Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021
I/ Đọc - hiểu: ( 3,0 điểm )
1: Ngữ liệu phần đọc hiểu là Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).
2. Cần nhận diện những dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu:
Nhận biết:
- Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ. trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,. trong bài thơ/đoạn thơ
Thông hiểu:
- Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
Vận dụng:
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
- Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn 11 - Năm học 2020-2021
u, đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả + Hai câu sau: bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận – người đại diện cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ (so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu) c. Nghệ thuật: - Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ hiển và hiện đại (hiện đại là sự xuất hiện của những cái thường, nhỏ bé, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân) - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm. d. Ý nghĩa văn bản Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Bài 2. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử a. Tác giả Hàn Mặc Tử: (1912 – 1940) + Là người có số phận bất hạnh + Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ Mới, là “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên) - Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ: + Xuất xứ: viết 1938, in trong tập Thơ Điên + Cảm hứng sáng tác được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc (lưu ý: tuy nhiên đây không phải là một bài thơ về tình yêu mà chỉ là những cảm xúc tâm trạng của một con người đang chơi vơi giữa sự sống và cái chết, đang rất khát khao tình yêu trần thế) b. Nội dung: - Khổ một: cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết + Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái khác nhau: là câu hỏi, hay là lời trách nhẹ nhàng, hay là lời mời mọc ân cần + Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả. -Khổ hai: cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa + Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, “dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt + Hai câu sau tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ. - Khổ ba: nỗi niềm thôn Vĩ + Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh”, trong cảm nhận của khách đường xa + Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời c. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng phong phú - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ... d. Ý nghĩa văn bản Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn vĩ dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Bài 3. Từ ấy – Tố Hữu: a. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) + Được đánh giá là “lá cờ đầu của thơ ca CM” Việt Nam hiện đại + Đặc điểm phong cách: thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người VN nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. - Tác phẩm Từ ấy: xuất xứ thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy. sáng tác tháng 7/1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. b. Nội dung: - Khổ một: niềm vui lớn + Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng + Chú ý cụm từ Từ ấy – giải thích mốc thời điểm thực tế + Biện pháp ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí – là ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm + Động từ mạnh: bừng, chói – thể hiện sự tác động mạnh mẽ của ánh sáng lí tưởng đến Tố Hữu + Hai câu cuối: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Sử dụng thủ pháp liên tưởng, so sánh Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim → thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu. - Khổ hai: lẽ sống lớn + Động từ buộc; biện pháp hoán dụ trăm nơi, từ ngữ trang trải: ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. + Chú ý các từ: khối đời, hồn khổ: khẳng định mối liên hệ sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng với quần chúng nhân dân - Khổ ba: tình cảm lớn + Điệp từ là + số từ ước lệ vạn + danh từ: con, anh, em → Từ nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới, tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, gắn bó thân thiết với nhân dân như người một nhà. c. Nghệ thuật: + Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng + Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở d. Ý nghĩa văn bản Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Bài 4. Vội vàng - Xuân Diệu. a. Tác giả: Xuân Diệu ( 1916 – 1985 ) - Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. - Tác phẩm Vội vàng: Xuất xứ: Rút từ tập Thơ Thơ ( 1938), là tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của XD – thi sĩ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”. b. Nội dung. - Phần một: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời. + Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới : trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. + Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian. - Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm về thời gian tuần hoàn của người xưa ). - Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. - Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường ; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi-nên chỉ có một cách phải sống vội. - Phần hai: + Nêu cách “thực hành” : Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn ; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn. + Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một cách ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi : Vội vàng là gi ? Và đề xuất một lẽ sống mới mẻ, tích cực ; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. c. Nghệ thuật. - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch tâm lý. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ ; nhịp điệu dồn đập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. d. Ý nghĩa văn bản. Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu - nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. B. ĐỀ MINH HỌA ( Tham khảo) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh ..................................................., Mã số học sinh ...................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: TIẾNG THU (Lưu Trọng Lư) Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức ? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ. Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư – Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn học, 2020) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Câu 2. Chỉ ra 03 hình ảnh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của 03 câu thơ sau? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ. Câu 4. Hãy nêu nhận xét về giọng điệu thơ trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm hi vọng trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?...” (SGK Ngữ văn, tập 2 trang 39, NXB Giáo dục Hà Nội năm 2010 ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: 5 chữ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm: 0 điểm 0,75 2 03 hình ảnh thiên nhiên mùa thu: trăng, rừng thu, lá thu, lá vàng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 03 trong 04 hình ảnh trên: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời mỗi ý được 0,25 điểm. 0,75 3 - Nỗi nhớ mong của người thiếu phụ cô đơn chờ đợi người chồng đi chinh chiến. - Niềm khát khao của người vợ được sum họp, đoàn tụ hạnh phúc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được một phần của ý 1 hoặc ý 2 trong đáp án : 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 1,0 4 - Giọng thơ chậm rãi, đượm buồn da diết, phù hợp với giọng điệu Thơ Mới. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh nhận xét được giọng điệu thơ nhưng không nêu ý “phù hợp với giọng điệu Thơ Mới”: 0,25 điểm. 0,5 II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của niềm hi vọng trong cuộc sống 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải có niềm hi vọng trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có niềm hi vọng trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: + Hi vọng điều tốt đẹp sẽ đến là biểu hiện của niềm lạc quan, yêu sống. Khi đó điều hi vọng là mục tiêu vươn tới của con người. + Ước mơ, hi vọng tạo nên động lực, thôi thúc con người hành động, khơi thức lên trong tâm hồn ý chí và nghị lực, tạo nên nguồn sức mạnh phi thường để vượt qua tất cả trở ngại trong cuộc sống. + Cần xây dựng cho mình lối sống biết ước mơ và hi vọng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và năng lực của bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,75 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5 2 Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), bài thơ và đoạn thơ (0,25 điểm). 0,5 * Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ - Khổ thơ đầu: Hoài niệm về thôn Vĩ, thể hiện nỗi niềm khao khát, đắm say muốn được về thăm thôn Vĩ. + Câu thơ đầu như một câu nói thường mang nhiều sắc thái ý nghĩa: vừa hỏi han ân cần, vừa mời mọc tha thiết, vừa trách cứ nhẹ nhàng. + Ba câu tiếp theo tác giả hoài niệm về cảnh và người thôn Vĩ: Cảnh xinh xắn, trong sáng, tinh khiết và tràn đầy sức sống. Người phúc hậu, đoan trang. Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. - Khổ thơ thứ hai: Hoài niệm về cảnh sông nước, đặc biệt là cảnh sông nước đêm trăng. Bộc lộ tâm trạng hoài vọng, phấp phỏng âu lo của nhà thơ. + Hai câu đầu viết trong tâm trạng buồn, cảnh đã có sự chia lìa, mất mát trong lòng của tác giả. Có sự phi lí về hiện thực khách quan (gió một đằng, mây một nẻo) nhưng hợp lí về tâm trạng. Dòng sông trở thành một sinh thể có hồn mang tâm trạng của con người. + Hai câu sau chất huyền ảo đã lấn át chất hiện thực: Một con thuyền, một cái bến, một dòng sông được bao bọc trong ánh trăng. Cảnh vật đầy hư ảo nhưng nỗi niềm, tâm trạng của thi nhân là chân thật. Từ “kịp” thể hiện bi kịch tâm hồn của nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ: 0,25 điểm - 0,5 điểm. 2,5 * Đánh giá Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, hai khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Hàn Mặc Tử; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5 Tổng điểm 10,0 .
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ky_ii_mon_ngu_van_11_nam_hoc_2020_2021.docx