Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

I/ LÝ THUYẾT CHUNG (Chương 4 - 8)

1. Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của kim loại? Nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim

loại? Viết pthh chứng minh.

2. Thế nào là ăn mòn kim loại? Ăn mòn hoá học? Ăn mòn điện hoá? Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá? Bản

chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá giống và khác nhau ở điểm nào?

3. Sự điện phân? Công thức tính khối lượng chất thoát ra trên bề mặt điện cực? Viết sơ đồ và phương trình

điện phân các dung dịch CuSO4, AgNO3, Na2SO4, KCl (có màng ngăn; không có màng ngăn).

4. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, trang thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng: kim loại kiềm,

kiềm thổ, nhôm, crom, sắt, đồng, và các hợp chất của chúng.

5. Nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu chứa những ion nào? Các phương pháp làm mền nước cứng?

6. Nêu phương pháp, các quá trình xảy ra khi sản xuất kim loại Na, Al trong công nghiệp? Vai trò của criolit

trong quá trình sản xuất nhôm?

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang xuanhieu 3060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
hất: KCl, 
CaCl2, AlCl3, FeCl3 rồi đun nóng nhẹ. Số ống nghiệm xuất hiện kết tủa và số ống nghiệm có khí thoát ra lần 
lượt là : 
A. 2 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 2 D. 3 và 3 
3
16 
Câu 32. Cho Fe, Fe3O4 tác dụng lần lượt với khí Cl2, các dung dịch Fe2(SO4)3, H2SO4 loãng, HNO3 loãng và 
Cu(NO3)2. Trong quá trình trên đã xảy ra: 
A. 6 phản ứng. B. 7 phản ứng. C. 8 phản ứng. D. 9 phản ứng. 
Câu 33. Nhúng một thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch chứa FeCl3 và FeCl2 có màu vàng chanh. 
Sau một thời gian, dung dịch trở nên không màu, lấy thanh Mg ra cân thấy khối lượng còn lại m1, với m1 <m 
. Trong dung dịch có các cation nào? 
A. Fe
+2
và Fe3+. B. Mg2+ và Fe2+. C. Mg
+2
, Fe
+2
và Fe
+3
 D. Mg2+ và Fe3+. 
Câu 34. Nhận định nào đúng về tính chất của FeSO4, Fe2(SO4)3? 
A. Dung dịch FeSO4 tác dụng được với dung dịch KMnO4/ H2SO4; dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng được với 
dung dịch KI. 
B. Dung dịch FeSO4 và dung dịch Fe2(SO4)3 đều tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4. 
C. Dung dịch FeSO4 và dung dịch Fe2(SO4)3 đều tác dụng với dung dịch KI. 
D. Dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch KI; dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch KMnO4/ H2SO4. 
Câu 35. Có hai ống nghiệm: ống 1 đựng dung dịch FeSO4, ống 2 đựng dung dịch MgSO4. Thêm vào mỗi 
ống vài giọt dung dịch NaOH sau đó lắc nhẹ thì thấy 
A. ống 1 có kết tủa trắng sau chuyển nâu đỏ, ống 2 có ngay kết tủa trắng. 
B. ống 1 và 2 đều có kết tủa nâu đỏ. 
C. ống 1 và ống 2 đều có kết tủa trắng không chuyển màu. 
D. ống 1 có ngay kết tủa nâu đỏ, ống 2 có kết tủa trắng. 
Câu 36. Cho hỗn hợp gồm FeS và Cu2S phản ứng với dung dịch HNO3 thu được dung dịch X có chứa một 
số ion là 
A. Cu2+, Fe2+, SO4
2–. B. Cu2+, Fe3+, SO4
2– . C. Cu2+, Fe3+, S2–. D. Cu2+, Fe2+, S2–. 
Câu 37. Hoà tan hoàn toàn m gam sắt oxit bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng được khí X và dung dịch Y. Cho 
khí X hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch Y thì 
thu được 120 gam muối khan. Công thức của khí X và của sắt oxit lần lượt là: 
A. SO2, FeO B. SO2, Fe3O4 C. H2, Fe2O3 D. SO2, Fe2O3 
Câu 38. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi 
thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là 
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 39. Nhận định về tính chất của các kim loại Ag, Au, Ni, Zn: 
1, Ag, Au không bị oxi hoá trong không khí, dù ở nhiệt độ cao. 
2, Au tác dụng được với axit có tính oxi hoá mạnh như HNO3 đặc nóng. 
3, Ni, Zn không tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường. 
4, Ag, Au chỉ có số oxi hoá +1 còn Ni, Zn chỉ có số oxi hoá +2. 
5, Au bị hoà tan trong nước cường toan (là hỗn hợp gồm 3 phần HNO3 đặc và 1 phần HCl đặc về thể tích). 
Những nhận định không đúng là: 
A. 1, 3 B. 2, 4. C. 3, 5. D. 4, 5. 
Câu 40. Để khử hoàn toàn 38 gam một oxit của crom cần một lượng Al vừa đủ là 13,5 gam, phản ứng tạo ra 
m gam crom. Cụng thức của crom oxit và giá trị m là: 
A. CrO; 52 B. Cr2O3; 26 C. CrO3; 52 D. CrO3; 26 
Câu 41. Hoà tan hoàn toàn 22 gam hỗn hợp rắn gồm CrO và Cr2O3 trong dung dịch H2SO4 1M vừa đủ. Cô 
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 54 gam hỗn hợp muối khan.Thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng là 
A. 0,4 lít B. 0,45 lít C. 0,54 lít D. 0,6 lít 
Câu 42. Trong một loại quặng sắt dùng để luyện gang, thép có chứa 80% Fe3O4 và 10% SiO2, còn lại là 
những tạp chất kháC. Phần trăm khối lượng của sắt và silic trong quặng sắt này là 
A. 57,9% Fe; 4,7% Si B. 80% Fe; 4,7% Si C. 80% Fe; 10% Si D. 37,9% Fe; 10% Si. 
17 
Câu 43. Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại R chỉ có hoá trị (II) với 1,6 gam bột lưu huỳnh được hỗn 
hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn lượng X trong dung dịch HCl được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho dung 
