Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

1.Khái niệm và phân loại môi trường

a.Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.

b.Phân loại Môi trường nước, Môi trường đất, môi trường không khí, Môi trường sinh vật

2.Các nhân tố sinh thái

a.Nhân tố sinh thái vô sinh:(nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình

b.Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người.

II.Giới hạn sinh thái.

1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn

tại và phát triển.

- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng

sống tốt nhất

- Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

2. ổ sinh thái :Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không

hạn định của cá thể của loài.

- ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung

- Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu

hiệu về hình thái của chúng

- Nơi ở: là nơi cư trú của một loài

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 05/01/2022 3840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021
. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. 
Câu 514: Quần thể dễ có khả nĕng suy vong khi kích thước của nó đạt: 
A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa. 
C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng 
Câu 515: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì 
nguyên nhân chính là: 
A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm. 
C. gen lặn có hại biểu hiện. D. không kiếm đủ ĕn. 
Câu 516: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh? 
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản. 
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung. 
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa. 
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản. 
Câu 517: Thay đổi làm tĕng hay giảm kích thước quần thể được gọi là 
A. biến động kích thước. B. biến động di truyền. 
C. biến động số lượng. D. biến động cấu trúc. 
Câu 518: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là 
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí. 
Câu 519: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể? 
A. Ánh sáng. B. Nước. C. Hữu sinh. D. Nhiệt độ. 
Câu 520: Các dạng biến động số lượng? 
1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động the chu kì. 
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ. 
Phương án đúng là: 
A. 1, 2. B. 1, 3, 4. C. 2, 3. D. 2, 3, 4. 
Câu 521: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tĕng giảm đều đặn 10 nĕm 1 lần. Hiện tượng này biểu 
hiện: 
A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa. 
C. biến động theo chu kì nhiều nĕm. D. biến động theo chu kì tuần trĕng. 
Câu 522: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu 
hiện: 
A. biến động tuần trĕng. B. biến động theo mùa 
C. biến động nhiều nĕm. D. biến động không theo chu kì 
Câu 523: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, 
chép,....vì: 
A. tận dụng được nguồn thức ĕn là các loài động vật nổi và tảo 
B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao 
C. tận dụng nguồn thức ĕn là các loài động vật đáy 
D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau 
Câu 524: Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: 
A. sức sinh sản B. các yếu tố không phụ thuộc mật độ 
C. sức tĕng trưởng của quần thể D. nguồn thức ĕn từ môi trường 
Câu 525: Biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng hiện nay là : 
A. không khai thác B. trồng nhiều hơn khai thác 
C. cải tạo rừng. D. trồng và khai thác theo kế hoạch 
Câu 526: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là: 
A. di cư và nhập cư B. dịch bệnh 
C. khống chế sinh học D. sinh và tử. 
Câu 527: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học 
dựa vào: 
A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học 
C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể 
Câu 528: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là 
A. cá cóc B. cây cọ C. cây sim D. bọ que 
Câu 529: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào? 
11 
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết Rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây gỗ nhỏ và cây bụi Cây bụi và cỏ chiếm 
ưu thế Trảng cỏ B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết Cây gỗ nhỏ 
và cây bụi Rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế Trảng cỏ 
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết Rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế Cây gỗ nhỏ và 
cây bụi Trảng cỏ D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết Cây bụi và 
cỏ chiếm ưu thế Rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây gỗ nhỏ và cây bụi Trảng cỏ 
Câu 530: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? 
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ 
Câu 531: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa rĕng” hộ là biểu hiện quan hệ: 
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh 
Câu 532: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? 
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu 
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. 
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 
Câu 533: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ: 
A. hội sinh B. cộng sinh C. kí sinh D. úc chế cảm nhiễm 
Câu 534: Một quần xã ổn định thường có 
A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp 
B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao 
C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao 
D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp 
Câu 535: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài: 
A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 
C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 
Câu 536: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài: 
A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 
C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 
Câu 537: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải 
được xelulôzơ ở gỗ mà mối ĕn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là: 
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh 
Câu 538: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ĕn của 
loài. Đây là biểu hiện của: 
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh 
Câu 539: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là: 
A. giun sán sống trong cơ thể lợn 
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng 
C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh 
D. thỏ và chó sói sống trong rừng. 
Câu 540: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay 
trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là: 
A. diễn thế nguyên sinh B. diễn thế thứ sinh 
C. diễn thế phân huỷ D. biến đổi tiếp theo 
Câu 541: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. 
Đây là: 
A. diễn thế nguyên sinh B. diễn thế thứ sinh 
C. diễn thế phân huỷ D. biến đổi tiếp theo 
Câu 542: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là: 
A. diễn thế nguyên sinh B. diễn thế thứ sinh 
C. diễn thế phân huỷ D. diễn thế nhân tạo 
Câu 543: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là: 
A. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả nĕng phân huỷ xelulozo thành đường 
B. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. 
C. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y 
D. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ĕn 
12 
Câu 544: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các s inh vật khác sống xung quanh. Hiện 
tượng này gọi là quan hệ: 
A. hội sinh B. hợp tác 
C. úc chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh 
Câu 545: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài 
sinh vật? 
A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ B. Quan hệ cộng sinh 
