Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2)

1. Khái niệm

Hàm là một đoạn chương trình độc lập thực hiện trọn vẹn một công việc

nhất định sau đó trả về giá trị cho chương trình gọi nó, hay nói cách khác hàm là

sự chia nhỏ của chương trình.

2. Khai báo hàm

2.1. Cú pháp khai báo nguyên mẫu hàm

Tên_hàm ([Danh_sách_tham_số]);

Trong đó:

Tên_hàm: là một tên hợp lệ theo quy tắc về tên của ngôn ngữ C/C++. Mỗi

hàm có tên duy nhất và không được trùng với các từ khóa. Tên hàm sẽ được

dùng để gọi hàm.

Kiểu_hàm: Hàm có thể trả về một giá trị cho nơi gọi, giá trị đó thuộc một

kiểu dữ liệu nào đó, kiểu đó được gọi là kiểu hàm. Kiểu hàm có thể là kiểu chuẩn

cũng có thể là kiểu do người dùng định nghĩa. Nếu hàm không trả về giá trị thì

kiểu hàm là void.

Danh_sách_tham_số: Hàm có thể nhận dữ liệu vào thông qua các tham

số của nó (tham số hình thức), các tham số này cũng thuộc kiểu dữ liệu xác định.

Có thể có nhiều tham số, các tham số cách nhau bởi dấu phẩy (,). Trong nguyên

mẫu không bắt buộc phải có tên tham số nhưng kiểu của nó thì bắt buộc. Nếu

hàm không có tham số chúng ta có thể để trống phần này hoặc có thể khai báo là

void.

Ví dụ:

int max(int a, int b); // khai báo nguyên mẫu hàm max, có hai tham số kiểu

int, kết quả trả về kiểu int.

float f(float, int); // nguyên mẫu hàm f, có hai tham số, tham số thứ nhất

kiểu float, tham số thứ 2 kiểu int, kết quả trả về kiểu float.

void nhapmang(int a[], int ); // hàm nhapmang, kiểu void (không có giá trị

trả về), tham số thứ nhất là một mảng nguyên, tham số thứ 2 là một số nguyên.

void g(); // hàm g không đối, không kiểu.

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 1

Trang 1

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 2

Trang 2

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 3

Trang 3

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 4

Trang 4

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 5

Trang 5

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 6

Trang 6

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 7

Trang 7

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 8

Trang 8

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 9

Trang 9

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang xuanhieu 11900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2)

