Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa

Tiếng Anh hiện nay được xem là ngôn ngữ toàn cầu (Global language hay

Lingua franca), do đó công tác dạy và học tiếng Anh là bộ phận không thể tách rời với

xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Thứ nhất, tiến trình hội nhập ảnh hưởng sâu

rộng đến đời sống xã hội trên thế giới và tiếng Anh trở thành phương tiện giao tiếp

trong mọi lĩnh vực, do đó việc dạy và học tiếng Anh luôn gắn liền với mục tiêu và chức

năng, phục vụ cho tiến trình đó. Thứ hai, việc dạy và học tiếng Anh nổi lên hiện tượng

của các biến thể của tiếng Anh (Englishes) và những thách thức khi thực hiện chúng.

Thứ ba, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh là mô hình giáo dục tất yếu ở bậc đại học trong bối cảnh hiện nay.

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 1

Trang 1

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 2

Trang 2

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 3

Trang 3

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 4

Trang 4

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 5

Trang 5

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 6

Trang 6

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 7

Trang 7

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 8

Trang 8

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5760
Bạn đang xem tài liệu "Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa

Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
 
5 Hàn Quốc 54,87 
6 Hong Kong 54,29 
7 Việt Nam 54,06 
8 Indonesia 52,94 
9 Đài Loan 52, 82 
10 Nhật Bản 51,62 
 (Theo EF – EPI. 2015) [www.ef.com.vn/epi/] 
 Xếp theo khu vực trong nước, năng lực tiếng Anh ở khu vực Đông Nam Bộ 
(56,08), Đồng bằng Sông Hồng (53,56) và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (48,97). 
Tiếng Anh Ngoại ngữ 
Tiếng Anh Ngôn ngữ hai 
Tiếng Anh Bản ngữ 
18 
Mặc dù năng lực tiếng Anh của Việt Nam xếp hạng trung bình nhưng các tỉnh Nam 
Trung Bộ với điểm số (48,97) thuộc nhóm năng lực thấp và yếu nhất là Libia (37,86). 
2.2. Tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes) 
 Tiếng Anh chuyên ngành có nguồn gốc từ những nước nói tiếng Anh và từ 
những năm 60 của thế kỷ trước. Trong số các ngữ vực tiếng Anh được dạy cho sinh 
viên nước ngoài trước khi vào đại học ở các nước nói tiếng Anh, tiếng Anh cho Khoa 
học và Công nghệ (English for Science and Technology) là lĩnh vực được quan tâm 
nhất trong những năm 1960 và những năm 1970 [4]. Sau đó, do nhận ra ngữ vực tiếng 
Anh dành cho Khoa học và Công nghệ quá khó và không hoàn toàn thực tế đối với 
người học cho nên các nhà giáo học pháp đã lựa chọn nội dung giảng dạy mới, sử 
dụng một ngữ vực tiếng Anh khái quát hơn được gọi là tiếng Anh dùng cho các mục 
đích cụ thể, ngữ vực mà hiện nay chúng ta đang sử dụng theo cách dịch của một số 
người với tên gọi là TACN (English for Specific Purposes - ESP), bao gồm nhiều tiểu 
ngữ vực khác nhau như tiếng Anh Du lịch (English for Tourism); tiếng Anh Công 
nghệ Thông tin (English for IT); tiếng Anh Kinh tế (English for Economics) v.v. 
Phong trào học TACN du nhập vào các nước thế giới thứ 3, đặc biệt là vào Việt Nam 
từ những năm 1980. Tuy nhiên, mặc dù tên gọi của nó khá hấp dẫn nhưng không ít các 
trường Đại học trong cả nước gặp phải những khó khăn và thách thức về nhiều mặt. 