C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ hợp tác 
Câu 546: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? 
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn 
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng 
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. 
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định. 
Hệ sinh thái – Bảo vệ môi trƣờng 
Câu 547: : Hệ sinh thái là gì? 
A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã 
B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã 
C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã 
D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã 
Câu 548: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: 
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường 
B. động vật ĕn thực vật và động vật ĕn động vật 
C. có khả nĕng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân 
D. chỉ gồm các sinh vật có khả nĕng hóa tổng hợp 
Câu 549: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước 
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo 
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt 
D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn 
Câu 550: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: 
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải 
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ĕn thực vật, sinh vật phân giải 
C. sinh vật ĕn thực vật, sinh vật ĕn động vật, sinh vật phân giải 
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ĕn động vật, sinh vật phân giải 
Câu 551: Bể cá cảnh được gọi là: 
A. hệ sinh thái nhân tạo B. hệ sinh thái “khép kín” 
C. hệ sinh thái vi mô D. hệ sinh thái tự nhiên 
Câu 552: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là: 
A. hệ sinh thái nước đứng B. hệ sinh thái nước ngọt 
C. hệ sinh thái nước chảy D. hệ sinh thái tự nhiên 
Câu 553: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại: 
A. hệ sinh thái nông nghiệp B. hệ sinh thái ao hồ 
C. hệ sinh thái trên cạn D. hệ sinh thái savan đồng cỏ 
Câu 554: Lưới thức ĕn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm: 
A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã 
B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã 
C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể 
D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã 
Câu 555: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây? 
A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật 
B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật 
C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật 
D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật 
Câu 556: Lượng khí CO2 tĕng cao do nguyên nhân nào sau đây: 
A. hiệu ứng “nhà kính” 
13 
B. trồng rừng và bảo vệ môi trường 
C. sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải 
D. sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều, 
Câu 557: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là: 
A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-) 
B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-) 
C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-) 
D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-) 
Câu 558: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao nĕng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 
A. trồng các cây họ Đậu B. trồng các cây lâu nĕm 
C. trồng các cây một nĕm D. bổ sung phân đạm hóa học. 
Câu 559: Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là 
A. muối amôn và nitrát B. nitrat và muối nitrit 
C. muối amôn và muối nitrit D. nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ 
Câu 560: Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp 
được? 
A. cacbon B. photpho C. nitơ D. oxi 
Câu 561: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất: 
A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng 
B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm 
C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn 
D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước 
Câu 562: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả nĕng: 
A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm 
B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ 
C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm 
D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ 
Câu 563: Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tĕng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển: 
A. phá rừng ngày càng nhiều 
B. đốt nhiên liệu hóa thạch 
C. phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải 
D. sự tĕng nhiệt độ của bầu khí quyển 
Câu 564: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường: 
A. hô hấp của động vật, thực vật B. lắng đọng vật chất 
C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch 
Câu 565: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào: 
A. vi khuẩn nitrat hóa B. vi khuẩn phản nitrat hóa 
C. vi khuẩn nitrit hóa D. vi khuẩn cố định nitơ trong đất 
Câu 566: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: 
A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit 
B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ 
C. động vật ĕn cỏ sử dụng thực vật làm thức ĕn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ĕn thịt 
D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình 
Câu 567: Hậu quả của việc gia tĕng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: 
A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ 
B. tĕng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái 
C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất 
D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai 
Câu 568: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: 
A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển 
B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể 
C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã 
D. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái 
Câu 569: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo: 
A. con đường vật lí B. con đường hóa học 
C. con đường sinh học D. con đường quang hóa 
14 
Câu 570: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau cĕn cứ vào: 
A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu 
B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu 
C. đặc điểm địa lí, khí hậu 
D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu 
Câu 571: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: 
A. vùng nhiệt đới B. vùng ôn đới C. vùng cận Bắc cực D. vùng Bắc cực 
Câu 572: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: 
A. vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu 
B. vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu 
C. vi khuẩn sống tự do trong đất và nước 
D. vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu 
Câu 573: Nguồn nĕng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 
A. nĕng lượng gió B. nĕng lượng điện 
C. nĕng lượng nhiệt D. nĕng lượng mặt trời 
Câu 574: Nĕng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 
A. 10% B. 50% C. 70% D. 90% 
Câu 575: Dòng nĕng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: 
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ĕn 
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã 
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài 
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã 
Câu 576: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng 
A. ngĕn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng 
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên 
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư 
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất 
----------- HẾT -------- 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2.pdf