Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021

I. LÝ THUYẾT: Từ bài 19 đến bài 34 sách giáo khoa Vật lí 11.

1. Chủ đề: Lực từ. Cảm ứng từ. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.

- Nam châm. Từ tính của dây dẫn có dòng điện.

- Định nghĩa và tính chất của từ trường.

- Định nghĩa và các tính chất của đường sức từ.

- Định nghĩa và đặc điểm của từ trường đều.

- Công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. Quy tắc bàn tay trái.

- Đặc điểm và đơn vị cảm ứng từ.

- Hình dạng đường sức từ và công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn.

- Hình dạng đường sức từ và công thức tính cảm ứng từ tại tâm của dòng điện được uốn thành vòng tròn.

- Hình dạng đường sức từ và công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

- Quy tắc nắm bàn tay phải đề xác định chiều của vectơ cảm ứng từ.

- Từ trường của nhiều dòng điện.

2. Lực Lo-ren-xơ.

- Định nghĩa, đặc điểm của lực Lo-ren-xơ.

- Công thức tính lực Lo-ren-xơ.

- Quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực Lo-ren-xơ.

- Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều.

 

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 32 trang xuanhieu 05/01/2022 2200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2020-2021
 Qua mỗi điểm trong không gian có thể vẽ được hai đường sức từ.	
C. Qua mỗi điểm trong không gian có thể vẽ được ba đường sức từ.	
D. Các đường sức từ luôn là những đường cong không khép kín.
Câu 3: Một đoạn dây dẫn chiều dài l có cường độ dòng điện I chạy qua được đặt vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn đây dẫn được tính bằng công thức nào sau đây?
A.	B.	C.	D.
Câu 4: Một dây dẫn uốn thành vòng tròn bán kính R. Khi dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ I thì độ lớn cảm ứng từ B tại tâm vòng dây được tính bằng công thức nào sau đây?
A.	B.	C.	D.
Câu 5: Khi nói về lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong từ trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực Lo-ren-xơ vuông góc với từ trường.	
B. Lực Lo-ren-xơ cùng hướng với vectơ vận tốc.	
C. Lực Lo-ren-xơ ngược hướng với vectơ vận tốc.	
D. Lực Lo-ren-xơ có hướng không phụ thuộc vào dấu của điện tích.
Câu 6: Từ thông có đơn vị là
A. tesla (T).	B. vêbe (Wb).	C. jun (J).	D. niutơn (N).
Câu 7: Một mạch kín đặt trong từ trường, từ thông qua mạch biến thiên một lượng DF trong khoảng thời gian Dt. Suất điện động cảm ứng trong mạch được tính bằng công thức nào sau đây?
A.	B.	C.	D.
Câu 8: Một mạch điện kín có độ tự cảm L, dòng điện trong mạch có cường độ biến thiên một lượng Di trong khoảng thời gian Dt. Suất điện động tự cảm trong mạch được tính bằng công thức nào sau đây?
A.	B.	C.	D.
Câu 9: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với 
A. chân không.	B. kim cương.	C. nước.	D. thủy tinh.
Câu 10: Gọi n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1), gọi n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2), n21 là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1). Công thức nào sau đây đúng?
A.	B.	C.	D.
Câu 11: Chiếu một chùm tia sáng hẹp từ môi trường có chiết suất n1 tớimặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 thì có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra. Gọi igh là góc giới hạn phản xạ toàn phần. Công thức nào sau đây đúng?
A.	B.	C.	D.
Câu 12: Khi chiếu tia tới đến mặt bên thứ nhất của lăng kính thì có tia ló ra khỏi mặt bên thứ hai của lăng kính. Góc lệch D của tia sáng này khi truyền qua lăng kính là góc hợp bởi
A. tia tới và tia ló.	B. tia tới và mặt bên thứ nhất.	
C. tia ló và mặt bên thứ hai.	D. tia tới và cạnh của lăng kính. 
Câu 13: Một thấu kính có tiêu cự f và độ tụ D. Công thức nào sau đây đúng?
A.	B.	C.	D.
Câu 14: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh của vật qua thấu kính luôn là
A. ảnh ảo, cùng chiều so với vật.	B. ảnh thật, cùng chiều so với vật.	
C. ảnh ảo, ngược chiều so với vật.	D. ảnh thật, ngược chiều so với vật.
