Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

1.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

Câu 1. Những đặc điểm cơ bản của dân số nước ta là:

A. Đông dân, nhiều dân tộc, mật độ dân số thấp, cơ cấu dân số trẻ.

B. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số đang trẻ hoá.

C. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, phân bố dân cư không đều.

D. Đông dân, nhiều dân tộc, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

Câu 2. Vấn đề Đảng và Nhà Nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là gì?

A. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên. B. Khó khăn cho bảo vệ môi trường.

C. Sự phân bố dân tộc không đều giữa các vùng. D. Sự phát triển không đều giữa các vùng dân tộc.

Câu 3. Dân số nước ta trẻ được thể hiện rõ nét qua

A. cơ cấu lao động. B. cơ cấu nhóm tuổi. C. tỉ lệ sinh cao. D. tỉ lệ tử thấp.

Câu 4. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi là do

A. gia tăng dân số giảm và tuổi thọ trung bình tăng. B. giảm tỉ lệ sinh và giảm tỉ lệ tử.

C. giảm tỉ lệ nhóm dưới tuổi lao động. D. tăng tỉ lệ nhóm trên tuổi lao động.

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 05/01/2022 1840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
cao nguyên 400-500 m. 
Câu 6. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Tây Nguyên là 
A. hồ tiêu. B. cao su. C. chè. D. cà phê. 
Câu 7. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên? 
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đăk Lăk. D. Lâm Đồng. 
Câu 8. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) là nhờ vào 
A. đất đỏ badan thích hợp. B. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ. 
C. độ cao của các cao nguyên thích hợp. D. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. 
Câu 9. Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước? 
A. Kon Tum. B. Lâm Đồng. C. Gia Lai. D. Đăk Lăk 
Câu 10. Mô hình sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là 
A. nông trường quốc doanh và mô hình kinh tế vườn. 
B. họp tác xã nông nghiệp và kinh tế trang trại. 
C. nông trường quốc doanh và trang trại. 
D. mô hình kinh tế vườn và hợp tác xã nông nghiệp. 
Câu 11. Ý nghĩa về mặt xã hội đối với phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là 
A. thu hút hàng vạn lao động, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. 
B. nâng cao đời sống nhân dân, góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. 
C. thu hút đầu tư từ các vùng khác tới làm tăng mật độ dân số vùng. 
D. nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển dịch vụ y tế, giáo dục. 
Câu 12. Ý nào không đúng khi nói về giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây 
công nghiệp ở vùng Tây Nguyên ? 
A. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. 
B. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp. 
C. Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. D. Tập trung đẩy mạnh phát triển cây cà phê. 
Câu 13. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là: 
A. Ngăn chặn nạn phá rừng. B. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng. 
C. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. 
D. Đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. 
13 
Câu 14. Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông 
A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. B. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc. 
C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng. D. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc. 
Câu 15. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là 
A. Đa Nhim. B. Yaly. C. Buôn Kuôp. D. Đồng Nai 4. 
3.6. ĐÔNG NAM BỘ 
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? 
A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác. 
B. Số dân vào loại trung bình. 
C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp. 
D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta. 
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? 
A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng. 
B. Cơ cấu kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. 
C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. 
D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. 
Câu 3. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là 
A. đất cát. B. đất badan. C. đất xám. D. đất phù sa. 
Câu 4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: 
A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước. B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. 
C. Bình Phước và Đồng Nai. D. Tây Ninh và Bình Dương. 
Câu 5. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là 
A. Dầu khí. B. Than. C. Bôxit. D. Thiếc. 
Câu 6. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là 
A. Vân Đồn. B. Phú Quý. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc. 
Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là: 
A. Tài nguyên khoáng sản ít. B. Đất đai kém màu mỡ. 
C. Tài nguyên rừng nghèo. D. Mùa khô kéo dài. 
Câu 8. Thuận lợi của vùng ven biển Đông Nam Bộ đối với nuôi trồng thủy sản là có 
A. cửa sông lớn. B. vũng, vịnh. C. rừng ngập mặn. D. đầm phá. 
Câu 9. Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là 
A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 
C. Công nghiệp dệt may. D. Công nghiệp khai thác dầu khí. 
Câu 10. Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ vào 
A. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. B. nhập khẩu nguồn điện từ Campuchia. 
