Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10

A. HỆ THỐNG CÂU HỎI

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Học sinh đọc câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng

nhất.

Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự hòa nhập?

A. Tức nước vỡ bờ.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Đồng cam cộng khổ.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 2: Truyền thống đạo đức nào của dân tộc ta được kế thừa cho

đến thời đại hôm nay?

A. Trọng nam, khinh nữ.

B. Trung quân, ái quốc.

C. Tam tòng, tứ đức.

D. Nhân nghĩa.

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II-LỚP 10 
MÔN: GDCD 
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Học sinh đọc câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng 
nhất. 
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự hòa nhập? 
A. Tức nước vỡ bờ. 
B. Uống nước nhớ nguồn. 
C. Đồng cam cộng khổ. 
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
Câu 2: Truyền thống đạo đức nào của dân tộc ta được kế thừa cho 
đến thời đại hôm nay? 
A. Trọng nam, khinh nữ. 
B. Trung quân, ái quốc. 
C. Tam tòng, tứ đức. 
D. Nhân nghĩa. 
Câu 3: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở biểu 
hiện nào sau đây? 
A. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 
B. Giữ gìn trật tư, giữ vệ sinh nơi công cộng. 
C. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 4: Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây: “Những vấn 
đề cấp thiết của nhân loại” 
A. Không liên quan đến điều kiện phát triển của một quốc gia. 
B. Tiếp tục gia tăng. 
C. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại. 
D. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại cần sự hợp tác đa 
phương. 
Câu 5: Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên 
hòn núi cao” thể hiện giá trị nào sau đây: 
A. Nhân nghĩa. 
B. Hợp tác. 
C. Hạnh phúc. 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 6: Quan niệm nào sau đây là đúng khi nói về con người có đạo 
đức? 
A. Lợi ích của tập thể và xã hội phải điều chỉnh cho phù hợp với lợi 
ích cá nhân. 
B. Cá nhân phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với 
lợi ích của tập thể và xã hội. 
C. Lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và lợi ích xã hội không 
có sự liên quan đến nhau. 
D. Cá nhân chỉ cần nghĩ đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của tập 
thể và xã hội. 
Câu 7: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.” Quan điểm 
trên của Đảng ta nói về vấn đề gì? 
A. Hợp tác. 
B. Đoàn kết. 
C. Nhân nghĩa. 
D. Hòa nhập. 
Câu 8: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay với 
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là gì? 
A. Tham gia nhập ngũ khi đủ tuổi. 
B. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
C. Tham gia các hoạt động và các phong trào thanh niên tại địa 
phương. 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 9: Ở nước ta, bùng nổ dân số gây ra những hậu quả gì? 
A. Đảm bảo về nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. 
B. Tạo ra nguồn lao động dồi dào. 
C. Kinh tế phát triển. 
D. Chất lượng lao động giảm sút. 
Câu 10: Nội dung của chính sách kế hoạch hóa gia đình ở nước ta 
hiện nay là gì? 
A. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 con. 
B. Mỗi cặp vợ chồng nên có từ 2 con trở lên. 
C. Mỗi cặp vợ chồng nên có từ 1-3 con. 
D. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1-2 con. 
II. PHẦN TỰ LUẬN 
Học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Đạo đức là gì? Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Lấy 
ví dụ về hành vi đạo đức và hành vi pháp luật. 
Câu 2: Đạo đức có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cá 
nhân, gia đình và xã hội. Lấy ví dụ để làm sáng tỏ vai trò của đạo đức? 
Câu 3: Lương tâm là gì? Làm thế nào để trở thành người có lương 
tâm? Lấy ví dụ về một hành vi có lương tâm được xã hội đánh giá cao. 
Câu 4: Nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay là 
gì? Là học sinh, em cần làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình? 
Câu 5: Tình yêu chân chính là gì? Tình yêu chân chính được biểu 
hiện như thế nào? Một số điều nên tránh trong tình yêu là gì? Tác hại của 
việc yêu đương quá sớm là gì? 
Câu 6: Gia đình là gì? Em hãy nêu chức năng của gia đình? Kể tên ít 
nhất ba câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung nói về tình cảm gia 
đình? 
Câu 7: Cộng đồng là gì? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với 