Câu 15: Điều tiết là sự thay đổi tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật quan sát luôn hiện ra tại 
A. thể thủy tinh.	B. màng giác.	C. lòng đen.	D. màng lưới.
Câu 16: Kính lúp là
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng vài xentimét.	
B. thấu kính phân kì có tiêu cự khoảng vài xentimét.	
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng vài mét.	
D. thấu kính phân kì có tiêu cự khoảng vài mét.	
Câu 17: Trong không khí, một dòng điện có cường độ 5 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tại điểm M cách dây dẫn 20 cm cảm ứng từ có độ lớn là
A. 5.10−8 T.	B. 5.10−6 T.	C. 2.10−6 T.	D. 2.10−8 T.
Câu 18: Tại điểm M có từ trường của hai dòng điện. Vectơ cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại M cùng phương, ngược chiều và có độ lớn lần lượt là 6.10−2 T và 8.10−2 T. Cảm ứng từ tổng hợp tại M có độ lớn là
A. 0,1 T.	B. 7.10−2 T.	C. 14.10−2 T.	D. 0,02 T.
Câu 19: Một điện tích 1,6.10−19 C bay vào trong một từ trường đều với vận tốc 5.106 m/s theo phương hợp với các đường sức từ một góc 30o. Biết độ lớn cảm ứng từ của từ trường là 10−2 T. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn là
A. 8.10−15 N.	B. 4.10−11 N.	C. 4.10−15 N.	D. 8.10−11 N.	
Câu 20: Một khung dây phẳng diện tích 0,8 m2 được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,5 mT. Biết vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung một góc 60o. Từ thông qua khung dây có độ lớn là 
A. 0,08 mWb.	B. 0,4 mWb.	C. 0,16 mWb.	D. 0,2 mWb.
Câu 21: Một khung dây dẫn phẳng diện tích 0,06 m2 được đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Trong khoảng thời gian 0,02 s, cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 lên đến 0,5 T. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là
A. 15 V.	B. 3 V.	C. 6 V.	D. 1,5 V.	
Câu 22: Một mạch kín có độ tự cảm 0,5 mH. Dòng điện chạy trong mạch có cường độ 0,3 A. Từ thông riêng của mạch này là
A. 0,15 mWb.	B. 0,8 mWb.	C. 0,2 mWb.	D. 0,6 mWb.	
Câu 23: Biết chiết suất của nước và thủy tinh lần lượt là 1,333 và 1,865. Chiết suất tỉ đối của thủy tinh đối với nước là
A. 1,599.	B. 1,399.	C. 0,532.	D. 0,715.
Câu 24: Chiếu tia sáng từ nước ra không khí. Biết chiết suất của nước là 1,33. Góc giới hạn phản xạ toàn phần là
A. 48,75o.	B. 41,25o.	C. 53,06o.	D. 36,94o.
Câu 25: Một thấu kính hội tụ có độ tụ 5 dp. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 2 cm.	B. 20 cm.	C. 50 cm	D. 5 cm.
Câu 26: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cách thấu kính 30 cm. Ảnh của vật qua thấu kính cách thấu kính 15 cm. Số phóng đại ảnh của thấu kính là
A. 2.	B.	C.	D. 1.
Câu 27: Một người cận thị nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt từ 10 cm đến 50 cm. Để khắc phục tật cận thị người này phải đeo sát mắt một kính phân kì có tiêu cự
A. − 50 cm.	B. − 10 cm.	C. − 25 cm.	D. − 40 cm.
Câu 28: Trên vành của một kính lúp có ghi 5×. Kính lúp này có tiêu cự là
A. 25 cm.	B. 2,5 cm.	C. 10 cm.	D. 5 cm.
II. PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm)
Câu 1: Một mạch kín hình vuông, cạnh 20 cm, đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,01 s, cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0 lên đến 0,5 T. Biết điện trở của mạch là 0,5 Ω. Tính cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch.
Câu 2: Một tia sáng truyền đến mặt thoáng của nưới dưới góc tới 60o. Ở mặt thoáng, tia sáng này cho một tia phản xạ và một tia khúc xạ. Biết chiết suất của nước là Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ.
Câu 3: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước và vuông góc với trục chính (A ở trên trục chính) của một thấu kính cho ảnh A1B1 ngược chiều với vật. Khi dịch vật AB dọc theo trục chính lại gần thấu kính 6 cm thì cho ảnh A2B2 ngược chiều với vật. Biết ảnh A2B2 cách ảnh A1B1 một khoảng 27 cm và cao gấp hai lần ảnh A1B1. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Câu 4: Một người mắt không có tật, điểm cực cận cách mắt 20 cm. Người này dùng một kính lúp để quan sát một vật nhỏ, khi quan sát vật qua kính trong trạng thái mắt không điều tiết thì số bội giác của kính là 5. Để quan sát được các vật nhỏ qua kính (mắt đặt sát kính) thì vật phải đặt trong khoảng nào trước kính?