Nó chỉ có khả năng thành công ở những phạm vi nhỏ của tiếng Anh cho các mục đích 
nghề nghiệp (English for Occupational Purposes) như tiếng Anh Du lịch, tiếng Anh 
Thương mại, tiếng Anh Kinh doanh, tiếng Anh Văn phòng (về cơ bản vẫn là ngữ vực 
tiếng Anh tổng quát hay tiếng Anh chuyên ngành đại cương). Bước vào địa hạt tiếng 
Anh cho các mục đích Khoa học (English for Academic Purposes), đây chính là biến 
thể của tiếng Anh dành cho các chuyên ngành ở bậc Đại học trở lên. 
 Đề cập đến định nghĩa TACN (ESP) là gì lại có rất nhiều cách định nghĩa khác 
nhau nhưng tựu trung lại TACN mang một số đặc điểm cơ bản sau: 
a. TACN được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của đối tượng người học. 
b. TACN tập trung vào các biến thể ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể liên quan 
đến ngữ pháp, từ vựng, ngữ vực, kỹ năng học, diễn ngôn và thể loại ngôn bản. 
c. TACN chỉ được xây dựng chỉ để giảng dạy cho các đối tượng người lớn (sinh viên 
đại học hoặc các đối tượng đã có việc làm) có trình độ tiếng Anh ở cấp độ trung cấp 
(intermediate) và cao cấp (advanced). 
d. TACN là sự tổng hợp các kiến thức cơ bản của hệ thống ngôn ngữ 
2.3. Công tác dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại một số trường Đại học 
 Theo chương trình khung của Bộ GDĐT về việc giảng dạy ngoại ngữ theo học 
chế tín chỉ, sau khi hoàn thành tiếng Anh tổng quát, sinh viên tiếp tục học TACN. 
19 
 Tại các trường Đại học thuộc địa bàn Hà nội như Đại học Kiến trúc, Đại học 
KHTN, Đại học sư phạm Hà Nội, thời lượng dành cho tiếng Anh tổng quát là 150-180 
tiết và TACN là 30-50 tiết. Riêng Đại học Quốc gia Hà Nội tổng thời lượng quy định 
cho cả tiếng Anh tổng quát và TACN là 420 tiết [1]. Về giáo trình TACN ở 
ĐHQGHN, có thể đánh giá chung là chưa được biên soạn một cách hệ thống. Đa số 
các giáo trình do người nước ngoài biên soạn hoặc được giáo viên nước ngoài hoặc 
trong nước cải biên [4]. 
 Tại các trường Đại học KHXH & NV – Đại học Quốc gia HCM, tiếng Anh 
chuyên ngành bao gồm 180 tiết và chương trình do cán bộ trong Khoa biên soạn cho 
08 chuyên ngành khác nhau [9]. 
 Tại các trường Đại học thuộc Đại học Huế, trình độ tiếng Anh của sinh viên khá 
chênh lệch, do xuất thân từ các địa bàn cư trú khác nhau. Đến 2010 hầu hết các trường 
đại học vẫn chưa xác định được chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh cho sinh viên. Việc 
giảng dạy TACN mất cân đối về 4 kỹ năng, đơn thuần chỉ tập trung vào kỹ năng đọc 
và các bài tập từ vựng (thuật ngữ) chuyên ngành. Ngoài ra, một số trường thậm chí cố 
tình tự hủy các học phần TACN [1]. 
 Tại trường Đại học Nha Trang, từ 2014 trở về trước, sinh viên học tiếng Anh 
tổng quát theo chương trình TOEIC và phải thi lấy chứng chỉ TOEIC (Quốc tế hoặc 
Mô phỏng). Việc học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga) không 
được quản lý chặt chẽ, nghĩa là sinh viên có thể học tại trường hoặc các cơ sở đào tạo 
ngoài trường miễn là dự thi và có chứng chỉ đạt kết quả chuẩn đầu ra được quy định 
theo từng Khoa. Một thực tế không mong đợi sau 4 năm, một số lượng lớn sinh viên 
không thể ra trường vì “nợ” ngoại ngữ. Chính vì thế, khi tham gia các khóa học 
TACN, năng lực tiếng Anh tổng quát của sinh viên không đủ để tiếp cận TACN, thậm 
chí nhiều trường hợp, sinh viên học tiếng Nga hoặc tiếng Trung nhưng lại học TACN 