Đề cương môn Lập trình Cơ bản (Phần 2)
hai báo 2 biến con trỏ tệp. 
 Chú ý: + Trước khi khai báo con trỏ trỏ đến tập tin, cần khai báo thư viện: 
stdio.h. 
 + Mỗi tệp đều được kết thúc bằng một dấu hiệu đặc biệt để báo hiệu hết 
tệp, hay gọi là EOF (End of File). Giá trị EOF trong UNIX được định nghĩa là -1, 
trong chương trình dịch C/C++ khác có thể có các giá trị khác. 
 + C/C++ có một hàm chuẩn feof, theo kiểu Boolean, với tham số là một 
biến tệp để thử xem cửa sổ đã đặt vào vị trí kết thúc tệp đó chưa. Nếu cửa sổ 
còn chưa trỏ vào phần tử cuối tệp thì feof có giá trị là False, tức là bằng 0. Sử 
dụng hàm feof() sẽ an toàn và chính xác hơn. 
2.2. Mở tập tin 
 Cấu trúc: Biến_tệp = fopen (,<kiểu truy 
nhập>); 
 Ví dụ 1: 
 FILE *f; //Khai báo biến con trỏ f 
 f = fopen (“C:\\VD1.txt”, “rt”); 
 Ví dụ 2: Mở một tập tin tên TEST.txt để ghi. 
 FILE *f; 
 f = fopen(“TEST.txt”, “w”); 
 if (f!=NULL) 
 { 
 /* Các câu lệnh để thao tác với tập tin*/ 
 /* Đóng tập tin*/ 
 } 
 74 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 Trong ví dụ trên, ta có sử dụng câu lệnh kiểm tra điều kiện để xác 
định mở tập tin có thành công hay không?. 
 Nếu mở tập tin để ghi, nếu tập tin đã tồn tại rồi thì tập tin sẽ bị xóa và 
một tập tin mới được tạo ra. Nếu ta muốn ghi nối dữ liệu, ta phải sử dụng 
chế độ “a”. Khi mở với chế độ đọc, tập tin phải tồn tại rồi, nếu không một lỗi 
sẽ xuất hiện. 
2.3. Các kiểu xử lý tệp thông dụng 
 + Cho tệp văn bản: 
 STT Kiểu Ý nghĩa 
 1. r, rt Mở một tệp để đọc theo kiểu văn bản. Tệp cần phải tồn tại. 
 Mở một tệp để ghi theo kiểu văn bản. Nếu tệp đã tồn tại thì nó sẽ bị 
 2. w, wt 
 xóa. 
 Mở một tệp để ghi bổ sung theo kiểu văn bản. Nếu tệp chưa tồn tại 
 3. a, at 
 thì tạo tệp mới. 
 4. r+ Mở một tệp để đọc theo kiểu văn bản. Tệp phải tồn tại. 
 5. w+ Mở một tệp để ghi theo kiểu văn bản. Tệp phải tồn tại. 
 Mở một tệp để đọc/ghi bổ sung theo kiểu văn bản. Nếu tệp chưa tồn 
 6. a+ 
 tại thì tạo tệp mới. 
 + Cho tệp nhị phân: 
 STT Kiểu Ý nghĩa 
 1. rb Mở một tệp để đọc theo kiểu nhị phân. Tệp cần phải tồn tại. 
 Mở một tệp mới để ghi theo kiểu nhị phân. Nếu tệp đã tồn tại thì nó 
 2. wb 
 sẽ bị xóa. 
 Mở một tệp để ghi bổ sung theo kiểu nhị phân. Nếu tệp chưa tồn tại 
 3. ab 
 thì tạo tệp mới. 
 4. r+ b Mở một tệp để đọc theo kiểu văn bản. Tệp phải tồn tại. 
 5. w+ b Mở một tệp để ghi theo kiểu văn bản. Tệp phải tồn tại. 
 Mở một tệp để đọc/ghi bổ sung theo kiểu văn bản. Nếu tệp chưa tồn 
 6. a+ b 
 tại thì tạo tệp mới. 
 75 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
2.4. Đóng tập tin 
 Hàm fclose() được dùng để đóng tập tin được mở bởi hàm fopen(). Hàm 
này sẽ ghi dữ liệu còn lại trong vùng đệm vào tập tin và đóng lại tập tin. 
 Cú pháp: int fclose(FILE *f) 
 Trong đó f là con trỏ tập tin được mở bởi hàm fopen(). Giá trị trả về của 
hàm là 0 báo rằng việc đóng tập tin thành công. Hàm trả về EOF nếu có xuất 
hiện lỗi. 
 Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng hàm fcloseall() để đóng tất cả các tập tin 
lại. 
 Cú pháp: int fcloseall() 