dịch Y tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi 
được 4,8 gam hỗn hợp oxit. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Z cần 0,09 mol O2. R là 
A. Sn B. Zn C. Be D. Mg 
Câu 44. 11,6 gam một oxit sắt hoà tan trong 66 ml dung dịch HNO3 42% (D =1,25g/ml) thu được dung dịch 
X và khí NO2 bay ra. Biết lượng HNO3 lấy dư 10% so với lượng cần thiết để phản ứng. Công thức của oxit 
sắt là: 
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe2O3. nH2O 
Câu 45. Hoà tan m gam muối Fe(NO3)3. nH2O vào 41,92 gam H2O ta được dung dịch X có nồng độ 9,68%. 
Cho dung dịch này tác dụng vừa đủ với một dung dịch NaOH 20% thì tạo ra 2,14 gam kết tủa. Công thức 
muối ngậm nước và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là 
A. Fe(NO3)3. 9H2O; 8,52% B. Fe(NO3)3.5H2O; 17,02% 
C. Fe(NO3)3.7H2O; 4,26% D. Fe(NO3)3.7H2O; 5,26% 
Câu 46. Nung 16,8g Fe trong một bình kín chứa hơi nước (lấy dư). Phản ứng hoàn toàn tạo ra một chất rắn 
X là một oxit của sắt có khối lượng lớn hơn khối lượng của Fe ban đầu 38,1%. Công thức của oxit sắt và thể 
tích (đktc) khí H2 tạo ra là: 
A. Fe2O3; 4,48 lít B. FeO; 6,72 lít C. Fe3O4; 8,96 lít D. Fe2O3; 6,72 lít 
Câu 47. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và FeCl3 đem hoà tan trong nước thu được dung dịch X. Chia X làm hai phần 
bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư ở ngoài không khí tạo ra 0,5 mol Fe(OH)3 kết tủa. 
Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư tạo ra 1,3 mol AgCl kết tủa. Tỉ lệ số mol của FeCl2 và FeCl3 
trong X là: 
A. 2 : 3 B. 4 : 1 C. 1 : 4 D. 3 : 2 
Câu 48. Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau 
phản ứng thu được 16 gam chất rắn không tan. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm 
phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al2O3 trong X là 
A. 38,65% B. 36,71% C. 26,24% D. 24,64% 
Câu 49. Tính thể tích dung dịch HNO3 5M cần thiết để oxi hoá hết 16g quặng pirit trong đó có 75% pirit sắt 
nguyên chất (phần còn lại là tạp chất trơ). Biết rằng có 80% HNO3 phản ứng, phản ứng tạo ra muối sắt sunfat 
và khí duy nhất là NO. 
A. 0,50 lít B. 0,25 lít C. 0,20 lít D. 0,125 lít 
Câu 50. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2; 
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). 
Quan hệ giữa x và y là : 
A. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = y. 
Câu 51. Hoà tan 19,2g kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn 
trong 1 lít dung dịch NaOH, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8g chất rắn. M là kim loại nào 
sau đây? 
A. Cu B. Mg C. Fe D. Ca 
Câu 52. Có hỗn hợp Fe và Fe2O3. Người ta làm những thí nghiệm sau: 
TN1: Cho một luồng khí CO đi qua a gam hỗn hợp ở nhiệt độ cao thu được 11,2g sắt. 
TN2: Ngâm a gam hỗn hợp trong dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 2,24 lít H2 (đktc).Thành phần 
phần trăm theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là 
A. 41,176% B. 58,83% C. 70% D. 30% 
Câu 53. Một hỗn hợp X gồm Cu và một kim loại M hoá trị 2. X tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 11,2 
lít khí (đktc) và để lại một chất rắn A nặng 10 gam và dung dịch B. Khi thêm NaOH dư vào dung dịch B, 
18 
được kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi được chất rắn E nặng 20 gam. Kim loại M và khối lượng 
hỗn hợp X là 
A. Ca; 24g B. Mg; 22g C. Fe; 38g D. Zn; 42,5g 
Câu 54. Cho NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp CuCl2 và AlCl3 thu được dung dịch X và kết tủa Y. 
Nung Y trong không khí thu được chất rắn màu đen. Thêm NH4Cl dư vào dung dịch X và đun nóng thu được 
kết tủa trắng E. Các chất Y, E lần lượt là: 
A. CuO, NH4Cl B. Cu(OH)2, Al(OH)3 C. Cu(OH)2, Al2O3. D. Cu(OH)2, NaAlO2 
Câu 55. Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại R chỉ có hóa trị (II) với 1,6 gam bột lưu huỳnh được 
hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn lượng X trong dung dịch HCl được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho 
dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không 
đổi được 4,8 gam hỗn hợp oxit. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Z cần 0,09 mol O2. R là 
A. Sn B. Zn C. Be D. Mg 
Vận dụng cao 
Câu 56. (THPTQG 16) Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín 
(không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với 
H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch 
gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hoà 
của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hoá nâu trong không khí). Giá 
trị của m là ? 
A. 11,32. B. 13,92. C. 19,16. D.13,76. 
Câu 57. (THPTQG 19) Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) 
bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ 
X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với 
Y: 
Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa. 
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 
dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,6ml. 
Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là: 
A. 11,12 và 43%. B. 6,95 và 14%. C. 6,95 và 7%. D. 11,12 và 57%. 