do nhà trường không tổ chức các khóa học ngoại ngữ chuyên ngành ngoài tiếng Anh. 
 Hiện nay nhà trường đã thực hiện theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, được 
Thủ tướng phê duyệt theo Quyết đinh 1400/QĐ ngày 30/9/2008 và Thông tư 
01/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt 
Nam (KNNNNVN) trên cơ sở tham chiếu và ứng dụng Khung tham chiếu Châu Âu 
(KTCCA). Bắt đầu từ khóa 57, sinh viên Đại học Nha Trang đã được học theo định 
hướng khung năng lực 6 bậc thông qua giáo trình LIFE của Nxb Cengage Learning. 
Sau khi ra trường sinh viên cần đạt được bậc 2 tương đương A2 (Elementary level), 
một số Khoa yêu cầu đạt B1 (Pre-intermediate level), tương đương bậc 3. Và cho dù 
sinh viên có được các trình độ này (A2 và B1) vẫn không đạt “trình độ tối thiểu” để 
tiếp tục học TACN. Việc áp dụng giáo trình Life có thành công hay không đối với 
năng lực tiếng Anh của sinh tại Việt Nam đến thời điểm này vẫn chưa có một nghiên 
cứu cụ thể. 
20 
2.4. Giảng dạy TACN – Giáo viên ngoại ngữ hay giáo viên chuyên môn 
 Việc dạy và học TACN hiện nay nổi lên nhiều cơ hội và thách thức liên quân 
đến người học, người dạy, phương pháp giảng dạy, tài liệu, phương pháp kiểm tra-
đánh giá v.v Những vấn đề trên không chỉ là thách thức đối với trường Đại học Nha 
Trang, các trường Đại học khác của Việt Nam và các nước khác trên thế giới, thậm chí 
ngay cả những nước nói tiếng Anh. 
 Một vấn đề gây tranh luận và chưa đi đến hồi kết là “ai trực tiếp giảng dạy 
TACN? hay ai đủ tiêu chuẩn để giảng dạy TACN?”. Có nhiều quan điểm đưa ra và tất 
cả đều có những luận cứ từ nhiều góc độ khác nhau. Bất luận về sự tồn tại của các 
quan điểm trái chiều, việc dạy và học TACN vẫn phải duy trì và triễn khai rộng rãi với 
tên gọi là TACN. Do đó giảng dạy TACN đã và đang được thực hiện trên ba quan 
điểm sau: 
 Quan điểm thứ nhất là quan điểm truyền thống, xem việc dạy và học ngoại ngữ 
liên quan đến lĩnh vực xã hội. Giáo viên tiếng Anh thường thiếu kiến thức chuyên 
ngành nên không đủ năng lực để giải thuyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành. 
Mặt khác, giáo viên chuyên môn có năng lực tiếng Anh tốt sẽ có nhiều lợi thế hơn khi 
đảm nhận giảng dạy TACN. 
 Quan điểm thứ hai cho rằng giảng dạy TACN nghĩa là dạy ngôn ngữ và không 
tương đồng với giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh vì mục tiêu của chúng không 
giống nhau. Quan điểm này còn cho rằng giảng dạy ngôn ngữ là lĩnh vực khoa học liên 
quan đến kiến thức và nguyên lý của vấn đề giảng dạy ngôn ngữ như: phương pháp 
giảng dạy, kiến thức ngôn ngữ học, nguyên lý thụ đắc ngôn ngữ, ngữ âm học, cú pháp 
học v.v Do đó quan điểm này cho rằng giáo viên chuyên môn dù thông thạo tiếng 
Anh nhưng lại thiếu các kiến thức và nguyên lý trên nên khó có thể thực hiện tốt công 
tác giảng dạy TACN. 
 Quan điểm thứ ba cho rằng việc giảng dạy TACN là sự cộng tác tích cực giữa 
giáo viên tiếng Anh và giáo viên chuyên môn. Trên cơ sở các quan điểm trên, tác giả 
bài viết có quan điểm sau: 
 Khi quyết định giao nhiệm vụ giảng dạy TACN cho giáo viên ngoại ngữ hay 
giáo viên chuyên môn, cần được nhìn nhận thông qua ba thông số sau: Bản chất của 
TACN, bối cảnh hội nhập, tính cạnh tranh trong giáo dục. Trên cơ sở các thông số này, 
giáo viên ngoại ngữ cần đảm nhiệm công tác giảng dạy TACN ở bậc đại học. 
a. Bản chất của TACN 
TACN chỉ phục vụ cho mục đích nghề nghiệp và không phục vụ cho các mục 