 Kết quả trả về của hàm là tổng số các tập tin được đóng lại. Nếu không 
thành công, kết quả trả về là EOF. 
2.5. Kiểm tra đến cuối tập tin hay chưa 
 Cú pháp: int feof(FILE *f) 
 Ý nghĩa: Kiểm tra xem đã chạm tới cuối tập tin hay chưa và trả về EOF nếu 
cuối tập tin được chạm tới, ngược lại trả về 0. 
2.6. Các xử lý trên tập tin 
 + Các hàm để đọc tập tin văn bản 
STT Tên hàm Ý nghĩa 
 1 fscanf(FILE *tên_CT,các tham biến) Đọc dữ liệu từ một tập tin. 
 Đọc một chuỗi ký tự từ một tập tin với 
 fgets(vùng nhớ,kích thước tối đa, FILE 
 2 kích thước tối đa cho phép hoặc gặp 
 *tên_CT) 
 ký tự xuống dòng. 
 3 getc(FILE *tên_CT) Đọc một ký tự từ tập tin đang mở. 
 + Các hàm để ghi tập tin văn bản 
STT Tên hàm Ý nghĩa 
 1 fprintf(FILE *tên_CT,các tham biến) Ghi dữ liệu vào tập tin. 
 Ghi một chuỗi ký tự vào tập tin đang 
 2 fputs(chuỗi ký tự, FILE *tên_CT) 
 mở. 
 + Các hàm để đọc tập tin nhị phân 
STT Tên hàm Ý nghĩa 
 ptr: vùng nhớ để lưu trữ dữ liệu đọc 
 1 fread(ptr,sizeof,len, FILE *tên_CT) 
 sizeof: kích thước mỗi ô nhớ, tính bằng 
 76 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 byte. 
 len: độ dài dữ liệu cần đọc. 
 FILE: đọc từ tập tin nhị phân nào 
 + Các hàm để ghi tập tin nhị phân 
STT Tên hàm Ý nghĩa 
 ptr: vùng nhớ để lưu trữ dữ liệu đọc 
 sizeof: kích thước mỗi ô nhớ, tính bằng 
 1 fwirte(&ptr,sizeof,len, FILE *tên_CT) byte. 
 len: độ dài dữ liệu cần đọc. 
 FILE: đọc từ tập tin nhị phân nào 
 Ở các phần tiếp theo, sẽ đề cập kỹ hơn đến các hàm trên qua ví dụ. 
2.7. Truy cập đến tập tin văn bản (text) 
 Ghi dữ liệu lên tập tin văn bản 
 + Hàm putc() 
 Hàm này được dùng để ghi một ký tự lên một tập tin văn bản đang được 
mở để làm việc. 
 Cú pháp: int putc(int c, FILE *f) 
 Trong đó, tham số c chứa mã Ascii của một ký tự nào đó. Mã này được ghi 
lên tập tin liên kết với con trỏ f. Hàm này trả về EOF nếu gặp lỗi. 
 + Hàm fputs() 
 Hàm này dùng để ghi một chuỗi ký tự chứa trong vùng đệm lên tập tin văn 
bản. 
 Cú pháp:int puts(const char *buffer, FILE *f) 
 Trong đó, buffer là con trỏ có kiểu char chỉ đến vị trí đầu tiên của chuỗi ký 
tự được ghi vào. Hàm này trả về giá trị 0 nếu buffer chứa chuỗi rỗng và trả về 
EOF nếu gặp lỗi. 
 + Hàm fprintf() 
 Hàm này dùng để ghi dữ liệu có định dạng lên tập tin văn bản. 
 Cú pháp: fprintf(FILE *f, const char *format, varexpr) 
 Trong đó:format: chuỗi định dạng, varexpr: danh sách các biểu thức, mỗi 
biểu thức cách nhau dấu phẩy (,). 
 Ví dụ: Viết chương trình ghi chuỗi ký tự lên tập tin văn bản D:\\Baihat.txt 
 #include 
 #include 
 int main() 
 77 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 { 
 FILE *f; 
 clrscr(); 
 f=fopen("D:\\Baihat.txt","r+"); 
 if (f!=NULL) 
 { 
 fputs("Em oi Ha Noi pho.\n",f); 
 fputs("Ta con em, mui hoang lan; ta con em, mui hoa sua.",f); 
 fclose(f); 
 } 
 getch(); 
 return 0; 
 } 
 Nội dung tập tin Baihat.txt khi được mở bằng trình soạn thảo văn bản 
Notepad: 
 Đọc dữ liệu từ tập tin văn bản 
 + Hàm getc() 
 Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản đang được mở để làm 