C. phát triển nguồn điện gió. D. phát triển các nguồn điện từ than. 
Câu 11. Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở Đông Nam Bộ là: 
A. Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận – Đa Mi. B. Trị An, Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Ninh. 
C. Hàm Thuận – Đa Mi, Thác Mơ, Cần Đơn. D. Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn. 
Câu 12. Các nhà máy thuỷ điện Cần Đơn (sông Bé) thuộc tỉnh 
A. Bình Dương. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Tây Ninh. 
Câu 13. Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là: 
A. Nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên. B. Thủy điện. 
C. Nhiệt điện chạy bằng than. D. Điện chạy bằng dầu nhập khẩu. 
14 
Câu 14. Các nhà máy điện tuốc-bin khí được xây dựng ở Đông Nam Bộ đó là: 
A. Phú Mỹ, Bà Rịa. B. Thủ Đức, Phú Mỹ. C. Bà Rịa, Thủ Đức. D. Phú Mỹ, Cà Mau. 
Câu 15. Đường dây cao áp 500 KV nối 
A. Hòa Bình - Phú Mĩ. B. Hòa Bình - Phú Lâm. 
C. Hòa Bình – Thủ Đức. D. Hòa Bình - Nhà Bè. 
Câu 16. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là 
A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. 
B. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí. 
C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu. 
D. quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới. 
Câu 17. Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ là 
A. làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. 
B. đảm bảo an ninh quốc phòng. 
C. tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước (GDP). 
D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng. 
Câu 18. Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là 
A. Trị An. B. Dầu Tiếng. C. Kẻ Gỗ. D. Bắc Hưng Hải. 
Câu 19. Dự án thuỷ lợi Phước Hoà được xây dựng để chia sẻ một phần nước 
A. sông Bé cho sông Sài Gòn. B. sông Sài Gòn cho sông Vàm Cỏ. 
C. sông Đồng Nai cho sông La Ngà. D. Tất cả đều đúng. 
Câu 20. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ? 
A. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. 
B. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. 
C. Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ. 
D. Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm. 
3.7. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
Câu 1. Hệ thống sông nào là nguồn cung cấp phù sa cho Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Sông Tiền và sông Hậu. B. Sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long 
C. Sông Rạch Miễu, sông Hậu. D. Sông Tiền, Sông Cái 
Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra: 
A. Hạn hán. B. Bão. C. Lũ lụt. D. Xâm nhập mặn 
Câu 3. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là: 
A. Đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản. B. Đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản. 
C. Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản. D. Đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. 
Câu 4. Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở đâu? 
A. Dọc các cửa sông. B. Vành đai Biển Đông và Vịnh Thái Lan. 
C. Vùng thượng nguồn sông Mê Kông. 
D. Vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. 
Câu 5. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Đất mặn. B. Đất xám. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất phèn. 
Câu 6. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác là: 
A. Đá vôi, dầu khí. B. Dầu khí, than bùn. C. Đá vôi, than bùn. D. Dầu khí, titan. 
Câu 7. Khoáng sản Đá vôi tập trung chủ yếu ở 
A. Hà Tiên. B. An Giang. C. Sóc Trăng. D. Tiền Giang 
15 
Câu 8. Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là: 
A. Xâm nhập mặn. B. Thiếu nước tưới. C. Triều cường. D. Địa hình thấp 
Câu 9. Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp 
A. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển. 
B. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn. 
C. vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch. 
D. du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn. 
Câu 10. Tứ giác Long Xuyên gồm 
A. Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên. B. Châu Đốc, Kiên Giang, Hà Tiên, Rạch Giá 
C. Long Xuyên, Kiên Giang, Hà Tiên, Tháp Mười. D. Châu Đốc, Vĩnh Long, Tháp Mười, Hà Tiên 
Câu 11. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Cà Mau. B. Đồng Tháp. C. Bến Tre. C. An Giang. 
Câu 12. Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Cà Mau. B. Cần Thơ. C. Vĩnh Long. D. Hậu Giang. 
PHẦN 2. KĨ NĂNG 
I. KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ 
Bài 1. Cho biểu đồ: 
Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1. Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây? 
A. Tình hình phát triển lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. 
B. Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. 
C. Tốc độ tăng trưởng lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. 
D. Quy mô và tốc độ tăng lao động theo ngành kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2014. 
Câu 2. So với diện tích hình tròn thể hiện quy mô số lao động đang làm việc năm 2000, diện tích hình 
tròn thể hiện năm 2014 lớn hơn gấp 
A. 1,10 lần. B. 1,20 lần. C. 1,37 lần. D. 1,52 lần. 
Câu 3. Trong giai đoạn 2000 - 2014, cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta có sự chuyển dịch theo 
hướng 
A. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ và khu vực nông - lâm — 
thuỷ sản. 
B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản. 