đích khác như sở thích, du lịch  TACN là biến thể của ngôn ngữ hay được gọi là tiểu 
ngữ vực khác hẳn so với tiếng Anh tổng quát. Do tính đa dạng của các biến thể ngữ 
vực, TACN có thể được mô hình hóa như sau: 
21 
b. Bối cảnh hội nhập 
Chúng ta đang sống trong một thế giới “phẳng” do ảnh hưởng của tiến trình hội 
nhập ngày càng sâu rộng và xu thế toàn cầu hóa với vô số các Hiệp định, Cam kết 
song phương và đa phương v.v... Sự phát triển nhanh của Khoa học Công nghệ phục 
vụ cho nền kinh tế tri thức là mục tiêu chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Và để 
phục vụ cho nền kinh tế này vận hành hiệu quả, nhân lực là yếu tố then chốt cần đạt 
các “chuẩn mực” nhất định gọi là chuẩn mực toàn cầu (Global benchmark). Vô hình 
chung, tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa tác động buộc nguồn nhân lực của mỗi quốc 
gia phải đạt chuẩn hay nói cách khác nguồn nhân lực đó là công dân toàn cầu (Global 
citizens). Liên hệ với sinh viên Đại học Nha Trang, sản phẩm đào tạo phải là những 
công dân toàn cầu hội tụ đủ ba nhân tố sau: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Liên hệ đến 
TACN, như đã trình bày ở trên về định nghĩa TACN, TACN là cơ sở để người học trở 
thành công dân toàn cầu. Và do đó việc đào tạo TACN ở bậc đại học phải có lộ trình 
cụ thể theo mô hình sau: 
 Theo mô hình trên, giáo viên ngoại ngữ nên đảm nhiệm công tác giảng dạy 
tiếng Anh tổng quát và TACN. Giáo viên chuyên môn phải đảm nhiệm công tác giảng 
dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Cách thức và lộ trình là vấn đề cần phải bàn và là 
thách thức không chỉ đối với trường Đại học Nha Trang mà còn đối với các trường Đại 
English for Specific 
English for academic 
English for 
Biology 
Receptionist 
Maths 
Economics 
Pilots 
Bank- 
Tellers 
Dạy tiếng Anh 
tổng quát 
Dạy tiếng Anh 
chuyên ngành 
Dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh 
22 
học khác trong và ngoài nước. Nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề này với nhiều 
hướng tiêp cận liên quan đến lĩnh vực giáo dục song ngữ (Bilingual education). 
c. Tính cạnh tranh trong giáo dục 
 Cạnh tranh trong giáo dục là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh hiện nay 
ngay cả ở những nước phát triển. Nhiều trường trong cả nước không tuyển đủ chỉ tiêu, 
chất lượng đầu vào thấp so với những năm trước đây. Trước tình hình chung hiện nay, 
mỗi trường Đại học cần phải “tự làm mới” để khẳng định thương hiệu bằng nhiều mục 
tiêu chiến lược. Một trong những mục tiêu đó là chất lượng đào tạo. Giả sử sinh viên 
tốt nghiệp từ trường Đại học Nha Trang có trình độ chuyên môn khá, thái độ làm việc 
tốt và ngoại ngữ “giỏi” là một thế mạnh và cơ hội lớn trong bối cảnh hiện nay. Tầm 
quan trọng của tiếng Anh đã được đề cập ở trên, nếu sinh viên chúng ta giỏi tiếng Anh 
đã là một thành công rất lớn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của nhà 
trường. Để làm được những điều trên, dưới đây tác giả đưa ra một số đề xuất. 
2.4. Một số đề xuất 
 Dựa trên bối cảnh hội nhập và tầm quan trọng của công tác dạy và học TACN, 
tác giả đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 
 - Việc giảng dạy TACN cần phải do đội ngũ giáo viên tiếng Anh đảm nhiệm. 
Đây cũng là vấn đề thường được thảo luận khá sôi nổi và chưa đi đến hồi kết. Dù là 