việc. 
 Cú pháp: int getc(FILE *f) 
 Hàm này trả về mã Ascii của một ký tự nào đó (kể cả EOF) trong tập tin 
liên kết với con trỏ f. 
 + Hàm fgets() 
 Cú pháp: char *fgets(char *buffer, int n, FILE *f) 
 Hàm này được dùng để đọc một chuỗi ký tự từ tập tin văn bản đang được 
mở ra và liên kết với con trỏ f cho đến khi đọc đủ n ký tự hoặc gặp ký tự xuống 
dòng ‘\n’ (ký tự này cũng được đưa vào chuỗi kết quả) hay gặp ký tự kết thúc 
EOF (ký tự này không được đưa vào chuỗi kết quả). 
 78 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 Trong đó: 
 - buffer (vùng đệm): con trỏ có kiểu char chỉ đến cùng nhớ đủ lớn chứa các 
ký tự nhận được. 
 - n: giá trị nguyên chỉ độ dài lớn nhất của chuỗi ký tự nhận được. 
 - f: con trỏ liên kết với một tập tin nào đó. 
 - Ký tự NULL (‘\0’) tự động được thêm vào cuối chuỗi kết quả lưu trong 
vùng đêm. 
 - Hàm trả về địa chỉ đầu tiên của vùng đệm khi không gặp lỗi và chưa gặp 
ký tự kết thúc EOF. Ngược lại, hàm trả về giá trị NULL. 
 + Hàm fscanf() 
 Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản vào danh sách các biến 
theo định dạng. 
 Cú pháp:fscanf(FILE *f, const char *format, varlist) 
 Trong đó: format: chuỗi định dạng (giống hàm scanf()); varlist: danh sách 
các biến mỗi biến cách nhau dấu phẩy (,). 
 Ví dụ: Viết chương trình chép tập tin D:\Baihat.txt ở trên sang tập tin 
D:\Baica.txt. 
 #include 
 #include 
 int main() 
 { 
 FILE *f1,*f2; 
 clrscr(); 
 f1=fopen("D:\\Baihat.txt","rt"); 
 f2=fopen("D:\\Baica.txt","wt"); 
 if (f1!=NULL && f2!=NULL) 
 { 
 int ch=fgetc(f1); 
 while (! feof(f1)) 
 { 
 fputc(ch,f2); 
 ch=fgetc(f1); 
 } 
 fcloseall(); 
 } 
 79 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 getch(); 
 return 0; 
 } 
 Nội dung tập tin Baica.txt khi được mở bằng trình soạn thảo văn bản 
Notepad: 
 Chú ý: Hai tệp “Baihat.txt” và “Baica.txt” đều đã có trên ổ D: 
3. Tạo file nhị phân 
 Sau khi mở tệp mới xong với chế độ xử lý là w (writing), tệp sẽ rỗng vì 
chưa có phần tử nào, cửa sổ tệp sẽ không có giá trị xác định vì nó trỏ vào cuối 
tệp (EOF). Đồng thời cần lưu ý khi mở tệp nếu trên bộ nhớ ngoài mà đã có sẵn 
tệp có tên trùng với tên tệp được mở thì tệp cũ sẽ bị xóa đi. 
 Ví dụ: Tạo ra tệp tin có 100 phần tử có giá trị từ 1 đến 100: 
 #include 
 main() 
 { 
 char filename[21]; 
 int i; 
 long num; 
 FILE *f; 
 printf (“Tên tập tin cần tạo ra là: “); 
 scanf (“%20s”, filename); 
 f = fopen (filename,”wb”); 
 for (i = 1; i<=100; i++) 
 fwrite(&i, sizeof(int),i,f); 
 fclose(f); 
 } 
 80 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
4. Đọc file nhị phân 
4.1. Ghi dữ liệu lên tệp nhị phân 
 Ghi dữ liệu lên tập tin nhị phân - Hàm fwrite() 
 Cú pháp:size_t fwrite(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f) 
 Trong đó: 
 - ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ chứa thông tin cần ghi lên tập tin. 
 - n: số phần tử sẽ ghi lên tập tin. 
 - size: kích thước của mỗi phần tử. 
 - f: con trỏ tập tin đã được mở. 
 - Giá trị trả về của hàm này là số phần tử được ghi lên tập tin. Giá trị này 