CHƯƠNG 7, 8 – NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ. 
HÓA HỌC VỚI CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ MÔI TRƯỜNG 
Câu 1. (Minh họa 17) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng 
T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh 
Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng 
X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam 
Z Nước brom Kết tủa trắng 
X, Y, Z, T lần lượt là: 
A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. 
C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. 
Câu 2. (Minh họa 17) Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung 
dịch: 
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3. 
Câu 3. (Minh họa 15) Ba dung dịch A, B, C thoả mãn: 
- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện; 
19 
- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện; 
- A tác dụng với C thì có khí thoát ra. 
A, B, C lần lượt là: 
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. 
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. 
Câu 4. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau. 
A. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), ancol etylic 
B. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic. 
C. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol). 
D. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic. 
Câu 5. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z: 
A. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn⎯⎯→ SO2 + Na2SO4 + H2O 
B. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn ⎯⎯→ NH3 + CaCl2 + H2O 
C. MnO2 + HCl đặc ⎯⎯→ MnCl2 + Cl2 + H2O 
D. HCl dung dịch + Zn ⎯⎯→ ZnCl2 + H2 
Câu 6. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: 
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? 
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. 
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. 
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83
0C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. 
20 
Câu 7. Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được 
mô tả như hình vẽ: 
Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ. 
B. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2. 
C. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. 
D. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. 
Câu 8. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: 
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? 
A. NH4Cl + NaOH 
𝑡𝑜
→ NaCl + NH3 + H2O 
B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) 
𝑡𝑜
→ NaHSO4 + HCl 
C. C2H5OH 
𝐻2𝑆𝑂4𝑑,𝑡𝑜
→ C2H4 + H2O 
D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) 
𝐶𝑎𝑂,𝑡𝑜
→ Na2CO3 + CH4 
Câu 9. (ĐH B 2010) Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: 
(1) Do hoạt động của núi lửa. 
(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. 
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. 
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. 
(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+
trong các nguồn nước. 
Những nhận định đúng là: 
A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). 
Câu 10. (THPTQG 18) Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất 
đó là: 
A. đá vôi. B. muối ăn. C. thạch cao. D. than hoạt tính. 
Câu 11. (THPTQG 19) Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính 
của lớp cặn đó là: 
A. CaCl2. B. CaCO3. C. Na2CO3. D. CaO. 
Câu 12. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức 
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là 
A. Phèn chua. B. Vôi sống. C. Thạch cao. D. Muối ăn. 
Câu 13. Cho các phát biểu sau 
21 
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (b) Nước ép của quả nho chín 
có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
(b) Trong tơ tằm có các góc α-amino axit. 
(c) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. 
(d) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm. 
Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. 
Câu 14. Cho các phát biểu sau: 
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat. (b) Trong công nghiệp, glucozơ 
được dùng để tráng ruột phích. 
(b) Tinh bột được tạo thành trong xây xanh nhờ quá trình quang hợp. 
(c) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra. 
(d) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC. 
Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
Câu 15. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: 
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. 
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm 
nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. 
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho 
các phát biểu sau: 
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. 
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. 
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. 
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. 
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. 
Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
----------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2019_20.pdf