Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

- Phần hai: Sinh học tế bào

+ Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

+ Chương IV: Phân bào

- Phần ba: Vi sinh vật học

+ Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

+ Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

+ Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm

B. CÂU HỎI GỢI Ý

I. Lý thuyết

1. Thế nào là hô hấp tế bào? Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi

giai đoạn trong hô hấp tế bào? Nước và CO2 được tạo thành ở giai đoạn nào trong hô hấp? Tổng

năng lượng ATP được sinh ra trong hô hấp nội bào là bao nhiêu?

2. Các pha trong quang hợp? Nơi diễn ra, nguyên liệu, cơ chế, sản phẩm của các pha? Nói

rằng pha tối không cần ánh sáng đúng hay sai?

3. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

4. Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi tơ vô sắc bị phá hủy? Tại sao các

NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau ? Hiện tượng các nhiễm sắc thể tương đồng bắt

đôi với nhau ở kì đầu của giảm phân 1 có ý nghĩa gì ?

6. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào ? Đặc điểm chung của

vi sinh vật ? Nêu các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật (dựa vào nguồn năng lượng và nguồn

cacbon)

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 05/01/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
 TỔ TỰ NHIÊN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019 – 2020 
MÔN: SINH 10 
A. NỘI DUNG ÔN TẬP 
 - Phần hai: Sinh học tế bào 
 + Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 
 + Chương IV: Phân bào 
 - Phần ba: Vi sinh vật học 
 + Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 
 + Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật 
 + Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm 
B. CÂU HỎI GỢI Ý 
I. Lý thuyết 
1. Thế nào là hô hấp tế bào? Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi 
giai đoạn trong hô hấp tế bào? Nước và CO2 được tạo thành ở giai đoạn nào trong hô hấp? Tổng 
năng lượng ATP được sinh ra trong hô hấp nội bào là bao nhiêu? 
2. Các pha trong quang hợp? Nơi diễn ra, nguyên liệu, cơ chế, sản phẩm của các pha? Nói 
rằng pha tối không cần ánh sáng đúng hay sai? 
3. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào. 
4. Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân. 
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi tơ vô sắc bị phá hủy? Tại sao các 
NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau ? Hiện tượng các nhiễm sắc thể tương đồng bắt 
đôi với nhau ở kì đầu của giảm phân 1 có ý nghĩa gì ? 
6. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào ? Đặc điểm chung của 
vi sinh vật ? Nêu các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật (dựa vào nguồn năng lượng và nguồn 
cacbon) 
7. Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật 
8. Giải thích vì sao : 
a. Vì sao khi muối dưa người ta thường cho thêm 1 ít nước dưa cũ, 1 hay 2 thìa đường, thường 
cho ngập nước và nén chặt rau, quả? Vì sao dưa để lâu lại bị khú? 
b. Vì sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng chuyển sang đặc và có vị chua khi ta làm sữa chua? 
Viết PTPƯ? Vì sao nếu tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì sữa 
chua bị hỏng? 
c. Vì sao khi ủ rượu cần tránh điều kiện hiếu khí? 
9. Phân biệt sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục? 
ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong thực tiễn sản xuất? Tại sao nói dạ dày - 
ruột người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? 
10. Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt VSV nguyên dưỡng và VSV khuyết dưỡng? Tại sao 
nói VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa? 
11. Giải thích một số hiện tượng thực tế: 
 - Dưa cà muối bảo quản được lâu 
 - Phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp 
 - Có thể bảo quản thịt, cá bằng cách ướp muối 
 - Phơi hạt giống thật khô để bảo quản 
12. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở vi sinh vật? Việc hình thành nội bào tử có phải 
là một hình thức sinh sản hay không? Vì sao? 
13. Giải thích các thuật ngữ: capsit, capssome, nucleotit và vỏ ngoài. Nêu 3 đặc điểm cơ bản 
của virut 
14. Nêu đặc điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn? Vì sao virut chưa được gọi là cơ thể 
sống? 
15. Kể các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ và đặc điểm của mỗi giai đoạn? 
16. Cấu tạo của vi rut HIV? HIV lây truyền theo những con đường nào? Cách phòng tránh? 
17. Thê nào là bệnh truyền nhiễm, Vi sinh vật có thể lan truyền theo các con đường nào? 