bằng n trừ khi xuất hiện lỗi. 
4.2. Đọc dữ liệu từ tập tin nhị phân - Hàm fread() 
 Cú pháp:size_t fread(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f) 
 Trong đó: 
 - ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ sẽ nhận dữ liệu từ tập tin. 
 - n: số phần tử được đọc từ tập tin. 
 - size: kích thước của mỗi phần tử. 
 - f: con trỏ tập tin đã được mở. 
 - Giá trị trả về của hàm này là số phần tử đã đọc được từ tập tin. Giá trị 
này bằng n hay nhỏ hơn n nếu đã chạm đến cuối tập tin hoặc có lỗi xuất hiện. 
4.3. Di chuyển con trỏ tập tin - Hàm fseek() 
 Việc ghi hay đọc dữ liệu từ tập tin sẽ làm cho con trỏ tập tin dịch chuyển 
một số byte, đây chính là kích thước của kiểu dữ liệu của mỗi phần tử của tập 
tin. 
 Khi đóng tập tin rồi mở lại nó, con trỏ luôn ở vị trí ngay đầu tập tin. Nhưng 
nếu ta sử dụng kiểu mở tập tin là “a” để ghi nối dữ liệu, con trỏ tập tin sẽ di 
chuyển đến vị trí cuối cùng của tập tin này. 
 Ta cũng có thể điều khiển việc di chuyển con trỏ tập tin đến vị trí chỉ định 
bằng hàm fseek(). 
 Cú pháp:int fseek(FILE *f, long offset, int whence) 
 Trong đó: 
 + f: con trỏ tập tin đang thao tác. 
 + offset: số byte cần dịch chuyển con trỏ tập tin kể từ vị trí trước đó. 
Phần tử đầu tiên là vị trí 0. 
 81 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 + whence: vị trí bắt đầu để tính offset, ta có thể chọn điểm xuất phát là: 
 + Kết quả trả về của hàm là 0 nếu việc di chuyển thành công. Nếu không 
thành công, 1 giá trị khác 0 (đó là 1 mã lỗi) được trả về. 
 Ví dụ: 
 Viết chương trình ghi lên tập tin “CacSo.Dat” 3 giá trị số (thực, nguyên, 
nguyên dài). Sau đó đọc các số từ tập tin vừa ghi và hiển thị lên màn hình. 
 #include 
 #include 
 int main() 
 { 
 FILE *f; 
 clrscr(); 
 f=fopen("D:\\CacSo.txt","wb"); 
 if (f!=NULL) 
 { 
 double d=3.14; 
 int i=101; 
 long l=54321; 
 fwrite(&d,sizeof(double),1,f); 
 fwrite(&i,sizeof(int),1,f); 
 fwrite(&l,sizeof(long),1,f); 
 /* Doc tu tap tin*/ 
 rewind(f); 
 fread(&d,sizeof(double),1,f); 
 fread(&i,sizeof(int),1,f); 
 fread(&l,sizeof(long),1,f); 
 printf("Cac ket qua la: %f%d%ld",d,i,l); 
 fclose(f); 
 } 
 getch(); 
 return 0; 
 } 
 82 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
Bài tập luyện 
 Bài tập 1: Viết chương trình tạo ra 2 tệp có tên là “LTCB” và “LTNC”. 
Trong chương trình sử dụng các hàm: 
 + fopen để mở tệp. 
 + fputc để ghi một ký tự lên tệp. 
 + fclose để đóng tệp. 
 Bài tập 2: Hãy viết chương trình theo yêu cầu sau: 
 + Đầu tiên ghi một dãy ký tự từ ‘K’ đến ‘Q’ lên tệp có tên là “Baitap2”. 
 + Tạo tệp “BT2.sl” và ghi lên tệp “BT2.sl” 10 ký tự. 
 Bài tập 3: Hãy tạo một văn bản text gồm 3 dòng với nội dung như 
sau: 
 Lap trinh co ban 
 Turbo C 
 Pascal 
 Bài tập 4: + Viết chương trình nhập các dòng ký tự từ bàn phím và 
ghi lên tệp có tên là “Baitap4”. 
 + Viết chương trình đọc các dòng ký tự trên tệp “Baitap4” và in ra 
màn hình. 
 Bài tập 5: Mỗi sinh viên cần quản lý ít nhất 2 thông tin: mã sinh viên và họ 
tên. Viết chương trình cho phép lựa chọn các chức năng: nhập danh sách sinh 
