trường không khí.
Câu 59: Khi nói về chu trình nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Nitơ trả lại môi trường không khí dưới dạng nito phân tử thông qua hoạt động của nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa.
B.Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH4+) hoặc nitrat (NO-3). 
C. Các loại muối nitơ được hình thành trong tự nhiên nhờ con đường sinh học, hóa học hoặc vật lí. 
D. Nhóm vi khuẩn cố định đạm gồm vi khuẩn kí sinh hay vi khuẩn sống tự do trong đất. 
Bài 60: Hiệu suất sinh thái là 
A. tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái 	B. tổng tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.	
C. tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong hệ sinh thái.	
D. tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 61: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái,có bao nhiêu phát biểu đúng?
 1. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, tạo nhiệt, chất thải một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
	2. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dịnh dưỡng tới môi trường.
3. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất bé, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.	
4. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
5. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng lại 	
	6. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
	A. 2.	B. 3.	C. 4. 	D. 5.
Câu 62: Tài nguyên tái sinh gồm?
1. Năng lượng sóng biển và năng lượng thủy triều 2. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió
3. Khoáng sản	 4. Sinh vật	5. Tài nguyên đất
	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Bài 63: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.	
B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.	
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.	
D. Do năng lượng bị mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN.
1. Phân biệt sự khác nhau giữa quẫn xã và quần thể sinh vật.
2. Vì sao trong sản xuất người ta thường sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng? (Nguyên nhân, ví dụ, ý nghĩa)
3. Lấy ví dụ về diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh. Giải thích nguyên nhân dẫn đến các loại diễn thế từ các ví dụ đó. 
4. Phân tích tại sao nói hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động tự đào huyệt chôn mình của diễn thế sinh thái. 
5. Vì sao có thể trồng nhiều loài cây trên 1 đơn vị diện tích hay nuôi nhiều loài cá trong 1 ao nuôi cá? 
6. Giải thích ưu, nhược điểm của các loại tháp sinh thái.
7. Cho các loài sinh vật sau : cỏ, sâu, hổ, gà, bọ ngựa, rắn, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy thiết lập một lưới thức ăn và chỉ ra các thành phần sinh thái trong lưới thức ăn đó.
8. Cho 1 lưới thức ăn như hình bên.
	a. Hãy tính số chuỗi thức ăn có trong LTĂ đó.
	b. Điều gì xảy ra nếu tiêu diệt hoàn toàn Xén tóc. 
9. Hãy đề xuất một số biến pháp nâng cao hiệu suất của hệ sinh thái. 
10. Em có thể vận dụng những hiều biết về Hst vào trồng trọt và chăn nuôi như thế nào?
11. Giải thích các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. 
12. Từ chu trình nitơ, nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng.
13. Phân tích các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước. Nêu được các cách khắc phục.
14. Giải thích vai trò của lắng đọng trong tự nhiên đối với đời sống con người. 
15. Vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần.
16. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau
	 Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal
 Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hãy tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên.
17. Giải thích được vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái. Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
18. Giải thích được cơ sở khoa học của việc điều chỉnh ánh sáng để nâng cao năng suất cây trồng.
19. Vận dụng kiến thức về hiệu suất sinh thái đề ra các biện pháp giảm thất thoát năng lượng, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
20. Đề xuất các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường. 
21. Hãy trình bày các giải pháp quản lí và sử dụng TN thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12.docx