II. Các dạng bài tập nguyên phân – giảm phân 
1. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra sau nguyên phân. 
2. Xác định số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân, số NST và số tâm động trong 
các tế bào con. 
3. Tính số giao tử và hợp tử được hình thành, tính hiệu suất thụ tinh 
Bài tập minh họa: 
Loài ruồi giấm có 2n = 8, xét 10 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các tế 
bào con sinh ra sau nguyên phân đều thực hiện giảm phân tạo trứng. Xác định: 
a. Số tế bào con sinh ra sau nguyên phân? 
b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân? 
c. Số trứng được tạo thành? 
d. Số nhiễm sắc thể trong các trứng tạo thành? 
e. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 20% thì số hợp tử tạo thành là bao nhiêu? 
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm minh họa 
1. Trong quá trình hô hấp hiếu khí, CO2 được giải phóng ở giai đoạn 
A. Chuỗi chuyền điện tử B. Cuối cùng của hô hấp 
C. Đường phân D. Chu trình Crep 
2. Có mấy phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào: 
1. Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể của mọi loại tế bào 
2. Hô hấp tế bào giải phóng hoàn toàn 38 ATP cung cấp cho các hoạt động sống 
3. Chuỗi chuyền điện tử giải phóng O2 
4. Giai đoạn đường phân cần sử dụng nguyên liệu glucôzơ 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
3. Hô hấp tế bào diễn ra ở 
A. tế bào thực vật B. Tế bào động vật C. Tế bào vi khuẩn D. Mọi loại tế bào 
4. Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? 
A. Glucôzơ -> Nước + năng lượng B. Glucôzơ -> axit piruvic + năng lượng 
C. Glucôzơ -> CO2 + năng lượng D. Glucôzơ -> CO2 + nước 
5. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào là 
A. NADH B. ADP C. ATP D. FADH2 
6. Qua quang hợp tạo chất đường, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng 
nào sau đây? 
A. Từ hoá năng sang quang năng B. Từ nhiệt năng sang quang năng 
C. Từ quang năng sang hoá năng D. Từ hoá năng sang nhiệt năng 
7. Có mấy phát biểu nào sau đây có nội dung đúng về quá trình quang hợp: 
1. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ 
2. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ 
3. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 
4. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
8. Hoạt động sau đây không xảy ra trong pha sáng của quang hợp là: 
A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng B. Nước được phân li và giải phóng điện tử 
C. Cacbonhidrat được tạo ra D. Hình thành ATP 
9. Trong quang hợp, ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? 
A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước 
C. Các phản ứng ô xi hoá khử D. Truyền điện tử 
10. Hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp là 
A. Tổng hợp nhiều phân tử ATP 
B. Giải phóng ôxi 
C. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbonhidrat 
D. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước 
11. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của: 
A. Kì cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa D. Kỳ trung gian 
12. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm 
13. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là: 
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào 
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội 
14. Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là: 
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn 
B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép 
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể 
D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào 
15. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 
A. Tế bào sinh dưỡng B. Giao tử 
C. Tế bào sinh dục chín D. Tế bào xô ma 
16. Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là: 
A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể B. Có sự phân chia của tế bào chất 
C. Có 2 lần phân bào D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 
17. Một tế bào của một loài đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên 
mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào là 6. Bộ NST lưỡng bội của 
loài là: 
A. 6 B. 12 C. 18 D. 24 
18. Có 10 tế bào sinh dục chín của ruồi giấm tiến hành giảm phân tạo ra được 10 giao tử. 
Giới tính của cơ thể là: 
A. đực B. Cái C. Vừa đưc, vừa cái D. Không xác định được 
19. Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân 1, số NST có trong tế 
bào là: 
A. 46NST đơn B. 23NST kép C. 92NST đơn D. 46NST kép 
20. Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây không đúng? 
A. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực có phân bố rộng 
B. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng lại có khu phân bố hẹp 
C. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, nhìn rõ dưới kính hiển vi. 
D. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh 
21. Cho các giới sinh vật sau: 
1. Giới khởi sinh 
2. Giới nguyên sinh 
3. Giới nấm 
4. Giới thực vật 
5. Giới động vật 
Vi sinh vật là tập hợp gồm các sinh vật thuộc các giới nào trong các giới trên? 
A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3 D. 1, 2, 3 
22. Hình thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của các 
hợp chất hóa học được gọi là: 
A. Hoá dị dưỡng B. Hoá tự dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Quang dị dưỡng 
23. Ở trong tủ lạnh, thực phẩm được giữ khá lâu là vì: 
A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp 
B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được 
C. khi ở trong tủ lạnh, vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. 
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế 
24. Trong nuôi cấy không liên tục để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha 
nào? 
A. Đầu pha cân bằng B. Pha lũy thừa C. Đầu pha suy vong D. Cuối pha cân bằng 
25. Cho các phát biểu sau: 
1. Sinh sản bằng nội bào tử 
2. Sinh sản bằng ngoại bào tử 
3. Sinh sản bằng phân đôi 
4. Sinh sản bằng nảy chồi 
5. Sinh sản bằng bào tử vô tính 
6. Sinh sản bằng bào tử hữu tính. 
Có bao nhiêu phát biểu đúng về các hình thức sinh sản của tế bào nhân sơ? 
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 
26. Môi trường nào sau đây là môi trường nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? 
A. Dạ dày – ruột ở người B. Quả cam C. Hũ sữa chua D. Cốc nước thịt 
27.Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa 
tăng lên đã dẫn đến hiện tượng 
A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật 
B. số vi sinh vật sinh ra bằng số vi sinh vật chết đi 
C. quần thể vi sinh vật bị suy vong 
D. thu được số lượng vi sinh vật tối đa 
28. Yếu tố vật lí ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau 
quả là: 
A. Nhiệt độ B. Ánh sáng C. Độ pH D. Độ ẩm 
29. Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt 
động của vi sinh vật khác: 
A. Alđêhit B. Các hợp chất cacbonhidrat 
C. Chất kháng sinh D. Axit amin 
30. Sinh vật nào sau đây có khả năng quang tự dưỡng? 
A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn hình cầu C. Vi khuẩn hình xoắn D. Vi khuẩn hình que 
31. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của VK lactic để thực hiện quá trình nào sau 
đây? 
A. Làm giấm B. Làm tương C. Muối dưa D. Làm nước mắm 
32. Nấm men rượu sinh sản bằng 
A. bào tử trần B. nảy chồi C. bào tử vô tính D. bào tử hữu tính 
33. Cho các phát biểu sau đây: 
1. Virut là 1 loại vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nhất 
2. Virut là dạng sống không có cấu tạo tế bào 
3. Virut có thể có lợi, có hại hay trung tính đối với vật chủ 
4. Virut chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic 
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng khi nói về virut? 
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 
34. Đặc điểm nào sau đây không thuộc virut? 
A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào 
B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic. 
C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ. 
D. Có thể sống trong môi trường chỉ có các chất vô cơ 
34. Nếu trộn axit nucleic của chủng virut B với vỏ protein của chủng virut A tạo ra virut lai 
và cho lây nhiễm vào tế bào vật chủ. Nếu virut lai nhân lên thì các virut mới thuộc về 
A. giống chủng A B. giống chủng B 
C. vỏ giống A và B, lõi giống B D. vỏ giống A, Lõi giống B 
35. Ở giai đoạn xâm nhập của Virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây? 
A. Virut bám trên bề mặt của tê bào chủ 
B. axit nuclêic của Virut được đưa vào tê bào chất của tế bào chủ 
C. Thụ thể của Virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ 
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ 
36. Sinh tan là quá trình: 
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ B. Virut sinh sản trong tế bào chủ 
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ 
37. Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào: 
A. Sự di chuyển của các bào quan B. Quá các chất bài tiết từ bộ máy gôn gi 
C. Các cấu sinh chất nối giữa các tế bào D. Hoạt động của nhân tế bào 
38. Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là: 
A. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván C. Thương hàn D. Dịch hạch 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_2.pdf