viên từ bàn phím rồi ghi lên tập tin SinhVien.dat, đọc dữ liệu từ tập tin 
SinhVien.dat rồi hiển thị danh sách lên màn hình, tìm kiếm họ tên của một sinh 
viên nào đó dựa vào mã sinh viên nhập từ bàn phím. 
 Hướng dẫn: 
 Ta nhận thấy rằng mỗi phần tử của tập tin SinhVien.Dat là một cấu trúc có 
2 trường: mã và họ tên. Do đó, ta cần khai báo cấu trúc này và sử dụng các hàm 
đọc/ghi tập tin nhị phân với kích thước mỗi phần tử của tập tin là chính kích 
thước cấu trúc đó. 
 #include 
 #include 
 #include 
 typedef struct 
 { 
 char Ma[10]; 
 char HoTen[40]; 
 } SinhVien; 
 83 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
void WriteFile(char *FileName) 
{ 
FILE *f; 
int n,i; 
SinhVien sv; 
f=fopen(FileName,"ab"); 
printf("Nhap bao nhieu sinh vien? ");scanf("%d",&n); 
fflush(stdin); 
for(i=1;i<=n;i++) 
{ 
printf("Sinh vien thu %i\n",i); 
printf(" - MSSV: ");gets(sv.Ma); 
printf(" - Ho ten: ");gets(sv.HoTen); 
fwrite(&sv,sizeof(sv),1,f); 
fflush(stdin); 
} 
fclose(f); 
printf("Bam phim bat ky de tiep tuc"); 
getch(); 
} 
void ReadFile(char *FileName) 
{ 
FILE *f; 
SinhVien sv; 
f=fopen(FileName,"rb"); 
printf(" MSSV|Ho va ten\n"); 
fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
while (!feof(f)) 
{ 
printf("%s| %s\n",sv.Ma,sv.HoTen); 
fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
} 
fclose(f); 
printf("Bam phim bat ky de tiep tuc!!!"); 
getch(); 
 84 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
} 
void Search(char *FileName) 
{ 
char MSSV[10]; 
FILE *f; 
int Found=0; 
SinhVien sv; 
fflush(stdin); 
printf("Ma so sinh vien can tim: ");gets(MSSV); 
f=fopen(FileName,"rb"); 
while (!feof(f) && Found==0) 
{ 
fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
if (strcmp(sv.Ma,MSSV)==0) Found=1; 
} 
fclose(f); 
if (Found == 1) 
 printf("Tim thay SV co ma %s. Ho ten la: %s",sv.Ma,sv.HoTen); 
else 
 printf("Tim khong thay sinh vien co ma %s",MSSV); 
printf("\nBam phim bat ky de tiep tuc!!!"); 
getch(); 
} 
int main() 
{ 
int c; 
for (;;) 
{ 
clrscr(); 
printf("1. Nhap DSSV\n"); 
printf("2. In DSSV\n"); 
printf("3. Tim kiem\n"); 
printf("4. Thoat\n"); 
printf("Ban chon 1, 2, 3, 4: "); scanf("%d",&c); 
if(c==1) 
 85 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
WriteFile("d:\\SinhVien.Dat"); 
else if (c==2) 
ReadFile("d:\\SinhVien.Dat"); 
else if (c==3) 
Search("d:\\SinhVien.Dat"); 
 else break; 
} 
return 0; 
} 
 86 
 Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 
 Tài liệu tham khảo 
 1. Giáo trình lập trình C và C++ 
 2. Ngôn ngữ lập trình C và C++ Bài giảng – Bài tập – Lời giải mẫu – Ngô 
Trung Việt - NXB Thống kê. 
 3. Giáo trình ngôn ngữ lập trình C – Phạm Văn Ất – NXB Thế giới 
 4. Ngôn ngữ lập trình C++ - Quách Tuấn Ngọc – NXB Thống kê. 
 5. Giáo trình C++ và lập trình hướng đối tượng – Phạm Văn Ất, Lê Trường 
Thông – NXB Hồng Đức. 
 6. Giáo trình Kỹ thuật lập trình C cơ bản và nâng cao – NXB Hồng Đức. 
 87 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_mon_lap_trinh_co_ban_phan_2.pdf