C. khu vực dịch vụ tỉ trọng tăng, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực nông lâm - thuỷ sản tỉ trọng 
giảm. 
D. khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tỉ trọng nhiều nhất, khu vực dịch vụ tăng tỉ trọng nhiều thứ hai, 
khu vực nông - lâm - thuỷ sản ti trọng giảm. 
16 
Câu 4. trong giai đoạn 2000 - 2014, khu vực có tỉ trọng lao động đang làm việc tăng nhiều nhất là 
A. công nghiệp xây dựng (7,9%). B. dịch vụ (10,2%). 
C. công nghiệp - xây dựng (6,9%). D. dịch vụ (9,2%). 
Câu 5. Trong giai đoạn 2000 - 2014, tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm - thuỷ sản giảm 
A. 17,1%. B. 15,1%. C. 13,1%. D. 11,1%. 
Câu 6. Sau khi xử lí số liệu từ biểu đồ, tổng số lao động đang làm việc trong khu vực dịch vụ của nước ta 
vào năm 2014 là 
A. 4550 nghìn người. B. 5543 nghìn người. 
C. 6484 nghìn người. D. 17089 nghìn người. 
Câu 7. Trong giai đoạn 2000 - 2014, tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản 
ở nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là do 
A. mức thu nhập bình quân của lao động khu vực này thấp hơn nhiều so với hai khu vực còn lại. 
B. kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
C. tác động của quá trình di dân từ nông thôn vào thành phố. 
D. áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế. 
Bài 2. Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014 
 (Đơn vị: tỉ USD) 
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 
2000 30,1 14,5 15,6 
2005 69,2 32,4 36,8 
2010 157,0 72,2 84,8 
2012 228,3 114,5 113,8 
2014 298,0 150,2 147,8 
Dựa vào bảng số liệu hoặc xử lí số liệu để trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1. Các năm nước ta xuất siêu là 
A. 2000 và 2005. B. 2005 và 2012. C. 2012 và 2014. D. 2005 và 2014. 
Câu 2. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu xuất – nhập khẩu nước ta ? 
A. 48,2. B. 46,8 %. C. 49,6. D. 50,4. 
Câu 3. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 là 
A. 990,0%. B. 1035,9%. C. 947,4%. D. 789,7. 
Câu 4. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đối quy mô và cơ cấu kim ngạch 
xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong hai năm 2000 và 2014 là biểu đồ 
A. cột chồng. B. miền. C. tròn. D. kết hợp. 
Câu 5. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu kim ngạch xuất - nhập 
khấu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 là biếu đồ 
A. cột chồng. B. miền. C. tròn. D. kết hợp. 
Câu 6. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng 
hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? 
A. Cột chồng. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. 
Câu 7. Để thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ 
nào sau đây thích hợp nhất? 
A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. 
Câu 8. Chọn nhận xét sai về tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn 2000 
– 2014: 
A. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và liên tục. B. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và liên rục. 
C. Nước ta luôn là nước nhập siêu. D. Từ năm 2012 đến 2014 nước ta đã xuất siêu. 
17 
Câu 9. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 
2000 - 2014 (lấy năm 2000 = 100%) là 
A. 550,0%. B. 990,0%. C. 750,0%. D. 105,0%. 
Câu 10. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 
(lấy năm 2000 = 100%) là 
A. 850,0%. B. 1000,0%. C. 1035,9%. D. 900,5%. 
Câu 11. Năm 2014 cán cân xuất - nhập khẩu của nước ta là 
A. - 2,4 tỉ USD. B. + 4,2 tỉ USD. C. -4,2 tỉ USD. D. + 2,4 tỉ USD. 
Câu 12. Sau khi đã xử lí số liệu, các năm của nước ta trong tình trạng nhập siêu là : 
A.2000, 2005, 2012. B. 2005, 2010, 2012. C. 2000, 2005, 2014. D. 2000, 2005, 2010. 
Câu 13. Trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014, tỉ trọng xuất khẩu là 
A. 52,2%. B. 50,4%. C. 44,6%. D. 55,8%. 
Câu 14. So với năm 2000, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014 tăng gấp 
A. 4,5 lần. B. 9,5 lần. C. 6,0 lần. D. 7,5 lần. 
II. KĨ NĂNG ATLAT 
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô 
nóng rõ nét nhất ? 
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 2. Căn cứ vào Atlat trang 9, hãy cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam (với lượng 
mưa trung bình năm dưới 800 mm) thuộc tỉnh nào? 
A. Sơn La. B. Nghệ An. C. Ninh Thuận. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. 
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết ở Việt Nam, vào các tháng 6, tháng 7, các 
cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào? 
A. Ven biển Bắc Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ. 
C. Ven biển Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ. 
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu tác động của bão với tần suất 
lớn nhất ? 
A. Ven biển Bắc Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ. 
C. Ven biển Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ. 
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió nào là thịnh hành vào mùa hạ ở khu 
vực đồng bằng Bắc Bộ ? 
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Nam. 
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và 6 - 7, cho biết khu vực núi nào có nhiệt độ trung bình 
tháng 7 thấp nhất? 
A. Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Lâm Viên. B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc. 
C. Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Lang Bian. D. Kiều Liêu Ti, Tam Đảo, Ngọc Linh. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_12_nam_hoc_2020_202.pdf