cuộc sống của mỗi cá nhân? Kể tên các kiểu cộng đồng mà em biết? 
Câu 8: Sống hòa nhập là gì? Thanh niên học sinh chúng ta cần làm gì 
để sống hòa nhập với tập thể lớp học, trường học, với cộng đồng nơi ở? 
Câu 9: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước được biểu hiện như thế 
nào? Bản thân em rút ra được bài học gì từ truyền thống yêu nước của 
dân tộc ta? 
Câu 10: Trách nhiệm của thanh niên với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 
được thể hiện ở những nội dung nào? Theo em, trong thời bình trách 
nhiệm bảo vệ Tổ quốc có còn quan trọng không? Tại sao? 
Câu 11: Em hãy kể tên những vấn đề được xem là cấp thiết của nhân 
loại hiện nay? Hậu quả của những vấn đề đó gây ra cho con người là gì? 
Câu 12: Giải quyết tình huống sau: 
An và Bình ngồi cạnh nhau trong một lớp. Một hôm Bình mất cây bút 
rất đẹp mà mẹ mới mua cho. Bình nghi ngờ An lấy trộm của mình, nhưng 
do không có chứng cứ nên Bình có nói xỏ, nói xiên ý xúc phạm An trong 
các giờ học. Ngày hôm sau, trong lúc học bài Bình đã thấy cây bút của 
mình bị rơi dưới bàn học trong một góc khuất. Bình vô cùng ân hận vì 
những gì mình đã làm với An. 
Em có suy nghĩ gì về trạng thái cảm xúc của Bình lúc đó? Gọi tên 
trạng thái cảm xúc của Bình? Nếu là Bình, em sẽ làm gì? Thông qua tình 
huống này em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
Câu 13: Giải quyết tình huống sau: 
Minh thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như: đi học 
muộn, trốn tiết, nghỉ học không phép, không thuộc bài. Khi giáo viên 
chủ nhiệm nhắc nhở và phê bình, Minh cãi lại và giận dỗi trả lời: “ Em sẽ 
nghỉ học luôn”. 
Em có suy nghĩ gì về hành động và thái độ của Minh? Nếu nghỉ học, 
Minh sẽ gánh chịu những hậu quả gì? Nếu tiếp tục đi học nhưng Minh 
không sửa đổi thì ảnh hưởng ra sao? 
Câu 14: Theo em, con người và thiên nhiên gắn bó mật thiết với nhau 
như thế nào? Em hãy cho biết những ảnh hưởng xấu tác động đến mọi 
mặt đời sống con người và tự nhiên do ô nhiễm môi trường gây ra? Em 
cần có thái độ như thế nào trước những tác động xấu ấy? 
Câu 15: Giải quyết tình huống sau: 
Lan là người chăm chỉ học tập, từ lớp 1 đến lớp 10 Lan luôn là học 
sinh giỏi. Lan nghĩ đối với học sinh phổ thông học giỏi là đủ rồi. Chính vì 
vậy nên Lan thường thờ ơ với các hoạt động của lớp, của trường. Những 
khi lớp tổ chức đi dã ngoại Lan đều tìm cách từ chối tham gia. Trong các 
giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Lan thường tham gia cho xong 
việc, thiếu nhiệt tình. Các bạn trong lớp góp ý thì Lan nói: mọi người 
đừng nên can thiệp vào sở thích riêng của người khác. 
Theo em, suy nghĩ và việc làm của Lan như vậy có phù hợp không? 
Tại sao? Em có thể góp ý gì cho Lan? 
B. ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp 
án 
C D D A B B A D D D 
II. PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: Gợi ý trả lời: 
- Đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực xã hội giúp con người điều 
chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp. 
- Phân biệt: 
+ Giống nhau: đều là những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều 
chỉnh hành vi của con người. 
+ Khác nhau: 
Đạo đức mang tính tự giác, do xã hội quy định. 
Pháp luật mang tính bắt buộc, quy định bởi quy phạm 
pháp luật. 
Câu 2: Gợi ý trả lời 
- Vai trò của đạo đức: 
+ Với cá nhân: hoàn thiện nhân cách. 
+ Với gia đình: là nền tảng của hạnh phúc. 
+ Với xã hội: là cốt lõi. 
Câu 3: 
 - Khái niệm lương tâm: 
Là khả năng đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình trong 
mối quan hệ với người khác và xã hội . 
- Hai trạng thái lương tâm: thanh thản, cắn rứt. 
- Để trở thành người có lương tâm: 
+ Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức . 
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân một cách tự 
nguyện . 
+ Bồi dưỡng tình cảm trong sáng trong quan hệ giữa người với 
người, sống vì người khác, bao dung, độ lượng và nhân ái. 
- Đối với học sinh: 
+ Tự giác thực hiện nghĩa vụ của học sinh. 
+ Có ý thức đạo đức, ý thức kỷ luật, rèn luyện tác phong của 
người học sinh. 
+ Biết quan tâm giúp đỡ người khác. 
+ Có lối sống lành mạnh tránh xa tệ nạn xã hội. 
Câu 4: Gợi ý trả lời. 
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân với yêu cầu, lợi ích của cộng 
đồng, xã hội. 
- Nghĩa vụ của thanh niên: 
+ Chăm lo rèn luyện đạo đức của bản thân. 
+ Học tập nâng cao trình độ. 
+ Tích cực lao động sản xuất. 
+ Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
Câu 5: 
- Tình yêu chân chính : 
Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với yêu cầu quan niệm 