giảng dạy tiếng Anh tổng quát hay TACN cũng là vấn đề liên quan đến quá trình lĩnh 
hội ngôn ngữ, do vậy cả người dạy và người học cần phải nhận thức được cơ chế thụ 
đắc ngôn ngữ, nghĩa là cơ chế hoạt động của các năng lực tiếp nhận (Receptive 
competence) và năng lực sản sinh (Productive competence). 
 - Người học phải đạt tối thiểu trình độ B1 hoặc B2 (Trình độ trung cấp) và là 
điều kiện tiên quyết trước học TACN. 
 - Việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là bước đi tât yếu, cần phải 
được triển khai ngay thông qua các chương trình Anh ngữ thí điểm và phải tổ chức 
Hội thảo bàn về vấn đề này. 
 - Người dạy TACN cần phải được nhận thức là “giáo viên thực hành” 
(Practitioner). 
 - Việc xây dựng chương trình giảng dạy TACN cần được thống nhất, có lộ 
trình và thực hiện thông qua nghiên cứu nhu cầu xã hội, nhu cầu người học, người 
tham gia xây dựng, nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra và đánh giá 
v.v. Munby [8], Kennedy và Bolitho [5] cũng nhận định TACN là khóa học dựa trên 
cơ sở điều tra mục đích của người học và nhu cầu giao tiếp nảy sinh từ mục đích đó. 
 - Hoạt động giảng dạy TACN và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cần 
phải được nhận thức một cách khoa học vì mục đích và cách tiếp cận của hai lĩnh vực 
này hoàn toàn không giống nhau. 
23 
3. KẾT LUẬN 
 Trước tình hình dạy và học TACN như hiện nay, hoạt động dạy và học TACN 
cần phải được nhìn nhận đa chiều nhằm xây dựng được lộ trình đào tạo với sự quan 
tâm, chỉ đạo và tích cực tham gia từ cấp lãnh đạo, các đơn vị quản lý, người dạy và 
người học. Tuy nhiên, chúng ta cần đánh giá đúng những hạn chế, thách thức cần sớm 
khắc phục, cải thiện tình hình và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo trong những 
năm tới. 
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Thị Xuân Dung (2010). “Dạy và học tiếng Anh chuyên ngành trong tình hình 
mới: thách thức và giải pháp”. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 60. 
2. Crystal, D. (1997). English as a global language. Cambridge: Cambridge University 
Press. 
3. Graddol, D. (2000). The future of English? London: British Council. 
4. Hoàng Văn Vân (2008). “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng 
Anh chuyên ngành ở Đại học Quốc gia Hà Nôi”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 24, 
Trang 22-37. 
5. Kenndy, C & Bolitho, R (1984). English for Specific Purposes. London: Macmilan. 
6. Lee, In. (2001). Challenges for the new millennium in Korea: English education. In 
JALT2000 Conference Proceedings. Tokyo: The Japan Association for Language 
Teaching. 
7. Lê Quang Dũng, (2016). Dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học – Thách thức và Giải pháp. 
Tạp chí KHCN. 84(08): 129 – 132. Web: www: lrc.tnu.edu.vn. 
8. Munby, J (1978). Communicative Syllabus Design. Cambridge: Cambridge 
University Press. 
9.Nguyễn Thị Kiều Thu (2007). “Tình hình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại ĐH 
KHXH & NV Tp HCM”. Giảng dạy tiếng Anh ở bậc đại học ở VN: vấn đề và giải 
pháp. NXB ĐHQG Hà Nội. 
10. Wang, Wei-Pei. (2008). Teaching English to young learners in Taiwan: Issues 
relating to teaching, teacher education, teaching materials and teacher perspectives. 
University thesis. The University of Waikato. 

File đính kèm:

  • pdfday_va_hoc_tieng_anh_chuyen_nganh_trong_boi_canh_hoi_nhap_va.pdf