---------HẾT--------
ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÍ II – VẬT KÍ 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(7 điểm)
Câu 1: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
	A. Sắt và hợp chất của sắt.	B. Niken và hợp chất của niken.
	C. Côban và hợp chất của côban.	D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
	A. Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
	B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
	C. Chiều của đường sức từ tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
	D. Các đường sức của từ trường đều có thể cắt nhau.
Câu 3: Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ B là
	A. tesla (T)	B. vôn chia mét ( V/m)	
	C. vôn nhân mét ( V.m )	D. niu tơn chia ampe ( N/A)
Câu 4: Một dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua uốn thành một vòng tròn bán kính R, đặt trong chân không. Tại tâm vòng tròn, độ lớn cảm ứng từ B được tính bằng biểu thức nào?
	A. B = 2π.10-7IR	B. B = 2.10-7IR	C. B = 2π.107IR	 D. B = 2.107IR
Câu 5: Một ống dây dài 50cm gồm 497 vòng dây, đặt trong không khí, dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây 2A. Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có độ lớn là?
	A. B = 250.10-4 T	B. B = 25.10-4 T	C. B = 50.10-4T	 D. B = 25.104 T
Câu 6: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ có độ lớn B = 0,8T . Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn là? 
	A. 3.10-2 (N). 	 B. 3.10-3 (N)	C. 2.10-3 (N)	D. 2.10-2 (N) 
Câu 7: Lực Lo-ren-xơ là
	A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.	B. lực điện tác dụng lên điện tích.
	C. lực từ tác dụng lên dòng điện.	D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Câu 8: Một điện tích 10-9 C bay vào một từ trường đều với vận tốc 105 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ. Biết độ lớn cảm ứng từ bằng 10-3 T. Độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích là
	A. 10-7 N. 	B. 107 N.	C. 10-5 N.	D. 0 N.
Câu 9: Một diện tích S, đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có độ lớn bằng B. Vectơ pháp tuyến của mặt S hợp với góc . Từ thông qua diện tích S được xác định theo biểu thức
	A. B. 	C. 	D. 
Câu 10: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều
	A. sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín.
	B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
	C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
	D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Câu 11: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là 
	A. 0,048 Wb.	B. 24 Wb.	C. 480 Wb.	D. 0 Wb.
Câu 12: Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn độ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5 s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2 T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là
	A. 240 mV.	B. 240 V.	C. 2400 V.	D. 1,2 V.
Câu 13: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
 	A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
 	B. sự chuyển động của nam châm với mạch.
 	C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
 	D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.
Câu 14: Từ thông riêng gửi qua một ống dây được xác định bởi công thức
	A. Ф = B.i 	B. Ф = S.i 	C. Ф = L.i 	D. Ф =L.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng khúc ánh sáng. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì: 
A. tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 16: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
	A. chính nó. 	B. chân không.	C. không khí. 	D. nước. 
Câu 17: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 18: Chiếu ánh sáng từ không khí có chiết suất là 1 vào thủy tinh có chiết suất là 1,5. Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là:
	A. 300.	B. 350.	C. 450.	D. 400.
Câu 19: Chiếu một tia sáng đi từ thủy tinh vào nước với góc tới là 450, biết chiết suất của nước là 4/3; chiết suất của thủy tinh là 1,54. Góc giới hạn phản xạ toàn phần (lấy tròn) là:
A. 300.	B. 450	C. 600.	D. 650
Câu 20: Chiếu một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính thủy tinh thì:
A. không tồn tại tia sáng nào truyền thẳng qua lăng kính.
B. nếu tia tới vuông góc với cạnh bên này thì tia ló luôn vuông góc với cạnh bên kia.
C. có tia tới thì chắc chắn phải có tia ló.
D. tia tới và tia ló (nếu có) luôn đối xứng với nhau qua đường phân giác của góc chiết quang.
Câu 21: Thấu kính hội tụ là
	A. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt luôn là các mặt cầu
B. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lõm và một mặt phẳng.
C. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lõm.
D. Một khối chất trong suốt, có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được giới hạn bởi hai mặt cầu, hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. 
Câu 22: Thấu kính có độ tụ D = -5 (dp), đó là:
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).	
B. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).
C. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).	
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).
Câu 23: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 10 cm. Qua thấu kính cho một ảnh cùng chiều với vật và cao gấp 3 lần vật. Loại thấu kính và tiêu cự của thấu kính đó là
A. TK hội tụ, f = 15cm.	B. TK phân kì, f =-15cm.
C. TK hội tụ, f = 20cm.	D. TK phân kì, f =-20cm.
Câu 24: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Một chùm tia sáng tới song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh chính sau thấu kính.
	B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính.
	C. Một chùm tia sáng tới hội tụ tại tiêu điểm vật chính tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục chính.
	D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.
Câu 25: Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
	A. thủy dịch.	B. dịch thủy tinh.	C. thủy tinh thể. 	D. giác mạc.
Câu 26: Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính
	A. hội tụ có tiêu cự 50 cm. 	B. phân kì có tiêu cự 50 cm.
	C. hội tụ có tiêu cự 25 cm.	D. phân kì có tiêu cự 25 cm.
Câu 27: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp? Kính lúp
A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ thấu kính có độ tụ dương.
C. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.
D. có tiêu cự lớn.
Câu 28: Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào
A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính. 
B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.
C. tiêu cự của kính và độ cao vật.
D. độ cao ảnh và độ cao vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Cho dòng điện cường độ 10A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt tại điểm M trong không khí. Xác định véc tơ cảm ứng từ ( cả hướng và độ lớn ) do dòng điện tạo ra tại điểm N cách dây 10cm ?
Câu 2: (1 điểm) Một tia sáng trong thủy tinh đến mặt phân cách giữa thủy tinh và không khí dưới góc tới i = 300 , tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Tính chiết suất của thủy tinh.
Câu 3: (0,5 điểm) A, B, C là 3 điểm thẳng hàng. Đặt vật ở A, một thấu kính ở B thì ảnh thật hiện ở C với độ phóng đại |k1|=3. Dịch thấu kính ra xa vật đoạn l = 64cm thì ảnh của vật vẫn hiện ở C với độ phóng đại |k2| =1/3. Tính f và đoạn AC.
Câu 4: (0,5 điểm) Một người mắt có khoảng cực cận OCc=15 cm và điểm cực viễn ở vô cực. Người này quan sát vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm, kính đặt trước mắt 10 cm. Để quan sát được vật thì phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
---------HẾT--------

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2020_2021.docx