đạo đức tiến bộ xã hội 
- Biểu hiện 
+ Là có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, cuốn hút, quan tâm 
lẫn nhau. 
+ Sự chân tình tin cậy từ hai phía, không vụ lợi, có lòng vị tha 
thông cảm. 
- Một số điều nên tránh trong tình yêu : 
+ Không nên yêu quá sớm .(Trước 17 tuổi ), nhầm lẫn giữa tình 
bạn với tình yêu. 
+ Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu. 
+ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân . 
- Tác hại của việc yêu đương quá sớm: 
+ Ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành: bỏ bê, sao nhãng, ảnh 
hưởng rất nhiều đến tương lai sau này. 
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tác động mạnh đến tâm sinh 
lý. 
+ Chưa có những quyết định sáng suốt trong tinh cảm, dễ sa ngã 
trước cạm bẩy tình yêu. 
Câu 6: Gợi ý trả lời. 
- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau 
bởi 2 mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống. 
- Chức năng của gia đình: 
+ Chức năng duy trì nòi giống. 
+ Chức năng kinh tế. 
+ Chức năng tổ chức đời sống gia đình. 
+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. 
Câu 7: Gợi ý trả lời. 
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, gắn bó với nhau 
tạo thành một khối. 
- Vai trò của cộng đồng: 
+ Là hình thức thể hiện mối liên hệ và quan hệ của con người. 
+ Chăm lo cho cuộc sống mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá 
nhân phát triển. 
Câu 8: 
- Khái niệm: 
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng 
đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích tổ quốc . 
- Biểu hiện lòng yêu nước : 
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước . 
+ Tình yêu thương đối với đồng bào, dân tộc 
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng . 
+ Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm . 
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động . 
- Bài học: 
+ Thấm nhuần ở lời dạy của Bác Hồ: “ Các vua Hùng có công 
dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước” 
+ Nâng cao hiểu biết phát huy truyền thống yêu nước của dân 
tộc . 
+ Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập và lao động và 
trong cuộc sống . 
+ Biết tôn trọng truyền thống, giá trị đạo đức cao đẹp của dân 
tộc . 
Câu 9: Gợi ý tả lời. 
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn 
sàng đem hết khả năng của mình để phục vụ Tổ quốc. 
- Biểu hiện của lòng yêu nước: 
+ Tình yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. 
+ LòTình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. 
+ ng tự hào dân tộc. 
+ Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm. 
+ Cần cù, sáng tạo trong lao động. 
Câu 10: Gợi ý trả lời. 
- Trách nhiệm của thanh niên được biểu hiện: 
+ Trung thành với Tổ quốc, chế độ XHCN. 
+ Tích cực học tập, rèn luyện 
+ Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự. 
+ Tích cực tham gia các hoạt động an ning, quốc phòng. 
+ Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 
Câu 11: Gợi ý trả lời. 
- Các vấn đề được xem là cấp thiết là: 
+ Ô nhiễm môi trường. 
+ Dịch bệnh. 
+ Bùng nổ dân số. 
Câu 12: 
- Bình đã nhận thức được việc mình làm là sai, biết ăn năn, hối hận 
về hành động của mình trước đó. 
- Đó là trạng thái cắn rứt lương tâm, trạng thái này có ý nghĩa tích 
cực là giúp Bình điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với 
yêu cầu và chuẩn mực đạo đức của xã hội 
- Tìm gặp bạn, nhận lỗi xin lỗi bạn. 
- Bài học rút ra: cần phải cận thận trong lời nói và suy nghĩ, có thái 
độ cư xử đúng đắn trước mọi tình huống. 
Câu 13: 
- Suy nghĩ của Minh còn mang tính tự phát, thiếu chín chắn. 
- Hành đông của Minh là sai, thiếu sự tôn trọng đối với các quy tắc, 
chuẩn mực đạo đức tiến bộ xã hội. 
- HS phân tích được: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là gian nan, 
khó khăn, thì cũng phải biết giữ gìn nhân phẩm của mình, tạo cho 
mình những nhu cầu vật chất, tinh thần lành mạnh, tôn trọng các 
quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. 
Câu 14: 
- Con người và thiên nhiên gắn bó mật thiết với nhau. 
- Ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, suy kiệt tài 
nguyên, mất đa dạng sinh học 
- Cần có biện pháp phù hợp, nâng cao ý thức con người 
Câu 15: 
- Suy nghĩ và hành động của Lan là không phù hợp. 
- Lan nên sống hòa nhập với các bạn trong lớp để có điều kiện hoàn 
thiện các kĩ năng và xây dựng nhân cách của bản thân cho phù hợp với 
chuẩn mực đạo đức, xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10.pdf